Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2016

Chỉ có 6 bộ ngành, địa phương “chịu” báo cáo theo yêu cầu của Thủ tướng

(Kinh tế) - Tính đến ngày 22/4, chỉ có 6 bộ ngành, địa phương gửi báo cáo về Bộ Kế hoạch và đầu tư theo yêu cầu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Chỉ có 6 bộ ngành, địa phương “chịu” báo cáo theo yêu cầu của Thủ tướng
Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Lê Mạnh Hà tại buổi họp báo ngày 22/4. 
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa quyết định tổ chức Hội nghị với doanh nghiệp năm 2016 vào ngày 29/4/2016 với tên gọi: “Doanh nghiệp Việt Nam – Động lực phát triển kinh tế của đất nước”.

Vũng Áng là “lãnh thổ” của Trung Quốc?

(An Ninh Quốc Phòng) - Một khu công nghiệp nằm trên đất Việt Nam lại ngang nhiên xả nước thải thẳng ra biển khiến cá chết hàng loạt, ngư dân Việt Nam điêu đứng. Nghịch lý là đại diện cơ quan chức năng lại phát biểu rằng: “Đoàn công tác không vào kiểm tra tại KCN Vũng Ánh vì đây là KCN có yếu tố nước ngoài, đoàn công tác không có thẩm quyền, chức năng kiểm tra tại khu vực này”. Chuyện gì đang xảy ra trên mảnh đất miền Trung?

Cá biển chết hàng loạt và trôi dạt vào bờ do ngộ độc, cả ngư dân và người lái buôn tại các tỉnh miền Trung chỉ biết “ôm nhau khóc ròng” vì không ai dám mua cá, bán không được mà ăn cũng không xong do độc tố quá cao. Con đường sống của người dân dường như đi vào ngõ cụt bởi hành động hủy hoại môi trường vô tội vạ của các nhà đầu tư tại KCN này.
Lạ một điều rằng, trước thông tin cá chết hàng loạt vì nước biển ô nhiễm nặng, đoàn công tác lại không thể vào KCN Vũng Áng kiểm tra và lập biên bản vì … “KCN có yếu tố nước ngoài, đoàn không có thẩm quyền” – như chia sẻ của ông Phạm Khánh Ly, Vụ phó Vụ Nuôi trồng thủy sản, Bộ NN&PTNT.
Ông Ly thông tin thêm: “Chúng tôi vào làm việc với Sở Nông nghiệp PTNT tỉnh Hà Tĩnh với tư cách là cơ quan quản lý theo ngạch dọc. KCN Vũng Áng bao gồm nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng và KCN Formosa có yếu tố nước ngoài nên cần thành lập đoàn công tác liên ngành, có chỉ đạo của Thủ tướng thì mới tiến hành kiểm tra được”.
13076900_1357004720992938_215974473002651213_n
Ảnh chụp Google Earth thời điểm ngày 19/4/2015 ở độ cao 698m cho thấy, kênh nước thải chảy thẳng ra biển từ khu gang thép Formosa Vũng Áng (Ảnh FB Hào Song Trần)

Chiến dịch "ném đá" Phạm Viết Đào-Hà Minh Thành:Sự ngụy tạo tinh vi của Phạm Viết Đào về cuộc chiến Vị Xuyên,Hà Giang ? ( bài 6 )

Bài liên quan:

Chiến dịch "ném đá" Phạm Viết Đào-Hà Minh Thành:Sự ngụy tạo tinh vi của Phạm Viết Đào...( bài 5 )

-Trở lại chiến dịch "ném đá" Phạm Viết Đào-Hà Minh Thành do đưa tin về cuộc chiến Vị Xuyên-Hà Giang...( bài 4 )

-Trở lại chiến dịch "ném đá" Phạm Viết Đào-Hà Minh Thành do đưa tin về cuộc chiến Vị Xuyên-Hà Giang...( bài 3 )

Trở lại chiến dịch "ném đá" Phạm Viết Đào-Hà Minh Thành do đưa tin về cuộc chiến Vị Xuyên-Hà Giang...( bài 2 )-

-Trở lại chiến dịch "ném đá" Phạm Viết Đào-Hà Minh Thành do đưa tin về cuộc chiến Vị Xuyên-Hà Giang...( bài 1 );

-Trở lại trận 12/7/1984: Lính Trung Quốc sát hại thương binh VN; pháo binh ta bắn vào đội hình của D2, F 356...

