Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2019

"Trừ những kẻ bán nước, còn ai cũng sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam"

Tuấn Nam | 

"Trừ những kẻ bán nước, còn ai cũng sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam"

(Soha.vn) - “Nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng và ai không được tham gia thì là đó một sự bất hạnh”.

Những thông tin về việc một số thanh niên tìm cách trốn tránh nghĩa vụ quân sự cũng như thông tin "dạy nhau" cách trốn tránh nghĩa vụ quân sự trên một số diễn đàn đã gây phẫn nộ trong dư luận. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Trung tướng Nguyễn Quốc Thước – nguyên Tư lệnh quân khu 4, nguyên ĐBQH khoá VIII, IX, X xung quanh vấn đề này.
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước - nguyên Tư lệnh Quân khu 4 (Ảnh: Tuấn Nam)
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước - nguyên Tư lệnh Quân khu 4 (Ảnh: Tuấn Nam)
PV: Thưa ông, ông đánh giá thế nào về thông tin một số thanh niên tìm cách trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự?

Đặng Sơn Duân - Phân Nửa Lực Lượng Chủ Lực của Hải Cảnh Trung Quốc Hăm Dọa Việt Nam ở Biển Đông


Nhóm tàu Hải Dương Địa Chất 8 trong những ngày xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Nguồn: Thanh Niên/Ngư dân.

(Daisukybiendong 15/08/2019) Ít nhất ba tàu hải cảnh trang bị pháo 76 mm được tăng cường từ Tam Á, đảo Hải Nam xuống phía nam Biển Đông để hộ tống tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 cũng như quấy phá hoạt động dầu khí của Việt Nam.

Theo dữ liệu tàu biển, tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc cùng một số tàu hộ tống đã quay trở lại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào chiều 13/8.

Song song đó, có thêm một đến hai tàu hải cảnh được triển khai đến gần khu vực hoạt động của giàn khoan Nhật Bản Hakuryu 5 ở mỏ Phong Lan Dại trong lô dầu khí 06.1 của Việt Nam trong bể Nam Côn Sơn, nằm ở phía tây bãi Tư Chính.

Hải Dương Địa Chất 8 cùng các tàu hộ tống quay trở lại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam sau khi tạm thời di chuyển đến Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa vào chiều 7/8, châm ngòi cho những đồn đoán về lý do chúng được rút đi cũng những bước đi kế tiếp của Trung Quốc.

Cả hai phía Việt Nàm và Trung Quốc đều hạn chế công bố thông tin trên thực địa, khiến việc xác định tình hình ở khu vực hiện chỉ có thể dựa vào nguồn dữ liệu tàu bè thu thập qua vệ tinh từ các dịch vụ thông tin tàu biển hoặc từ một số hình ảnh, clip hiếm hoi được cho là do các ngư dân Việt Nam ghi lại.

Nhận diện tàu hải cảnh

Sự phân bố tàu hải cảnh hộ tống tàu Haiyang Dizhi 8 được ghi nhận vào lúc 6h32′ ngày 15/8/2019. Nguồn: Dự án Đại Sự Ký Biển Đông/Marine Traffic.
Theo những dữ liệu tàu biển mới nhất từ trang Marine Traffic tính đến sáng 15/8, Hải Dương Địa Chất 8 hiện được hộ tống bởi ít nhất 6 tàu hải cảnh, gồm:

 Hải cảnh 37111 (Tổng đội Sơn Đông): Tham gia hộ tống Hải Dương Địa Chất 8 từ đầu tháng 7 và cùng trở lại vào chiều 13/8.

 Hải cảnh 46303 (Tổng đội Hải Nam): Tham gia hộ tống Hải Dương Địa Chất 8 từ đầu tháng 7 và cùng trở lại vào chiều 13/8. Trên trang Marine Traffic cũng như các dịch vụ dữ liệu tàu biển khác, tàu này chỉ được thể hiện dưới cái tên chung là Zhongguohaijing.

Tuy nhiên, bằng cách đối chiếu các dữ liệu khác như Mã nhận dạng dịch vụ lưu động hàng hải (Maritime Mobile Service Identity, viết tắt: MMSI) có thể xác định được tàu này là tàu Hải cảnh 46303.

 Hải cảnh 3308 (Phân cục Nam Hải): Từng xuất hiện gần khu vực hoạt động của giàn khoan HAKURYU 5 trong tháng 7. Hạ tuần tháng 7, Hải cảnh 3308 chuyển sang tham gia hộ tống Hải Dương Địa Chất 8 ở phía bắc và đông bắc bãi Tư Chính và nay vẫn tiếp tục nhiệm vụ này, sau khi cùng trở lại vào chiều 13/8.

 Hải cảnh 33111 (Tổng đội Chiết Giang): Tàu này vừa từ đảo Hải Nam xuống đến đông bắc bãi Tư Chính để hội quân cùng Hải Dương Địa Chất 8 vào sáng 14/8.

 Hải cảnh 45111 (Tổng đội Quảng Tây): Tàu này tham gia hộ tống Hải Dương Địa Chất 8 ngay từ đầu tháng 7.

Hải cảnh 45111, thuộc lớp Zhaojun (Type 718B), tham gia kiểm tra liên hợp nghề cá vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ lần thứ hai năm 2018. Nguồn: Canhsatbien.vn.
Trên trang Marine Traffic cũng như các dịch vụ dữ liệu tàu biển khác, tàu này chỉ được thể hiện dưới cái tên chung là Haijing. Tuy nhiên, bằng việc đối chiếu kích cỡ tàu, cảng nhà ở Bắc Hải, Quảng Tây cũng như số MMSI có thể kết luận đây là tàu hải cảnh Type 718B có số hiệu 45111.

Hải cảnh 45111 dường như vẫn bám trụ trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam sau khi Hải Dương Địa Chất 8 rút đi vào ngày 7/8.

Sau khi tàu Hải cảnh 35111 từ khu vực giàn khoan HAKURYU 5 rút về Đá Chữ Thập khoảng ngày 11.8 rồi từ đó đi tiếp về Đá Xu Bi, Hải cảnh 45111 đã di chuyển về phía tây bãi Tư Chính, dường như tạm thời thay thế vị trí của Hải cảnh 35111. Tuy nhiên, đến sáng 15/8, tàu này được ghi nhận tiếp tục gia nhập nhóm Hải Dương Địa Chất 8.

 Hải cảnh 31302 (Tổng đội Thượng Hải): Cũng như tàu Hải cảnh 33111, tàu này chỉ mới từ Hải Nam di chuyển xuống phía nam trong ngày 13.8 song nó ghé qua Đá Chữ Thập chứ không đi thẳng để hội quân cùng Hải Dương Địa Chất 8. Tuy vậy, đến sáng 15.8, Hải cảnh 31302 được ghi nhận tham gia nhóm hộ tống tàu khảo sát Trung Quốc.

Phân tích dữ liệu từ Marine Traffic cũng ghi nhận sự xuất hiện của 2 tàu hải cảnh ở khu vực gần giàn khoan HAKURYU 5 phía tây bãi Tư Chính, gồm:

 Hải cảnh 3402 (Phân cục Nam Hải): Tàu này được ghi nhận xuất hiện ở khu vực gần giàn khoan HAKURYU 5 ít nhất từ ngày 21/7 và dường như vẫn bám trụ tại khu vực này trong thời gian qua.

 Hải cảnh 46301 (Tổng đội Hải Nam): Tàu này cũng chỉ vừa mới khởi hành từ Hải Nam vào ngày 9/8. Tàu này chỉ được thể hiện dưới cái tên giả là ChinaCoastGuard5303. Tuy nhiên, cũng bằng cách đối chiếu các dữ liệu khác có thể xác định tàu này là Hải cảnh 46301.

Hải cảnh 46301 là chiếc tàu đầu tiên thuộc lớp Zhaoduan (Type 818), được biên chế năm 2016. Ảnh tư liệu.
Dữ liệu Marine Traffic cho thấy Hải cảnh 46301 xuất hiện ở phía bắc và đông bắc bãi Tư Chính, khu vực hoạt động trước đó của Hải Dương Địa Chất 8, ít nhất từ ngày 13/8.

Một bản tin của báo Nông Nghiệp Việt Nam cũng xác nhận sự hiện diện của tàu này tại khu vực trong ngày 13/8. Tờ báo dẫn lời Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định cho biết vào lúc 10 giờ 17 phút ngày 13/8, khi tàu BĐ 96813 TS đang hoạt động tại vùng biển có tọa độ 08024’N/111019’E thuộc khu vực quần đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) thì bị tàu Trung Quốc mang số hiệu 46301 truy đuổi không cho đánh bắt hải sản. Chủ tàu kiêm thuyền trưởng tàu BĐ 96813 TS Dương Ngọc Dõi đã khẩn cấp liên lạc với Hải Quân Vùng II đề nghị hỗ trợ [1].

