Thứ Năm, 28 tháng 1, 2016

Liên Hợp Quốc chính thức coi việc tự do truy cập Internet là một quyền cơ bản của nhân loại

Nghị quyết của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc cho rằng tất cả mọi người, không phân biệt tầng lớp, tôn giáo, giới tính, độ tuổi, dân tộc….đều có quyền được truy cập Internet và tự do thể hiện suy nghĩ, quan điểm, góc nhìn của bản thân họ trên mạng thông tin toàn cầu này.

Được truy cập Internet và tự do thể hiện suy nghĩ của mình trên Internet có nên được công nhận là một quyền cơ bản của con người? Trong một Nghị quyết được thông qua vào hôm Thứ năm vừa qua (5/7), Hội đồng Nhân quyền của Liên Hợp Quốc đã nhất trí ủng hộ quan điểm này. Theo đó, Nghị quyết này cho rằng tất cả mọi người, không phân biệt tầng lớp, tôn giáo, giới tính, độ tuổi, dân tộc….đều có quyền được truy cập Internet và tự do thể hiện suy nghĩ, quan điểm, góc nhìn của bản thân họ trên mạng thông tin toàn cầu này. Tất cả 47 thành viên của Hội đồng Nhân quyền, bao gồm cả những quốc gia nổi tiếng trong vấn đề kiểm duyệt nội dung cũng như việc truy cập vào các website của người dùng như Trung Quốc, Cuba đều đặt bút kí vào bản Nghị quyết đầy ý nghĩa này.


Tuy nhiên, sự ủng hộ của Trung Quốc đối với bản Nghị quyết này đi kèm với một điều kiện rằng “Tự do thông tin và an toàn thông tin trên mạng Internet là hai vấn đề có quan hệ mật thiết và phụ thuộc vào nhau”. Bên cạnh đó, đại biểu của Trung Quốc Xia Jingge cũng cho biết rằng việc đặt bút  kí vào bản Nghị quyết này không phải là một dấu hiệu cho thấy quốc gia này sắp sửa phá bỏ cái gọi là “Vạn lí tường lửa” (Great Firewall of China) -  một hình ảnh ví von cho sự kiểm duyệt Internet nghiêm ngặt của quốc gia này.

Bí ẩn lớn nhất về Tần Thủy Hoàng khiến hậu thế “vò đầu bứt tai”

Nguyễn Nhung | 

Bí ẩn lớn nhất về Tần Thủy Hoàng khiến hậu thế “vò đầu bứt tai”

Công cuộc khai quật lăng mộ Tần Thủy Hoàng đã thu được nhiều kết quả khả quan cho ngành khảo cổ song vẫn còn vô số bí ẩn liên quan đến nhân vật lịch sử này hiện chưa thể giải mã.

Uẩn khúc về cái chết
Tần Thủy Hoàng (259 - 210 TCN) là vị hoàng đế sáng lập ra nhà Tần và cũng là vị vua đầu tiên của đất nước Trung Quốc thống nhất, sau khi tiêu diệt 6 nước chư hầu vào năm 221 TCN, chấm dứt hơn 200 năm chiến tranh và loạn lạc.
Ông qua đời khi mới 49 tuổi và cho đến nay, cái chết của đại nhân vật lịch sử này vẫn còn là một bí ẩn chưa có lời giải đáp.
Có hai luồng quan điểm xung quanh cái chết của Tần Vương Doanh Chính. Theo đó, một quan điểm cho rằng ông chết vì mắc bệnh tại Hành cung Sa Khâu (nay thuộc tỉnh Hà Bắc) khi đang trên đường tuần du lần thứ năm nhằm tìm kiếm thuốc trường sinh bất tử.
Đây chính là thông tin được ghi chép lại trong “Sử ký” - tài liệu lịch sử quan trọng của người Trung Quốc nhằm giải thích cho cái chết của ông vua sáng lập ra nhà Tần.

Putin: Nền kinh tế Nga tổn thương nghiêm trọng vì TQ yếu kém

Hải Võ | 

Putin: Nền kinh tế Nga tổn thương nghiêm trọng vì TQ yếu kém
Ông Putin phát biểu tại Diễn đàn liên khu vực do đảng Mặt trận Nhân dân toàn Nga hôm 25/1. Ảnh: Getty Images

Nền kinh tế Nga bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi giá dầu giảm sâu, trong khi nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này, theo Tổng thống Nga Vladimir Putin, chính là tại... Trung Quốc.

Nga "khốn đốn" vì Trung Quốc
Hãng RIA Novosti (Nga) đưa tin, Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 25/1 nhận định, nguyên nhân chủ yếu khiến giá dầu thô sụt giảm mạnh là do sự yếu kém của nền kinh tế Trung Quốc cùng với sự dư thừa nguồn cung dầu mỏ.
Đánh giá trên được Putin đưa ra khi ông tham gia Hội nghị toàn thể của Diễn đàn liên khu vực do đảng Mặt trận Nhân dân toàn Nga cầm quyền tổ chức tại thành phố Stavropol.
Diễn đàn năm nay được tổ chức trong 2 ngày 24,25/1 với hơn 600 người tham dự, bao gồm các nhà hoạt động, các chuyên gia cấp khu vực và liên bang, đại diện các cơ quan chính phủ và truyền thông Nga.
Ngoài ra, đại diện Bộ phát triển kinh tế, Bộ lao động, Bộ xây dựng và cơ sở công cộng, Cục chống lũng đoạn... của Nga cũng tham dự Diễn đàn.
Tại đây, Tổng thống Putin nói về vấn đề kinh tế: "Trung Quốc là đối tác, đồng minh của chúng ta. Chúng ta và Trung Quốc có quan hệ tốt, nhưng đáng buồn là mọi người đều biết vấn đề mà họ gặp phải.

TBT Trọng tái cử: phân bổ nhân sự và đường lối

  • 27 tháng 1 2016
Đại hội ĐCSVN 12Image copyrightEPA
Image captionÔng Nguyễn Phú Trọng sinh năm 1944 tái cử chức Tổng Bí thư Đảng CSVN tại Đại hội 12 hôm 27/01/2016.
Ông Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử vào chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam ở kỳ Đại hội lần thứ 12, tuy nhiên còn có các câu hỏi nào để ngỏ và cần đặt ra về sắp xếp nhân sự và đường lối, chính sách của đảng và nhà nước Việt Nam từ sau Đại hội này.
Trước hết TS. Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp thuộc Viện Chiến lược Quốc tế và Viện Đông Nam Á của Singapore, bình luận về khả năng phân bổ của các ứng viên Bộ Chính trị được bầu tại kỳ Đại hội diễn ra từ ngày 21-28/01/2016.
Nhà nghiên cứu phân tích một số điểm mới về nhân sự mới của Đảng CSVN với Tọa đàm:
"Danh sách này có mấy việc đặc biệt như thế này, tức là trường hợp của bà Trương Thị Mai, trở thành Ủy viên Bộ Chính trị là một trường hợp đặc biệt. Như vậy là trong Bộ Chính trị của Đảng CSVN có lẽ lần đầu tiên trong lịch sử là có 3 ủy viên Bộ Chính trị là nữ, ngoài bà Mai thì có bà Tòng Thị Phóng, rồi bà Nguyễn Thị Kim Ngân. Đây là một trường hợp rất thú vị.
"Thứ hai là trường hợp của ông Phạm Bình Minh đã trở thành Ủy viên Bộ Chính trị, nó nói lên một điều rằng cái khóa 11, trong cả khóa 11 thì đã có mấy lần bỏ phiếu giữa kỳ để ông Minh trở thành (ủy viên) Bộ Chính trị, nhưng mà lại không quá bán, thì lần này ông đã trở thành Ủy viên Bộ Chính trị, thì đấy là một sự kiện mới, nó có thể nói lên nhiều điều về mặt đối ngoại của Việt Nam, cũng như thực hành đối ngoại của Việt Nam trong mấy năm tới.
"Điểm thứ ba, trong dự kiến trước đây, chúng tôi thấy là có ông Phan Đình Trạc (Phó Trưởng ban thường trực Ban Nội chính Trung ương Đảng) cũng được dự kiến để bầu vào Bộ Chính trị, nhưng mà lần này không thấy, có lẽ là đã chưa vào được, thì đấy là một sự kiện, vì nếu trường hợp để ông Trạc vào thì sẽ nắm Ban Nội chính, cũng là Ban quan trọng về mặt chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Như vậy sẽ nảy sinh ra vấn đề là sắp tới đây ai sẽ là Ủy viên Bộ Chính trị phụ trách Ban nội chính đó?

Ăn gạo hỗ trợ, người bị nôn ói, heo lăn ra chết

NLĐ

4 liên quan
UBND xã Phước Trà, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam vừa thu hồi gạo hỗ trợ người dân sau khi nhiều người ăn xong có dấu hiệu bị ngộ độc.
Ngày 27-1, ông Hồ Văn Chiêng, Chủ tịch UBND xã Phước Trà, xác nhận nhiều người dân địa phương bị nôn ói sau khi ăn cơm nấu từ gạo được hỗ trợ.
Ăn gạo hỗ trợ, người bị nôn ói, heo lăn ra chết
Số gạo này đã bị thu hồi và niêm phong tại trụ sở UBND xã Ảnh: Thanh Huyền

Thứ Tư, 27 tháng 1, 2016

Đừng “siết” nữa, dân khổ lắm rồi!

(NLĐO)- Dự thảo với hơn 1.000 loại phí và lệ phí về nông nghiệp vừa được trình lấy ý kiến của Quốc hội làm cho bất cứ ai cũng phải giật mình. Nếu cứ mạnh tay thu phí như thế này thì người dân sẽ kiệt quệ và chẳng mấy lúc chẳng còn gì để thu

Sau khi đọc bản tin của một số tờ báo tường thuật phiện họp Quốc hội (QH) vào ngày 10-8, nhiều bạn đọc không tin nổi con số hơn 1.000 loại phí và lệ phí đánh vào nông nghiệp được trình lấy ý kiến QH. Con số này quả là không tưởng nổi đối với một ngành nông nghiệp kém phát triển và mấy chục triệu nông dân còn quá khó khăn như ở nước ta.
Không đủ ăn lấy gì đóng phí?
Không cần nói thì ai cũng có thể hình dung cuộc sống của người dân ở vùng nông rất thiếu thốn. Một bộ phận lớn người dân còn nghèo, sống rất vất vả, thậm chí thiếu đói khi mùa giáp hạt. Hầu như họ chỉ đủ lo toan, chạy ăn từng bữa mà không có tích lũy gì nhiều, không lo nổi cho con cái ăn học đàng hoàng. Những loại phí “dài dằng dặc” kia thì rất “vô tư’ vẫn đều đặn có người đến thu đã và đang là gánh nặng đối với cuộc sống của họ.
Cuộc sống ở quê quá khó khăn, những đứa trẻ vào các thành phố kiếm sống. Ảnh: Hoàng Triều

TỔNG BÍ THƯ, BỘ CHÍNH TRỊ VÀ BAN BÍ THƯ KHÓA 12

 


DANH SÁCH BỘ CHÍNH TRỊ - BAN BÍ THƯ KHÓA 12

14h30 - Ngày 27 - 01 - 2016
 
Bộ Chính trị khoá XII:

1. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng,


2. PCT QH Tòng Thị Phóng,


3. Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang,


4. Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc,

Danh sách 16 Ủy viên BCH Trung ương Đảng khóa XII quê Hà Tĩnh

(Xã hội) - Trong danh sách trúng cử Ban chấp hành Trung ương khóa XII có 4 Phó thủ tướng, 6 bộ trưởng, 26 thứ trưởng. Bộ Quốc phòng có nhiều ủy viên trung ương nhất.

Những con số thú vị từ Ban chấp hành trung ương XII
Các ủy viên Trung ương chia sẻ niềm vui khi đại hội XII công bố danh sách trúng cử. Ảnh Hoàng Hà.
Danh sách 200 ủy viên Trung ương khóa XII vừa được công bố hôm qua bao gồm 104 nhân sự tái cử, 96 nhân sự tham gia lần đầu.
Cơ cấu tuổi Trung ương mới về cơ bản là “trẻ”: nhóm 39-49 tuổi chiếm 23,5%, nhóm 50-59 tuổi chiếm 70,5%, từ 63-70 tuổi hoàn toàn vắng bóng. Trên 70 tuổi có ông Nguyễn Phú Trọng.
Độ tuổi trung bình của Ban chấp hành khóa XII là 53.
Những con số thú vị từ Ban chấp hành trung ương XII
Độ tuổi trung bình của Ban chấp hành khóa XII là 53.
14 bộ trưởng không tham gia Ban chấp hành khóa XII
Trong cơ cấu Ban chấp hành Trung ương khóa mới, có 115 ủy viên chính thức từ khối trung ương trong khi ủy viên chính thức từ các địa phương là 65.

Nợ công lên 110 tỉ đô la Mỹ, lãi vay bằng 7,2% tổng chi NSNN

Nợ công Việt Nam lên đến 110 tỉ đô la Mỹ và chỉ riêng khoản chi trả lãi vay đã lên đến 7,2% tổng chi ngân sách nhà nước, Ngân hàng Thế giới cảnh báo.


WB cảnh báo, chi trả lãi vay đã chiếm tới 7,2% chi NSNN. Ảnh TH.
Báo cáo cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam do Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 20-7 cảnh báo, tình trạng mất cân đối tài khóa kéo dài đang trở nên thành mối quan ngại trong bối cảnh gia tăng nợ công.
Theo báo cáo, tính đến cuối năm 2014, tổng nợ công của Việt Nam, bao gồm nợ của chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương ước tính là 2,35 triệu tỉ đồng (khoảng 110 tỉ đô la Mỹ).
Tỷ trọng nợ công so với GDP tăng nhanh, từ 50% năm 2011 lên 59,6% năm 2014; 79,6% trong số này là nợ chính phủ, 19% là nợ được chính phủ bảo lãnh và khoảng 1,4% là nợ của chính quyền địa phương.
Bộ Tài chính dự báo tổng dư nợ công có thể đạt mức đỉnh điểm gần 65% GDP vào cuối năm 2017. Sau đó, tỷ lệ nợ/GDP sẽ giảm dần do thắt chặt tài khóa.

Hãy chứng kiến tính ưu việt của "Cơ chế thị trường định hướng XHCN" ?

Cả nước làm cả năm không đủ cho doanh nghiệp nhà nước trả nợ'

Đăng Bởi  - 
ca nuoc lam trong ca nam cung khong du de doanh nghiep nha nuoc tra no
Ảnh minh họa

"Tốc độ tăng về nợ của khối doanh nghiệp nhà nước năm 2011 so với năm 2006 là 2,2 lần và tăng bình quân hàng năm vào khoảng 16%. Tỷ lệ nợ phải trả của các doanh nghiệp nhà nước từ năm 2006 đến nay cao hơn số GDP. Điều này có nghĩa cả nước làm trong cả năm cũng không đủ để doanh nghiệp nhà nước trả nợ trong suốt từ năm 2006 đến nay", CEO Đặng Đức Thành nhận định.







Nơi nào cũng sân bay, cảng biển, lãng phí vô cùng!
Ngày 27.8, Diễn đàn Kinh tế mùa Thu 2015 diễn ra tại Thanh Hóa. Đây là sự kiện thường niên do Ủy ban Kinh tế Quốc hội tổ chức. Đóng góp tham luận tại Diễn đàn Kinh tế mùa Thu năm nay, CEO Đặng Đức Thành - Chủ nhiệm Câu lạc bộ các nhà kinh tế (VEC), Ủy viên BCH Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã có bài tham luận xoay quanh chủ đề: "Để kinh tế Việt Nam hội nhập và phát triển bền vững".

Khi nỗi đau của Nga là niềm vui của Trung Quốc

Đăng Bởi  - 

gia dau giam
Lãnh đạo Trung Quốc và Nga có những kỳ vọng khác nhau về giá dầu

Việc giá dầu sụt giảm là nỗi đau cho nền kinh tế Nga vốn dựa nhiều vào xuất khẩu dầu. Thế nhưng nó lại đang thực sự là một món quà từ trên trời rơi xuống dành cho Trung Quốc.







Có lẽ lúc này là khoảng thời gian khó khăn nhất với nền kinh tế Trung Quốc trong suốt 3 thập kỷ vừa qua, kể từ khi nước này mở cửa. Tăng trưởng kinh tế năm 2015 đã xuống mức thấp nhất kể từ năm 1990, ở mức 6,9%; mô hình kinh tế dựa vào xuất khẩu đã gần như sắp đi đến giai đoạn cuối cùng, trong khi chính phủ nước này vẫn loay hoay chuyển sang mô hình tăng trưởng mới.