Thứ Năm, 24 tháng 5, 2018

Đại biểu Dương Trung Quốc: “Chúng ta phải chịu trách nhiệm với tương lai” LĐO | 23/05/2018 | 12:49

ĐB Dương Trung Quốc hoan nghênh Quốc hội đã điều chỉnh, thu hẹp lại thời hạn cho thuê đất và đặt quyền quyết định cho Thủ tướng.
ảnh: Lê Phương
Nhấn mạnh trách nhiệm của các đại biểu khi bỏ phiếu các vấn đề liên quan đến đặc khu, ĐB Dương Trung Quốc đề nghị Quốc hội nên có hình thức minh bạch ý kiến ĐBQH, nếu áp dụng hình thức bấm nút chỉ có con số chung chung. “Chúng ta phải chịu trách nhiệm với tương lai, với cử tri bầu ra mình”.
Về thời hạn cho thuê đất đặc khu lâu nhất tới 99 năm tại dự thảo Luật đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, tại phiên thảo luận tại hội trường diễn ra vào sáng nay 23.5, ĐB Dương Trung Quốc cho rằng nếu không thận trọng sẽ thành nơi di dân.

Ông Lê Duẩn từ 1973 đã lo 'bị Mao tấn công'

2 giờ trước

Lê DuẩnBản quyền hình ảnhKEYSTONE/GETTY IMAGES
Image captionTBT Lê Duẩn có chuyến thăm quan trọng sang Moscow mùa hè năm 1973
Một nhà nghiên cứu từ Đại học Cardiff cho rằng Leonid Brezhnev đồng ý giúp Hà Nội 'chống lại Trung Quốc' từ chuyến thăm của TBT Lê Duẩn sang Moscow năm 1973.
Trong bài 'Why Were the Russians in Vietnam?' (Vì sao người Nga có mặt ở Việt Nam?) trên New York Times ̣(27/03/2018), Giáo sư Sergey Radchenko đã đánh giá lại quyết định của Liên Xô trong Chiến tranh Việt Nam, dựa trên các tài liệu tiếng Nga thời Xô Viết.
Nikita Khrushchev, TBT Đảng Cộng sản Liên Xô, ban đầu chỉ coi vấn đề Việt Nam hoàn toàn có tính ngoại vi, là thứ yếu so với quan hệ Xô - Trung.
Thậm chí, Khrushchev còn không tin tưởng ban lãnh đạo Bắc Việt và nói trong số họ có những kẻ 'lai Tàu' (nguyên văn là một từ miệt thị Chinese half-breeds).
Nhưng sang thời Leonid Brezhnev, vị thế của Hà Nội được coi trọng hơn.

Áp thuế cao với nước ngọt để chống ...béo phì: "Béo kệ chúng tôi không mượn ông lo”

Chia sẻ

Câu lạc bộ “nhóm ngu nhất”!
FB Đinh Thế Hiển
23-5-2018
Tương đối và tuyệt đối!...
Đọc tiếp

Dân trí Phản hồi lại đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt vì lo người dân béo phì, nhiều độc giả cho rằng Bộ Tài chính đang “lo bò trắng răng”, thậm chí làm thay việc của Bộ Y tế và Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng.
 >> Sợ dân béo phì, Bộ Tài chính muốn áp thuế cao với nước ngọt

Chuyên gia Ngô Trí Long cho rằng, chưa có bằng chứng thuyết phục về mối liên hệ giữa thừa cân, béo phì và việc sử dụng nước ngọt có đường.
Chuyên gia Ngô Trí Long cho rằng, chưa có bằng chứng thuyết phục về mối liên hệ giữa thừa cân, béo phì và việc sử dụng nước ngọt có đường.
Như Dân trí đưa tin, tại dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt mới đưa ra lấy ý kiến gần đây, Bộ Tài chính đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt 10% với các mặt hàng nước giải khát có đường (trừ sữa) nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, đặc biệt nhằm giảm tình trạng người dân thừa cân, béo phì và mắc bệnh tiểu đường.
Phản hồi lại đề xuất này, nhiều độc giả Dân trí cho rằng Bộ Tài chính đang “lo bò trắng răng”, thậm chí làm thay việc của Bộ Y tế và Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng.
"Có vẻ khiên cưỡng"
Độc giả Nguyễn Cương bình luận: "Trăm thứ thuế đều đổ vào đầu người dân thôi, mấy năm gần đây chỉ thấy Bộ tài chính đề nghị được tăng thuế, thêm danh mục thuế mà chưa thấy Bộ có được đề xuất, giải pháp gì để thắt chặt chi tiêu công nhằm giảm bớt áp lực thuế cho người dân".

Đường 9 đoạn 'ăn vào 67 lô dầu khí VN'?

Giàn khoan Lan Tây được vận hành bởi Rosneft ở ngoài khơi Vũng Tàu
Một số lô dầu khí ngoài khơi Việt Nam rơi vào vùng đường chín đoạn mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, bài của phóng viên James Pearson và Greg Torode của Reuters hôm 23/5/2018 viết.
Hồi tuần trước, một công ty con của hãng dầu khí Nga Rosneft quan ngại rằng hoạt động khoan khí của họ ở Lô 06.1 ngoài khơi Vũng Tàu có thể khiến Bắc Kinh tức giận.
Vụ việc khiến người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng khẳng định rằng lô dầu khí đó "hoàn toàn thuộc lãnh thổ và thuộc quyền tài phán của Việt Nam", còn người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng lập tức ra cảnh báo rằng các bên phải tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của Bắc Kinh.
Đây không phải là lần đầu tiên các dự án khai thác dầu khí của Việt Nam 'gặp chuyện' với Trung Quốc.
Vị trí hoạt động mới nhất của Rosneft là trong Lô 06.01, thuộc dự án mỏ khí Lan Đỏ và nằm trong Bể Nam Côn Sơn.

HAI TRÙM ĐẠI GIAN ÁC TRUNG HOA MAO-ĐẶNG ĐÃ TRẢ THÙ VỢ CON CỦA NHAU NHƯ THẾ NÀO?

Hai cố lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình có nhiều ân oán, thời Cách mạng Văn hóa ông Đặng Tiểu Bình bị ông Mao Trạch Đông đấu tố, con trai cả của ông Đặng là Đặng Phác Phương vì bị đấu tố mà phải nhảy lầu, cuộc đời sau này phải sống trong tàn tận. Sau khi “bè lũ bốn tên” bị lật đổ, ông Đặng Tiểu Bình đã tận lực ép xử tử vợ của ông Mao Trạch Đông là Giang Thanh, đồng thời cũng gây nhiều khốn khó cho thế hệ sau của Mao.
đặng phác phương
Ông Đặng Phác Phương – con trai ông Đặng Tiểu Bình, trong thời Cách mạng Văn hóa cũng bị đấu tố, phải nhảy lầu, dẫn đến tàn tật suốt đời. Ảnh chụp ông Đặng Phác Phương ở Đại lễ đường Bắc Kinh tại Đại hội 18 ĐCSTQ tháng 11/2012 (Ảnh: Getty Images)

Đặng Tiểu Bình muốn tử hình Giang Thanh

Ngày 21/5, Đài Phát thanh Á châu Tự do (RFA) đăng bài viết của tác giả Cao Tân (Gao Xin) tiết lộ, trong phiên tòa xử “bè lũ bốn tên”, những người gồm Đặng Tiểu Bình, Hoa Quốc Phong, Vương Chấn, Vi Quốc Thanh, Đặng Dĩnh Siêu, và Ô Lan Phu đều chủ trương kết án tử hình Giang Thanh; nhưng những người khác gồm Hồ Diệu Bang, Triệu Tử Dương, Diệp Kiếm Anh, Trần Vân, Từ Hướng Tiền thì phản đối.

Dự án “lừa dưới, dối trên” của Dona.Coop trái lệnh Chính phủ, “xà xẻo” cả đất tái định cư

23/05/2018 07:19 GMT+7

Xã Long Hưng sau khi bị quy hoạch xóa trắng, vẫn còn hàng trăm hộ hoặc lang thang phiêu bạt, hoặc dựng lều ở, hoặc chui rúc trong những căn phòng xập xệ Donacoop “cho mượn tạm”
Xã Long Hưng sau khi bị quy hoạch xóa trắng, vẫn còn hàng trăm hộ hoặc lang thang phiêu bạt, hoặc dựng lều ở, hoặc chui rúc trong những căn phòng xập xệ Donacoop “cho mượn tạm”
(PLO) - Từ một xã rộng hơn 1.173 ha, hàng vạn nông dân xã Long Hưng, theo quyết định của Đồng Nai và Donacoop, bị lấy hết nhà cửa, ruộng vườn, dồn vào khu tái định cư 227 ha. Thế nhưng sau khi “biến báo” văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, thực tế Đồng Nai chỉ cho người dân mất đất còn có 10 ha để sinh sống, theo tố cáo của ông Nguyễn Văn Nhuần (SN 1964, nguyên Đại biểu HĐND xã).
Trước tiên, chỉ nói về dự án Khu dân cư Long Hưng (là khu vực đưa toàn bộ dân Long Hưng sau khi bị lấy hết nhà cửa ruộng vườn về ở, là một trong các dự án thành phần xóa trắng xã Long Hưng, gọi tắt là Khu tái định cư - NV), trong một văn bản mới phát đi hồi tháng 2/2018 do ông Bùi Thanh Trúc (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Donacoop) ký, cho rằng:
“Tính đến nay Donacoop đã xây dựng và bàn giao 481 căn nhà tái định cư cho các hộ đăng ký… Đầu tư xây dựng và bàn giao Trụ sở khối hành chính UBND xã… Bàn giao mặt bằng trường mầm non, trạm y tế, trường tiểu học… Với các hộ dân bị ảnh hưởng thu hồi đất, Donacoop tuyển dụng bà con vào các dự án xây dựng, chăm sóc cây xanh, tài xế và phụ xế… Hiện Donacoop đã và đang phát triển đội xe cơ giới công trình và xe vận chuyển với hơn 150 đầu xe tạo việc làm cho người dân…”.

Vì sao người Việt đánh tan được đạo quân hùng mạnh của Tần Thủy Hoàng?

Dân Việt

Nhờ chiến thuật quân sự đúng đắn, người Việt cổ đã đánh tan đội quân xâm lược đông đảo của nhà Tần, đặt nền móng cho nghệ thuật quân sự hàng nghìn năm sau đó.
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tần vào cuối thế kỷ thứ III TCN là cuộc chiến bảo vệ lãnh thổ có quy mô đầu tiên của người Việt. Dù phải đối đầu với đội quân xâm lược hùng mạnh bậc nhất thế giới lúc bấy giờ, nhờ vào chiến thuật quân sự độc đáo, phù hợp, tổ tiên ta đã đánh bại hoàn toàn đội quân đông đảo của nhà Tần do tướng Đồ Thư chỉ huy.
Tần Thủy Hoàng và âm mưu xâm chiếm nước ta
Sau khi thống nhất được Trung Quốc vào năm 221 TCN để lên ngôi Hoàng đế, Tần Thủy Hoàng một mặt củng cố chính quyền phong kiến bên trong, mặt khác liên tục phát động các cuộc chiến tranh xâm lược mở rộng lãnh thổ ra bên ngoài.

Phía sau dự án Skynet của Trung Quốc với hơn 600 triệu camera giám sát

Trung Quốc đang xây dựng hệ thống giám sát Skynet (Lưới trời), trong tương lai gần chính  phủ Trung Quốc có thể dễ dàng kiểm soát mọi động thái của 1,3 tỷ người dân Trung Quốc Đại lục. Nhiều cư dân mạng bức xúc nói: “Cứ như đang phải sống trong vườn thú!”
Camera giám sắt gắn chằng chịt trên cây cột giữa quảng trường Thiên An Môn, Trung Quốc. (Ảnh dẫn qua npr.org)
Nhật báo Apple tại Hồng Kông đưa tin, khi chính quyền Trung Quốc Đại lục thiết lập  hệ thống giám sát Skynet tại các thành phố lớn đã gọi đây là mạng lưới giám sát bằng video lớn nhất thế giới, có thể nhanh chóng xác định màu sắc và loại xe chạy trên đường, độ tuổi và giới tính, quần áo người đi bộ, và thậm chí có thể nhận diện khuôn mặt và đối chiếu với cơ sở dữ liệu để xác đinh xem đó có phải là nghi phạm hay không. Hệ thống này chỉ cần một giây là có thể “quét” toàn dân Trung Quốc, chỉ cần hai giây để “quét” toàn dân số thế giới.

Thêm một dự án đội vốn hơn 7.000 tỷ tại Ninh Bình; Choáng ngợp Lâu Đài 3000 tỷ của Siêu Đại Gia ở Ninh Bình bạn sẽ không tin vào mắt mình

Thêm một dự án đội vốn hơn 7.000 tỷ tại Ninh Bình

 - Không chỉ có dự án Sào Khê đội vốn từ 72 tỷ lên 2.595 tỷ đồng, Ninh Bình còn có một dự án khác từ 2.078 tỷ “đội” lên 9.720 tỷ đồng.
Đó là dự án nạo vét lòng sông Đáy đoạn từ cầu Giám Khẩu đến cửa Đáy và các tuyến qua sông Đáy với chiều dài 77km nhằm thoát lũ Hoàng Long theo quyết định 896 ngày 30/9/2010 của UBND tỉnh Ninh Bình. 
dự án ngàn tỷ,Ninh Bình,đội vốn
Dự án kè đê Hữu Đáy đoạn qua TP Ninh Bình.
Dự án do Sở NN&PTNT tỉnh Ninh Bình làm chủ đầu tư, vốn thực hiện ban đầu là 2.078 tỷ đồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, triển khai từ năm 2010 đến 2015.
Nhà thầu thi công dự án trên là tập đoàn Xuân Thành Ninh Bình (từ tháng 7/2015 đổi thành Thai Group).
Chỉ 2 năm sau, năm 2012, dự án này được điều chỉnh lên 9.720 tỷ đồng (tăng 7.642 tỷ đồng). Như vậy, trung bình nạo vét 1km sông Đáy tốn khoảng 126 tỷ đồng.

Việt Nam bán khoáng sản cho Trung Quốc rẻ gần một nửa so thế giới

Giá quặng và khoáng sản mà Việt Nam xuất sang Trung Quốc rẻ gần một nửa so với mức giá chung, nhưng lại chiếm đến 80% tổng lượng xuất khẩu.
xuat khau khoang san
(Ảnh: qua cafef.vn)
Theo Tổng cục Hải quan, trong 4 tháng đầu năm 2018, lượng quặng và khoáng sản xuất khẩu của Việt Nam đạt 1,5 triệu tấn, tương ứng hơn 65,5 triệu USD về giá trị (~1.483 tỷ đồng). (1)
Bình quân, mỗi tấn quặng và khoáng sản đang được Việt Nam xuất khẩu với giá 988.000 đồng/tấn.
Trong đó, có đến 1,2 triệu tấn, chiếm 80% tổng lượng quặng và khoáng sản xuất khẩu, đang được bán cho Trung Quốc với giá rất thấp.

Tù treo ngành Y; Bộ Y tế đề nghị miễn truy cứu trách nhiệm hình sự bác sĩ Hoàng Công Lương

23-5-2018

Bác sĩ Hoàng Công Lương trả lời báo chí ngoài phòng xét xử của phiên tòa. Ảnh: Báo GT

36 tháng tù treo được Viện kiểm sát tỉnh Hòa Bình đề nghị xử bác sĩ Hoàng Công Lương nếu được thông qua sẽ là một mức án không thể phục chúng. 36 tháng tù ấy nếu được tuyên- là một án tích bất công và kể cả khi bác sĩ lương thực hiện xong hình phạt ù treo thì bản án ấy cũng là sự xúc phạm không chỉ với ngành y mà là cả công lý.
Tôi từng viết về việc bắt giam bác sĩ Hoàng Công Lương chính là “bắt một tương lai”, tạm giam ngành y (xem comment). Và theo logic, việc tuyên tù treo bác sĩ Lương cũng có thể hiểu là tù treo cả ngành y.

CÂU LẠC BỘ NHỮNG NGƯỜI NGU NHẤT CÓ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TÂY NINH ĐINH MẠNH TIẾN VÀ BT BỘ GIAO THÔNG NGUYỄN VĂN THỂ

Câu lạc bộ “nhóm ngu nhất”!

23-5-2018
Tương đối và tuyệt đối!
Bất kỳ sinh viên đại học trường nào thì cũng phải học qua triết học (duy vật biện chứng), và trong đó 1 trong 3 quy luật nhập môn là “lượng đổi – chất đổi”.
Một người bán trà đá, một bà bán bún riêu gánh có tỷ suất siêu lợi nhuận (100%/ngày) tại sao vẫn ở nhà thuê? Còn một ông (bà) gửi ngân hàng lãi suất chỉ có 7%/năm, tại sao đi xe mẹc, ở vila Sala Thủ thiêm?

Hà Nội đưa kịch bản ứng phó nếu có thảm họa hạt nhân từ Trung Quốc

23/05/2018 18:27 GMT+7

TTO - Hà Nội xác định việc rò rỉ từ nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc sẽ là thảm họa cho thành phố, cùng với các rủi ro thiên tai quy mô lớn khác như vỡ đê, cháy nổ, sụp đổ công trình, tai nạn giao thông hệ thống metro.

Hà Nội đưa kịch bản ứng phó nếu có thảm họa hạt nhân từ Trung Quốc - Ảnh 1.
Ngập lụt ở Giáp Bát, quận Hoàng Mai trong đợt ngập lịch sử cuối năm 2008 - một trong những sự cố thiên nhiên được Hà Nội liệt vào thảm họa - Ảnh: TTO
Ba nhà máy điện hạt nhân ở phía nam Trung Quốc gồm Phòng Thành (Quảng Tây) công suất 1000 MW, Trường Giang (Quảng Đông) 600 MW và tổ máy 650 MW của Sương Giang (đảo Hải Nam) chính thức được vận hành từ năm 2016. Các nhà máy này đều nằm gần biên giới phía bắc Việt Nam, trong đó cách Hà Nội gần 500km, gần nhất là Móng Cái (Quảng Ninh) chỉ cách nhà máy điện hạt nhân Phòng Thành 50 km.