Chủ Nhật, 3 tháng 1, 2016

“Biển Đông” & “ Thế lực thù địch” trong Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội Đảng XII

Phạm Viết Đào.

Nhận diện “ tứ thù”

Trong Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội Đảng XII (DTBCCTĐHĐXII), sau thành tựu của đất nước là một số khuyết điểm hạn chế được đề cập; Những khuyết điểm, yếu kém được truy nguồn do bởi 4 nguyên nhân; người viết tạm gọi là “ tứ thù”:
“…Những hạn chế, khuyết điểm nêu trên có nguyên nhân khách quan là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu; thiên tai, dịch bệnh; những diễn biến mới phức tạp của tình hình thế giới và khu vực, tình hình căng thẳng do tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông; sự chống phá của các thế lực thù địch.”( Chương I-)
Xin được bàn tới 2 nguyên nhân được đề cập: Vấn đề “Biển Đông” và vấn đề “ các thế lực thù địch…”

Vấn đề Biển Đông: vẫn mơ hồ trong việc lý giải quan hệ Việt-Trung

Ghi nhận: DTBCCTĐHĐXII đã chỉ ra thẳng tác nhân xấu: tranh chấp chủ quyền Biển Đông làm ảnh hưởng xấu tới đời sống chính trị kinh tế, xã hội Việt Nam làm hạn chế thành tích của Đảng, làm cho Đảng phạm khuyết điểm trong việc điều hành đất nước.
So với Báo cáo chính trị Đại hội XI đây là một bước chuyển nhận thức về quan hệ giữa Đảng CS Việt Nam với Đảng CS Trung Quốc…
Trong Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng lần thứ XI, phần 3: Quốc phòng, an ninh, đối ngoại…chỉ đề cập chung chung:
“Phát triển quan hệ với các nước láng giềng; thiết lập và nâng cấp quan hệ với nhiều đối tác quan trọng. Hoàn thành phân giới cắm mốc trên đất liền với Trung Quốc…; bước đầu đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc…”
Theo người viết bài này, việc lý giải như trên, tuy có nêu tác nhân tranh chấp chủ quyền Biển Đông với Trung Quốc nhưng vẫn còn mơ hồ, chưa có sức thuyết phục…

Việc gia tăng sự gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông, cho tàu vào thăm dò, đánh đuổi ngư dân và các tuyên bố này kia quả có gây bối rối cho lãnh đạo Đảng, nhà nước; gây sự xáo trộn, bất an cho dân chúng nhất là đối với bà con ngư dân sinh sống bằng nghề đánh cá trên biển…
Những việc trên của Trung Quốc chưa tác động lớn tới GDP của toàn bộ nền kinh tế; Trung Quốc chưa dám áp đặt lênh cấm bay trên vùng trời Biển Đông; chưa dám cho tàu thuyền ngăn cản giao thương buôn bán đường biển của Việt Nam; chưa dám cho tàu vào cản phá việc khai thác dầu của Việt Nam trên Biển Đông; Trung Quốc mới cho tàu thập thò vào cắt cáp neo, gây ra vụ dàn khoan 981…
Nếu nói tác nhân xấu của nhân tố Trung Quốc đối với kinh tế-chính trị-xã hội-văn hóa-an ninh-quốc phòng của Việt Nam phải nói tới những cái bẫy đầu tư, hợp tác với Trung Quốc như: dự án bauxite Tây Nguyên, tuyến đường sặt nội đô Hà Nội dự cảm đây là một dự án nhiều rủi ro…
Mới đây, báo Tuổi trẻ đưa tin về muột cuộc hội thảo khoa học các nhà khoa học đã cảnh báo: những nhà máy nhiệt điện là những kẻ giết người hàng loạt. Theo người viết bài này, khi chúng ta để Trung Quốc đầu tư vào hệ thống, mạng lưới điện quốc gia thì chẳng khác gì Thục An Dương Vương chấp nhận cho Trọng Thuỷ sang ở rể dẫn tới mất độc quyền nỏ thần… Một mai nếu quan hệ Việt-Trung xấu, Trung Quốc chẳng cần mang quân sang mà chỉ cần cho đội quân hacker tinh nhuệ của họ đánh sập mạng lưới điện là có thể gây ra bao hệ lụy ??
Hiện tình trạng buôn lậu qua biên giới thực chất là con đường tuồn hàng phi pháp, hàng kém chất lượng làm tổn hại lâu dài đến nền kinh tế và cả đội ngũ bộ máy chức năng của lĩnh vực này; Theo con số gần đây: con số giao thương do 2 cơ quan chức năng 2 nước công bố chênh nhau tới 20 tỷ USD; Điều này chứng tỏ hàng năm Trung Quốc tuồn vào Việt Nam khoảng 20 tỷ hàng hoá mà Việt Nam không biết, không quản được…
Tất cả những cái tồn tại đó lại đem đổ cho căng thẳng trên Biển Đông là chẩn trị bệnh chưa đúng, chẳng khác gì đổ hệ lụy cách mạng văn hoá ở Trung Quốc đổ cho “ tứ nhân bang” ?
Khi đề cập tới Biển Đông DTBCCTĐH XII sử dụng nhiều những cụm từ trung tính kiểu như: Tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo trong khu vực và trên Biển Đông tiếp tục diễn ra gay gắt, phức tạp”…
Về bản chất, vấn đề Biển Đông không có chỗ tranh chấp giữa Việt Nam với Trung Quốc; Việt Nam và Trung Quốc có vùng biển chồng lấn đó là Vịnh Bắc Bộ hai nước đã phân định xong bằng một hiệp định thống nhất chia đôi Vịnh Bắc Bộ. Còn vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa theo Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển 1982 thì thuộc chủ quyền của Việt Nam; Hiện Trung Quốc cho quân đội vào xâm chiếm Hoàng Sa 1974 và một số đảo tại vùng biển Trường Sa là hành động vi phạm Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển 1982…Hành động đánh chiếm và cho bồi đắp Gacma là một hành động vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982, xâm phạm lãnh hải Việt Nam…
Vấn đề này rõ như vậy, tại sao DTBCCTĐH XII lại viết “ tình hình căng thẳng do tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông” chung chung, mơ hồ như vậy; DTBCCTĐH XII viết như vậy tức vô tình công nhận sự ngang vai giữa kẻ đi xâm lấn với người có quyền bảo vệ chủ quyền lãnh hải; Trung Quốc là người đi tranh phần lãnh hải của Việt Nam chứ Việt Nam không tranh lãnh hải của Trung Quốc …
“Thế lực thù địch, tự diễn biến hòa bình” là ai?

Nghiên cứu  DTBCCTĐH XII chúng ta thấy  có tới 6 lần nhắc tới: vấn đề phức tạp do tranh chấp trên Biển Đông, DTBCCTĐH XII không viết đích danh Trung Quốc; trong khi đó trong DTBCCTĐH XII có tới 13 lần nhắc tới việc chống các thế lực thù địch, tự diễn biến và diễn biến hoà bình…
Nếu kiểm đếm chữ thì: phần viết về việc chống các thế lực thù địch có số lượng chữ trên 1200 chữ; trong khi đó đề cập tới các tranh chấp trên Biển Đông chỉ trên dưới 500 chữ trong DTBCCTĐH XII dài 15 chương;
Trong DTBCCTĐH XII khi viết về Biển Đông sử dụng những cụm từ trung tính, mơ hồ, thiếu chuẩn xác về các khái niệm pháp lý cũng như bản chất xung đột đối kháng Việt-Trung; Trong khi đó những chỗ đề cập tới các thế lực thù địch lại được DTBCCTĐH XII viết bằng một văn phong khác, với thái độ hết sức quyết liệt, sặc mùi “dao chém đá, rạ chém cây”…Điều này thể hiện qua việc sử dụng các cụm từ: chống, tích cực đấu tranh, phản bác, ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm, làm thất bại…”
Trong DTBCCTĐH XII mặc dù tới 13 lần nhắc tới thế lực thù địch, thế lực tự diễn biến và diễn biến hoà bình nhưng lại không thấy có đoạn nào viết cụ thể, nêu bằng chứng xác thực: thế lực này là ai, ở đâu, hành vi và hậu quả các hành vi do các thế lực này gây ra là gì; đằng sau thế lực này là những ai ?
Bốn nguy cơ mà Đảng ta đã chỉ ra tiếp tục tồn tại, nhất là nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới, nguy cơ "diễn biến hòa bình" của thế lực thù địch nhằm chống phá nước ta; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí diễn biến phức tạp; khoảng cách giàu - nghèo, phân hóa xã hội ngày càng tăng, đạo đức xã hội có mặt xuống cấp đáng lo ngại, làm giảm lòng tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào Đảng và Nhà nước. Bảo vệ chủ quyền biển, đảo đứng trước nhiều khó khăn, thách thức lớn. Tình hình chính trị - xã hội ở một số địa bàn còn tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định…”
Nếu DTBCCTĐH XII không giải thích, làm rõ thì thế giới sẽ hiểu Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng chính trị chống lại quy luật “tự diễn biến”, “diễn biến hoà bình”-quy luật lượng biến thành chất; chất thúc đẩy lượng, một trong những nguyên lý cơ bản của phép duy vật biện chứng…
Đảng CS là đảng chính trị tôn thờ “phép duy vật biện chứng” nhưng lại  chủ trương chống lại “diễn biến không hoà bình”, “ tự diễn biến” đồng nghĩa với việc ủng hộ “ xuất, nhập khẩu cách mạng”…
Hồ Chí Minh người chủ trương “ Tự diễn biến hòa bình” từ năm 1946…
Còn nhớ đầu năm 1946, trước khi lên máy bay sang Pháp, ông Hồ Chí Mình đã để lại một cái “ cẩm nang” cho cụ Huỳnh Thúc Kháng và Chính phủ Việt Minh non trẻ:” Dĩ bất biến, ứng vạn biến” …
Cái cẩm nang ứng xử “ứng vạn biến” mà ông Hồ Chí Minh trao lại đó, về bản chất đó là đường lối chấp nhận “ ứng vạn biến” để áp dụng trong mọi hoàn cảnh nhằm báo vệ nền độc lập dân tộc; Ông Hồ Chí Minh là người đề ra chủ trương “ứng vạn biến” trong những thời khắc hiểm nghèo của lịch sử: thù trong, giặc ngoài, chính quyền vừa mới ra đời, đang ở trong thời kỳ trứng nước…
Chính vì đề ra chủ trương “ ứng vạn biến” nên giai đoạn 1945-1946 đã xảy ra tình cảnh:” Chúng ta ( Việt Nam) muốn hòa bình, chúng ta đã nhân nhượng; nhưng chúng ta càng nhân nhượng thì giặc Pháp càng lấn tới…”( Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến 12/1946 )
Lịch sử chưa bao giờ phê phán chủ trương “ ứng vạn biến”-tự diễn biến hòa bình, chứ không khăng khăng chỉ có con đường sử dụng bạo lực của Chính phủ Hồ Chí Minh giai đoạn 1945-1946; Trong giai đoạn này Chính phủ Hồ Chí Minh tìm mọi cách để thượng lượng, hòa hoãn với Pháp, với Tưởng Giới Thạch và cả chính phủ Mỹ…
Hiện tại, DTBCCTĐH XII lại chủ trương chống diễn biến hòa bình rất dễ trở thành “lưỡi gươm Damocles” treo lên đầu những người đang đấu tranh cho các quyền tự do, dân chủ, nhân quyền, những quyền được ghi trong hiến pháp; Những quyền này ngay trong DTBCCTĐH XII cũng đã nhiều chỗ nhắc tới là đang bị vi phạm:” Quyền làm chủ của nhân dân ở nhiều nơi, nhiều lĩnh vực còn bị vi phạm. Có lúc, có nơi, việc thực hiện dân chủ còn hạn chế hoặc mang tính hình thức…”
Trong DTBCCTĐH XII nêu:” Xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên phát ngôn, tuyên truyền, tán phát tài liệu trái Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước. Đấu tranh có hiệu quả với âm mưu, hoạt động "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch…”
Liệu những quy định của đoạn viết trên trong DTBCCTĐH XII có sẽ trở thành như một thứ “vòng kim cô” vô hiệu, triệt hủy chủ trương:
"... Tôn trọng và phát huy tự do tư tưởng trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo. Trọng dụng trí thức trên cơ sở đánh giá đúng phẩm chất, năng lực và kết quả cống hiến. Coi trọng vai trò tư vấn, phản biện, giám định xã hội của các cơ quan nghiên cứu khoa học trong việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội..."
Nếu thế lực được coi là thù địch họ liệu họ có gây nên những hệ lụy, liên quan những cái yếu kém cốt yếu, cốt tử cần phải sửa chữa, khắc phục  của bộ máy Đảng thì những luận cứ trong DTBCCTĐH XII lại đem kết và buộc tội họ nặng nề hơn những căng thẳng trong tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc?!
Nhìn nhận như vậy là Đảng CS Việt Nam đã tự đánh giá “ thù trong” nguy hiểm hơn giặc ngoài !
Không phải ngẫu nhiên mà gần đây con trai ông Lê Duẩn công bố bài Chúng ta đã thực sự tin nhân dân?

P.V.Đ.

Không có nhận xét nào: