Thứ Năm, 3 tháng 12, 2015

Vì tương lai đất nước, CEO fecabook Mark Zuckerberg nêu lý do hiến tặng 99% tài sản làm từ thiện

Đề xuất của Hai Xe Ôm: Đại hội Đảng CSVN lần thứ 12 nên mời CEO Mark Zuckerberg sang làm Tổng Bí Thư...chắc sẽ chống được tham nhũng ?!
Ai tán thành xin cho một " CÒM" !
Mark Zuckerberg, CEO của Facebook vừa đăng tải trên trang facebook của mình một lá thư gửi cho cô con gái mới chào đời của anh. Trong thư Mark cũng bày tỏ nguyện vọng sẽ tặng 99% số cổ phiếu mình có ở Facebook để làm từ thiện. Dưới đây là toàn văn bức thư mà mà Mark đã viết.

Max yêu quý,
Mẹ con và bố thật không có đủ từ ngữ để miêu tả niềm hy vọng mà con đã mang đến cho bố mẹ. Rồi đây cuộc sống mới của con sẽ đầy ắp những hứa hẹn, và bố mẹ hy vọng con sẽ luôn hạnh phúc và khỏe mạnh để khám phá nó được trọn vẹn nhất. Con đã cho bố mẹ một lý do để suy ngẫm về thế giới mà chúng ta muốn con sống trong đó.

Như các bậc làm cha mẹ khác, chúng ta mong con sẽ được lớn lên trong thế giới tốt đẹp hơn ngày hôm nay.
Ngay cả khi tin tức báo chí luôn chỉ tập trung vào những điều tệ hại, thì theo rất nhiều cách khác nhau thế giới này vẫn đang trở nên tốt đẹp hơn. Sức khỏe đang được cải thiện. Đói nghèo bị đẩy lùi. Tri thức được phát triển. Mọi người kết nối với nhau. Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong mọi lĩnh vực sẽ khiến cuộc sống của con tốt đẹp hơn nhiều so với cuộc sống của bố mẹ ngày hôm nay.
Bố mẹ tham gia vào công cuộc đó, không chỉ bởi vì bố mẹ yêu con, mà vì bố mẹ thấy bố mẹ phải có trách nhiệm với các thế hệ sau.
Bố mẹ tin rằng cuộc sống này có giá trị công bằng, và nó bao gồm rất nhiều người ở thế hệ tiếp theo. Xã hội của chúng ta có nghĩa vụ phải đầu tư ngay từ bây giờ để nâng cao đời sống của cả những thế hệ sau, chứ không phải chỉ riêng thế hệ bây giờ.
Nhưng ngay lúc này, chúng ta thường không hướng nguồn lực vào những cơ hội và thách thức lớn nhất mà thế hệ của con sẽ phải đối mặt.
Ví dụ như bệnh tật chẳng hạn. Ngày nay chúng ta tiêu số tiền để chữa bệnh cho mọi người nhiều gấp 50 lần số tiền đầu tư để nghiên cứu nên vì vậy con sẽ không bị ốm nữa.
Y học chỉ được coi là một ngành khoa học thực sự trong vòng 100 năm trở lại đây, và chúng ta đã hoàn thiện các phương pháp trị một số bệnh và một số tiến triển cho các bệnh khác. Với sự phát triển của khoa học công nghệ, chúng ta sẽ thực sự phòng chống, chữa trị và kiểm soát được gần như tất cả bệnh tật trong vòng 100 năm nữa.
Ngày nay, phần lớn mọi người chết vì năm loại bệnh – đau tim, ung thư, đột quỵ, suy nhược thần kinh và các bệnh truyền nhiễm – và chúng ta có thể đạt được những tiến bộ nhanh hơn trong việc chữa trị những loại bệnh này và các bệnh khác nữa.
Một khi bố mẹ nhận ra rằng thế hệ của con và thế hệ các con của con sẽ không còn phải chịu đựng bệnh tật, thì bố mẹ có chung một trách nhiệm là tập trung đầu tư nhiều hơn cho tương lai để biến điều này thành hiện thực. Mẹ con và bố muốn thực hiện bổn phận của mình.
Việc chữa bệnh sẽ tốn thời gian lắm đây. Trong khoảng 5 đến 10 năm nữa, sẽ có rất ít sự thay đổi. Nhưng trong dài hạn, hạn giống gieo trồng ngày hôm nay sẽ lớn lên, và một ngày nào đó, con và các con của con sẽ thấy những điều mà bố mẹ chỉ có thể tưởng tượng: một thế giới không còn bệnh tật.
Có rất nhiều cơ hội như vậy đang chờ đón. Nếu cả xã hội đều tập trung năng lực vào những thách thức này, chúng ta sẽ mang lại cho thế hệ của con một thế giới tươi đẹp hơn.
* * *
Những hy vọng của bố mẹ về thế hệ của con tập trung vào hai ý tưởng chính: thúc đẩy tiềm năng con người và đẩy mạnh sự bình đẳng.
Thúc đẩy tiềm năng con người nghĩa là đẩy xa giới hạn cuộc sống của một người có thể tuyệt vời đến mức nào.
Liệu con có thể học hỏi và trải nghiệm nhiều gấp 100 lần so với bố mẹ không?
Liệu thế hệ của bố mẹ có thể chữa mọi loại bệnh để con được sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
Chúng ta có thể kết nối thế giới này để con có thể tiếp xúc với mọi ý tưởng, con người và cơ hội?
Chúng ta có thể khai thác sản xuất năng lượng sạch để con có thể tạo ra những thứ mà bố mẹ không thể tưởng tượng nổi?
Liệu bố mẹ có thể dung dưỡng tinh thần khởi nghiệp để sau này con có thể gây dựng nên bất cứ doanh nghiệp nào và giải quyết bất vấn đề để mang lại hòa bình và thịnh vượng?
Đẩy mạnh bình đẳng là đảm bảo mọi người có thể chạm đến mọi cơ hội – bất kể quốc gia, gia cảnh hay tình thế mà họ sinh ra.
Xã hội phải làm điều này không chỉ vì công lý hay lòng nhân ái, mà vì sự vĩ đại của nhân loại tiến bộ.
Hiện tại bố mẹ đã bị đánh cắp mất các tiềm năng. Cách duy nhất để đạt được nó là tập trung vào tài năng, các ý tưởng và sự đóng góp của tất cả mọi người trên thế giới.
Liệu thế hệ của bố mẹ có thể đẩy lùi nạn đói nghèo không?
Chúng ta có thể mang đến cho mọi người dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản không?
Chúng ta có thể xây dựng các cộng đồng bao dung và cởi mở không?
Chúng ta có thể nuôi dưỡng những mối quan hệ hòa bình và thấu hiểu giữa người với người không?
Liệu chúng ta có thể trao lại quyền cho tất cả mọi người – bao gồm phụ nữ, trẻ em, các dân tộc thiểu số, người nhập cư và những người chưa hội nhập không?
Nếu thế hệ của chúng ta đầu tư vào những thứ thích đáng, câu trả lời cho mỗi câu hỏi trên là có.
* * *
Sứ mệnh này – sứ mệnh thúc đẩy tiềm năng con người và đẩy mạnh sự bình đẳng – sẽ cần một cách thức mới cho tất cả mọi người hành động vì các mục tiêu này.
Chúng ta phải đầu tư dài hạn cho 25, 50 và thậm chí là 100 năm nữa. Những thách thức này đòi hỏi thời gian rất lâu và không thể giải quyết bằng kiểu tư duy ngắn hạn.
Chúng ta phải tiếp xúc trực tiếp với những ngươi chúng ta phục vụ. Chúng ta không thể trao quyền cho những người mà chúng ta không hề hiểu nhu cầu và nguyện vọng của họ.
Chúng ta phải cải tiến công nghệ để thay đổi. Rất nhiều viện nghiên cứu đầu tư tiền của vào những khó khăn này, nhưng phần lớn các tiến bộ đều đến từ năng xuất thông qua đột phá.
Chúng ta phải tham gia các buổi tranh luận về chính sách và vận động. Rất nhiều tổ chức không sẵn sàng làm điều này, nhưng sự tiến bộ phải được hỗ trợ bởi những phong trào bền vững.
Chúng ta phải ủng hộ những nhà lãnh đạo mạnh mẽ nhất và độc lập nhất trong mọi lĩnh vực. Họp tác với các chuyên gia sẽ hiệu quả hơn và cố làm một mình.
Chúng ta phải mạo hiểm ngày hôm này để học được bài học cho ngày mai. Chúng ta mới chỉ bắt đầu thôi và sẽ còn rất nhiều thất bại ở phía trước, nhưng chúng ta sẽ lắng nghe, học hỏi và tiến về phía trước.
* * *
Những kinh nghiệm về cá nhân hóa việc học, truy cập Internet, giáo dục và sức khỏe cộng đồng đã hình thành nên triết lý của bố mẹ.
Thế hệ của bố mẹ đã lớn lên trong các lớp học nơi bố mẹ được dạy những thứ giống nhau tại với những tiến độ như nhau bất kể sở thích và nguyện vọng của bố mẹ là gì.
Thế hệ của các con sẽ đặt mục tiêu cho những gì con muốn trở thành – ví dụ như kỹ sư, bác sĩ, nhà văn hoặc nhà lãnh đạo. Con sẽ có thứ công nghệ thấu hiểu được cách học nào là tốt nhất cho con và con cần tập trung vào đâu. Con sẽ tiến bộ mau chóng trong những môn học con thích nhất, và nhận được sự giúp đỡ nhiều nhất ở những môn con gặp khó khăn. Con sẽ khám phá những chủ đề không có trong trường học ngày nay. Các giáo viên của con cũng sẽ có các công cụ và tư liệu tốt hơn để giúp con đạt được mục tiêu.
Thậm chí, các học sinh trên thế giới sẽ được sử dụng những công cụ học tập được cá nhân hóa trên Internet ngay cả khi các bạn ấy không sống gần trường học. Tất nhiên sẽ cần nhiều công nghệ tiên tiến hơn để mang lại cho mọi người một sự khởi đầu công bằng trong cuộc sống, nhưng cá nhân hóa việc học có thể sẽ mang lại cho tất cả trẻ em một nền giáo dục tốt và cơ hội bình đẳng hơn.
Bố mẹ đang bắt đầu xây dựng công nghệ ngay từ bây giờ, và những kết quả rất đáng hứa hẹn. Không chỉ có học sinh sẽ đạt kết quả cao hơn, và họ còn có được nhiều kỹ năng và sự tự tin để học bất cứ thứ gi họ muốn. Và hành trình này mới chỉ bắt đầu. Công nghệ và việc dạy học sẽ nhanh chóng cải thiện qua từng năm con đi học.
Mẹ con và bố đều đã từng dạy trẻ em học và bố mẹ đều hiểu cần phải làm gì. Chúng ta cần phải hợp tác với những nhà lãnh đạo giỏi nhất về giáo dục để giúp các trường học trên toàn thế giới tiếp cận được với phương pháp cá nhân hóa việc học. Chúng ta cần phải gặp gỡ các cộng đồng, đó là lý do vì sao bố mẹ đã bắt đầu ở khu vực Vịnh San Francisco của chúng ta. Chúng ta cần xây dựng nên những công nghệ mới và thử nghiệm những ý tưởng mới. Và tất nhiên nó sẽ mang lại những sai sót nhưng chúng ta sẽ học được những bài học trước khi đạt được mục đích.
Nhưng một khi bố mẹ hiểu được thế giới bố mẹ có thể tạo ra cho con, bố mẹ có trách nhiệm như xã hội phải tập trung đầu tư vào tương lai để biến nó thành sự thực.
Cùng với nhau, bố mẹ có thể làm được điều đó, cá nhân hóa việc học không chỉ giúp học sinh ở những trường tốt, mà còn mang lại cơ hội bình đẳng hơn đến với mọi người chỉ bằng kết nối Internet.
* * *
Rất nhiều những cơ hội tuyệt vời cho thế hệ của các con sẽ đến từ việc để mọi người được truy cập Internet.
Mọi người thường nghĩ rằng Internet chỉ dùng để giải trí hoặc liên lạc. Nhưng đối với phần lớn mọi người trên thế giới, Internet có thể là huyết mạch.
Nó mang lại giáo dục nếu con không sống ở gần trường. Nó mang lại các thông tin liên quan đến sức khỏe về phòng tránh bệnh hoặc cách nuôi con khỏe mạnh nếu con không sống gần bác sỹ. Nó mang lại các dịch vụ về tài chính nếu con không ở gần ngân hàng. Nó mang lại việc làm và các cơ hội nếu con không sống trong một nền kinh tế vững mạnh.
Internet quan trọng đến mức cứ 10 người sử dụng nó, thì có 1 người thoát khỏi đói nghèo và một công việc mới được tạo ra.
Tất nhiên vẫn còn hơn một nửa dân số thế giới – hơn 4 tỉ người – chưa được truy cập Internet.
Nếu thế hệ bố mẹ kết nối với họ, bố mẹ có thể giúp hàng trăm triệu người thoát khỏi đói nghèo. Bố mẹ có thể giúp hàng triệu trẻ em đến trường và cứu hàng triệu người thoát khỏi bệnh tật.
Sự cố gắng trong dài hạn này chỉ có thể được hoàn thiện bằng công nghệ và quan hệ đối tác. Cần phải chế tạo ra công nghệ mới để giúp việc truy cập Internet rẻ hơn và cả những vùng sâu vùng xa cũng có thể truy cập được. Cần phải hợp tác với các chính phủ, các tổ chức phi lợi nhuận và các công ty. Cần phải tiếp xúc với các cộng đồng để hiểu họ cần gì. Những người giỏi sẽ có những cách nhìn khác về con đường tốt nhất, và chúng ta phải cố gắng rất nhiều trước khi có thể thành công.
Nhưng cùng với nhau chúng ta có thể thành công và tạo ra một thế giới bình đẳng hơn.
* * *
Công nghệ không thể tự nó giải quyết vấn đề. Việc xây dựng một thế giới mới phải được bắt đầu bằng việc xây dựng các cộng đồng vững chắc và khỏe mạnh.
Trẻ em sẽ có được các cơ hội tốt nhất khi chúng được học. Và chúng chỉ học tốt nhất khi chúng khỏe mạnh.
Sức khỏe đi kèm với tình yêu thương gia đình, dinh dưỡng tốt và một môi trường sống an toàn, ổn định.
Những đứa trẻ phải đối mặt với những trải nghiệm đau thương từ bé thường không phát triển trí óc và thể chất khỏe mạnh. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những thay đổi vật lý trong phát triển trí não dẫn đến khả năng nhận thức kém hơn.
Mẹ con là một bác sĩ và một nhà giáo dục, và mẹ đã tận mắt thấy điều này.
Nếu tuổi thơ của con không khỏe mạnh, sẽ rất khó để con chạm đến tiềm năng của con một cách đầy đủ.
Nếu con phải lo lắng về chuyện cơm áo gạo tiền, hoặc lo lắng về việc lạm dụng và tội phạm, thì sẽ rất khó để con đạt được đầy đủ tiềm năng của con.
Nếu con lo sợ con sẽ phải đi tù chứ không phải học đại học chỉ vì màu da của con, hoặc gia đình con sẽ bị trục xuất, hay con có thể là nạn nhân của của các vụ bạo lực chỉ vì tôn giáo, xu hướng tính dục và giới tính của con, thì sẽ rất khó để con đạt được tiềm năng của mình.
Bố mẹ cần các thể chế hiểu rằng các vấn đề này đều liên quan đến nhau. Đó chính là triết lý của trường học kiểu mới mà mẹ con đang tạo dựng nên.
Bằng việc hợp tác với các trường học, trung tâm y tế, hội phụ huynh và chính quyền địa phương, và bằng việc đảm bảo tất cả trẻ em đều được ăn uống và quan tâm ngay từ nhỏ, bố mẹ có thể bắt đầu hóa giải sự bất bình đẳng. Chỉ khi đó bố mẹ mới bắt đầu mang lại một cơ hội bình đẳng cho mọi người.
Sẽ cần rất nhiều năm để hoàn thiện mô hình này. Nhưng đó là một ví dụ khác về sự liên quan giữa việc thúc đẩy tiềm năng con người và đẩy mạnh bình đẳng. Nếu bố mẹ muốn làm cả hai việc đó, thì đầu tiên bố mẹ phải xây dựng được các cộng đồng đoàn kết và khỏe mạnh.
* * *
Để thế hệ của con có thể sống trong một thế giới tốt đẹp hơn, có rất nhiều điều mà thế hệ của bố mẹ có sẽ phải làm.
Ngày hôm nay, mẹ con và bố cam kết sẽ dành cả cuộc đời để góp một phần nhỏ vào việc giải quyết những vấn đề trên. Bố sẽ tiếp tục cương vị CEO của Facebook trong nhiều năm tới, nhưng những vấn đề này quá quan trọng đến mức khhoong thể đợi cho đến khi con hoặc bố mẹ trưởng thành hơn. Bằng việc bắt đầu từ lúc còn trẻ, bố mẹ hy vọng thấy những lợi ích trong suốt cuộc đời.
Vì con đã bắt đầu thế hệ tiếp theo của gia đình Chan – Zuckerberg, bố mẹ cũng bắt đầu dự án Chan Zuckerberg Initiative hòa cùng với mọi người trên thế giới để thúc đẩy tiềm năng con người và đẩy mạnh sự bình đẳng cho tất cả trẻ em. Lĩnh vực đầu tiên bố mẹ hướng tới chính là cá nhân hóa việc học, điều trị bệnh, kết nối mọi người và xây dựng các cộng đồng vững mạnh.
Bố mẹ sẽ cho đi 99% số cổ phiếu bố mẹ có ở Facebook – ước tính khoảng 45 tỉ USD – trong suốt cuộc đời bố mẹ để hoàn thành sứ mệnh này. Bố mẹ biết đây chỉ là một chút đóng góp nhỏ bé so với những nguồn lực và tài năng của những người khác. Nhưng bố mẹ muốn làm điều bố mẹ có thể, để sát cánh với những người khác.
Chúng ta sẽ chia sẻ thông tin này chi tiết hơn vào tháng sau khi đã ổn định cuộc sống mới. Bố mẹ hiểu con và rất nhiều người khác sẽ có nhiều câu hỏi về việc tại sao bố mẹ làm điều đó và làm như thế nào.
Vì khi chúng ta được lên chức bố mẹ và bước sang trang mới của cuộc đời, bố mẹ muốn chia sẻ sự cảm kích sâu sắc này đến những người đã việc này trở thành hiện thực.
Bố mẹ chỉ có thể làm điều này khi bố mẹ có một cộng đồng toàn cầu cực kỳ vững chắc hậu thuẫn. Việc xây dựng nên Facebook đã tạo ra rất nhiều nguồn lực nhằm cải thiện thế hệ sau. Mỗi thành viên của Facebook đều đang đóng một vai trò nhất định trong công cuộc này.
Bố mẹ chỉ có thể đạt được điều này bằng cách đứng trên vai những người khổng lồ -- những cố vấn, đối tác và những người tuyệt vời đã đóng góp trong lĩnh vực này.
Và bố mẹ cũng chỉ có thể tập trung vào mục tiêu phục vụ cộng đồng vì bố mẹ được sống trong tình yêu thương gia đình, sự ủng hộ của bạn bè và các đồng nghiệp tuyệt vời. Bố mẹ hy vọng rồi đây con cũng sẽ có những mối quan hệ sâu sắc và đầy cảm hứng như vậy.
Max, bố mẹ yêu con rất nhiều và bố mẹ nhận thấy rõ trách nhiệm phải để lại cho con và các trẻ em khác một thế giới tốt đẹp hơn. Bố mẹ mong con sẽ có một cuộc sống chan chứa tình yêu thương, niềm hy vọng và niềm hạnh phúc con mang đến cho bố mẹ. Bố mẹ rất mong được chiêm ngưỡng những điều con mang đến cho thế giới này.
Yêu con,
Mẹ và Bố của con




7 điều thú vị có thể bạn chưa biết về "đệ nhất phu nhân" của Facebook

Chi Mai | 
7 điều thú vị có thể bạn chưa biết về "đệ nhất phu nhân" của Facebook





Là vợ của một trong những người đàn ông giàu có nhất thế giới nhưng thông tin xoay quanh cuộc sống của cô Priscilla Chan, vợ CEO Facebook hiện vẫn còn đang là câu hỏi gây tò mò cho nhiều người.





Từng sánh vai bên cạnh Mark Zuckerberg trong nhiều sự kiện lớn nhỏ nhưng chưa bao giờ Priscilla Chan - vợ CEO Facebook lại đẹp lộng lẫy như khi vợ chồng cô bất ngờ tuyên bố sẽ trao tặng 99% cổ phần Facebook trị giá 45 tỷ USD cho từ thiện vào ngày 1/12 vừa qua nhân sự kiện đón chào cô công chúa đầu lòng chào đời.
Tuy nhiên, để thấy người phụ nữ này đẹp tới nhường nào, có lẽ chúng ta sẽ không thể bỏ qua những thông tin chính sau:
1."Con nhà người ta" mà người lớn vẫn hay nhắc tới

Priscilla tốt nghiệp từ những trường đại học danh tiếng của Mỹ.
Priscilla tốt nghiệp từ những trường đại học danh tiếng của Mỹ.
Sẽ không là quá nếu nói những thành công mà Priscilla gặt hái được giống như danh sách yêu cầu mà bất kỳ bà mẹ nghiêm khắc nào cũng mong muốn con cái mình đạt được.
Trong nền tảng gia đình thuộc tầng lớp lao động người Mỹ gốc Hoa, việc là người đầu tiên trong nhà tốt nghiệp đại học được xem như niềm tự hào lớn của bố mẹ cô.
Không chỉ sở hữu tấm bằng cử nhân của trường Đại học Harvard danh tiếng, Priscilla còn tốt nghiệp chuyên ngành nhi tại Trường Đại học California, ngôi trường y danh tiếng thứ 3 nước Mỹ.
2. Một trái tim nhân hậu đáng ngưỡng mộ
Là một người nhân hậu từ lời nói tới hành động nên những việc làm của vợ chồng Priscilla Chan - Mark Zuckerberg đã thể hiện rất rõ điều đó. 
Năm 2014, họ quyên tặng 66 triệu USD cho từ thiện. Khoản tiền ý nghĩa này đã đem về cho đôi vợ chồng bác ái này vị trí 24 trong danh sách Top 50 người quyên góp của Forbes America.
Phần lớn số tiền quyên góp đều dành cho hỗ trợ bệnh viện và trường học.
Khoảng 25 triệu USD trong số đó được trao tặng riêng cho Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), tổ chức y tế được thành lập ra để điều trị dịch bệnh Ebola ở Tây Phi.
3. Đối với cô ấy, học hành là chuyện hệ trọng

Priscilla trong lễ trao giải cho một sinh viên tài năng.
Priscilla trong lễ trao giải cho một sinh viên tài năng.
Trong cuộc phỏng vấn truyền hình đầu tiên trên show "Today" của Mỹ vào tháng 5/2014, Priscilla Chan cho biết, học thức có ý nghĩa rất quan trọng đối với bản thân cô.
Vì vậy, đó chính là lý do khiến vợ chồng cô đi tới quyết định quyên tặng phần lớn tài sản của mình cho giáo dục.
Theo Priscilla, hệ thống trường công lập đã giúp cô có được thành công ngày nay. Điều này có thể thấy rõ khi các giáo viên trước kia của Priscilla đều đang hỗ trợ cô điều hành một loạt dự án giáo dục.
Hiện tại, Priscilla còn đang giữ chức CEO của trường học hợp tác giữa sức khỏe và giáo dục kiểu mới có tên The Primary.
4. Người chị lớn có trách nhiệm
Priscilla là chị cả trong gia đình có ba chị em gái, khoảng cách chênh lệch tuổi giữa cô và em út là 8 tuổi. Tuổi thơ của Priscilla chỉ gắn liền với việc dạy bảo các em, thậm chí là làm người mẹ thứ hai cho cô út.
5. Nói 3 thứ tiếng thành thạo

Ông bà của Priscilla không nói được tiếng Anh nên cô đã học tiếng Quảng Đông.
Ông bà của Priscilla không nói được tiếng Anh nên cô đã học tiếng Quảng Đông.
Ngoài tiếng Anh, Priscilla có thể nói thành thạo tiếng Tây Ban Nha và tiếng Quảng Đông.
Kể lại về cơ duyên học ngoại ngữ, Priscilla cho biết, học tiếng Quảng Đông đã giúp cô có thể trò chuyện được với ông bà người gốc Hoa - Việt của mình.
Còn sau khi thấy phần lớn bệnh nhân của mình đều nói tiếng Tây Ban Nha, cô quyết định tiếp tục theo học.
6. Cô ấy có một mối tình đẹp như cổ tích từ thời sinh viên

Priscilla và Mark đã gặp và yêu nhau từ thời sinh viên.
Priscilla và Mark đã gặp và yêu nhau từ thời sinh viên.
Trước khi kết hôn vào năm 2012, Priscilla và Mark đã yêu nhau gần 10 năm. Chuyện tình của họ bắt đầu sau lần gặp gỡ ở hành lang phòng vệ sinh trong một bữa tiệc của trường Harvard. Kể từ lần gặp mặt định mệnh đó, cả hai chính thức yêu nhau.
Tuy nhiên, cũng giống như bất kỳ cặp đôi nào, họ cũng trải qua không ít thăng trầm và sóng gió. Để có được hạnh phúc bên cô công chúa nhỏ vừa chào đời, Priscilla đã sảy thai 3 lần.
Ký ức đau buồn này đã được ông chủ Facebook tâm sự trong bài viết trên trang cá nhân vào ngày 31/7/2015 vừa qua.
7. Chó cưng của gia đình tỷ phú còn nổi tiếng hơn cả bà chủ

Beast là chú chó cưng của vợ chồng ông chủ Facebook.
Beast là chú chó cưng của vợ chồng ông chủ Facebook.
Chú chó cưng Beast của vợ chồng Mark - Priscilla được xem là một trong những nhân vật có lượng theo dõi lớn nhất trên mạng xã hội Facebook. Beast có tới 2,2 triệu người theo dõi trong khi bà chủ của nó chỉ có vỏn vẹn 1,2 triệu.
theo Kenh14/TTVN


Những tỷ phú hào phóng nhất giới công nghệ làm từ thiện

CÙNG CHỦ ĐỀ


Hôm 2/12, Mark Zuckerberg thông báo sẽ cho đi 99% cổ phiếu Facebook đang nắm giữ, tương đương 45 tỷ USD. Tuy nhiên, Bill Gates vẫn là người làm từ thiện nhiều nhất với 30,7 tỷ USD cho quỹ Bill & Melinda Gates – nhằm giảm đói nghèo và bệnh tật trên thế giới.

Mark Zuckerberg, lam tu thien, Bill & Melinda Gates,
Mark Zuckerberg thông báo sẽ cho đi 99% cổ phiếu Facebook đang nắm giữ.
Hôm 2/12, CEO Facebook – Mark Zuckerberg thông báo sẽ cho đi 99% cổ phiếu Facebook đang nắm giữ, tương đương 45 tỷ USD, để mừng con gái mới chào đời. Sự đóng góp này đã củng cố vị trí một trong những người hào phóng nhất giới công nghệ của anh.
Nó cũng cải thiện danh tiếng cho giới công nghệ – vốn hay bị chỉ trích vì nới rộng bất bình đẳng thu nhập tại thung lũng Silicon và giá trị vốn hóa khổng lồ của các công ty. Trước đó, Zuckerberg và vợ – Priscilla Chan cũng đã đóng góp 1,5 tỷ USD cổ phiếu Facebook cho Quỹ Cộng đồng Thung lũng Silicon (SVCF).
Mark Zuckerberg, lam tu thien, Bill & Melinda Gates,
Vợ chồng Nicholas và Jill Woodman – nhà sáng lập hãng sản xuất camera GoPro
Vợ chồng Nicholas và Jill Woodman – nhà sáng lập hãng sản xuất camera GoPro năm 2014, cho biết họ đã đóng góp 500 triệu USD vào quỹ này.
Mark Zuckerberg, lam tu thien, Bill & Melinda Gates,
Jan Koum – đồng sáng lập ứng dụng nhắn tin miễn phí – WhatsApp
Jan Koum – đồng sáng lập ứng dụng nhắn tin miễn phí – WhatsApp cũng cam kết góp cho SVCF hơn 500 triệu USD.
Mark Zuckerberg, lam tu thien, Bill & Melinda Gates,
Sean Parker – Lãnh đạo đời đầu của Facebook
Sean Parker – Lãnh đạo đời đầu của Facebook, kiêm nhà sáng lập ứng dụng chia sẻ ảnh Napster đã cam kết chi 600 triệu USD cho một quỹ từ thiện của mình, với mục đích cải thiện xã hội, y tế và nghiên cứu khoa học.
Mark Zuckerberg, lam tu thien, Bill & Melinda Gates,
Sergey Brin
Sergey Brin của Google, vào năm 2014 đã đóng góp 383 triệu USD cho quỹ từ thiện của gia đình, hỗ trợ giải quyết nghèo đói ở khu vực San Francisco.
Mark Zuckerberg, lam tu thien, Bill & Melinda Gates,
Larry Page
Đồng sáng lập Google với anh là Larry Page cũng đóng góp số cổ phiếu Google trị giá 177 triệu USD năm 2014 cho một quỹ từ thiện mang tên cha mình – Carl Victor Page mà anh lập ra năm 2006. Quỹ này tập trung vào các lĩnh vực như giáo dục và dược phẩm.
Mark Zuckerberg, lam tu thien, Bill & Melinda Gates,
Yuri Milner
Nhà đầu tư đình đám – Yuri Milner cũng khá hào phóng. Ông là người tài trợ giải thưởng thường niên cho các nhà khoa học – Breakthrough Prizes với 3 triệu USD mỗi giải. Đầu năm nay, Milner còn cho biết ông đã chi 100 triệu USD tìm kiếm sự sống trên vũ trụ bằng cách dò sóng radio và tín hiệu ánh sáng.
Mark Zuckerberg, lam tu thien, Bill & Melinda Gates,
Bill Gates
Dù vậy, người hào phóng nhất giới công nghệ hiện vẫn là nhà sáng lập Microsoft – Bill Gates. Tính đến năm 2014, hai vợ chồng tỷ phú đã chi 30,7 tỷ USD cho quỹ Bill & Melinda Gates – nhằm giảm đói nghèo và bệnh tật trên thế giới. Gates còn là nhà sáng lập Cam kết Cho đi (Giving Pledge), khuyến khích các tỷ phú đóng góp phần lớn tài sản cho việc từ thiện
Theo vnexpress

Không có nhận xét nào: