Chủ Nhật, 5 tháng 6, 2016

Tướng Nguyễn Chí Vịnh: Muốn có hòa bình, không can thiệp vào nội trị của nhau; Thách thức Mỹ, TQ tuyên bố "không ngại rắc rối" trên Biển Đông;; Tại Shangri-La, Ấn Độ có "đôi lời" với Trung Quốc về Biển Đông; Tướng Nguyễn Chí Vịnh nói gì về ASEAN

05/06/2016 09:08 GMT+7

TTO - Sáng 5-6, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đã có bài phát biểu tại phiên thảo luận với chủ đề “Các thách thức của việc giải quyết xung đột” tại Đối thoại Shangri-La, Singapore.
Tướng Nguyễn Chí Vịnh: Muốn có hòa bình, không can thiệp vào nội trị của nhau
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh tại Đối thoại Shangri-la - Ảnh: REUTERS
Trong bài phát biểu, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh với tất cả cử tọa quốc tế rằng tất cả các quốc gia cần phải “Hợp tác và đấu tranh để giải quyết bất đồng, ngăn ngừa xung đột”, tăng cường hợp tác cùng phát triển, xây dựng lòng tin, tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau; đồng thời, thẳng thắn đấu tranh để tìm ra tiếng nói chung, lợi ích chung trong giải quyết tranh chấp, bất đồng.

Tướng Nguyễn Chí Vịnh trả lời việc mời tàu TQ vào Cam Ranh


Cảnh Toàn | 

Tướng Nguyễn Chí Vịnh trả lời việc mời tàu TQ vào Cam Ranh
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh trả lời báo chí quốc tế tại Đối thoại Shangri-La ngày 4/6. Ảnh: CT

Chiều 4/6, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã trả lời báo chí quốc tế về nhiều vấn đề, như Trung Quốc muốn lập ADIZ trên Biển Đông, việc mời Trung Quốc vào Cam Ranh...

Nhận định về tình hình Biển Đông thời gian gần đây, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nói với các nhà báo quốc tế rằng Việt Nam rất quan ngại trước những diễn biến này, và các quốc gia trong khu vực có thể nhận định tương tự.
“Điều tôi muốn lắng nghe tại Đối thoại năm nay là những đề xuất cụ thể, để làm bớt đi những mối lo lắng của Việt Nam nói riêng và các nước nói chung”, trưởng phái đoàn Việt Nam tham dự Đối thoại Shangri-La 2016 cho biết.

Nguyễn Quang A: Chính quyền thông minh sẽ biết là chúng tôi chỉ muốn đối thoại

T.S Nguyễn Quang A và những người ủng hộ ông. Ông A đã bị ngăn cản khi đến gặp tổng thống Obama. Nguồn: NYT
T.S Nguyễn Quang A và những người ủng hộ ông. Ông A đã bị ngăn cản khi đến gặp Tổng thống Obama. Ảnh: New York Times/Hoang Dinh Nam/Agence France-Presse — Getty Images
Khi ông Nguyễn Quang A đang sửa soạn áo quần cho cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Barack Obama tuần trước, ông khá tin tưởng rằng ông sẽ không bao giờ đến được buổi gặp mặt. Tổng thống Obama, người ngay trước đó vừa đưa ra một quyết định gây tranh cãi cho phép bãi bỏ lệnh cấm vũ khí sát thương với Việt Nam, đã muốn gặp mặt và nói chuyện với các nhà vận động dân chủ hàng đầu của Việt Nam bao gồm ông Quang A.
Ông A vẫn quyết định sẽ đi gặp ông Obama. Ông chọn bộ áo vest đẹp nhất mà ông có và một chiếc áo sơ mi mới. Ông tự chụp một tấm hình trong bộ cánh bảnh bao này và đăng hình này lên trang Facebook của ông. Rồi ông bước từ nhà ra một con phố chật hẹp của thủ đô Hà Nội.

