Chủ Nhật, 3 tháng 1, 2016

Bí ẩn về giới tính của Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai




Chu Ân Lai và lời phê duyệt giết ông Lưu Thiếu Kỳ: “Lưu tặc phải giết”

Ông Mao Trạch Đông (phải) vì tham vọng quyền lực đã dồn ông Lưu Thiếu Kỳ vào đường cùng, sau này người chủ trì việc định tội ông Lưu Thiếu Kỳ (giữa) chính là ông Chu Ân Lai (trái). (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên)
Ông Mao Trạch Đông (phải) vì tham vọng quyền lực đã dồn ông Lưu Thiếu Kỳ vào đường cùng, sau này người chủ trì việc định tội ông Lưu Thiếu Kỳ (giữa) chính là ông Chu Ân Lai (trái). (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên)


Sau khi Tổ chuyên án Lưu Thiếu Kỳ được thành lập, mọi tài liệu tội chứng về ông Lưu Thiếu Kỳ có cho đăng báo hay không đều do ông Chu Ân Lai quyết định. Nếu không có sự đồng ý của ông Chu Ân Lai thì những tài liệu này không thể đăng được.
Trong thời Cách mạng Văn hóa, ông Mao Trạch Đông vì tham vọng quyền lực đã dồn ông Lưu Thiếu Kỳ vào đường cùng, sau này người chủ trì việc định tội ông Lưu Thiếu Kỳ chính là ông Chu Ân Lai. Con của một vị tướng là thành viên trong Tổ Dự án Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chia sẻ, chính ông Chu Ân Lai đã phê chuẩn “người này phải giết”. Cựu Hội trưởng Hội Sử học Trung Quốc là Kim Xung Cập (Kim Chongji – 金冲及) cũng đã xác nhận sự thực này.
Ông Chu Ân Lai xử lý ông Lưu Thiếu Kỳ
heo một bài báo trong trong Tân Sử ký (kỳ 7), nhà nghiên cứu lịch sử cách mạng là Vương Niên (王年) từng nói, những “nhân chứng và vật chứng” thông báo cho ông Mao Trạch Đông biết chỉ nhắm vào mục đích chứng minh ông Lưu Thiếu Kỳ có tội, còn những sự thực khác chứng minh ông Lưu Thiếu Kỳ không có tội thì bị giấu đi. Với người mà ông Mao muốn thanh trừng, ông Chu Ân Lai luôn chuyển tới những tài liệu để ông Mao vừa ý. Đối với vụ án nhà lãnh đạo quân sự Hạ Long, ông Chu Ân Lai cũng áp dụng cách làm như thế.

Ngày 31/7/1966, ông Chu Ân Lai hai lần tìm nói chuyện với ông Khoái Đại Phúc (蒯大富), người đứng đầu phái tạo phản ở Đại học Thanh Hoa. Ông Phái Đại Phúc cung cấp tài liệu liên quan đến ông Lưu Thiếu Kỳ cùng người vợ Vương Quang Mỹ cho ông Chu Ân Lai. Sau hai lần trò chuyện đến sáu tiếng để cung cấp tài liệu cho báo Đại tự của ông Mao Trạch Đông. Tờ báo chính là quả đạn pháo để ông Mao thanh trừng ông Lưu, còn ngòi nổ chính là ông Chu. Trong đó có cả chuyện điều tra bà Vương Quang Mỹ và cho Đại học Thanh Hoa đấu tố.
Sau khi Tổ chuyên án Lưu Thiếu Kỳ thành lập, việc quyết định chọn lọc cho đăng báo những sự kiện liên quan đến định tội ông Lưu Thiếu Kỳ đều nằm trong quyền hạn của ông Chu Ân Lai. Những tài liệu nào chưa thông qua ông Chu Ân Lai thì không được công khai.
Cựu Thứ trưởng Bộ Thủy điện Lý Nhuệ (李锐) từng tiết lộ, khoảng thời gian từ năm 1983 – 1984, Ban Tổ chức Trung ương đã phụng mệnh cho tiêu hủy hàng loạt hồ sơ tài liệu. Trước khi tiêu hủy, ông Trưởng ban Trần Dã Bình (陈野萍) đã cho bà xem một tài liệu mật về chuyên án Lưu Thiếu Kỳ, trong đó có phần do Giang Thanh khởi thảo, có phần là do Chu Ân Lai tự tay viết quyết định luận tội gồm bốn điều. Nghị quyết về vấn đề Lưu Thiếu Kỳ tại Hội nghị Toàn thể lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ khóa VIII về cơ bản là do ông Chu Ân Lai tự tay viết.
Câu “Ba thiên tai bảy nhân họa” của ông Lưu Thiếu Kỳ chọc giận ông Mao Trạch Đông
Từ 1958 – 1960, ông Mao Trạch Đông phát động “Đại nhảy vọt” đã gây nạn đói chưa từng có trong lịch sử Trung Quốc với vài chục triệu người chết đói.
Từ ngày 1/11 đến ngày 7/2/1962, ĐCSTQ triệu tập Hội nghị Công tác Trung ương mở rộng với hơn bảy nghìn người tham gia, vì thế Hội nghị còn gọi là “Đại hội 7000”. Tại hội nghị, ông Mao Trạch Đông đã tự phê bình mình và thừa nhận sai lầm là theo chủ nghĩa chủ quan, thoát ly quần chúng.
Ông Lưu Thiếu Kỳ cũng có báo cáo miệng tại hội nghị do lời đề nghị của ông Mao Trạch Đông, tối ngày 26/1 ông Lưu Thiếu Kỳ đã mất cả đêm khởi thảo đề cương, sau đó đã được Mao Trạch Đông cùng các Ủy viên Thường vụ khác cho thông qua để phát biểu tại hội nghị.
Khi phê bình Đại nhảy vọt, ông Lưu Thiếu Kỳ nói: “Hiện nay không những không tiến được mà còn bị thụt lùi rất nặng, tạo một khoảng trống mênh mông.” Về nguyên nhân gây ra thảm cảnh khó khăn, ông Lưu Thiếu Kỳ nói có thiên tai, cũng có khuyết điểm và sai lầm của con người. Dù sao nguyên nhân chính không phải do thiên tai mà do con người, tức “ba phần thiên tai bảy phần nhân họa.” Sau “Hội nghị 7000,” ông Lưu Thiếu Kỳ còn nói với ông Mao Trạch Đông: “Đói chết nhiều người như thế, lịch sử sẽ viết tên tôi và anh!
Được biết, so sánh với “báo cáo trên giấy”, báo cáo miệng của ông Lưu Thiếu Kỳ đã làm rõ nhiều vấn đề hơn và gây xôn xao dư luận. Trong đó điều mọi người ấn tượng nhất là nói về nguyên nhân gây ra thảm họa là “ba phần thiên tai bảy phần nhân họa.” Nhưng cũng chính vì chuyện này mà quan hệ giữa ông Lưu Thiếu Kỳ và ông Mao Trạch Đông ngày càng căng thẳng.
Tại Hội nghị Lư Sơn vào tháng 9/1961, Mao nói sai lầm này không thể cứu vãn được. Nhưng ngày 20/12/1961, Mao lại nói: “Năm ngoái (1960), năm kia (1961) tâm trạng không mấy vui vẻ, năm nay (1961) rất vui, vì chính sách cụ thể đã phát huy hiệu lực.
Sau đó 5 năm, vào tháng 2/1967, khi Mao tâm sự cùng Trưởng đoàn đại biểu của Albania là Beqir Balluku đã nói: “Trong hội nghị 7000 người đã lộ rõ cho thấy phe chủ nghĩa sửa đổi đang muốn lật đổ chúng ta.
Tinh Vệ biên dịch
Xem thêm:

 Bí ẩn về giới tính của Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân LaiThu Hằng



wikipedia
Nhật báo Le Monde, trong số báo kép ngày 03 và 04/01/2016, đặt một câu hỏi lớn : « Liệu cựu Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai có phải là người đồng tính ? »





Dù sao đây là giả thuyết được nêu lên trong cuốn « Đời sống tình cảm bí mật của Chu Ân Lai », một tác phẩm mới của một nhà nghiên cứu Hồng Kông được phát hành ngày 31/12/2015. Bà Thái Vinh Mai (Tsoi Wing Mui), cựu Tổng biên tập tạp chí Open Magazine, đã bỏ ba năm để nghiên cứu cuốn nhật ký được viết vào năm 1918 của một trong những nhân vật chủ chốt trong lịch sử nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Chu Ân Lai, lúc đó là một sinh viên 19 tuổi đang học tại Nhật Bản, viết trong nhật ký : « Lần đầu tiên trong đời, tôi cảm thấy xúc động vì từ ‘tình yêu’ ». Vài tuần trước đó, Chu Ân Lai đã rời thành phố Thiên Tân (Tianjin). Tại đây, ông sống chung với một sinh viên khác mang tên Lý Phó Kinh (Li Fu Jing). Sau này, người bạn cùng phòng được nhận vào học tại đại học Hồng Kông.

Theo cách diễn giải của tác giả Thái Vinh Mai, có thể chính việc Lý Phó Kinh chuyển sang học tập tại thuộc địa Anh mà nhà lãnh đạo tương lai viết những dòng chữ sau : « Mình không thể nào diễn tả được bằng ngôn từ nỗi đau sâu thẳm này. Mình mất phương hướng, mất ngủ. Mình thật đáng thương ».
Năm 1921, cả hai thanh niên đều sang Anh. Lý Phó Kinh nhanh chóng được nhận vào trường đại học Manchester. Còn Chu Ân Lai, không có đủ kinh phí để trang trải việc học tại Luân Đôn, quyết định sang Pháp, nơi ông được một cơ sở cộng sản đỡ đầu.
Đời tư của các nhà lãnh đạo Trung Quốc là một chủ đề cấm kỵ và Chu Ân Lai vẫn là một hình mẫu tại Trung Quốc. Ông được đánh giá là thành phần ôn hòa so với Mao Trạch Đông. Người ta cho rằng ông là người đã dám đứng ra bảo vệ Tử Cấm Thành trước dự định phá hủy của quân đội trong cuộc Cách mạng văn hóa.
Vẫn theo suy luận của tác giả cuốn sách, định hướng giới tính của Chu Ân Lai có thể là lời giải thích tại sao ông giữ khoảng cách với người vợ Đặng Dĩnh Siêu (Deng Ying Chao).
Năm 1925, gần tròn 5 năm họ không gặp nhau và chưa bao giờ thật sự sống cùng nhau, vì ông gửi thư cầu hôn bà từ Châu Âu. Nhưng khi người vợ tương lai tới Quảng Châu gặp Chu Ân Lai, ông chỉ mỉm cười từ xa và vẫn tiếp tục cuộc trò chuyện. Lịch sử chính thức cũng nêu rằng chính mối quan hệ vợ chồng lạnh nhạt đã khiến ông toàn tâm toàn sức vào sự nghiệp xã hội.
Giải thích với nhật báo Le Monde, tác giả cuốn sách cho biết : « Tôi không tìm cách hạ thấp những huyền thoại này, nhưng những gì tôi tìm thấy được trong quá trình nghiên cứu đã phá vỡ chúng ».
Ông Bão Phác (Bao Pu), chủ nhà xuất bản chuyên phát hành tiểu sử các nhà lãnh đạo Trung Quốc (bị cấm ở Trung Hoa đại lục) giải thích : « Các tài liệu chính thức, cũng dựa trên cuốn nhật ký, kết luận là Chu Ân Ai sang Pháp để nghiên cứu chủ nghĩa Mác thật sự. Trong khi đó, tác giả Thái Vinh Mai, cũng đọc và nghiên cứu cuốn nhật ký đó, lại cho biết Chu Ân Lai muốn sang Anh với Lý Phó Kinh ».
Chủ tịch Tập Cận Bình cải tổ quân đội để củng cố vị trí
Thông báo đóng chiếc hàng không mẫu hạm thứ hai được Bộ Quốc phòng Trung Quốc đưa ra ngày 31/12/2015 là một trong những điểm quan trọng trong chiến dịch phát triển quân đội của Chủ tịch Tập Cận Bình. Phóng viên thường trú của tờ Le Monde tại Thượng Hải phân tích chiến lược mới của Trung Quốc dưới tựa đề : « Chủ tịch Tập Cận Bình cải tổ quân đội Trung Quốc ».
Thứ nhất, theo Le Monde, thông báo đang đóng tầu sân bay thứ hai khẳng định Bắc Kinh từ bỏ chiến lược phòng thủ đơn thuần. Thông tin chính thức cho biết chiếc tầu sân bay này đang được đóng tại cảng Đại Liên, miền đông bắc Trung Quốc. Điều này hoàn toàn đúng với thông tin được tạp chí quốc phòng Jane’s của Anh công bố vào tháng 09/2015 dựa trên những bức ảnh chụp từ vệ tinh.
Hàng không mẫu hạm thứ hai có trọng tải chừng 50.000 tấn và vẫn được trang bị động cơ thông thường, chứ không bằng nguyên tử lực. Điều này chứng tỏ, một mặt, Trung Quốc còn phải cải thiện trình độ công nghệ, mặt khác, Bắc Kinh tỏ ra nóng lòng cần một tầu sân bay mới. Như vậy, hàng không mẫu hạm thứ hai sẽ góp phần vào việc nâng cao vị thế tương xứng với cường quốc thứ hai trên thế giới. Trong khi đó, trước đây, quân đội Trung Quốc tập trung vào một chiến lược phòng thủ chống kẻ thù tiến gần tới biên giới với công thức « A2/AD » (Anti Access/Area Denial : Chống tiếp cận/Vùng cấm).
Chiến lược phát triển quân sự cũng được khẳng định qua ý định của Bắc Kinh mở một căn cứ quân sự tại Djibouti. Đây là chủ đề từng được tranh luận tại Trung Quốc vì hoàn toàn đi ngược với chiến lược « ẩn mình chờ thời » trên trường quốc tế được áp dụng từ gần 40 năm nay. Ngoài ra, Bắc Kinh tiến hành các công trình bồi đắp trên quần đảo Trường Sa ở biển Đông, trong đó có hai đường băng đang trong quá trình hoàn thiện.
Chủ tịch Tập Cận Bình, kiêm Tổng chỉ huy quân đội, muốn có trong tay những đội quân có khả năng tác chiến, sẵn sàng chiến đấu và có « khả năng chiến thắng một cuộc chiến trong thời kỳ công nghệ thông tin ». Lễ diễu binh ngày 03/09/2015 trên quảng trường Thiên An Môn vừa nhằm biểu dương lực lượng phục vụ mục đích chính trị trong nước, vừa nhằm khuyếch trương hình ảnh đất nước trên trường quốc tế.
Điểm thứ hai, theo nhật báo Le Monde, từ khi lên nắm quyền cách đây ba năm, Chủ tịch Tập Cận Bình muốn khẳng định rằng quân đội nằm dưới sự chỉ huy của ông. Rất nhiều sĩ quan cao cấp trong hàng ngũ quân đội đã bị thanh trừng trong chiến dịch chống tham nhũng của người đứng đầu Trung Quốc. Như vậy, ông Tập Cận Bình có thể bổ nhiệm những vị tướng tá trung thành với ông vào các vị trí đó.
Tháng 07/2015, đảng Cộng sản thông báo bắt tướng Quách Bá Hùng (Guo Bo Xiong), cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, bị kết tội nhận hối lộ để thăng chức. Một nhân vật số hai khác của quân đội, tướng Từ Tài Hậu (Xu Cai Hou), đã bị bắt giam từ năm 2014 cũng vì tội « mua quan bán chức », song ông đã chết trong tù vào năm 2015 vì bệnh ung thư trước phiên tòa xét xử. Cả hai viên tướng này đều có một điểm chung là vào Quân ủy Trung ương tháng 09/1999, dưới thời Chủ tịch Giang Trạch Dân.
Ông Tập Cận Bình còn muốn cải tổ lại cấu trúc quân đội và đã trình bày những đường hướng chính tại một diễn đàn được tổ chức vào tháng 11/2015 ở Bắc Kinh. Theo nhật báo Hồng Kông South China Morning Post, Trung Quốc sẽ được thu lại thành bốn đại quân khu, thay vì 7 như hiện nay. Trong đó, khu vực phía tây rộng lớn chiếm tới một nửa diện tích đất nước sẽ gồm cả hai vùng Tây Tạng và Tân Cương. Tác giả bài viết nhận định, việc phân chia này nhằm đảm bảo hiệu quả tác chiến của quân đội, cũng như sự phục tùng của lực lượng này.
Thế nhưng, dự kiến cải tổ này chắc chắn sẽ bị phản ứng. Điều này đã được tờ Nhật báo Quân đội giải phóng nhân dân, số ra ngày 28/12/15, « tiên lượng » với nhận định « các thế lực thù địch » đang âm mưu gạt quân đội ra ngoài lề. Trước đó, vào tháng 11/2015, Chủ tịch Tập Cận Bình đã cổ vũ quân đội duy trì « đường lối chính trị đúng đắn » và phải nắm rõ« nguyên tắc cơ bản về quyền lãnh đạo tuyệt đối đối với lực lượng vũ trang của đảng Cộng sản Trung Quốc » mà ông là người đứng đầu.
Trung Quốc phóng vệ tinh đi tìm vật chất đen trong vũ trụ
Vẫn liên quan tới Trung Quốc, bài báo « Một vệ tinh Trung Quốc đi tìm vật chất tối » trên tờ Le Figaro quan tâm tới một thành công mới trong lĩnh vực nghiên cứu vũ trụ của Trung Quốc.
Ngày 17/12/15, Trung Quốc đã phóng lên quỹ đạo một vệ tinh mang tên Dampe, để tìm kiếm những dấu vết gián tiếp của loại vật chất đen (dark matter). Loại chất này chiếm khoảng 25% khối lượng của Vũ trụ, nhưng bản chất vẫn là một bí ẩn. Hiện mới chỉ có một máy phát hiện AMS được đặt trên trạm vũ trụ quốc tế, tuy nhiên chương trình cho tới nay vẫn gặp thất bại vì chưa phát hiện được bất kì dấu hiệu nào về vật chất đen này.
Tham vọng khoa học của Trung Quốc trong lĩnh vực vũ trụ là khá mới, thế nhưng, hiện đang được phát triển với tốc độ nhanh, song song với các chương trình đã có từ trước. Ít nhất có thêm ba vệ tinh khác sẽ được phóng vào năm tới. Và rất nhiều vệ tinh khác đang trong quá trình chuẩn bị.
Nhà nghiên cứu khoa học Martin Pohl, trưởng khoa vật lý hạt nhân tại đại học Geneve, tham gia vào chương trình của Trung Quốc, nhận xét : « Cho tới nay, họ (các nhà nghiên cứu Trung Quốc) còn cần tới chúng tôi một chút, đặc biệt trong việc xây dựng các công cụ tối tân, nhưng sắp tới họ sẽ không cần nữa ».
Dưới mặt đất, các chương trình thử nghiệm liên tục được Trung Quốc thực hiện. Máy phát hiện vật chất đen Panda X đã được đưa vào hoạt động từ năm ngoái tại Tứ Xuyên (Sichuan) và mới gần đây là một dự án máy gia tốc phân tử. Nhà nghiên cứu người Pháp Yann Mambrini thuộc đại học Orsay nhận xét : « Đây là một bước ngoặt. Họ là những người duy nhất có ngân sách. Trung Quốc đang tiến tới vị trí hàng đầu trên thế giới về vật lý cơ bản. Và điều này càng có lợi cho quá trình cạnh tranh khoa học ».
Bắt mạch năm 2016
Trang nhất của nhật báo Le Monde đăng hàng tựa lớn : « Những thách thức trong năm 2016 » và nêu một số chủ đề « đau đầu » được phân tích trong 18 trang báo.
Trên quy mô quốc tế : Liên Châu Âu đối mặt với khủng hoảng nhập cư, tổ chức Nhà nước Hồi giáo hướng tới thánh chiến toàn cầu, Tổng thống Barack Obama chỉ còn 11 tháng để làm tổng kết nhiệm kỳ, Hoa Kỳ : đầu tầu tăng trưởng thế giới, tàn dư sót lại của những di tích lịch sử sau các cuộc tấn công của tổ chức Nhà nước Hồi giáo…
Trên phương diện quốc gia Pháp : Tổng thống François Hollande đối mặt với những chỉ trích vì muốn sửa đổi Hiến pháp liên quan tới việc mở rộng đối tượng bị tước quốc tịch, tỉ lệ thất nghiệp liệu có giảm bớt vào giữa năm 2016 ? Pháp khó lòng thoát khỏi « tình trạng khẩn cấp »…
Còn trang nhất của nhật báo Le Figaro lại nhận định : « Năm 2016 được dự đoán là một năm hứa hẹn cho thị trường chứng khoán » tại Châu Âu và Mỹ, vì trước hết, chính sách « thắt lưng buộc bụng » tại Châu Âu sắp kết thúc, tiếp theo là các chính sách thuế khóa sẽ bớt chặt chẽ hơn do nhu cầu ngân sách chống khủng bố và tiếp nhận di dân, theo phân tích của ông Arnaud d’Aligny thuộc công ty Sycomore AM. Tuy nhiên, tại các nước đang phát triển, đặc biệt là tại Trung Quốc, sức tăng trưởng chững lại sẽ tiếp tục diễn ra trong năm 2016, theo lời của nhà phân tích Gilles Guibout thuộc tập đoàn AXA IM.
Còn trang nhất của nhật báo Libération quan tâm tới việc « Thừa mứa dầu hỏa ». Dĩ nhiên, là khai thác dầu đạt năng suất lớn, quá mức « cầu » trên thế giới, sẽ khiến giá bán hạ, đặc biệt là từ khi Châu Mỹ và các nước vùng Vịnh đang lao vào cuộc chiến cạnh tranh thị trường. Dự trữ tăng cao, giá thành giảm, sẽ dẫn tới khả năng xảy ra khủng hoảng vào năm 2016, theo nhận định của Libération.
Biến đổi khí hậu tăng rủi ro cho các cánh đồng nho tại Pháp
Hiện tượng nhiệt độ trái đất tăng sẽ tác động xấu tới việc trồng nho làm rượu tại Pháp. Trả lời phỏng nhật báo Le Figaro, ông Valéry Laramée de Tannenberg, tác giả cuốn sách « Mối đe dọa tới rượu vang », nhận xét : « Các cánh đồng nho Pháp đang gặp nguy ».
Chuyên gia về rượu vang cho biết tại một số vùng ở Pháp, các nhà sản xuất đang lo ngại về khả năng thích ứng của cây nho trước hiện tượng trái đất nóng lên, đặc biệt là nhiệt độ tại Pháp còn tăng cao hơn mức trung bình. Hiện có khoảng 15 giống nho được trồng trên 80% diện tích đất trồng nho tại Pháp.
Ngoài ra, nhiệt độ ấm hơn cũng là môi trường lý tưởng để một số loài côn trùng sinh trưởng, như loài sâu cuốn lá nho, bướm nho, rệp son hay nhiều loài sâu gây bệnh khác. Nhiệt độ ấm hơn cũng làm trái nho ngọt hơn, và như vậy sẽ làm tăng nồng độ cồn trong rượu. Tuy nhiên, theo chuyên gia Valéry Laramée de Tannenberg, các nhà trồng nho và sản xuất rượu vẫn còn vài chục thập niên trước khi tương lai ngành rượu vang bị đe dọa thật sự.

Không có nhận xét nào: