Thứ Hai, 25 tháng 1, 2016

Việt Nam đang sùng bái mô hình Trung Cộng trong khi Tập Cận Bình đang tìm lối " thoát Trung" ?

Không phải Việt Nam, Đài Loan hay Nhật mà chính Trung Quốc mới “thoát Trung” triệt để nhất

Ngày 30/12/2015, ông Tập Cận Bình tổ chức “lớp học tập” lần thứ 29 của Bộ Chính trị ĐCSTQ (Ảnh: Video)
Ngày 30/12/2015, ông Tập Cận Bình tổ chức “lớp học tập” lần thứ 29 của Bộ Chính trị ĐCSTQ (Ảnh: Video)



Sau khi xử lý xong những đối tượng gây cản trở cho việc nắm quyền của mình thì ông Tập Cận Bình sẽ đưa Trung Quốc đi về hướng nào, vẫn tiếp tục “thoát Trung” hay quay trở về với nguồn cội gốc rễ, đó là vấn đề quốc tế đang quan tâm.
Cuối năm 2015 vừa qua, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tổ chức lớp học chung, ông Tập Cận Bình đã cho mời một học giả Nho giáo đến thuyết giảng. Quan niệm về trị nước của Nho giáo là thế nào? Có thích hợp với hệ chính trị chuyên chính một đảng không? Bài viết sẽ phân tích vấn đề này.

Học giả Nho giáo thuyết giảng tại Trung Nam Hải

Ngày 30/12/2015, Giáo sư Trần Lai, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quốc học Thanh Hoa đã được mời đến Trung Nam Hải thuyết giảng. Truyền thông Trung Quốc Đại Lục không đưa tin nhiều. Báo mạng Nhân dân đưa một vài thông tin về ông Trần Lai sau sự kiện này. Những vấn đề thuyết giảng của ông Trần Lai bao gồm: khởi nguồn, hình thành, phát triển, nội dung và đặc điểm của “tinh thần chủ nghĩa yêu nước dân tộc Trung Hoa”.
Theo thông tin, ông Trần Lai đã nhắc lại những câu cách ngôn thời cổ đại có nội dung về chủ nghĩa yêu nước, đồng thời nhấn mạnh câu“Cẩu lợi quốc gia sinh tử dĩ, khởi nhân họa phúc tị xu chi” (làm lợi cho quốc gia không màng chuyện sinh tử, không trốn tránh vì sợ tai họa), câu danh ngôn mà học giả Lâm Tắc Từ từng nhiều lần nhắc này có nguồn gốc từ «Tả truyện».
Ông Trần Lai còn cho rằng, chủ nghĩa yêu nước biểu hiện cụ thể như yêu quê, luyến đất, kính tổ tiên, giữ văn hóa Trung Hoa, bảo vệ thống nhất quốc gia, lo cho dân cho nước, chống lại ngoại bang, vì lý tưởng dân giàu nước mạnh. Nhưng điểm nổi bật trong chủ nghĩa yêu nước của người Trung Quốc nhấn mạnh hòa bình, và giao lưu hội nhập.
Hết khoảng một giờ diễn thuyết còn có thêm 20 phút trả lời câu hỏi. Sau buổi diễn thuyết, ông Tập Cận Bình khen ngợi ông Trần Lai “giảng giải vấn đề rất hay”. Ông Tập nhấn mạnh, nêu cao tinh thần chủ nghĩa yêu nước cần tôn trọng và quảng bá nền văn hóa – lịch sử của người Trung Hoa.
Ông Trần Lai là người có thâm niên nghiên cứu văn hóa truyền thống Trung Quốc. Hiện giữ chức Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quốc học Thanh Hoa. “Tứ đại quốc học đạo sư” nổi danh của Viện Quốc học Thanh Hoa trước thập niên 80 thế kỷ trước lần lượt là: Vương Quốc Duy, Lương Khải Siêu, Triệu Nguyên Nhậm, Trần Diễn Cách.

Tại sao ông Tập Cận Bình lại mời học giả Nho giáo đến Trung Nam Hải diễn giảng?

Học giả Ngô Tộ Lai, một cán bộ cũ của Viện Nghệ thuật Trung Quốc đã chia sẻ:

“Họ muốn dựa vào văn hóa truyền thống để quản trị xã hội hiện đại, đặc biệt là đẩy mạnh giáo dục đạo đức trong nhân dân, vì đây là đại nạn của xã hội Trung Quốc ngày nay.”

Ông Ngô Tộ Lai cho rằng, xã hội Trung Quốc ngày nay không còn pháp luật, không còn chính nghĩa, không còn đạo đức, chính phủ hủ bại, tham quan khắp nơi, tư pháp mục nát, mua quan bán chức, tất cả đều xuất phát từ nội bộ ĐCSTQ.

Đại hội Đảng 12: " Cuộc đại chiến Xích Bích" đã có gió đông nam nổi lên từ trong nội bộ Đảng

Có thể tiến tới bầu trực tiếp Tổng Bí thư

24/01/2016 22:39

Ông Vũ Ngọc Hoàng - Ủy viên Trung ương khóa XI, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương - tỏ ý tin tưởng nếu quyết tâm, tích cực, chủ động thì có thể tiến tới bầu trực tiếp Tổng Bí thư tại Đại hội Đảng

Phóng viên: Ông có cho rằng thực hiện tranh cử trong Đảng sẽ giúp đánh giá, lựa chọn chính xác hơn những người giữ trọng trách?
- Ông Vũ Ngọc Hoàng: Tôi nghĩ về lâu dài, công tác bầu cử trong Đảng nên có tranh cử để nhiều người lên trình bày phương án của mình trước đông người, nói rõ dự định nếu trúng cử vào vị trí đó sẽ làm gì… Sau đó, các ứng cử viên tranh luận với nhau một cách công khai. Đó là một cơ chế tốt, tiến bộ, cần tích cực chuẩn bị nhằm sớm triển khai. Đương nhiên, một cơ chế như vậy phải chuẩn bị kỹ. Để có môi trường tranh cử lành mạnh thì phải có khung pháp lý, cơ chế nhằm bảo đảm sự lành mạnh ấy. Điều đó còn cần có văn hóa để thực hiện môi trường tranh cử lành mạnh, minh bạch và không bị tác động bởi những yếu tố tiêu cực như tiền bạc, lợi ích nhóm hay ứng xử văn hóa giữa người trúng cử và người không trúng cử. Ở phương Tây, họ tranh cử với nhau rất thẳng thắn nhưng hôm sau, khi ông này trúng cử thì ông kia vẫn chúc mừng vui vẻ. Còn ở phương Đông, không khéo là hầm hầm tức nhau. Cho nên, để tranh cử thì cần phải chuẩn bị về văn hóa nữa. Tất nhiên, cũng phải mạnh dạn thực hiện và tiếp tục hoàn thiện.
Ông Vũ Ngọc Hoàng - Ủy viên Trung ương khóa XI, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Vũ Ngọc Hoàng - Ủy viên Trung ương khóa XI, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương
Phải chủ động chuẩn bị, phải có lãnh đạo để việc tranh cử được thực hiện tốt. Chưa chuẩn bị mà thực hiện vội thì có thể yếu tố tiêu cực xen vào, có thể rối mà khi rối thì dân chủ có thể bị thụt lùi.
Thưa ông, trong Ban Chấp hành (BCH) Trung ương khóa XI có đề cập vấn đề tiến hành tranh cử trong Đảng chưa?

Phát biểu của ông Nguyễn Hạnh Phúc gây bất lợi cho ông Trọng, tăng phiếu cho ông Dũng

Phúc Lộc Thọ.
Ông Nguyễn Hạnh Phúc, UVTW Đảng 11, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội...

Ông Trọng đang bị dư luận cho là bảo thủ, là có phần nghiêng về “ mô hình Trung Quốc” nên việc ông Nguyễn Hạnh Phúc hở ra ý kiến sau đây trong bài phỏng vấn "Tổng bí thư có đồng thời là Chủ tịch nước hay Thủ tướng tùy thuộc vào sự phân công trong Đảng"... ngay trước phiên họp bàn về bầu cử, đề cử nhân sự khác nào đẩy thêm dầu vào lửa, làm sôi dư luận và ý kiến này vô tình hay hữu ý làm cho một bộ phận xưa nay vẫn nghiêng về phía ông Dũng sẽ vùng lên vì họ sợ ông Trọng sẽ đẩy tư tưởng bảo thủ quá đà…

Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2016

Đại hội 12: Việc chọn Tổng Bí thư vẫn sẽ gay cấn đến phút cuối

Người ta nói Đại hội Đảng 12 là đại hội của các tin đồn đoán, với mục đích nhằm phục vụ cho cuộc tranh chấp quyền lực giữa 2 phe trong đảng quả là không sai. Các tin đồn đã làm nhiễu loạn thông tin và khiến cho dư luận nhiều lần mất phương hướng. Rõ nhất là từ những tin từ "các nguồn tin khả tín" về "Kết quả bỏ phiếu" bầu chọn "tứ trụ" sau Hội nghị Trung ương 14, đã sai ngay khi đưa số lượng phiếu bầu của 175 Ủy viên Trung ương, khi đã tính cả 2 ông Phạm Qúy Ngọ và Nguyễn Bá Thanh đã chết.

Tuy vậy, kể cả báo chí nước ngoài vẫn phải dẫn tin từ nguồn này. Điều đó cho thấy, thông tin về nhân sự chủ chốt của Đại hội 12 là thông tin tuyệt mật.

Chiều ngày 23/01/2016, một lần nữa thông tin "Thủ tướng xin rút, giới thiệu Tổng bí thư tái cử" trên Báo VNN (Bài báo đã bị rút ngay sau vài tiếng tồn tại -còn xem được ở đây)khi cho rằng "Thượng tướng Võ Tiến Trung, Giám đốc Học viện Quốc phòng, xác nhận Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã xin rút và được rút khỏi danh sách giới thiệu bầu Ban chấp hành TƯ khóa mới.". Điều đó đã làm dư luận hết sức xôn xao và mọi người đều cho rằng dấu chấm hết đã được dành cho ông Nguyễn Tấn Dũng.

Trước hết, chuyện "Thủ tướng xin rút, giới thiệu Tổng bí thư tái cử" là chuyện cũ từ Hội nghị Trung ương 14 được nhắc lại, chứ không phải là chuyện tại thời điểm này. Song nếu quan sát các bài báo được đăng cùng vào thời điểm ngày 23/01, như trên VnEconomy có bài “Nếu Đại hội không cho rút, các đồng chí đó lại tiếp tục ứng cử”, hay Soha với bài "Nhân dân tín nhiệm ai thì Đảng sẽ lựa chọn" và có lẽ không phải ngẫu nhiên, mà Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc bên lề ĐH 12 ngày 23/1/2016 trong cuộc trao đổi với PV Zing.vn đã nhấn mạnh: "Tổng bí thư có đồng thời là Chủ tịch nước hay Thủ tướng tùy thuộc vào sự phân công trong Đảng" v.v... và v.v...

Đại hội Đảng 12 vi phạm (có dấu hiệu): “Quy chế phát ngôn viên số 25" do Thủ tướng ký ban hành 4/5/2013…

Hai Xe Ôm.
chum anh hoat dong ben le dai hoi dang lan thu xii
Trung tâm báo chí Đại hội XII

Xem thêm:
Đại hội Đảng 12: Trời tối, đường xa... buộc phải đi ngược,làm trái...
>Hôm nay, Phạm Viết Đào nộp đơn khởi kiện hành chín Giám đốc Sở Lao động-Thương binh
Xã hội Hà Nội...
Điều 4 Hiến pháp 2013 quy định tại khoản 3:” Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật…
Căn cứ vào điều khoản này của Hiến pháp, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của Đảng CS Việt Nam là một sự kiện trọng đại, tập hợp 1510 đại biểu, hơn 100 nhà báo trong ngoài nước tham gia khai thác tin bài, do đó Ban tổ chức đại hội phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành trong đó có vấn đề cung cấp thông tin cho báo chí…

Về vấn đề cung cấp thông tin cho báo chí, ngày 4/5/2013, Thủ tướng đã ký Quyết định số 25/2013/QĐ-TTg ngày ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Như vậy Ban tổ chức Đại hội Đảng lần thứ 12 là đối tượng điều chỉnh của Quyết định số 25/2013/QĐ-TTg…vì quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2013.
Tại Điều 2 curq Quyết định 25 quy định cụ thể:
“Người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
1. Người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của cơ quan hành chính nhà nước gồm:
a) Người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước;
b) Người được người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước giao nhiệm vụ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thường xuyên (sau đây gọi là Người phát ngôn);
Họ tên, chức vụ, số điện thoại và địa chỉ e-mail của Người phát ngôn phải được công bố bằng văn bản cho các cơ quan báo chí, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí và phải được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử hoặc trang tin điện tử của cơ quan hành chính nhà nước.

Tin thất kinh: Ông Trọng có thể kiêm luôn Chủ tịch nước và Thủ tướng nếu Đại hội 12 đồng ý...

(Chính trị) - Việc Tổng Bí thư có đồng thời là Chủ tịch nước hay Thủ tướng thì tùy thuộc vào sự phân công trong Đảng, của Ban chấp hành Trung ương, không có quy định cứng…

Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc.
Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc.
Theo ông Nguyễn Hạnh Phúc, Ban chấp hành Trung ương XI tại hội nghị 14 đã giới thiệu nhân sự với quá trình sàng lọc kỹ lưỡng, qua nhiều khâu để hình thành danh sách, cân nhắc từng cá nhân phù hợp với vị trí và yêu cầu nhiệm vụ cụ thể.

Gái Tuyên


Vương Thị Mỵ, sinh năm 1982, dân tộc H’Mông, xã Hùng Lợi, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, một trong những đại biểu trẻ nhất về tham dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.

Hôm qua, thấy có bạn trẻ nói “từ xưa con gái xứ Tuyên đã đẹp nổi tiếng”. Thậm chí có lần còn thấy báo ca ngợi “danh bất hư truyền”. Chẳng biết “từ xưa” nghĩa là từ bao giờ?
Cũng giống như chuyện con ba ba ở Hồ Gươm vừa chết, nhiều người nói rằng từ xưa người Hà Nội đã coi đó là “cụ rùa”, coi đó là “hồn thiêng sông núi”. Là một người sinh ra và lớn lên ở Hà Nội,  đã nhiều lần cùng chúng bạn xem rùa nổi ở Bờ Hồ thời cắp sách tới trường, tôi khẳng định chuyện tôn vinh “cụ rùa” chỉ mới xảy ra khoảng ba chục năm nay do một số người giả danh khoa học với động cơ hoàn toàn bất lương. Đơn giản thế này thôi: vào cái thời mà đền miếu còn để hoang phế, thậm chí bị phá bỏ; đình chùa trở thành kho chứa phân bón hay thuốc trừ sâu; Thần thánh còn bị xem thường, làm sao người ta có thể tôn con rùa thành “cụ”? Điều này có thể dễ dàng kiểm chứng bằng cách giở lại những tờ báo từ nhiều năm trước.
Còn chuyện sắc đẹp của con gái Tuyên Quang thì chẳng phải “từ xưa” nào cả, chỉ mới đây thôi. Nó là thế này:
Khoảng  từ giữa những năm 60 của thế kỷ trước, dân gian các tỉnh miền Bắc, nhất là đám thanh niên, bộ đội  hay truyền nhau câu tục ngữ mới “chè Thái, gái Tuyên”. Tôi có thể khẳng định khoảng thời gian câu tục ngữ này ra đời vì ban đầu, câu này là “Chè Bắc Thái, gái Tuyên Quang”. Tên (tỉnh) Bắc Thái chỉ có từ năm 1965, sau khi thực hiện sáp nhập các tỉnh như Hà Bắc (Bắc Ninh và Bắc Giang), Bắc Thái (Bắc Cạn và Thái Nguyên), Hà Tây (Hà Đông và Sơn Tây), Nam Hà (Nam Định và Hà Nam)…

Hãy học 8 bí quyết trẻ mãi không già "kỳ diệu" của Tống Mỹ Linh

Trần Quỳnh | 

Hãy học 8 bí quyết trẻ mãi không già "kỳ diệu" của Tống Mỹ Linh

Trải qua nhiều lần thử nghiệm, Tống Mỹ Linh đã đúc kết và duy trì 8 phương pháp dưỡng sinh, dưỡng nhan “trẻ mãi không già” rất khoa học nhưng đơn giản.

Những tranh cãi xung quanh việc dưỡng sinh dưỡng nhan cho tới nay vẫn là vấn đề khiến nhiều người không khỏi đau đầu. Trên thực tế, nhiều hành động nhỏ trong cuộc sống hằng ngày cũng có thể trở thành phương pháp hiệu nghiệm để kéo dài tuổi thọ.
Là một nhân vật có nhiều ảnh hưởng trong lịch sử Trung Quốc, Tống Mỹ Linh vẫn được nhắc tới như biểu tượng của sắc đẹp, uy quyền và sự trường thọ.
Sinh năm 1897 tại Thượng Hải và qua đời năm 2003 tại Mỹ, vị phu nhân họ Tống này hưởng thọ 106 tuổi với cuộc đời trải qua ba thế kỷ.

Không chỉ là một yếu nhân có tầm ảnh hưởng về chính trị, Tống Mỹ Linh còn được nhắc tới như một huyền thoại về dưỡng nhan, dưỡng sinh (Ảnh: nguồn internet)
Không chỉ là một yếu nhân có tầm ảnh hưởng về chính trị, Tống Mỹ Linh còn được nhắc tới như một huyền thoại về dưỡng nhan, dưỡng sinh (Ảnh: nguồn internet)

Hai ông dân Nghệ khua chiêng gõ trống trên chính trường; để xem có ăn thua gì ?

(Kinh tế) - Năm cuối của chặng đường 30 năm đổi mới đã khép lại với khá nhiều thành công, giúp chúng ta có thêm nhiều niềm tin vào sự phát triển thịnh vượng của đất nước.

tin_tuc_vuong_dinh_hue
Giáo sư, Tiến sỹ Vương Đình Huệ, Trưởng Ban kinh tế Trung ương.
Năm 2015, năm đánh dấu một giai đoạn quan trọng của tiến trình phát triển, năm cuối của chặng đường 30 năm đổi mới đã khép lại với khá nhiều thành công, giúp chúng ta có thêm nhiều niềm tin vào sự phát triển thịnh vượng của đất nước trên con đường hội nhập rộng mở phía trước.

Báo Năng lượng mới của Đại tá Nguyễn Như Phong tiếp tục truy kích dự án nhà số 5B Lê Trực

(Chính trị) - Mặc dù UBND thành phố Hà Nội khẳng định việc cấp phép xây dựng nhà 8B Lê Trực là đúng quy định nhưng Thanh tra TP Hà Nội vẫn quy trách nhiệm cho lực lượng này.
mot kieu trau lam vay bun cua thanh tra ha noi
Nhà 8B Lê Trực.
Theo kết luật thanh tra về những sai phạm và trách nhiệm cụ thể của từng tổ chức, cá nhân liên quan vi phạm trật tự xây dựng tại công trình 8B Lê Trực, Thanh tra TP Hà Nội xác định trách nhiệm thuộc về UBND phường Điện Biên; Thanh tra xây dựng quận Ba Đình; UBND quận Ba Đình và Sở Xây dựng Hà Nội.
Cùng với đó, Thanh tra thành phố Hà Nội cũng chỉ ra một loạt các cá nhân phải có trách nhiệm trong việc để xảy ra những sai phạm tại công trình nhà 8B Lê Trực.