Sự khác biệt về vị trí Cao điểm 1509 giữa bản đồ mới của Việt Nam và bản đồ của Quân đội Mỹ (phần 2) ?


Dương Danh Huy, Phạm Quang Tuấn và Phan Văn Song

(Bài đã được đăng trên DL ngày 8/10/2013)


Lưu ý

Trước khi xem các bản đồ dưới đây, cần phải đọc lời giới thiệu trong phần 1 của bài này.

Bản đồ Na Lay (12)

Đa số các cột mốc mới ở đoạn này không sai lệch nhiều so với đường biên giới trên bản đồ AMS:

Bản đồ Hà Giang (13)

Chiến dịch "ném đá" Phạm Viết Đào-Hà Minh Thành:Sự ngụy tạo tinh vi của Phạm Viết Đào...( bài 5 )

Bài liên quan:


-Trở lại chiến dịch "ném đá" Phạm Viết Đào-Hà Minh Thành do đưa tin về cuộc chiến Vị Xuyên-Hà Giang...( bài 3 )


Trở lại chiến dịch "ném đá" Phạm Viết Đào-Hà Minh Thành do đưa tin về cuộc chiến Vị Xuyên-Hà Giang...( bài 2 )

-

-Trở lại chiến dịch "ném đá" Phạm Viết Đào-Hà Minh Thành do đưa tin về cuộc chiến Vị Xuyên-Hà Giang...( bài 1 );


Sự thật về trận chiến trên cao điểm 1509 ở Hà Giang 1984

Trên mạng có thể các bạn sẽ gặp các tài liệu của "nhà văn" Phạm Viết Đào về "bí mật trận chiến Núi Đất", được ngụy tạo khá tinh vi để đưa ra những thông tin bịa đặt về trận chiến trên cao điểm 1509 ở Hà Giang.
Về vấn đề này, chúng tôi xin trình bày những thông tin có được như sau:
1. Lịch sử:
Điểm cao 1509 thuộc xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Đây là vị trí có khả năng khống chế khu vực bờ bắc suối Thanh Thủy cho đến cửa khẩu Thanh Thủy phía đông sông Lô. Đỉnh 1509 gồm 2 mỏm, đường biên giới Việt-Trung chạy qua giữa 2 mỏm này.
Sau chiến tranh biên giới tháng 2 năm 1979, ta đưa bộ đội lên chốt giữ cả 2 mỏm của 1509 (nghĩa là cả phần nằm trong lãnh thổ Trung Quốc).

Hà Tĩnh: Kinh hãi những cột khói khổng lồ tỏa kín bầu trời Vũng Áng




Dân trí Với nhiều tổ máy đang hoạt động liên tục suốt ngày đêm, các nhà máy nhiệt điện tại KCN Vũng Áng (Hà Tĩnh) đang nhả những cột khổng lồ, tạo nên những đám mây xám xịt, ô nhiễm.

Tại KCN Vũng Áng, hiện có 2 nhà máy nhiệt điện, một là nhiệt điện Vũng Áng 1 (của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam) với 2 tổ máy có công suất 1.200 MW, lần lượt được đưa vào từ tháng 12-2014 và tháng 5/2015.
Lò cao của Nhà máy Nhiệt điện Formosa nhả cột khói lớn lên bầu trời.
Lò cao của Nhà máy Nhiệt điện Formosa nhả cột "khói" lớn lên bầu trời.
Tiếp đến là Nhà máy nhiệt điện Formosa, với 5 tổ máy, trong đó hiện tổ máy đốt than số 1 có công suất 150 MW vận hành và hòa lưới điện thành công từ tháng 4/2015.

