Thứ Năm, 3 tháng 12, 2015

QUAN LỚN CÔNG AN CSVN ĐI CÔNG TÁC ĐÃ BÓP VÚ CÔ GÁI TRẺ NAM HÀN TRONG THANG MÁY NÊN BỊ BẮT GIAM TÙ

5VietPress USA (06-11-2015): Bản tin trên báo chí Nam Hàn Korea News tại Linkhttp://news.joins.com/article/19003008 vừa loan tin rằng Cảnh Sát Bucheon đã bắt giữ một “Đồng chí” Lãnh Đạo Cao cấp Công An Nhân Dân nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam vì đã bóp vú một cô gái trẻ Hàn Quốc khi đi chung trong thang máy tại một Khách sạn.

Friday, November 06, 201

Người dân Thủ đô đang phải “ngoi ngóp thở” hằng ngày

(Xã hội) -  Hà Nội là một trong hai thành phố “nghèo” không khí sạch nhất và từng ngày, bầu không khí mà hàng triệu người hít thở vẫn đang bị ô nhiễm quá giới hạn cho phép nhiều lần.

Người dân Thủ đô đang phải “ngoi ngóp thở” hằng ngày
Ảnh minh họa.
Nhiều chuyên gia lo ngại, nếu cứ tiếp tục tình trạng này thì chẳng bao lâu nữa, chúng ta không thể kiểm soát nổi bệnh tật hoành hành.

NATO “bơm” nhiều vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ “đấu” với Nga

(Quốc tế) - Reuters dẫn lời các quan chức của Liên minh Bắc Đại Tây Dương, hôm 01/12/2015 cho biết sắp tới NATO dự kiến cung cấp cho quân đội Thổ Nhĩ Kỳ nhiều máy bay, tàu chiến và tên lửa để giúp Ankara tăng cường an ninh ở biên giới với Syria.

NATO “bơm” nhiều vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ “đấu” với Nga
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu và Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg – REUTERS /Francois Lenoir
Trong khi đó một số nguồn tin ngoại giao tại Brussels nhận định, quyết định trên nhằm hỗ trợ Ankara trước khả năng không quân Nga có thể xâm phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ, đặc biệt từ sau sự cố chiếc chiến đấu cơ Su-24 của Nga bị không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ cách đây hai tuần tại vùng biên giới với Syria.

Chơi dao sắc có ngày đứt tay


HỒNG THỦY

(GDVN) - Trung Quốc tiến thoái lưỡng nan: Chủ nghĩa dân túy có thể chiếm quyền điều khiển phản ứng chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông.

Jiang Zongqiang, trợ lý nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Biển Đông do Trung Quốc thành lập và Hu Xin, thành viên Viện Nghiên cứu Trung Quốc - Mỹ tại Washington ngày 3/12 có bài phân tích trên The Straits Times với tiêu đề: "Trung Quốc tiến thoái lưỡng nan: Chủ nghĩa dân túy có thể chiếm quyền điều khiển phản ứng chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông".
Bài viết đưa ra nhiều vấn đề không mới với thế giới, nhưng mới với dư luận và giới nghiên cứu Trung Quốc, rất đáng lưu ý.
Chơi dao sắc có ngày đứt tay, huống hồ lại là con dao hai lưỡi. Ảnh minh họa: Wikipedia.
Đổ thừa cho Mỹ
Hai học giả Trung Quốc nói rằng: Hoạt động quyết đoán của Hoa Kỳ trong việc tuần tra tự do hàng hải trên vùng biển tranh chấp ở Biển Đông đã thổi bùng chủ nghĩa dân túy ở Trung Quốc và nguy cơ Bắc Kinh phản ứng ngày càng hung hăng hơn.

Vì tương lai đất nước, CEO fecabook Mark Zuckerberg nêu lý do hiến tặng 99% tài sản làm từ thiện

Đề xuất của Hai Xe Ôm: Đại hội Đảng CSVN lần thứ 12 nên mời CEO Mark Zuckerberg sang làm Tổng Bí Thư...chắc sẽ chống được tham nhũng ?!
Ai tán thành xin cho một " CÒM" !
Mark Zuckerberg, CEO của Facebook vừa đăng tải trên trang facebook của mình một lá thư gửi cho cô con gái mới chào đời của anh. Trong thư Mark cũng bày tỏ nguyện vọng sẽ tặng 99% số cổ phiếu mình có ở Facebook để làm từ thiện. Dưới đây là toàn văn bức thư mà mà Mark đã viết.

Max yêu quý,
Mẹ con và bố thật không có đủ từ ngữ để miêu tả niềm hy vọng mà con đã mang đến cho bố mẹ. Rồi đây cuộc sống mới của con sẽ đầy ắp những hứa hẹn, và bố mẹ hy vọng con sẽ luôn hạnh phúc và khỏe mạnh để khám phá nó được trọn vẹn nhất. Con đã cho bố mẹ một lý do để suy ngẫm về thế giới mà chúng ta muốn con sống trong đó.

Đại Vệ Chí Dị: Thằng Bạo tuy tham tàn, nhưng cũng chỉ có nó mới giữ được nhà Sản

Nước Vệ triều nhà Sản năm thứ 70.

 Sau khi Trăm Xanh đột tử, kế đến Quảng Phệ bị bệnh bất ngờ không nắm được toàn bộ quyền binh.  Đại thần nghị chính coi kinh thành là Sáng Quyết bãi miễn chức vụ làm chấp chính kinh thành. 

Chúa nói với thuộc hạ.

- Có hai kẻ đáng sợ nhòm ngó ngôi Vương đã thất thế. Vệ Kính Vương muốn chọn ai trong số đại thần còn lại nối ngôi cũng không đáng ngại nữa. Từ nay tạm thời hoà hiếu với bên Vương Phủ để cùng lo gánh vác giang san.

Chúa và Vương trở nên hoà hoãn, quan hệ mật thiết, cùng bàn chuyện quốc gia đại sự. Chúa bàn với Vương.


- Nay ngân khố cạn kiệt, chẳng mấy hết tiền nuôi quân. Nước Tề lại trở mặt nhân lúc này để lấn áp ngoài biển nước ta. Chả còn nơi nào trông cậy, duy chỉ có mấy nước phương Tây có thể vay mượn thêm. Ý Vương tính sao.?

Thứ Tư, 2 tháng 12, 2015

Biển Đông sẽ trở thành “ao hồ” của Trung Quốc vào năm 2049?

ĐÔNG BÌNH

(GDVN) - Học giả Thụy Sĩ đặt ra rất nhiều câu hỏi liên quan đến Trung Quốc vào năm 2049, đó là những vấn đề liên quan trực tiếp đến lợi ích, an ninh của Việt Nam.
Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 1 tháng 12 dẫn tờ "The Globalist" Mỹ ngày 29 tháng 11 đăng bài viết "Tháng 10 năm 2049, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tròn 100 tuổi" của giáo sư Jean-Pierre Lehmann, Học viện phát triển quản lý quốc tế Lausanne, Thụy Sĩ.
Trung Quốc ra sức tiến hành bành trướng lãnh thổ và bành trướng quân sự ở Biển Đông
Theo bài viết, năm 2049 sẽ là tròn 100 năm nước "Trung Quốc mới". Vậy vào năm 2049 Trung Quốc và thế giới sẽ như thế nào, có rất nhiều vấn đề đặt ra và cần giải đáp:
1. Trung Quốc có thu nhập trung bình hay thu nhập cao? Nửa thế kỷ qua, các nền kinh tế thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình có thể nói là hiếm có: Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan. Trung Quốc lúc đó phải chăng sẽ được toại nguyện?

Những hiệu ứng “sốc” bắt đầu xuất hiện sau cuộc hội ngộ Mã – Tập

3 hours trước 754 lượt xem

Cuộc gặp giữa lãnh đạo Trung Quốc Đại Lục và Đài Loan ngày 7/11 là tín hiệu mới trong hoạt động ngoại giao của ông Tập Cận Bình. (Ảnh: Internet)
Cuộc gặp giữa lãnh đạo Trung Quốc Đại Lục và Đài Loan ngày 7/11 là tín hiệu mới trong hoạt động ngoại giao của ông Tập Cận Bình. (Ảnh: Internet)
Cuộc gặp giữa lãnh đạo Trung Quốc Đại Lục và lãnh đạo Đài Loan ngày 7/11 là tín hiệu mới trong hoạt động ngoại giao của ông Tập Cận Bình, phá bỏ chính sách ngoại giao cứng rắn, đối đầu của các lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trước đây đối với Đài Loan. Sự kiện này không chỉ thay đổi cục diện ngoại giao của ĐCSTQ mà còn tạo hướng phát triển mới tốt đẹp giữa hai bờ eo biển Đài Loan. Chưa đầy một tháng sau hội ngộ Mã – Tập, những hiệu ứng “sốc” bắt đầu xuất hiện.

Thứ Ba, 1 tháng 12, 2015

Hàng ngàn người dân tại Quảng Đông biểu tình bị cảnh sát nổ súng trấn áp

Ngày 29/11, hơn chục ngàn người dân biểu tình phản đối xây nhà máy đốt rác phát điện, bị cảnh sát dùng bom cay và súng bắn làm nhiều người bị thương
Ngày 29/11, hơn chục ngàn người dân biểu tình phản đối xây nhà máy đốt rác phát điện, bị cảnh sát dùng bom cay và súng bắn làm nhiều người bị thương

Dự án nhà máy đốt rác phát điện tại trấn Kim Táo, khu Triều Dương, thành phố Sán Đầu, Quảng Đông bị hàng ngàn người dân phản đối quyết liệt. Ngày 29/11 vừa qua đã xảy ra xung đột giữa cảnh sát và người dân kháng nghị, cảnh sát đã dùng đến bom cay và nổ súng trấn áp làm hơn 10 người bị trọng thương, trong đó một em bé 13 tuổi bị trúng đạn phải đưa đi cấp cứu.

Hàng ngàn người dân bao vây trụ sở chính quyền, lực lượng cảnh sát đã dùng bom cay trấn áp

Sáng ngày 29/11, hơn chục ngàn người dân biểu tình phản đối dự án xây dựng nhà máy đốt rác phát điện. Chính quyền địa phương trấn Kim Táo, khu Triều Dương, thành phố Sán Đầu, Quảng Đông, đã huy động lực lượng cảnh sát dùng bom cay trấn áp quy mô lớn và tùy tiện bắt người. Sự việc càng làm người dân căm phẫn. Đến sáng ngày 30/8 hàng ngàn người tiếp tục đến cơ quan chính quyền đòi thả người.

Một người dân chia sẻ với Đại Kỷ Nguyên, họ không có hành vi quá khích nào và cũng chưa hô hào khẩu hiệu hay giương biểu ngữ. Trong lúc đang tranh luận với người của chính quyền thì cảnh sát lao ra dùng bom cay ném vào người dân, nhiều người trong lúc chạy loạn đã bị thương, bị bom cay làm cho mắt không mở ra được.

Ngày 29/11, hơn chục ngàn người dân tại Quảng Đông vì biểu tình phản đối dữ dội hạng mục xây dựng nhà máy phát điện bằng tiêu hủy rác đã bị lực lượng cảnh sát dùng bom cay trấn áp và nổ súng, nhiều người bị trọng thương.
Ngày 29/11, hơn chục ngàn người dân tại Quảng Đông vì biểu tình phản đối dữ dội hạng mục xây dựng nhà máy phát điện bằng tiêu hủy rác đã bị lực lượng cảnh sát dùng bom cay trấn áp và nổ súng, nhiều người bị trọng thương.

Nhà văn Nguyễn Khắc Phục: “Bay qua cõi chết”, lao thẳng vào “Hỗn độn”

Dân trí Những ngày này, Nguyễn Khắc Phục đang phải nằm viện điều trị ung thư phổi. Bệnh nan y nhưng lúc nào ông cũng giữ vững tinh thần, không chỉ cho mình mà cho cả nhà, nhất là người vợ trẻ.

Những khi có bạn đến thăm, đang mệt mỏi ông bỗng tươi tắn hẳn, hăng hái nói đủ chuyện văn chương lẫn chính trị xã hội.
Kiếp này ta đã bên nhau…
Ban đầu, sau khi chẩn bệnh, bác sĩ tiên lượng, nếu cơ thể không đáp ứng được với phương pháp điều trị, ông khó có thể qua được sáu tháng. Nếu hóa xạ tốt, cũng chỉ được một năm là bệnh có thể tái phát. Mà với loại ung thư phổi tế bào nhỏ, khi nó đã tái phát là không phương thuốc gì chống đỡ nổi nữa.
Đến thời điểm hiện tại, ông đã trải qua 31 mũi xạ trị và 5 đợt truyền hóa chất. Hóa chất truyền vào người đã đánh bật hai khối u di căn, làm nhỏ khối u nguyên phát nhưng cũng khiến cơ thể ông suy yếu, phát sinh chứng suy tim
Tuy nhiên, không hề bi quan trước tin xấu, Nguyễn Khắc Phục liên tục “động viên ngược” người thân, bạn bè, nhất là với người vợ tha thiết gắn bó, chăm sóc ông.

Trung Quốc lấy điện ở đâu để vận hành trận địa ra đa bất hợp pháp ở Trường Sa?


HỒNG THỦY

(GDVN) - Ra đa quân sự là những con thú luôn thèm khát điện năng, nó phải được cung cấp liên tục, toàn thời gian. Vận chuyển nhiên liệu hóa thạch ra đảo nhân tạo...

South China Morning Post ngày 30/11 đưa tin, Trung Quốc đã vận hành một thử nghiệm khai thác năng lượng sóng biển để tạo ra hệ thống máy phát điện với công suất tối đa vượt 200 KW nhằm phục vụ vận hành trận địa ra đa quân sự (bất hợp pháp) trên đảo nhân tạo ở Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam).
Một góc đá Gạc Ma, Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng, bồi lấp xây dựng đảo nhân tạo bất hợp pháp, ảnh: SCMP.
Trung Quốc đã lên kế hoạch xây dựng các trạm sản xuất điện từ sóng biển gần các đảo nhân tạo bồi lấp, xây dựng (bất hợp pháp) ở Biển Đông, nơi Trung Quốc (nhảy vào) tranh chấp chủ quyền, hàng hải với một số nước láng giềng, để giảm thiểu mối đe dọa mất điện tại các trận địa ra đa quân sự thiết lập (bất hợp pháp) trên đảo nhân tạo.

Chủ tịch nước: Lịch sử là cội nguồn của sức sống, là sự trường tồn của dân tộc

XUÂN TRUNG

(GDVN) - Sứ mạng của khoa học lịch sử vì vậy là hết sức nặng nề, nhưng cũng hết sức vẻ vang. Với ý nghĩa đó Chủ tịch nước luôn đánh giá cao vai trò của lịch sử.
Sáng nay (30/11), tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tới dự và chỉ đạo đại hội. 
Chủ tịch nước cho rằng, trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã viết nên những trang sử hào hùng, nhưng cũng trên chặng đường dài hàng chục thế kỷ ấy chúng ta từng nếm chải bao nỗi cay đắng và gian truân.
Lịch sử không chỉ là những cái đã qua, mà còn là người thầy dạy cho chúng ta biết được hiện tại và dự báo cho chúng ta tương lai. 
Nghiên cứu lịch sử đưa chúng ta đến những kho tàng vô giá mà cha ông ta đã đúc kết bằng mồ hôi xương máu, lịch sử là nền tảng vững chắc của truyền thống yêu nước, là điểm tựa cho lòng tin và sức mạnh của dân tộc.
Khoa học lịch sử còn là cánh cửa mở ra cho dân tộc ta tiến đến các nền văn hóa, văn minh của nhân loại.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trao đổi tại Đại hội Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam sáng nay. Ảnh Xuân Trung
Sứ mạng của khoa học lịch sử vì vậy là hết sức nặng nề, nhưng cũng hết sức vẻ vang. Với ý nghĩa đó Chủ tịch nước luôn đánh giá cao vai trò của lịch sử và các nhà sử học. 

Thủ tướng Nhật Bản tận dụng mọi cơ hội, mọi diễn đàn để nói chuyện Biển Đông

HỒNG THỦY

(GDVN) - Tân Hoa Xã càng chứng minh, Trung Quốc càng mất mặt, bởi lẽ Nhật Bản không phải một bên có yêu sách ở Biển Đông mà còn phải lên tiếng mạnh mẽ.
Tân Hoa Xã ngày 30/11 đưa tin, khoảng 2 tuần gần đây Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bận rộn liên tục. Hết tham dự hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Thổ Nhĩ Kỳ lại về Philippines dự hội nghị APEC, sau đó qua Malaysia dự hội nghị thượng đỉnh Đông Á cho đến hội nghị thượng đỉnh chống biến đổi khí hậu tại Paris. Không những bận rộn dự hội nghị quốc tế, Thủ tướng Nhật còn tranh thủ tiến hành các hoạt động ngoại giao song phương với lãnh đạo gần 20 nước.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, ảnh: AP.
Mặc dù đối tượng hội đàm khá nhiều, nhưng trọng điểm nói chuyện của Thủ tướng Shinzo Abe không thay đổi, cơ bản là đi đến đâu và gặp ai ông cũng nói chuyện Biển Đông với hy vọng, mong muốn các nước quan tâm ủng hộ và tham dự sâu hơn vào vấn đề Biển Đông. Tân Hoa Xã cho rằng kêu gọi của ông Shinzo Abe không nhận được bao nhiêu hưởng ứng.