Hải cảnh 46301 được nhìn thấy tại tọa độ 8,75928 N/111,19452 E, phía đông bắc bãi Tư Chính, trong bức ảnh do vệ tinh Sentinel 2A của Cơ quan Vũ trụ châu Âu chụp ngày 13/8. Ảnh do tác giả cung cấp.
Tuy vậy, theo ghi nhận từ Marine Traffic, Hải cảnh 46301đã di chuyển đến khu vực phía tây bãi Tư Chính, tức gần giàn khoan Hakuryu 5 trong ngày 14/8.

Trong khi đó, dữ liệu tàu biển vẫn chưa thể ghi nhận được vị trí của hai tàu khác cũng từng tham gia hộ tống Hải Dương Địa Chất 8 trong đợt đầu là Hải cảnh 3901, một trong hai tàu hải cảnh lớn nhất của Trung Quốc, và Hải cảnh 3501.

Hải cảnh 3901, thuộc lớp Zhaotou, được nhìn thấy hộ tống tàu Hải Dương Địa Chất 8 trong tháng 7. Nguồn: Thanh Niên
Tại thời điểm này, Hải cảnh 35111 (Tổng đội Phúc Kiến), chiếc tàu từng quanh quẩn gần giàn khoan HAKURYU 5 ít nhất từ tháng 7, hiện thả neo tại Đá Xu Bi, sau khi rút khỏi lô 06.1 từ ngày 11/8 và ghé qua Đá Chữ Thập.

Lực lượng nòng cốt, hiện đại

Những thống kê nêu trên cho thấy có ít nhất 3 tàu hải cảnh được tăng cường từ cảng Tam Á ở đảo Hải Nam xuống phía nam Biển Đông để hộ tống tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 cũng như quấy phá hoạt động dầu khí của Việt Nam trong vài ngày qua.

Đó là các tàu Hải cảnh 46301, 33111 và 31302. Điểm chung của các tàu này là cũng như đa số các tàu tham gia trong giai đoạn trước đó, chúng đều nằm trong số những chiếc tàu hải cảnh hiện đại của Trung Quốc và được trang bị pháo 76 mm.

Lực lượng Hải cảnh Trung Quốc hiện có 3 lớp tàu trang bị pháo 76 mm H/PJ-26 là Zhaotou, Zhaoduan (Type 818) và Zhaojun (Type 718B) [2] và đại diện của chúng đều đã được triển khai tham gia chiến dịch vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và quấy phá hoạt động dầu khí của Việt Nam.

 Đại diện của lớp Zhaotou là tàu 3901, được mệnh danh là “quái thú” với lượng giãn nước 12.000 tấn và dài 165 mét [3]. Trung Quốc hiện chỉ có 2 tàu thuộc lớp này là tàu 3901 thuộc Phân cục Nam Hải và 2901 thuộc Phân cục Đông Hải.

 Đại diện của lớp Zhaoduan (Type 818) là 46301, 46303 và 31302. Với chiều dài 134 mét và lượng giãn nước 4.000 tấn, trang bị một pháo chính 76mm H/PJ-26 và 2 hệ thống pháo cận chiến 30 mm H/PJ-13, lớp tàu này được xem là có hỏa lực mạnh nhất của lực lượng hải cảnh Trung Quốc [4]. Vài ngày qua, có 2 tàu thuộc lớp này là 46301 và 31302 được tăng cường xuống khu vực.

Tàu Type 818 được đóng dựa trên thiết kế thân tàu chiến 054A và được cho là có thể nhanh chóng hoán cải thành tàu chiến khi cần.

Tính đến đầu năm 2019 đã có 6 tàu thuộc lớp Zhaoduan, gồm 46301, 46302, 46303 (Tổng đội Hải Nam), 31301, 31302 và 31303 (Tổng đội Thượng Hải) được hạ thủy hoặc biên chế.

Trong đó, tàu 46302 thường xuyên được ghi nhận xuất hiện bãi cạn Scarborough và từng quấy phá giàn khoan Sapura Esperanza được Malaysia cấp phép hoạt động tại cụm bãi cạn Luconia Nam vào tháng 5 [5], [6].

Hai chiếc tàu nhiều khả năng là tàu hải cảnh Trung Quốc được nhìn thấy gần giàn khoan HAKURYU 5 ở lô 06.1 trong bức ảnh do vệ tinh Sentinel 2A của Cơ quan Vũ trụ châu Âu chụp ngày 13/8. Ảnh do tác giả cung cấp
 Đại diện của lớp Zhaojun (Type 718B) là 35111, 45111, 37111 và 33111. Với chiều dài 100 mét và lượng giãn nước 2.700 tấn, tàu này được cho là phát triển từ thiết kế thân tàu hộ tống lớp 056 nhưng với kích cỡ lớn hơn và cũng được trang bị pháo chính 76 mm H/PJ-26 [7].

Cho đến đầu năm 2019 có 9 tàu thuộc lớp này được hạ thủy hoặc biên chế, gồm 45111, 46111, 46112, 46113, 35111, 33111, 21111, 37111 và 44111 [8].

Trong số các tàu hải cảnh được ghi nhận bằng dữ liệu tàu biển đã và đang tham gia chiến dịch vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam chỉ có 3 tàu không trang bị pháo 76 mm là tàu 3308 (lớp Shucha II, 98 mét, 3980 tấn), 3402 (Zhaolai class, 100 mét, 4896 tấn) và 3501 (lớp Shuoshi II, 129 mét, 5.000 tấn) [9]. Tuy nhiên, những tàu này đều có lượng giãn nước xấp xỉ 4.000 tấn trở lên.

Chiến dịch hiệp đồng

Zhaotou, Zhaoduan và Zhaojun – ba lớp tàu được xem là chủ lực trong chiến lược xây dựng hải cảnh biển xa với mục đích chủ yếu có thể là để là uy hiếp và bắt nạt lực lượng các nước láng giềng – phần lớn đều được hạ thủy và biên chế từ năm 2016 trở đi, nghĩa là chưa từng có tàu nào trong số này từng tham gia sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 được hạ đặt trong vùng biển Việt Nam từ tháng 5 đến tháng 7/2014.

Sự hiện diện của các tàu kể trên cho thấy xấp xỉ phân nửa số tàu nòng cốt, hiện đại nhất và uy lực nhất của hải cảnh Trung Quốc đã được điều đến tham gia chiến dịch hộ tống Hải Dương Địa Chất 8 và quấy phá giàn khoan HAKURYU 5 (1/2 tàu lớp Zhaotou; 3/6 tàu lớp Zhaoduan và 4/9 tàu lớp Zhaojun).

Tàu hải cảnh 46301 của Trung Quốc (dưới tên giả Chinacoastguard5303) và tàu Crest Argus 5 hỗ trợ hoạt động giàn khoan HAKURYU 5 đang ở cách nhau chưa đầy 2 hải lý, với vận tốc cả hai tàu là 1 knot, theo dữ liệu vệ tinh được ghi nhận vào lúc 18h57′ ngày 15/8/2019. Nguồn: Dự án Đại Sự Ký Biển Đông/Marine Traffic.
Việc các tàu hải cảnh thường xuyên lui tới Đá Chữ Thập và Đá Xu Bi cho thấy sau vài năm được bồi đắp và quân sự hóa, hai đảo nhân tạo này hiện đã có thể đóng vai trò căn cứ tiền phương cho các hoạt động của tàu hải cảnh ở khu vực nam và đông nam Biển Đông, từ đó mở rộng tầm hoạt động của chúng để phục vụ các chiến dịch dài kỳ.

Tương tự chiến dịch giàn khoan Hải Dương 981, lực lượng hải cảnh phụ trách các khu vực biển khác cũng được điều động và triển khai xuống nam Biển Đông lần này.

Chẳng hạn, trong đợt vi phạm lần đầu, các tàu ở Sơn Đông (37111) và Phúc Kiến (35111) đã có mặt và nay đến lượt các tàu ở Thượng Hải (31302) và Chiết Giang (33111) xuất binh.

Với cơ cấu của lực lượng hải cảnh hiện tại, vốn trực thuộc lực lượng cảnh sát vũ trang dưới quyền của Quân ủy Trung ương Trung Quốc từ tháng 7/2018 [10], việc điều động tàu từ khu vực khác chắc chắn phải được tiến hành bởi Cục Hải cảnh Trung Quốc, với sự chấp thuận của Quân ủy Trung ương.

Điều này gợi ý chiến dịch triển khai tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam là một chiến dịch đồng bộ được phê chuẩn bởi dàn lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc, đứng đầu là ông Tập Cận Bình, Tổng bí thư, Chủ tịch nước và Chủ tịch Quân ủy Trung ương.

ĐẶNG SƠN DUÂN

Chú thích :

[1] “Tàu cá Bình Định yêu cầu Hải quân hỗ trợ vì bị tàu Trung Quốc truy đuổi,” Báo Nông nghiệp Việt Nam 13/8/2019: https://nongnghiep.vn/tau-ca-binh-dinh-yeu-cau-hai-quan-ho-tro-vi-bi-tau-trung-quoc-truy-duoi-post247395.html (truy cập ngày 15/8/2019)

[2] Erickson, Andrew S.; Hickey, Joshua; and Holst, Henry (2019) “Surging Second Sea Force: China’s Maritime Law-Enforcement Forces, Capabilities, and Future in the Gray Zone and Beyond,” Naval War College Review Vol. 72 (2) , Article 4.

[3] Erickson, Andrew S. cùng cộng sự, đã dẫn.

[4] Erickson, Andrew S. cùng cộng sự, đã dẫn.

[5] “2 Chinese ships enter Phl waters off Subic,” The Philippines Star 16/5/2019:  https://www.philstar.com/headlines/2019/05/16/1918243/2-chinese-ships-enter-phl-waters-subic#l2Ixr4ScVVDSU65A.99 (truy cập ngày 15/8/2019).

[6] “一座油井现身南康暗沙,大批海警船赶到亮出舰炮,该国灰溜溜撤离,” 30/6/2019: https://k.sina.com.cn/article_6423027068_17ed79d7c00100ginb.html (truy cập ngày 15/8/2019).

Đặng Sơn Duân là một nhà quan sát sống tại TP. Hồ Chí Minh. Bài viết được thực hiện dưới sự hỗ trợ về dữ liệu tàu biển từ Dự án Đại sự ký Biển Đông.

Những việc Hà Nội cần làm khi tàu Hải Dương Địa Chất 8 quay lại!; Biển Đông khủng hoảng lần 2: Đối đầu tại Bãi Tư Chính leo thang

Biển Đông khủng hoảng lần 2: Đối đầu tại Bãi Tư Chính leo thang

Nguyễn Quang Dy

Biển Đông khủng hoảng lần 1 khi Trung Quốc bất ngờ hạ đặt dàn khoan HD-981tại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam (tháng 5-7/2014), làm Hà Nội bị sốc và quan hệ hai nước khủng hoảng. Đồng thời, Trung Quốc còn ráo riết thay đổi thực địa bằng bồi đắp và quân sự hóa các đảo/đá mà họ chiếm tại Hoàng Sa và Trường Sa, để kiểm soát Biển Đông theo “đường chín đoạn”,  vi phạm trắng trợn luật biển quốc tế năm 1982 (UNCLOS).
Biển Đông khủng hoảng lần 2 khi Trung Quốc đưa tàu thăm dò HD-8 và nhiều tàu hải giám có vũ trang vào vùng EEZ của Việt Nam gần bãi Tư Chính (từ 3/7/2019) để thăm dò địa chấn (lô RJ03 và RJ27) và quấy rối hoạt động dầu khí của Việt Nam và đối tác. Hành động này vi phạm luật pháp quốc tế và phán quyết của PCA. Nó là bước tiếp theo sự kiện Trung Quốc đã dùng vũ lực đe dọa Việt Nam và Repsol (Tây Ban Nha) phải dừng dự án dầu khí tại mỏ “Cá Kiếm Nâu” (lô 136-01) và “Cá Rồng Đỏ” (lô 07-03) vào tháng 7/2017 và 3/2018.
Tháng 5/2014 và 7/2019 đã đánh dấu hai bước ngoặt làm thay đổi bức tranh địa chính trị tại Biển Đông. Ngày 8/8/2019, theo các nguồn tin quốc tế, Trung Quốc đã rút tàu HD-8 về đá Chữ Thập (tại Trường Sa). Nhưng giới phân tích cho rằng đây chỉ là rút tạm thời để tiếp nhiên liệu chứ không phải rút hẳn, vì họ vẫn để lại tàu hải giám tại bãi Tư Chính. Thật là ngây thơ và hồ đồ nếu cho rằng Trung Quốc sẽ rút tàu HD-8 về trước phản ứng cứng rắn của Việt Nam và dư luận quốc tế. Theo VOA (13/8/2019) tàu HD-8 đã quay trở lại bãi Tư Chính. (Hải Dương 8 quay trở lại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, VOA, August 13, 2019).

Khủng hoảng lần 2 


Biển Đông khủng hoảng lần 2 không còn là tranh chấp chủ quyền biển đảo và tài nguyên dầu khí như trước, mà đây là hành động xâm lược bằng lực lượng hải giám có vũ trang của Trung Quốc. Họ muốn biến vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam thành “khu vực tranh chấp” theo chiến lược “vùng xám” (grey area) và “tam chủng chiến pháp” (three warfare doctrine). Trung Quốc không chỉ bắt nạt Việt Nam mà còn thách thức cộng đồng quốc tế.

Trung Quốc đẩy mạnh kế hoạch ép Việt Nam dừng khai thác Bãi Tư Chính; Kịch bản xấu cho Việt Nam tại bãi Tư Chính

Việt Nam chưa kịp thở phào thì đã phải tiếp tục đối phó với vụ Trung Quốc, vào hôm 13/08/2019, đã cho tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 trở lại hoạt động trong khu vực Bãi Tư Chính ngay trong vùng thềm lục địa của Việt Nam. Theo giới phân tích, việc chiếc tàu khảo sát được cả một đội tàu hải cảnh và dân quân biển hộ tống trở lại vùng này là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang đẩy mạnh kế hoạch ép Việt Nam dừng khai thác một khu vực dồi dào dầu khí mà Trung Quốc cho là của mình.

Ảnh vệ tinh chụp một nhà giàn D.K của Việt Nam tại Bãi Tư Chính (Biển Đông)
Trả lời phỏng vấn của nhật báo Hồng Kông South China Morning Post ngày 15/08/2019, chuyên gia Collin Koh, thuộc Trường Nghiên Cứu Quốc Tế S. Rajaratnam tại Singapore, cho rằng Bắc Kinh có dấu hiệu đang áp dụng một kiểu ngoại giao pháo hạm với những đòn tấn công dai dẳng, để buộc Việt Nam phải lùi bước và ngừng các hoạt động thăm dò và khai thác năng lượng trong khu vực mà Trung Quốc nhòm ngó.

Thứ Năm, 15 tháng 8, 2019

Trung Quốc sẽ cướp Bãi Tư Chính như đã từng cướp bãi cạn Scarborough?; Biển Đông khủng hoảng lần 2: Đối đầu tại bãi Tư Chính leo thang

Nguyễn Quang Dy
15-8-2019

Các mỏ dầu của Việt Nam (cột 144) và TQ (cột J22) đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của VN. Nguồn: Naval Institute

Biển Đông khủng hoảng lần 1 khi Trung Quốc bất ngờ hạ đặt giàn khoan HD-981 tại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam (tháng 5-7/2014), làm Hà Nội bị sốc và quan hệ hai nước khủng hoảng. Đồng thời, Trung Quốc còn ráo riết thay đổi thực địa bằng bồi đắp và quân sự hóa các đảo/đá mà họ chiếm tại Hoàng Sa và Trường Sa, để kiểm soát Biển Đông theo “đường chín đoạn”, vi phạm trắng trợn luật biển quốc tế năm 1982 (UNCLOS).
Biển Đông khủng hoảng lần 2 khi Trung Quốc đưa tàu thăm dò địa chấn HD-8 và nhiều tàu hải giám có vũ trang vào vùng EEZ của Việt Nam gần bãi Tư Chính (từ 3/7/2019) để thăm dò địa chấn và quấy rối hoạt động khoan dầu khí của Việt Nam và đối tác. Hành động này vi phạm luật pháp quốc tế và phán quyết của PCA. Nó là bước tiếp theo sự kiện Trung Quốc dùng vũ lực đe dọa Việt Nam và Repsol (Tây Ban Nha) phải dừng dự án dầu khí tại mỏ “Cá Kiếm Nâu” (lô 136-01) và “Cá Rồng Đỏ” (lô 07-03) vào tháng 7/2017 và 3/2018.

PHẢN HỒI CỦA NHÀ THƠ TRẦN NHUẬN MINH, NHÀ VĂN THÁI KẾ TOẠI SAU KHI ĐỌC “ VỊ XUYÊN & THẾ SỰ VIỆT-TRUNG”…



 Anh Đào ơi

Với tôi, cuốn Vị Xuyên ( VỊ XUYÊN & THẾ SỰ VIỆT-TRUNG) là một trong những tập sách hay nhất, quý nhất. Cái giá mà anh đã trả cho cuốn sách đó là máu của em trai anh và những ngày anh nằm trong nhà tù và tố cáo giặc TQ ( Trung Quốc) xâm lược…
Tôi đặt cuốn sách ấy trên kệ, trước mặt cạnh bàn viết của tôi, bên cạnh những cuốn sách mà tôi trân trọng nhất, không chỉ của các nhà văn VN ( số này ít sách thôi)…

                                      Nhà thơ Trần Nhuận Minh
                                                 ( Quảng Ninh)



NHÀ VĂN CHÉP SỬ

Phạm Viết Đào là nhà văn, một trong số ít người dịch văn học Ru Ma Ni đã được Tổng thống Cộng hòa Ru Ma Ni tặng Huân chương danh dự. Ông có trang Wb Phạm Viết Đào với nhiều bài phản biện xã hội sắc bén và rất nhiều tư liệu về mặt trận Vị Xuyên cùng cuộc chiến chống Việt Nam của quân đội Trung Quốc sau 1979. Tên tuổi của Ông còn nổi tiếng một thời trong và ngoài nước vì ông đã bị bắt, bị ra tòa và ngồi tù 15 tháng vì chính kiến của mình.
Ông đã tập hợp nhiều tư liệu, bài viết trực tiếp phỏng vấn các tướng lĩnh, sĩ quan, chiến sĩ trực tiếp chỉ huy, chiến đấu tại chiến trường Vị Xuyên và in cuốn Vị Xuyên và thế sự Việt Trung. Với 717 trang sách khổ 17- 24 cuốn sách là một pho sử lớn về Cuộc chiến Vị Xuyên một cuộc chiến đẫm máu nhất, hy sinh nhiều nhất của quân đội VN sau cuộc chiến 1979 nhưng gần như trong rất nhiều năm bị giấu kín, không được công khai, không được kỷ niệm, không được giới sử học nghiên cứu.
Để gìn giữ Vị Xuyên mảnh đất chiến lược thiêng liêng địa đầu Tổ Quốc không chỉ hàng ngàn chiến sĩ đã hy sinh mà còn có cả xương máu của gia đình Phạm Viết Đào. Người em trai của ông Phạm Viết Tạo Trung đội trưởng thuộc Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 876 sư đoàn 356 đã chiến đấu anh dũng và hy sinh cùng gần 600 cán bộ chiến sĩ tại cao điểm 772 trong ngày 12-7-1984. Cho nên những trang hồi ức về mặt trận Vị Xuyên sau vẻ dữ dội khốc liệt đều phập phồng nỗi đau, nỗi day dứt ánh lên màu máu mà không một trang văn xuôi nào khác có thể thay thế.
Trong một vài số liệu tổng kết hôm nay người ta thừa nhận có khoảng 5000 chiến sĩ hy sinh ở Vị Xuyên nhưng còn 3000 liệt sỹ chưa tìm được hài cốt. Đó là món nợ rất lớn mà những người chỉ huy quân đội, cán bộ chính sách, những chính khách đàm phán biên giới với Trung Quốc phải trả nợ vong linh của các chiến sĩ đó. Chắc rằng cũng như các gia đình liệt sỹ, các cựu chiến binh Vị Xuyên, như chúng tôi, họ không thể ngủ yên hoặc nhắm mắt làm ngơ.
Tôi mong rằng trong số chúng ta, hoặc ít nhất làng Fb này mỗi người nên biết đến trang lịch sử bi hùng này, nên đọc cuốn sách của Nhà văn- Người chép sử thay các nhà sử học của đất nước Phạm Viết Đào.
Hà Nội 7-2019

Tiểu thuyết: "Tình yêu hoang dã"-Tác giả Zaharia Stancu ( Romania); Dịch giả: Phạm Viết Đào ...Sắp tái bản lần thứ 4





Phải chi anh Quang cũng làm như vậy với vụ Tư Chính và Cát Linh-Hà Đông; VOV.VN: Đường sắt Cát Linh – Hà Đông: Một “bảo tàng” về kinh nghiệm thất bại

Phải chi anh Quang cũng làm như vậy với vụ Tư Chính và Cát Linh-Hà Đông

14-6-2019
Giặc dã quay lại Tư Chính, người Việt ai cũng ức bầm ruột. Càng chống Tàu trên bờ, nó càng hà hiếp ở Biển Đông để dằn mặt. Tụi ngạ quỷ này không đồng tâm hiệp lực thì làm sao mà đuổi đi được. Có chung với nhau một hào khí, một đoàn kết là quý lắm thay.
Metro Cát Linh-Hà Đông là một ví dụ, từ thường dân đến lãnh đạo đều thấu rõ bản chất nham hiểm của bọn Tàu bằng nợ và sự đình trệ. Nó treo cho cái sống dao dọc thủ đô, chạy thì không biết khi nào nó cho chạy, lỗ thì đã xấp xỉ chục lần vốn đầu tư. Douma bọn mất nết!
Trừ một số quan chức mù mờ trách nhiệm, thái độ của ta rõ lắm. Cần phải ra ngô ra khoai việc này để thức tỉnh. Không chừng nó đặt cái này yểm ta về phong thuỷ cũng nên, Tàu không đùa được!
Ấy thế mà khi nhà báo Thanh Tường có đôi dòng về Metro Cát Linh – Hà Đông, TBT báo là anh Hồng Thanh Quang đòi xử lý nặng. Càng lạ lùng là cho dù lãnh đạo cục PTTH nói việc không sao nhưng anh Quang yêu cầu phải… có sao. Anh Quang ra văn bản đề nghị cục có văn bản gửi báo để xử lý triệt để, toàn diện!
Đại tá Hồng Thanh Quang, TBT báo Đại Đoàn Kết. Nguồn: Gia đình VN
Hội nhà báo cũng nói chỉ nên nhắc nhở, không sao nhưng lại cũng một anh Quang muốn hội ra kỷ luật khiển trách. Rồi anh Quang tay chiêng tay mõ họp đảng xử lý về mặt đảng anh Tường.

Chuyên gia Biển Đông: Trung Quốc sẽ quần nát bãi Tư Chính và kéo giàn khoan vào; Bãi Tư Chính: Trung Quốc tiếp tục thách thức Việt Nam và quốc tế


Trọng Nghĩa


mediaMột nhóm người biểu tình chống Trung Quốc xâm lấn Bãi Tư Chính trước đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội ngày 06/08/2019.REUTERS/Kham
Ngày 13/08/2019 tàu Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc đã trở lại Bãi Tư
 Chính, bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam gần Trường Sa. Trong một tin nhắn twitter phát đi vào buổi chiều, giáo sư Ryan Martinson, trường Hải Chiến Mỹ, người đã tiết lộ lần thâm nhập đầu tiên, ghi nhận : “Giai đoạn 2 cuộc đọ sức Việt-Trung đã bắt đầu”.





Điều được giáo sư Martinson chú ý là lần này có hai chiếc tàu hải cảnh thuộc loại tiên tiến nhất của Trung Quốc trực chỉ hướng Bãi Tư Chính. Theo ông Martinson, hai chiếc đều đặt căn cứ tại vùng Biển Hoa Đông, và ít ra là trong năm ngoái 2018, chưa hề hoạt động tại Biển Đông.
Chi tiết này phải chăng cho thấy là Trung Quốc đang tăng cường lực lượng tàu hải cảnh xuống khu vực Bãi Tư Chính để sẵn sàng đối phó với cảnh sát biển Việt Nam?

Đại sứ Trương Triều Dương: Từ Scarborough đến Tư Chính, nghĩ về bài học ứng xử với Trung Quốc ở Biển Đông


Đại sứ Trương Triều Dương (Lan Hương ghi) | 


Trong vụ việc xảy ra ở bãi cạn Scarborough, lấy cớ Philippines ngăn cản tàu đánh cá của họ, Trung Quốc đã đưa tàu hải cảnh vào để tham gia vào tranh chấp.

Đại sứ Trương Triều Dương: Từ Scarborough đến Tư Chính, nghĩ về bài học ứng xử với Trung Quốc ở Biển Đông - Ảnh 1.
Đại sứ Trương Triều Dương: Từ Scarborough đến Tư Chính, nghĩ về bài học ứng xử với Trung Quốc ở Biển Đông - Ảnh 2.
Chúng ta phải thấy đằng sau những hành vi này là mục đích bao trùm của Trung Quốc. Họ muốn trở thành cường quốc đứng đầu thế giới. Để làm được việc đó thì một trong những yếu tố quan trọng là phải trở thành cường quốc trên biển. Có hai vùng biển có tầm quan trọng chiến lược mà họ cho là để trở thành cường quốc biển thì phải nắm được quyền kiểm soát. Đó là biển Hoa Đông và Biển Đông. 
Vì mục tiêu bao trùm đó nên chiến lược của họ đối với Biển Đông là luôn luôn tìm đủ mọi cách để có thể làm bá chủ, nắm quyền kiểm soát toàn bộ khu vực biển này. Để làm được việc đó, Trung Quốc sẵn sàng sử dụng mọi biện pháp mà họ thấy thích hợp, thậm chí bất chấp dư luận và luật pháp quốc tế theo kiểu mục đích biện minh cho phương tiện.
Đại sứ Trương Triều Dương: Từ Scarborough đến Tư Chính, nghĩ về bài học ứng xử với Trung Quốc ở Biển Đông - Ảnh 3.
Chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông là tiến hành xâm lấn từng bước nhưng rất quyết đoán. Trên thực tế, có thể coi Trung Quốc đã bắt đầu chiến lược này ngay từ năm 1974 khi họ đã tận dụng thời cơ đục nước béo cò dùng vũ lực xâm chiếm Hoàng Sa, vốn thuộc chủ quyền của Việt Nam từ bao đời.