Danh sách các đảo do Trung Quốc chiếm đóng trái phép ở quần đảo Trường Sa

(Biển Đảo) - Ban biên tập gửi đến Quý độc giả loạt bài viết Danh sách thực thể bị chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa, liệt kê danh sách các thực thể địa lí theo sự chiếm đóng của từng quốc gia, xếp đồng thời theo thứ tự bảng chữ cái và theo bản chất địa lí. Vì danh sách này chỉ dựa theo các nguồn có thể kiểm chứng được nên trong thực tế, có thể các quốc gia chiếm đóng hoặc khống chế nhiều hơn hoặc ít hơn. Brunei là quốc gia duy nhất chưa chiếm thực thể địa lí nào.
Chú thích viết tắt:
A: tiếng Anh; F: tiếng Filipino;
H: tiếng Hoa; M: tiếng Mã Lai.

TRUNG QUỐC KIỂM SOÁT

(Tổng cộng: 7 thực thể địa lí; tất cả đều là rạn san hô).

1. Đá Châu Viên

Đá Châu Viên
Đá Châu Viên
A Cuarteron Reef
F Calderon
H 华阳礁
Tọa độ: 8°54′B 112°52′Đ
Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô vòng đa phần chìm ngập dưới nước, nằm về phía đông của đá Đông.

Những khuất tất đằng sau dự án Nhiệt điện Sông Hậu 2 ( kỳ 1 và 2)

(Bạn đọc) - Hàng ngàn năm nay, Trung Quốc chưa bao giờ nguôi dã tâm thôn tính Việt Nam. Đó chính là thực tế mà bất kỳ người Việt Nam nào cũng nhận ra qua những bài học lịch sử, qua những gì đã và đang diễn ra ở Biển Đông cũng như trên dải đất hình chữ S này.

Ngay từ thời kỳ “vừa là đồng chí, vừa là anh em” với Việt Nam, Trung Quốc đã lợi dụng việc vẽ bản đồ biên giới, xây dựng các công trình hữu nghị để đẩy lùi đường biên giới sâu vào lãnh thổ Việt Nam; lợi dụng đưa quân sang giúp Việt Nam làm đường để tàn phá di tích, cảnh quan và long mạch của nước ta… Để tiến tới ngôi vị bá chủ thế giới, Trung Quốc trước tiên cần bành trướng về phía Nam, nơi Việt Nam là chướng ngại đầu tiên cần vượt qua.
Ảnh minh họa: Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân, Bình Thuận.
Ảnh minh họa: Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân, Bình Thuận.
Đó là lịch sử, còn hiện tại thì sao? Nếu để ý chúng ta dễ dàng nhận ra rằng, tại các vị trí hiểm yếu của nước ta đều đã “mọc lên” hàng loạt công trình nhạy cảm có bàn tay của Trung Quốc, như dự án ở khu Vũng Áng (Hà Tĩnh), Cửa Việt (Quảng Trị), Lăng Cô (Thừa Thiên – Huế),Hải Vân (Đà Nẵng, Vĩnh Tân (Bình Thuận) và mới đây là Dự án Nhiệt điện Sông Hậu 2 (tỉnh Hậu Giang)… Phải chăng Trung Quốc đang tìm cách chiếm lĩnh những vị trí xung yếu về an ninh – quốc phòng dọc theo bờ biển Việt Nam thông qua các dự án kinh tế trá hình? Một khi xung đột xảy ra, những vị trí này vừa thuận tiện cho việc đổ bộ, vừa có lợi cho việc chia cắt Việt Nam thành nhiều phần nếu xung đột xảy ra.
Kỳ 1 – Lạ lùng Tập đoàn chuyên doanh … mực in trúng thầu Dự án Nhiệt điện công suất lớn nhất nhì Việt Nam

Thứ Tư, 20 tháng 4, 2016

Tướng Lê Văn Cương: Không nước nào kìm hãm Việt Nam như Trung Quốc

“Vẫn còn một bộ phận không nhỏ, kể cả một số quan chức các cấp vẫn lo sợ Trung Quốc. Khi nào mà vẫn còn tư tưởng sợ Trung Quốc thì không thể bảo vệ được đất nước và đất nước cũng không thể phát triển được”, Tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược Bộ Công an nói.
Tướng Lê Văn Cương: Sợ Trung Quốc thì không thể bảo vệ, phát triển đất nước
Tướng Lê Văn Cương
Không có nước nào kìm hãm Việt Nam như Trung Quốc

Thưa ông, việc Trung Quốc đang từng bước khống chế biển Đông, xâm phạm một cách trắng trợn lãnh thổ Việt Nam. Nếu xét về mức độ “nghiêm trọng”, “rất nghiêm trọng” và “đặc biệt nghiêm trọng” thì hành động của Trung Quốc hiện đang ở cấp độ nào?

Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2016

Chiến dịch "ném đá" Phạm Viết Đào-Hà Minh Thành: " Sự ngụy tạo tinh vi" của Phạm Viết Đào về cuộc chiến Vị Xuyên-Hà Giang...( bài 4 )

THÔNG TIN TỪ NHẬT BẢN:

GIAO TRANH ĐẪM MÁU TẠI CAO ĐIỂM 1509 ( LÃO SƠN ) THANH THỦY, HÀ GIANG NĂM 1984


Tác giả: Nghiên cứu viên Nakamura Masanori
Hà Minh Thành dịch gửi cho blog Phạm Viết Đào.

Tài liệu nghiên cứu giảng dạy dành cho sinh viên sĩ quan của Tự vệ đội. Cục phòng vệ Nhật Bản-Đại học Phòng vệ.


Kế hoạch hành quân nhằm chiếm lại Cao điểm 1509 có mật danh là " MB84, thu hồi lãnh thổ" đã được vạch công phu. Tuy nhiên, cả tướng Văn Tiến Dũng và các cố vấn quân sự Liên Xô cũng không ngờ là họ đã bị bán đứng bởi một sĩ quan cao cấp phản bội?




Ảnh chân dung: Tướng Văn Tiến Dũng và Tướng Trung Quốc Dương Đắc Chí;
Đối thủ của nhau trong cuộc giao chiến tại Cao điểm 1509 ( Lão Sơn ) năm 1984...

Trận chiến Lão Sơn, (phía Việt Nam gọi là Cao điểm 1509), được xem là trận chiến đẫm máu, khốc liệt nhất trong vùng Á Châu gần đây nhất. Cuộc chiến nổ ra tại một căn cứ quân sự của Việt Nam tại điểm cao 1509 và điểm cao 1250, hai cao điểm này nằm dọc theo biên giới Việt Trung mà phía Trung Quốc gọi là Lão Sơn và Giả Âm Sơn. Để chiếm được 2 cao điểm này Giải phóng quân Trung Quốc đã tạo ra một cuộc xung đột võ trang với quy mô lớn. Lịch sử quân sự Trung Quốc gọi cuộc chiến chiếm 2 điểm cao này là Chiến dịch Lưỡng Sơn.

Trận chiến Lão Sơn bắt đầu vào ngày 2 tháng năm 1984 khởi màn bằng trận tấn công tổng lực bằng pháo binh vào căn cứ quân sự của quân đội Việt Nam. Cuộc giao tranh quân sự giữa quân đội 2 nước Việt Nam và Trung Quốc chia thành 3 giai đoạn

  Giai đoạn 1 : Từ ngày 2 tháng 4 đến ngày 15 tháng 4 năm 1984
  Giai đoạn 2 : Từ ngày 2 tháng 6 đến ngày 10 tháng 7 năm 1984
  Giai đoạn 3 : Từ ngày 12 tháng 7 đến ngày 14 tháng 7 năm 1984

Trận chiến kết thúc vào ngày 14 tháng 7 năm 1984 bằng một trận đánh cảm tử xáp lá cà (bạch binh chiến) của các binh sĩ Việt Nam. Phía Trung Quốc đã phản công bằng pháo binh và hỏa lực mạnh để tử thủ Lão Sơn. Sau trận chiến này, với số thương vong quá lớn, quân đội VN đã hoàn toàn bỏ cuộc. Lãnh thổ Việt Nam đã mất vùng núi Đất (Lão Sơn) vào tay Trung Quốc từ đó.

Chiến dịch "ném đá" Phạm Viết Đào-Hà Minh Thành: " Sự ngụy tạo tinh vi" của Phạm Viết Đào về cuộc chiến Vị Xuyên-Hà Giang...( bài 3 )

TỔN THẤT CỦA VIỆT NAM TRONG TRẬN PHẢN CÔNG NĂM 1984


Phạm Viết Đào


NHẰM CHIẾM LẠI CÁC CAO ĐIỂM 1509 TẠI THANH THỦY, HÀ GIANG BỊ TRUNG QUỐC CHIẾM GIỮ…

- Việt Nam đã thất bại trong trận này do đã bị phản bội bởi một sĩ quan cao cấp trong Cục Quân báo Việt Nam; tên này đã bán thông tin chi tiết về kế hoạch hành quân tái chiếm Núi Đất (Cao điểm 1509) cho tình báo Trung Quốc?  (Thông tin từ phía Nhật Bản)...


- Một người lính tên là Nguyễn Văn Nam thuộc Sư đoàn 313 của Việt Nam, trước khi bị phía Trung Quốc đẩy xuống hố thiêu sống, anh đã gửi lại 1 cuốn nhật ký cho 1 người lính Trung Quốc tên là Vương Hoàn Hải; hiện cuốn nhật ký đó đang được anh trai của Vương Hoàn Hải giữ và anh ta mong muốn trả lại cho gia đình liệt sĩ Nguyễn Văn Nam. Ảnh chụp anh trai Vương Hoàn Hải cầm trong tay cuốn nhật ký của liệt sĩ Nguyễn Văn Nam.


Hàng năm, cứ vào dịp cuối tháng bảy dương lịch, tức ngày 13-14 tháng 6 âm lịch, gia đình tôi lại làm giỗ thắp hương cho chú em là liệt sĩ Phạm Hữu Tạo, đã hy sinh trong trận tiến đánh các cao điểm bị Trung Quốc chiếm tại Thanh Thủy,Vị Xuyên, Hà Giang…Dịp này, gia đình tôi vẫn thường nhận được sự thăm hỏi của bà con, bạn bè nhất là đồng đội cũ của chú em tôi. Nhất là sau khi tôi đưa lên mạng bài viết:Tôi đưa linh hồn em trai tôi-liệt sĩ Phạm Hữu Tạo từ Hà Giang về quê…thì hàng năm có thêm nhiều thư từ gửi tâm nhang tới gia đình tôi vào dịp này.

Chiến dịch "ném đá" Phạm Viết Đào-Hà Minh Thành: " Sự ngụy tạo tinh vi" của Phạm Viết Đào về cuộc chiến Vị Xuyên-Hà Giang...( bài 2 )

BBC.com3.700 liệt sỹ VN trong mộ tập thể ở TQ? - 

28 Tha 2010 07:53 GMT

Pháo binh Trung Quốc

Tin từ Nhật Bản nói sau một trận đánh cách đây 26 năm, 3.700 lính Việt Nam tử nạn được chôn chung tại vùng núi biên giới Hà Giang nay thuộc về Trung Quốc.
Tài liệu được nói là của Đại học Phòng vệ thuộc Cục Phòng vệ Nhật Bản tức Bộ Quốc phòng đề cập tới trận đánh hôm 12/07/1984 giữa lính Việt Nam và Trung Quốc.
Tài liệu này được một người Việt ở Nhật Bản, ông Hà Minh Thành, dịch sang tiếng Việt và đăng tải trên một số trang mạng.
Theo tài liệu này, trận tiến công của quân đội Việt Nam nhằm chiếm lại điểm cao Núi Đất, hay Cao điểm 1509, được xem là một trong các trận đánh đẫm máu và khốc liệt nhất ở Á châu thời kỳ sau này.
Hai cao điểm Núi Đất (1509) và Núi Bạc (1250) nằm trên biên giới giữa hai nước được phía Trung Quốc gọi là Lão Sơn và Giả Âm Sơn.

Tài liệu của Nhật nói trong chiến tranh biên giới 1979, hai cao điểm này thuộc về phía Việt Nam và do Việt Nam chiếm giữ.
Tuy nhiên tháng Tư năm 1984, quân đội Trung Quốc lên kế hoạch đánh chiếm Lưỡng Sơn.

Chiến dịch "ném đá" Phạm Viết Đào-Hà Minh Thành: " Sự ngụy tạo tinh vi" của Phạm Viết Đào về cuộc chiến Vị Xuyên-Hà Giang...( bài 1 )

Blog Phạm Viết Đào:


Năm 2008-2009, Phạm Viết Đào đang tham gia biên tập cho trang Website Vanvn.net ( Hội Nhà văn VN ), đã viết 1 bài được nhiều người chú ý: Sẽ còn những ai đứng đằng sau ông Huỳnh Ngọc Sĩ?

Sau bài viết này, P.V.Đ nhận được email của Hà Minh Thành, giới thiệu là làm việc trong cơ quan Cảnh sát Nhật, muốn cung cấp một số thông tin liên quan tới vụ án Huỳnh Ngọc Sĩ; một số thông tin liên quan tới một cơ quan ngoại giao của VN tại Nhật Bản…
P.V.Đ đã báo cáo việc này cho TBT, Chủ tịch Hội Nhà văn VN Hữu Thỉnh; nhà thơ Hữu Thỉnh đã đồng ý ký công văn báo cáo với Ban chỉ đạo TW về phòng chống tham nhũng về thông tin do Hà Minh Thành cung cấp.
Công văn này gửi đi và không nhận được ý kiến chỉ đạo nên trang Website Hội Nhà văn đành án binh bất động…
Một thời gian sau quãng cuối năm 2009, P.V.Đ nhờ nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo lập cho một blog, một trong những bài đầu tiên tôi viết: Tôi đã nhờ ngoại cảm Bích Hằng tìm và đưa được linh hồn chú em tôi là LS Phạm Hữu Tạo hy sinh trận 12/7/1984 về quê; báo tử đơn vị ghi do chiến sự ác liệt, không tìm được thi hài …
Khi đưa thông tin này lên, tôi nhận được 2 phản hồi: một từ Hà Minh Thành và 1 phản hồi từ 1 CCB của quân đội Trung Quốc, từng tham gia đánh nhau ở Vị Xuyên-Hà Giang  muốn trao đổi thông tin xung quanh cuộc chiến Vị Xuyên-Hà Giang…
Nhân chuyện tôi đưa được linh hồn chú em tôi về quê, Hà Minh Thành đã gửi cho tôi một tài liệu dịch từ trang mạng Trung Quốc viết bằng tiếng Anh, trong đó cung cấp tình tiết quan trọng liên quan tới Chiến dịch mang mật danh MB 84; là chiến dịch Bộ Tư lệnh quân khu 2 tập trung 4 trung đoàn đánh chiếm lại một số Cao điểm bị Trung Quốc lấn chiếm đầu năm 1984 vào rạng sáng ngày 12/7/1984…
Tôi đã đưa những thông tin do Hà Minh Thành lên blog; thông tin này đã gây sốc dư luận mầy chuyện sau đây:
1/ Trọng trận này, phía Việt Nam đã bị thiệt hại nặng, tổn thất mất 3700 liệt sĩ;
2/ Trung Quốc đã sử dụng hóa chất thiêu đốt thương binh của Việt Nam khi bị bắt;
3/ Chiến dịch mang Mật danh MB 84 bị thất bại do kế hoạch tác chiến bị bại lộ; một sĩ quan quân báo cao cấp đã bán tài liệu này cho tình báo Trung Quốc ?
Hiện nay nhiều ý kiến cho rằng: Thông tin sĩ quan tình báo cao cấp ta bán cho Trung Quốc là ngụy tạo ? Đưa thông tin để chia rẽ nội bộ ta...
Xin hỏi: Vậy những kế hoạch mang Mật danh MB 84 mà tại Việt Nam, blog Phạm Viết Đào được Hà Minh Thành dịch từ tài liệu Trung Quốc là blog đầu tiên bạch hóa thông tin này ? 
Vậy thì làm sao Trung Quốc có được chi tiết của các mũi tấn công của các đơn vị củata ? Ai cung cấp ? Hay Trng Quốc đoán mò ?

Một CCB 356 nói chiến dịch này một bà hàng nước ở Hà Giang cũng biết ? Xin hỏi bà hàng nước ấy có biết phiên hiệu đơn vị nào tấn công mũi nào không, giờ nào không ? Trong khi đó thì Trung Quốc lại có tài liệu và họ đã công bố công khai trên mạng nên Hà Minh Thành và Phạm Viết Đào mới có được chứ không hề ngụy tạo như 1 trang mạng lấp liếm…
Những tài liệu mang Mật danh MB 84 cho đến nay đối với Việt Nam vẫn là tài liệu mật, chưa bạch hóa ? Vậy tại sao lại lan truyền trên mạng và P.V.Đ có được ? 





Trận Lão Sơn trong cuộc chiến tranh biên giới Trung – Việt năm 1984

Lính Trung quốc đang cắm cờ tại đỉnh núi 1509 ( núi Lão Sơn ) trong trận chiến ngày 28-4-1984.
Lính Trung quốc đang cắm cờ tại đỉnh núi 1509 ( núi Lão Sơn ) trong trận chiến ngày 28-4-1984.
Lời người dịch:
Cuộc chiến Việt Trung lần thứ nhất xảy ra từ năm 1979 đã chấm dứt. Cả hai bên, vì những lý do khác nhau, đều hạn chế không cho dư luận thế giới và nhân dân của họ biết về những sự thật của cuộc chiến này.
Sau năm 1979, trên những đỉnh đồi, những ngọn núi dọc biên giới Việt Trung, nhiều cuộc đụng độ lớn nhỏ vẫn thường xảy ra.
Bài viết ngắn dưới đây đăng trong trang Internet China Defence và cũng được in trong tác phẩm Dữ Kiện Bí Mật Của Chiến Tranh Trung-Việt (Secret Records of Sino-Vietnamese War) của ba tác giả Jin Hui, Zhang Hui Sheng and Zhang Wei Ming là một trong số rất ít tài liệu về những trận đánh đã được tiết lộ.
Bài viết dựa theo lời kể của một Trung đoàn trưởng pháo binh Tàu. Mặc dù trong nhiều đoạn, người kể không che giấu được tính khoác lác, cường điệu, song qua những dữ kiện do viên Trung đoàn trưởng cung cấp, cũng chứng tỏ rằng Tàu chưa bao giờ từ bỏ giấc mộng thiên triều xâm lược bắt nguồn từ chính sách bá quyền truyền thống của họ.
Gửi bác bài dịch về trận Lão Sơn, trong đó người lính Tàu có đề cập đến Sư đoàn 356 của em bác.
Hy vọng bài viết trên giúp bác Đào ( Phạm Viết Đào) có thêm một chút thông tin về cái chết hào hùng của em trai bác và những đồng đội của anh ta mà tôi đã đọc bài do bác viết trên Hnv.vn và trên blog của mình.
Là một người VN tôi xin cảm tạ sự hy sinh của anh ta để bảo vệ tổ quốc cũng như tri ân gia đình bác và các gia đình đã có các liệt sĩ hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ biên cương phía bắc…

Trần Trung Đạo ( Hà Minh Thành )

Bài tường thuật do một Trung đoàn trưởng pháo binh Quân đội Tàu trong cuộc chiến Trung-Việt năm 1984. Tôi không biết chắc chắn về mức độ chính xác của bản tường thuật nhưng khá gần với những gì tôi đã được đọc về chiến tranh Trung-Việt. Bài tường thuật có nhiều dữ kiện rất chi tiết.

Chuyện " 3 chàng ngự lâm pháo thủ" của Vị Xuyên-Hà Giang thời chiến tranh chống Tàu...

Ghi chép của Phạm Viết Đào.

Cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược ở mặt trận Vị Xuyên-Hà Giang xảy ra ác liệt, như Đại tá Đỗ Thanh Trì Sư trưởng 313 kể: có một số trận quân F 313 đã trực tiếp đánh giáp lá cà với quân Trung Quốc...
Theo Trung tá Hoàng Văn Văn Xiển, một trinh sát pháo binh của E 457-F 313 thì chiến tranh ở Vị Xuyên hồi đó chủ yếu 2 bên sát thương nhau bằng hỏa lực pháo, ít trận lính dùng súng bộ binh bắn thẳng vào nhau. 
Lúc cao điểm địa bàn Vị Xuyên phía ta tập trung 4 trung đoàn pháo, khoảng trên 100 khẩu pháo lớn loại 105 mm, chưa kể pháo nhỏ; Lực lượng pháo binh của Trung Quốc thường có số lượng gấp 3 gấp, 4 lần của ta; cơ số đạn của Trung Quốc cũng nhiều gấp bội lần của ta...
Blog Phạm Viết Đào ghi lại một số cuộc trò chuyện với "3 chàng ngự lâm pháo thủ" của mặt trận Vị Xuyên-Hà Giang năm xưa, những con người có trận một ngày đêm đã tham gia bắn sang trận địa Trung Quốc 11 vạn quả pháo để đáp trả 16 vạn quả pháo của Trung Quốc như lời Đại tá Sư trưởng 313 Đỗ Thanh Trì...
Chúng ta nghe họ kể về những trận đấu pháo ác liệt ở Vị Xuyên-Hà Giang giai đoạn 1984-1988; có những trận bắn pháo đến lả cả người; Nghe những " chàng ngự lâm pháo thủ" của Vị Xuyên-Hà Giang kể về thực tại họ phải vượt lê di chứng của những trận đấu pháo với Trung Quốc và vật lộn với bạo quyền của chính quyền sở tại để duy trì cuộc sống ?

1/CCB E 457-F 313 Nguyễn Văn Phong, quê Thủy Nguyên Hải Phòng:
Nếu xảy ra chiến tranh với Trung Quốc bây giờ, nếu còn sức, tôi tiếp tục tham gia pháo binh hoạc động viên con tôi lên đường nhập ngủ bảo vệ đất nước

Có lệnh tổng động viên, tôi xung phong nhập ngũ, lúc đó người bé nhỏ chưa đủ cân nên đã phải xin thêm cân để được đi...
Đầu năm 1985 tôi được điều lên Vị Xuyên Hà Giang, được bố trí vào đơn vị pháo 85; Có những trận đấu pháo kéo dài 7 ngày, 7 đêm liền; Có những đêm khẩu đội của tôi bắn 400-500 quả sang trận địa Trung Quốc...
Tôi là pháo thủ số 2, thường mỗi phút bắn một phát tôi bắn được 2 phát, nhiều anh em lả đi vì không chịu được sức ép của tiếng nổ...Tôi là một trong những người chịu đựng được nên đã được giấy khen và thưởng cho 15 ngày phép...

Clip này được thực hiện bên suối Thanh Thủy, trước của Hang Dơi năm 2012

Thứ Năm, 14 tháng 4, 2016

Liên Xô 1953: Một năm sáu lãnh tụ

Stalin qua đời sau cú đột quỵ mà không được cấp cứu
Sách mới vừa ra ở Anh mô tả giai đoạn đấu đá quyền lực ở Kremlin sau khi Stalin đột tử và bác bỏ giả thuyết rằng Phương Tây đã 'bỏ lỡ cơ hội' bắt tay với Nikita Khrushchev.

Sau khi Stalin qua đời, Liên Xô cũng có giai đoạn lãnh đạo tập thể 5 người cho đến khi ông Khrushchev nắm trọn quyền.

BBC Tiếng Việt giới thiệu một số ý chính từ cuốn sách và các nguồn liên quan về Stalin:

Cuốn 'The Last Days of Stalin' (Stalin những ngày cuối đời) của Joshua Rubenstein (ĐH Harvard) vừa ra, nhìn vào "cuộc đấu đá quyền lực sau khi Hoàng đế Đỏ chết tháng 3 năm 1953".