Ngày 31/12 vừa qua, ông Tập Cận Bình đã có lời chúc mừng năm mới trên Đài Phát thanh và Truyền hình Trung ương Trung Quốc. Ngay hôm sau khi phát biểu đã có một bài báo viết về những chi tiết thay đổi trong văn phòng của ông tại Trung Nam Hải và đề cập đến sự xuất hiện của một bức chân dung. Bức ảnh này được chụp tại Đại lễ Duyệt binh năm 2015.
Bài viết cho rằng trong chúc mừng năm mới 2014 và 2015 không thấy có những hình ảnh về gia đình ông Tập. Cái kệ sách ở bên phải văn phòng đã đổi 7 tấm hình.
Theo tiết lộ, việc thay 7 tấm hình này bắt đầu từ khi ông Tập Cận Bình đi khảo sát tại một số cơ sở quân đội và địa phương. Trong đó có một hình ảnh ông Tập Cận Bình phát biểu vào ngày 3/9/2015 tại lễ kỷ niệm tròn 70 năm cuộc chiến tranh kháng Nhật giành thắng lợi.
Trước khi kết thúc bài phát biểu tại lễ kỷ niệm này, ông Tập Cận Bình đã nắm chặt nắm đấm và hô to: “Chúng ta cùng khắc ghi vào lịch sử một chân lý vĩ đại: Chính nghĩa chiến thắng! Hòa bình chiến thắng! Nhân dân chiến thắng!” Tấm hình chưa từng công bố công khai này chính là đã chụp được trong thời khắc đó.
Ngày 3/9/2015, tại lễ duyệt binh ở Thiên An Môn, ông Tập Cận Bình có tuyên bố giải trừ quân bị 30 ngàn quân và đã hô to trước khi kết thúc bài phát biểu.
Truyền thông Hồng Kông bình luận, khi ông Tập Cận Bình nhắc đến “ba tất thắng”đã hô to câu khẩu hiệu, sau đó tay phải vung lên hét to “Nhân dân chiến thắng” giống như đang tuyên chiến với một thế lực nào đó.
Bài báo phân tích, chắc hẳn ông Tập Cận Bình đang gặp quá nhiều khó khăn trong hoạt động cải cách và chống tham nhũng, vì thế muốn tạo uy thế trong Đại lễ Duyệt binh này để lấy thêm sức mạnh cho công cuộc cải cách. Ông Tập Cận Bình hô to “Nhân dân chiến thắng” xét ở một ý nghĩa lớn chính là lời tuyên chiến với thế lực gây cản trở cho hoạt động của ông ta.
Giới phân tích đa số cho rằng, Đại lễ Duyệt binh đối với ông Tập Cận Bình khi đó mang nhiều ý nghĩa đối nội hơn là đối ngoại. Ông Tập Cận Bình sau khi lên nắm quyền và thực hiện cải cách đã bị tập đoàn lợi ích của ông Giang Trạch Dân gây cản trở và phản công lại. Trong cuộc đấu giữa hai phe, ông Tập ngoài việc phải chịu áp lực cao trong kế hoạch chống tham nhũng và cải cách, vì thế sự thành tâm cống hiến sức lực của quân đội là rất quan trọng, và mục đích chính của Đại lễ Duyệt binh là để thể hiện điều này.
Sáng ngày 3/9 khi cử hành Đại lễ duyệt binh, rất nhiều quan chức cấp cao đã nghỉ hưu đều xuất hiện tại cổng lầu Thiên An Môn, nhưng truyền thông chỉ chú ý tập trung để làm nổi bật lên hình ảnh của cá nhân ông Tập Cận Bình.
Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung
Tinh Vệ biên dịch
Tinh Vệ biên dịch
Xem thêm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét