Chủ Nhật, 3 tháng 1, 2016

Nói nghe muốn ói: Muốn chống được tham nhũng, phải làm một cuộc cách mạng; người Việt dễ trở thành dân cách mạng "kinh niên"... mất thôi

(Chính trị) - PGS.TS Phạm Xanh cho rằng phải trải qua một cuộc cách mạng thực sự mới ngăn chặn được tệ tham nhũng trong xã hội Việt Nam.

Trong thời điểm chuyển giao năm 2015-2016, VOV.VN cùng trò chuyện với GS Hoàng Chí Bảo – Ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương; PGS.TS Phạm Xanh – Khoa Lịch sử, trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội. Ở phần 1 là những đánh giá về bức tranh kinh tế – xã hội năm 2015 và dự cảm về năm 2016. Trong phần tiếp theo này sẽ nhìn lại 30 năm đổi mới đất nước (1986-2016):
"phai trai qua cuoc cach mang thuc su moi ngan chan duoc tham nhung" hinh 0
Việt Nam năm 2016: “Tôi kỳ vọng vào lớp lãnh đạo mới“
“Tôi kỳ vọng vào lớp lãnh đạo mới được lựa chọn ở Đại hội XII và được lựa chọn vào Quốc hội khóa XIV”.

“Biển Đông” & “ Thế lực thù địch” trong Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội Đảng XII

Phạm Viết Đào.

Nhận diện “ tứ thù”

Trong Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội Đảng XII (DTBCCTĐHĐXII), sau thành tựu của đất nước là một số khuyết điểm hạn chế được đề cập; Những khuyết điểm, yếu kém được truy nguồn do bởi 4 nguyên nhân; người viết tạm gọi là “ tứ thù”:
“…Những hạn chế, khuyết điểm nêu trên có nguyên nhân khách quan là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu; thiên tai, dịch bệnh; những diễn biến mới phức tạp của tình hình thế giới và khu vực, tình hình căng thẳng do tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông; sự chống phá của các thế lực thù địch.”( Chương I-)
Xin được bàn tới 2 nguyên nhân được đề cập: Vấn đề “Biển Đông” và vấn đề “ các thế lực thù địch…”

Vấn đề Biển Đông: vẫn mơ hồ trong việc lý giải quan hệ Việt-Trung

Ghi nhận: DTBCCTĐHĐXII đã chỉ ra thẳng tác nhân xấu: tranh chấp chủ quyền Biển Đông làm ảnh hưởng xấu tới đời sống chính trị kinh tế, xã hội Việt Nam làm hạn chế thành tích của Đảng, làm cho Đảng phạm khuyết điểm trong việc điều hành đất nước.
So với Báo cáo chính trị Đại hội XI đây là một bước chuyển nhận thức về quan hệ giữa Đảng CS Việt Nam với Đảng CS Trung Quốc…
Trong Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng lần thứ XI, phần 3: Quốc phòng, an ninh, đối ngoại…chỉ đề cập chung chung:
“Phát triển quan hệ với các nước láng giềng; thiết lập và nâng cấp quan hệ với nhiều đối tác quan trọng. Hoàn thành phân giới cắm mốc trên đất liền với Trung Quốc…; bước đầu đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc…”
Theo người viết bài này, việc lý giải như trên, tuy có nêu tác nhân tranh chấp chủ quyền Biển Đông với Trung Quốc nhưng vẫn còn mơ hồ, chưa có sức thuyết phục…

Bức ảnh chân dung mới của ông Tập Cận Bình nói lên điều gì ?

Xuất hiện bức ảnh chân dung mới của ông Tập Cận Bình

Trong hình ảnh ông Tập Cận Bình đọc lời chúc mừng năm mới người ta phát hiện một số thay đổi trong văn phòng của ông Tập tại Trung Nam Hải. Trong đó lần đầu tiên xuất hiện tấm hình ông Tập chụp được trong dịp tổ chức Đại lễ Duyệt binh. (Ảnh: Internet)
Trong hình ảnh ông Tập Cận Bình đọc lời chúc mừng năm mới người ta phát hiện một số thay đổi trong văn phòng của ông Tập tại Trung Nam Hải. Trong đó lần đầu tiên xuất hiện tấm hình ông Tập chụp được trong dịp tổ chức Đại lễ Duyệt binh. (Ảnh: Internet)
Ngày 31/12 vừa qua, ông Tập Cận Bình đã có lời chúc mừng năm mới trên Đài Phát thanh và Truyền hình Trung ương Trung Quốc. Ngay hôm sau khi phát biểu đã có một bài báo viết về những chi tiết thay đổi trong văn phòng của ông tại Trung Nam Hải và đề cập đến sự xuất hiện của một bức chân dung. Bức ảnh này được chụp tại Đại lễ Duyệt binh năm 2015.
Bài viết cho rằng trong chúc mừng năm mới 2014 và 2015 không thấy có những hình ảnh về gia đình ông Tập. Cái kệ sách ở bên phải văn phòng đã đổi 7 tấm hình.
Theo tiết lộ, việc thay 7 tấm hình này bắt đầu từ khi ông Tập Cận Bình đi khảo sát tại một số cơ sở quân đội và địa phương. Trong đó có một hình ảnh ông Tập Cận Bình phát biểu vào ngày 3/9/2015 tại lễ kỷ niệm tròn 70 năm cuộc chiến tranh kháng Nhật giành thắng lợi.
Trước khi kết thúc bài phát biểu tại lễ kỷ niệm này, ông Tập Cận Bình đã nắm chặt nắm đấm và hô to: Chúng ta cùng khắc ghi vào lịch sử một chân lý vĩ đại: Chính nghĩa chiến thắng! Hòa bình chiến thắng! Nhân dân chiến thắng! Tấm hình chưa từng công bố công khai này chính là đã chụp được trong thời khắc đó.

Bí ẩn về giới tính của Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai




Chu Ân Lai và lời phê duyệt giết ông Lưu Thiếu Kỳ: “Lưu tặc phải giết”

Ông Mao Trạch Đông (phải) vì tham vọng quyền lực đã dồn ông Lưu Thiếu Kỳ vào đường cùng, sau này người chủ trì việc định tội ông Lưu Thiếu Kỳ (giữa) chính là ông Chu Ân Lai (trái). (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên)
Ông Mao Trạch Đông (phải) vì tham vọng quyền lực đã dồn ông Lưu Thiếu Kỳ vào đường cùng, sau này người chủ trì việc định tội ông Lưu Thiếu Kỳ (giữa) chính là ông Chu Ân Lai (trái). (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên)


Sau khi Tổ chuyên án Lưu Thiếu Kỳ được thành lập, mọi tài liệu tội chứng về ông Lưu Thiếu Kỳ có cho đăng báo hay không đều do ông Chu Ân Lai quyết định. Nếu không có sự đồng ý của ông Chu Ân Lai thì những tài liệu này không thể đăng được.
Trong thời Cách mạng Văn hóa, ông Mao Trạch Đông vì tham vọng quyền lực đã dồn ông Lưu Thiếu Kỳ vào đường cùng, sau này người chủ trì việc định tội ông Lưu Thiếu Kỳ chính là ông Chu Ân Lai. Con của một vị tướng là thành viên trong Tổ Dự án Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chia sẻ, chính ông Chu Ân Lai đã phê chuẩn “người này phải giết”. Cựu Hội trưởng Hội Sử học Trung Quốc là Kim Xung Cập (Kim Chongji – 金冲及) cũng đã xác nhận sự thực này.
Ông Chu Ân Lai xử lý ông Lưu Thiếu Kỳ
heo một bài báo trong trong Tân Sử ký (kỳ 7), nhà nghiên cứu lịch sử cách mạng là Vương Niên (王年) từng nói, những “nhân chứng và vật chứng” thông báo cho ông Mao Trạch Đông biết chỉ nhắm vào mục đích chứng minh ông Lưu Thiếu Kỳ có tội, còn những sự thực khác chứng minh ông Lưu Thiếu Kỳ không có tội thì bị giấu đi. Với người mà ông Mao muốn thanh trừng, ông Chu Ân Lai luôn chuyển tới những tài liệu để ông Mao vừa ý. Đối với vụ án nhà lãnh đạo quân sự Hạ Long, ông Chu Ân Lai cũng áp dụng cách làm như thế.

Thứ Bảy, 2 tháng 1, 2016

TQ đang vươn lên thế siêu cường: Hoa Kỳ có cần tránh chiến tranh với TQ không?

Lời giới thiệu: Ông John Glaser là nhà nghiên cứu về an ninh thế giới tại đại học George Mason. Các bài nghiên cứu của ông thường được đăng tải trên tuần báo Newsweek, và các nhật báo Guardian, Washington Times. Đài CNN cũng thường dùng tài liệu của ông.

Trong bài nghiên cứu đăng trên tờ National Interest  , ngày 28/12/2015, tôi trích thuật sau đây, ông Glaser, trích dẫn nhiều nguồn nghiên cứu của nhiều học giả khác như Graham Allison (giáo sư môn khoa học chính trị trường John F. Kennedy of Government tại đại học Harvard); John Mearsheimer (nhà nghiên cứu về bang giao quốc tế); Lyle Goldstein (gíáo sư phụ giảng về Trung quốc và Hải quân tại trường US Naval War College); Robert Jervis (Giáo sư trường Bang giao Quốc tế Adlai Stevenson, đại học Columbia); và nhiều nhà nghiên cứu khác trong nhiều lĩnh vực như giáo sư Charles Glaser, giáo sư Daniel Drezner, Joseph M. Parent (Trường Mỹ nghệ, đại học Miami), Paul K. MacDonald (Khoa học chính trị, đại học Wellesley) và giáo sư Barry Posen (Khoa học chính trị, đại học MIT) để đi đến kết luận rằng: 

Hoa Kỳ không cần phải giành thế thượng phong tại Á châu Thái bình dương, vì chính sách này có thể tạo ra chiến tranh một cách không cần thiết với Trung quốc.

Bình luận về ý kiến của ông John Glaser, ông Nguyễn Thế Cường thuộc nhóm Họp Mặt Dân Chủ (HMDC) cho rằng nếu Hoa Kỳ theo đường lối của ông John Glaser thì cũng phải thôi, nhưng “Chỉ tội cho Việt Nam. Việt Nam sẽ là nước bị thua thiệt nhất trong vùng”. Tôi đồng ý một nửa với ông Nguyễn Thế Cường. Nửa sau ông quá lo xa. Nếu những người lãnh đạo tại Việt Nam biết dân chủ hóa đất nước, áp dụng một chính sách đoàn kết dân tộc để huy động nội lực của toàn dân thì Việt Nam cũng có cái thế của một nước mạnh như Nhật Bản, Ấn độ có thể tự lo cho mình để không bị Trung quốc chèn ép mà không cần cái khiên chắn của Hoa Kỳ.

Sau đây là nội dung bài viết:

The Ugly Truth About Avoiding War With China
(by John Glaser)

Thế giới đang lên cơn sốt với nạn ISIS (Islamic State of Iraq & Syria), nhưng việc Trung quốc đang chuyển mình để trở thành một siêu cường cũng là chuyện làm cho các lý thuyết gia về chiến tranh và hòa bình nhức đầu. Nhà nghiên cứu Graham Allison lập luận rằng thế quốc tế hiện nay giữa Hoa Kỳ và Trung quốc giống như cái thế giữa hai thành phố Athens và Sparta thuộc Hy Lạp vào thế kỷ thứ 5 trước Tây lịch và trận chiến tranh giành thế độc tôn của Sparta kéo dài 30 năm làm cho hai nước đều kiệt quệ mà nhà sử học Thucydides sau này đã dẫn ra như một bằng chứng lịch sử bi đát về sự tranh hùng để giành quyền bá chủ .

Nhắc "ngũ hổ", Tập Cận Bình "thiết quân luật" với Bộ chính trị TQ


Hải Võ | 

Nhắc "ngũ hổ", Tập Cận Bình "thiết quân luật" với Bộ chính trị TQ
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Xinhua

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được cho là đang gia tăng yêu cầu nghiêm khắc đối với các thành viên Bộ chính trị, thậm chí tiến tới hoàn thiện một cơ chế kiểm soát ngặt nghèo.



Nhắc nhở Bộ chính trị bằng bài học "ngũ hổ"
Trong 2 ngày 28-29/12/2015, Bộ chính trị trung ương đã triệu tập cuộc họp chuyên đề "sinh hoạt dân chủ". Đây là hội nghị tổng kết xây dựng tác phong thực tiễn của toàn hệ thống quan chức Trung Quốc từ sau đại hội XVIII của đảng Cộng sản Trung Quốc năm 2012.
Theo Tân Hoa Xã, các thành viên Bộ chính trị Trung Quốc được yêu cầu "liên hệ những bài học sâu sắc từ Chu Vĩnh KhangBạc Hy LaiTừ Tài HậuQuách Bá HùngLệnh Kế Hoạch... để phân tích, triển khai phê bình và tự phê bình".

Trang "mạo danh" Nguyễn Tấn Dũng gọi nhà nước Trung Quốc là... Chí Phèo

Liệu Chí Phèo sẽ làm được những gì nếu hắn nắm quyền lực và sức mạnh trong tay? Câu trả lời là “bất cứ điều gì” và Trung Quốc chính là minh chứng rõ ràng nhất.
(An Ninh Quốc Phòng) - Việt Nam vừa chính thức đáp trả công hàm của Trung Quốc gửi Liên Hợp Quốc về tình hình Biển Đông số CML/79/2015 ngày 11/12/2015. Theo đó, trong công hàm số 344/HC-2015 đề ngày 29/12/2015, phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc khẳng định “Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo Công ước Liên Hợp Quốc và luật Biển 1982”.

Năm 2014, Trung Quốc lần đầu tiên di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trong hơn 2 tháng với mục đích thăm dò dư luận, xem phản ứng của Việt Nam và các nước trước hành động xâm lấn chủ quyền ngang ngược như thế nào. Thế nhưng, ẩn giấu sau đó là ý đồ nguy hiểm hơn: hướng sự chú ý của thế giới vào giàn khoan HD981 để che giấu tiến trình bồi đắp đảo nhân tạo trái phép trên đảo Đá Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Cộng đồng Người Việt tại Sydney phản đối Trung Quốc – Kêu gọi hoà bình trên Biển Đông

Trung Quốc : Trận chiến phe cánh giành quyền nắm các tập đoàn kinh tế




Đại bản doanh của tập đoàn Phục Tinh (Fosun International) tại Thượng Hải, ngày 14/12/2015.RETUERS/Aly Song
Thông tín viên Le Monde ở Thượng Hải trong số báo đề ngày hôm nay viết về« Cuộc chiến tranh giữa các phe phái để giành những lãnh vực hàng đầu trong nền kinh tế Trung Quốc ». Tác giả nhấn mạnh, chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình thật ra là cuộc chiến đấu giành quyền kiểm soát các tập đoàn.







Mới hồi tháng 3/2015, Thường Tiểu Binh (Chang Xiaobing) còn khoe khoang về cuộc sống thanh đạm của mình. Là Chủ tịch China Unicom, công ty điện thoại lớn thứ nhì Trung Quốc, ông ta khẳng định lương tháng chỉ có 8.000 nhân dân tệ, khoảng hơn 1.100 euro.
Đến tháng 8/2015, ông lên nắm quyền China Telecom, tuy chỉ đứng hàng thứ ba nhưng có vai trò chủ đạo đối với các đường điện thoại bàn. Rồi hôm Chủ nhật 27/12, Ủy ban Kỷ luật Trung ương Đảng loan báo ông Thường bị bắt vì « nghi ngờ vi phạm kỷ luật đảng nghiêm trọng » - tức tham nhũng. Và không có gì thêm nữa, ngoài việc ông từ chức hôm 30/11.

Chuyến thăm Trung Quốc của ông Nguyễn Sinh Hùng và những hệ lụy ?

Nguyễn Sinh Hùng thăm Trung Quốc.

-Có lẽ Trung Quốc đã lợi dụng chuyến thăm của ông Nguyễn Sinh Hùng để tung hoả mù khiến cho nền cuộc đấu đá chính trường Việt Nam thêm phần rối rắm. Trung Quốc dự tính đưa quân đội vào một nước nào khác không phải Việt Nam, nhưng họ cứ mập mờ tung ra sau chuyến đi của ông Hùng.  Khiến người ta nghĩ rằng chính ông Nguyễn Sinh Hùng trên cương vị chủ tịch quốc hội Việt Nam đã sang ký kết với Trung Quốc những điều khoản như vậy ?

-Rồi cũng chính những sĩ quan an ninh Việt Nam như phó cục trưởng A67 đại tá Hà Minh Trân và thứ trưởng bộ thông tin, truyền thông Trương Minh Tuấn cũng nhân thể đổ lên đầu nhân dân Việt Nam sự sợ hãi để nhằm mục đích khủng bố dư luận tạo điều kiện cho cơ quan mình phụ trách mở rộng hoạt động. Hoặc có thể là nhằm bôi nhọ Nguyễn Sinh Hùng để mục đích sâu xa hơn là khiến dư luận căm phẫn những lãnh đạo có yếu tố thân Trung Quốc...

Cuộc đấu đá để tranh giành ngôi vị Tổng Bí Thư ĐCSVN khoá 12 diễn ra cực kỳ căng thẳng giữa các phe phái trong Đảng. Giữa lúc phức tạp như vậy, một động thái chính trị nữa cực kỳ khó hiểu và gây xôn xao dư luận là trường hợp Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng sang thăm Trung Quốc.

 Hành động của Nguyễn Sinh Hùng khiến mọi con mắt đều dồn về phía ông ta với câu hỏi đầy nghi hoặc.

Ông Hùng sang Trung Quốc để làm gì ?


Vẫn còn là " ẩn số" về chủ 12 lô đất do ông Lý Phước Cang mua hộ người khác ở Đà Nẵng ?

Người mua 12 lô đất ở Đà Nẵng nói đứng tên giúp một người

02/01/2016 07:51 GMT+7
TT - Ông Lý Phước Cang (ở thôn Dương Sơn, xã Hòa Châu, Hòa Vang, Đà Nẵng) mua 12 lô đất ven biển Đà Nẵng cho biết như vậy trong cuộc trao đổi với Tuổi Trẻ sáng 1-1.
Đây là vệt đất ở phường Khuê Mỹ (quận Ngũ Hành Sơn) do ông Lý Phước Cang đứng tên mua - Ảnh: H.Khá
Đây là vệt đất ở phường Khuê Mỹ (quận Ngũ Hành Sơn) do ông Lý Phước Cang đứng tên mua - Ảnh: H.Khá
Trả lời PV Tuổi Trẻ về dư luận nghi ngờ ông đứng tên mua giùm 12 lô đất tại khu vực ven biển thuộc phường Khuê Mỹ (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng), ông Cang nói: “Thật lòng là tôi vô cùng bức xúc vì thời gian qua báo chí thông tin không đúng bản chất sự việc liên quan đến chuyện mua đất của cá nhân tôi.
Tôi xin khẳng định rằng đến thời điểm này chưa có một phóng viên, báo chí nào gặp trực tiếp tôi để trao đổi sự việc này.