Trả lời phỏng vấn Fox News trong một chương trình phát sóng hôm Chủ nhật (23/8), Tổng thống Trump đã nói về những vấn đề liên quan tới Trung Quốc, từ vấn đề Đài Loan đến cuộc chiến thương mại.
Về vấn đề Đài Loan, Tổng thống Trump nói với người dẫn chương trình Steve Hilton của Fox News rằng chính quyền Trung Quốc biết ông sẽ làm gì nếu Bắc Kinh xua quân xâm lược Đài Loan.
Liên quan đến vụ hồ Đại Lải bị bức tử (san lấp làm giảm dung tích hồ), tỉnh Vĩnh Phúc đã đính chính lại quyết định sai lầm trước đó (4 năm) liên quan đến thông số cao độ san nền, với lý do là lỗi ‘soạn thảo văn bản’. Tuy nhiên đến hiện tại, vẫn chưa có thông cáo nào cho biết số phận của hồ Đại Lải sẽ đi về đâu, và các doanh nghiệp liên đới sẽ phải phản ứng ra sao với ‘đính chính’ này.
Ông Vũ Chí Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa ký quyết định số 1959 về việc đính chính quyết định số 41 (do chính ông này ký ngày 5/1/2017) của UBND tỉnh về việc quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu nhà ở sinh thái và biệt thự nghỉ dưỡng Đại Lải.
Gần đây Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tổ chức hội nghị Bắc Đới Hà (hội nghị hậu trường quan trọng nhất của ĐCSTQ), có những dấu hiệu cho thấy ĐCSTQ sẽ thực hiện một vòng rút lui chiến lược. Trước tình thế ác liệt hiện nay, làm một chút thay đổi nhỏ là điều tất yếu, nhưng ĐCSTQ sẽ không bao giờ thay đổi về bản chất.
Nghe nói rằng hai thế hệ lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ đã gây áp lực lên Tập Cận Bình. Thực tế nếu họ muốn gây áp lực thì họ đã sớm gây áp lực rồi. Nếu là người dân thường cũng nhìn ra được ĐCSTQ hơn một năm qua đều ở trong hoàn cảnh thất bại, những bô lão kia của ĐCSTQ chẳng lẽ lại không thấy sao? Nhưng sau khi Tập lên nắm quyền, ĐCSTQ lại quay sang tả khuynh. Chắc chắn không phải Tập là người có định đoạt cuối cùng, mà là có sự đồng thuận của nhiều thế hệ cấp cao nhất trong ĐCSTQ.
Việt Nam và Trung Quốc đang đánh dấu 20 năm ký kết Hiệp ước Phân định Biên giới Đất liền và 10 năm triển khai ba văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt-Trung.
Hôm Chủ Nhật, 23/8/2020, trên địa điểm cầu Bắc Luân II thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Việt Nam) – Đông Hưng (Trung Quốc), Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng, Ngoại trưởng Việt Nam, ông Phạm Bình Minh và Ủy viên Quốc vụ viện, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã đồng chủ trì một lễ kỷ niệm.
Nhân dịp này, nhà văn, blogger Phạm Viết Đào từ Hà Nội đưa ra một số bình luận nhìn lại quan hệ giữa hai nước, đặc biệt là những thăng trầm qua cuộc chiến Biên giới khởi đầu từ 17/2/1979, mà mới đây đài truyền hình quốc gia của Việt Nam, VTV, đã phản ánh khi công chiếu một phim tài liệu do truyền hình báo Nhân Dân của đảng Cộng sản Việt Nam sản xuất với sự chỉ đạo nội dung của nhiều quan chức cao cấp trong Ban Tuyên giáo và Hội nhà báo của đảng và nhà nước.
‘Tích tụ lâu rồi’
“Việc đề cập tới các cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Trung Quốc sau năm 1975, kể từ sau 1990 thì loại thông tin này bị khép lại, xếp vào loại gần như cấm kỵ.
“Tôi thấy đã có cơ quan báo chí bị kỷ luật do vô tình hay cố ý đưa tin dính dáng tới chiến tranh Trung-Việt; có người đã bị bỏ tù, bị đàn áp khi nêu, bày tỏ vấn đề này ra với xã hội, công chúng dưới các hình thức như đăng viết lên mạng xã hội hay tham gia các cuộc biểu tình tự phát phản đối Trung Quốc…
“Mới đây một phim tài liệu vừa được công chiếu tối 11/8/2020 trên Đài truyền hình Việt Nam (VTV1), với tựa đề “Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh – Biên niên sử truyền hình: Năm 1979”.
“Phim do Báo Nhân dân sản xuất, hoàn thành năm 2020, với người đứng đầu Ban chỉ đạo là Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Lê Mạnh Hùng, chỉ đạo nội dung là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng và ông Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam Thuận Hữu.
(VTC News) - Hoàn cầu Thời báo nói quân đội Trung Quốc đã chuẩn bị cho các cuộc xung đột ở Biển Đông và eo biển Đài Loan trong bối cảnh Mỹ phô trương cơ bắp trong khu vực.
Mở đầu bài xã luận bình luận về tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, Hoàn cầu Thời báo khẳng định Mỹ phô trương cơ bắp trong khu vực bằng những động thái nhằm gieo rắc bất hòa giữa Trung Quốc và các nước ASEAN, làm suy yếu sự ổn định vốn rất khó có được trong khu vực.
Tờ báo Trung Quốc dẫn lời các nhà phân tích nước này nói các hành động của Washington đặt ra mối đe dọa lớn với hòa bình và ổn định của Biển Đông.
"Các nhà phân tích cảnh báo rằng Mỹ sẽ khuấy động nhiều rắc rối hơn, kích động nhiều cuộc đối đầu trong khu vực và có những động thái cực đoan và nguy hiểm hơn trong việc khuấy động các cuộc xung đột quân sự với Trung Quốc",Hoàn cầu Thời báo viết, đồng thời khẳng định quân đội Trung Quốc đã chuẩn bị cho các cuộc xung đột ở Biển Đông và eo biển Đài Loan.
(Tổ Quốc) - Rạn nứt đang trở nên rõ ràng trong quan hệ Nga-Trung Quốc, từ vấn đề tình trạng của Vladivostok cho đến việc Moskva bán vũ khí cho Ấn Độ - theo SCMP.
Trung Quốc và Nga vài năm gần đây thường mô tả quan hệ giữa hai nước là "đặc biệt", "chưa từng có", và mới đây tiếp tục cam kết duy trì "quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện".
Trong cuộc chiến đẩy lùi đại dịch Covid-19, Nga-Trung đã hỗ trợ nhau một cách chặt chẽ. Moskva hồi tháng 2 gửi viện trợ y tế cho Vũ Hán - địa điểm bùng phát dịch đầu tiên trên thế giới, trong khi Trung Quốc hỗ trợ hàng triệu khẩu trang và các thiết bị bảo hộ khác khi dịch bệnh lây lan sau này tại Nga.
Lãnh đạo hai nước cũng thể hiện mối quan hệ được phát triển tốt đẹp với hơn 30 lần tiếp xúc kể từ năm 2013. Vào tháng trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi Nga chung tay "chống lại chủ nghĩa bá quyền và chủ nghĩa đơn phương", được cho là phản ứng nhằm vào Mỹ. Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng các liên hệ song phương đang đạt đến mức "chưa từng có trước đây".
Trong vài tháng trở lại đây, những rạn nứt đang lộ rõ dù đôi bên tỏ ra hòa dịu. Các vấn đề gây chia rẽ chủ yếu là khác biệt về quan điểm lịch sử đối với Vladivostok, thương vụ vũ khí của Nga với Ấn Độ, và việc Nga trì hoãn bàn giao tên lửa cho Bắc Kinh.
Tuy nhiên, vấn đề nổi cộm hơn cả được ghi nhận trong vài tuần qua là việc Washington tìm cách tiếp cận Moskva - cựu thù thời Chiến tranh Lạnh - như một hướng đi nhằm kiềm chế Trung Quốc. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trả lời khi được hỏi về khả năng khó tin này đã nói: "Tôi nghĩ rằng có cơ hội cho điều đó."
Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), chia rẽ trong vấn đề Vladivostok nổ ra trong công chúng Nga-Trung vào tháng 7, khi Đại sứ quán Nga chịu làn sóng phản ứng trên mạng từ Trung Quốc bởi đăng tải video về dịp kỷ niệm 160 năm thành lập của thành phố này.
Một số quan điểm cứng rắn ở Trung Quốc còn khuyến nghị giới chức phản ứng bằng cách cân nhắc lại lập trường của Bắc Kinh về bán đảo Crimea. Bán đảo này được Nga giành quyền kiểm soát từ Ukraine và tiến hành sáp nhập tháng 3/2014 sau một cuộc trưng cầu dân ý - hành động đến nay vẫn gây tranh cãi trên thế giới. Trung Quốc vẫn duy trì lập trường trung lập trong vấn đề này.
"Đau xót lắm, người ta nói thật hay mượn Việt Nam để mặc cả, để đánh tiếng với các quốc gia khác, điều này cho thấy Việt Nam không phải là một địa điểm cho các trò chơi có thật", ông Bạt nói.
Việc Apple bỏ chọn Việt Nam, một doanh nghiệp công nghệ hàng đầu thế giới "đánh tiếng" chọn Ấn Độ khi rút chân khỏi Trung Quốc là câu chuyện đáng quan tâm trong chính sách cạnh tranh và thu hút FDI thời gian qua. Trao đổi với phóng viên Dân trí, chuyên gia Nguyễn Trần Bạt, chuyên gia tư vấn chuyên nghiệp tại Việt Nam cho rằng: đây là những bài học lớn và là một sự đau xót.
Báo Dân trí xin trích đăng cuộc trò chuyện với chuyên gia Nguyễn Trần Bạt, doanh nhân, nhà tư vấn, luật sư, người sáng lập Invest Consult Group, công ty tư vấn chuyên nghiệp về đầu tư tại Việt Nam về vấn đề nói trên.
(Tổ Quốc) - Các binh sĩ ở Chiến khu miền Đông, Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA), được hỏi rằng họ sẽ viết gì cho người thân "nếu ngày mai phải ra trận".
Binh sĩ Trung Quốc tham gia hoạt động viết "thư cáo biệt"
Đài truyền hình TVBS (Đài Loan) ngày 21/8 đưa tin, Chiến khu miền Đông của PLA đã yêu cầu các binh sĩ ở tỉnh Phúc Kiến - đối diện với đảo Đài Loan - viết thư từ biệt gửi người thân, trong bối cảnh căng thẳng giữa hai bờ eo biển, cũng như căng thẳng quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc trong khu vực, đang leo thang nhanh chóng.
Báo cáo trích dẫn lá thư từ một quân nhân PLA kêu gọi "tổ quốc và nhân dân yên lòng, chúng tôi sẽ không phụ sứ mệnh và ca khúc khải hoàn".
Theo trang Sina (Trung Quốc), hoạt động viết thư kể trên là một phần trong các chương trình do một lữ đoàn thuộc Chiến khu miền Đông tại Phúc Kiến triển khai, với tình huống giả thiết là "Nếu ngày mai chiến tranh nổ ra, anh sẽ viết thư cho ai và viết thế nào?"
Hoạt động yêu cầu các binh sĩ viết 3 lá thư từ biệt, gửi lời ủy thác người thân, và thăm hỏi địa phương, ngoài ra còn có 1 lá thư "xin ra trận".
Feng Yuanjian, một cựu binh thuộc lữ đoàn kể trên, gửi các lá thư của mình tới hoạt động, tuyên bố "sẽ trở lại nếu được triệu tập" và "chiến đấu chắc chắn thắng lợi".
Sina cho hay, hoạt động này là một trong những nỗ lực "đả thông tinh thần" của quân đội, khiến các binh sĩ có thêm "nhiệt huyết ra chiến trường bất cứ lúc nào".
Các binh sĩ quân đội Trung Quốc tham gia hoạt động viết thư "từ biệt" gửi gia đình (Ảnh: Sina)
Vụ cháy ngày tại nhà máy Bóng đèn, phích nước Rạng đông (RĐ) xảy ra chiều 28/8/2019. Tính đến nay đã là nửa tháng. Suốt thời gian đó, Chính quyền Hà Nội, đứng đầu là Nguyễn Đức Chung đã vô cùng lúng túng, bị động. Các cơ quan ban ngành trung ương và địa phương mạnh ai nấy làm, mỗi bên một mảng thiếu sự phối hợp đồng bộ. Đã có mâu thuẫn trong phát ngôn và hành động giữa các đơn vị liên quan. Do hạn chế trong tầm nhìn, kém hiểu biết trong việc đề ra các kịch bản ứng phó thảm họa khiến cho quá trình khắc phục hậu quả vụ cháy rơi vào hỗn loạn, càng lúc càng rối rắm, phức tạp. Bây giờ, Hà Nội vừa phải gồng mình ứng phó hậu quả vụ cháy vừa phải lấy lại lòng tin của Nhân dân đối với chính quyền. Có thể khẳng định, đây là thảm họa kép. Thảm họa môi trường do vụ cháy gây ra và thảm họa mất lòng tin của Nhân dân đối với các biện pháp mà Chính quyền đưa ra.
Mọi người đều biết, chiều muộn 28/8/2019, khi vụ cháy cơ bản được dập tắt. Chính quyền Phường Hạ Đình, ngày 29/8/2019 đã có ngay thông báo khuyến cáo nhân dân trong vùng ảnh hưởng (Bán kính 1 km tính từ tâm đám cháy) nên làm gì để bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng. Nội dung thông báo ngắn gọn, khúc chiết, mạnh lạc và tỏ ra rất có nghề. Phải có trình độ mới viết được văn bản này. Đúng là đọc thông báo đó thì ai cũng có phần hoang mang, vì vụ cháy nhà máy có gì phải nghiêm trọng thế. Có thể nói không ngoa thông báo này đã làm các các nhà khoa học am hiểu về môi trường và thảm họa môi trường giật mình. Ngay trong đêm đó, đã có rất nhiều bài báo của các nhà khoa học tâm huyết tung lên mạng xã hội, phân tích, khuyến cáo cả đề xuất các biện pháp giảm thiểu thiệt hại. Đã có ý kiến cho rằng Chính quyền Hà nội không cần phải làm gì thêm. Chỉ cần động viên Nhân dân thực hiện đầy đủ khuyến cáo của UBND Phường Hạ đình, rồi Bộ TNMT sẽ làm phận sự như họ đã làm (nhìn chung là phù hợp với đề xuất của các nhà khoa học đã nói ở trên). Vậy nhưng, Hà Nội đã không làm như vậy.
Ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND Hà nội (Ảnh internet)
Tín hiệu quan trọng: Thâm Quyến, Trung Quốc đột nhiên hạn chế sử dụng tiền mặt
Tam Thanh | DKN9 giờ trước1,461 lượt xem
Chuyên gia phân tích đây không chỉ là một bước để giảm lưu thông tiền mặt, mà ẩn sau là phương pháp giám sát rất tinh vi.
Trong bài viết trước đó về tiền kỹ thuật số đăng trên Secretchina, tác giả Vũ Chân cho rằng chính phủ Trung Quốc thúc đẩy tiền kỹ thuật số ngoài việc nhằm loại bỏ tiền mặt, còn có mục đích sử dụng tiền kỹ thuật số như một phương tiện giám sát người dân. Cuối cùng, tiền kỹ thuật số sẽ thống trị thế giới và nó sẽ được kết nối hoàn hảo với dự án Skynet, Skyeye. Suy đoán của tác giả vài ngày trước về cơ bản đã bắt đầu chính thức được thực hiện ở Trung Quốc.
Nhiều chính trị gia nước ngoài vẫn cứ rao giảng các giá trị nhân quyền phổ quát cho Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), tuy nhiên lại vẫn qua lại làm ăn và vỗ béo cho họ. Điều này khiến những gì được rao giảng về nhân quyền chỉ mang tính hình thức và không khởi tác dụng. Chỉ có chính quyền Trump đã tìm đúng ‘gót chân A-sin’ của ĐCSTQ và điểm trúng tử huyệt này.
Bài viết củaTằng Tiết Minh thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả.
Đó là một nền kinh tế thị trường rác rưởi định hướng xuất khẩu nhưng thiếu khả năng đổi mới nghiêm trọng. Tại sao ĐCSTQ thiếu trầm trọng khả năng đổi mới? Bởi vì một chế độ chuyên quyền toàn trị với hệ tư tưởng đã phá sản không thể thúc đẩy sự hăng hái đổi mới cho những người làm công tác khoa học và công nghệ. Cùng với hệ thống giáo dục văn hóa cứng nhắc, khoa học, kỹ thuật ngớ ngẩn không thể nuôi dưỡng những tài năng sáng tạo.
Một báo cáo mới được đệ trình lên Liên Hợp Quốc cho biết: Tra tấn thường được công an Trung Quốc sử dụng để buộc một người thú tội trên truyền hình.
Vào ngày 11/8, tổ chức nhân quyền Safeguard Defenders và một số tổ chức phi chính phủ khác, đã đệ trình cho 9 Điều Tra Chuyên Đề của Liên Hợp Quốc một bản đánh giá toàn diện, về những lời thú tội cưỡng bức trên truyền hình trước khi xét xử ở Trung Quốc.
Chiêu thức quen dùng của ĐCSTQ
“[Thú tội trên truyền hình] có liên quan một cách hệ thống đến các hành vi lạm dụng khác như tra tấn, đe dọa, cưỡng bức dùng thuốc, giam giữ tùy tiện và biệt giam kéo dài trong giai đoạn điều tra”, một phần của báo cáo dài 11 trang cho biết.
Cố vấn cấp cao Nhà Trắng Kellyanne Conway cho rằng, thỏa thuận thương mại chỉ là một phần của mối quan hệ Mỹ – Trung. Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã phát tán virus ra toàn thế giới, hơn nữa xử lý dịch bệnh không minh bạch, vì thế ĐCSTQ và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phải chịu truy cứu trách nhiệm về điều này.
Về giai đoạn đầu tiên của thỏa thuận thương mại đạt được giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, Conway nói rằng đây là một thỏa thuận thương mại song phương bằng văn bản có tính lịch sử và có thể thực thi, nhưng vì “mỗi ngày tổng thống đều đã nói rất rõ ràng rằng đây là một phần của sự phát triển mối quan hệ giữa hai bên … Ông nói, ‘Bây giờ tôi đã nhìn Trung Quốc theo một cách hoàn toàn khác, trước đây tôi chưa từng nhìn họ như vậy’. Vì vậy, tất cả những điều này đều trở thành một phần nội dung khi nói về Trung Quốc”.
Quang Trung là vị vua nước Việt rất giỏi về đánh trận. Theo ghi chép của nhiều tài liệu lịch sử, vua Quang Trung chưa bao giờ thất bại trên chiến trường. Mỗi khi ông xuất binh, vua đều giành thắng lợi, khiến kẻ thù khiếp sợ.
Vạn Thắng vương là tôn hiệu do các triều thần dâng lên vua Đinh Bộ Lĩnh (Đinh Tiên Hoàng). Vua Đinh Tiên Hoàng quê ở Ninh Bình, tuổi trẻ chăn trâu, lớn lên trở thành thủ lĩnh, đánh bại 12 sứ quân. Lên ngôi vua, ông lấy quốc hiệu Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình) năm 968.