Lao động Trung Quốc ở Formosa - Vũng Áng hiện nay

Anh Vũ, thông tín viên RFA

000_9U22R-622.jpg
Lao động Trung Quốc tại Khu kinh tế Vũng Áng (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) hôm 03/12/2015.
AFP
Hiện đang có rất nhiều lao động Trung Quốc đang làm việc tại Vũng Áng, trong đó có tới 3.000 lao động không có giấy phép làm việc. Họ là ai và đang sinh sống và làm việc ra sao?
Người lao động Việt Nam trong khu công nghiệp Formosa và người dân Vũng Áng nói gì nói gì về họ?

Cục cằn và keo kiệt

Theo báo cáo của Ban quản lý khu kinh tế Hà Tĩnh, tổng số lao động nước ngoài tại Khu kinh tế Vũng Áng (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) là 5.321 người trong đó lao động Trung Quốc là 3.680 người. Theo thông tin của VNN online cho biết, hiện có trên 3.000 lao động Trung Quốc chưa có giấy phép.

Thứ Bảy, 4 tháng 6, 2016

Bị chỉ trích mạnh, Trung Quốc đề nghị Singapore điều chỉnh Đối thoại Shangri-La; Đối thoại Shangri-La: Vấn đề Biển Đông phải được giải quyết trong hòa bình; Các nước đồng loạt chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

12:12 PM - 04/06/2016 Thanh Niên Online

Đô đốcTôn Kiến Quốc tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore ngày 3.6.2016 /// Reuters



Đô đốcTôn Kiến Quốc tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore ngày 3.6.2016REUTERS




Bị tấn công dữ dội ở diễn đàn an ninh khu vực vì gây căng thẳng ở Biển Đông, đại diện Trung Quốc đã đề nghị Singapore điều chỉnh chương trình của Đối thoại Shangri-La.
Trong cuộc gặp Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen ngày 3.6, Đô đốc Tôn Kiến Quốc, Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc cho biết cảm thấy khó chịu khi diễn đàn an ninh khu vực này (còn gọi là Đối thoại Shangri-La) trở thành "nơi công kích lẫn nhau" thay vì là nơi tìm kiếm những giải pháp tích cực cho các cuộc tranh chấp.
Ông Tôn đề nghị chủ nhà Singapore cần có điều chỉnh hợp lý chương trình để diễn đàn này đạt được mục đích “giảm bớt xung đột, thúc đẩy hợp tác và giúp ổn định an ninh khu vực”, theo Tân Hoa xã ngày 4.6.
Cuộc hội đàm của ông Tôn và Bộ trưởng Quốc phòng Singapore diễn ra hôm qua 3.6 bên lề Đối thoại Shangri-La , được cho là nhằm thúc đẩy hợp tác quốc phòng giữa 2 nước.

Bất thường ở siêu dự án sông Hồng

(Chính trị) - Những câu trả lời mà tôi có được cho thấy phía sau một siêu dự án mà nhiều người đang lo ngại sẽ băm nát sông Hồng, đang có những bất thường đến khó hiểu…

Bất chấp hàng loạt ý kiến phản ứng dữ dội, với ý đồ độc chiếm sông Hồng thông qua siêu dự án Xây dựng tuyến giao thông thuỷ xuyên Á và thuỷ điện sông Hồng, đến nay Công ty TNHH Xuân Thiện Ninh Bình – chủ đầu tư của dự án vẫn khẳng định sẽ chờ Bộ Tài nguyên và Môi trường, cùng với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng quy hoạch tổng thể để tiếp tục đề xuất triển khai.
Tức doanh nghiệp này vẫn ôm tham vọng sẽ bằng cách nào đó biến con sông – tài nguyên của đất nước, tài sản chung của hàng chục triệu người dân thành tài sản riêng của họ.
Trước đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có đề xuất lên Thủ tướng Chính phủ cho giao 288km sông Hồng cho Công ty TNHH Xuân Thiện Ninh Bình để triển khai một tuyến vận tải đường sông, cùng với đó là 7 cảng sông, 6 nhà máy thủy điện. Tổng vốn đầu tư dự kiến là 24.500 tỉ đồng.

Gần 11 nghìn tỷ tiền thuế bảo vệ môi trường với xăng đi đâu?

(ĐSPL) - Việc tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng lên gấp 3 lần đã thu về gần 11 nghìn tỷ đồng. Nhưng theo đại diện Tổng cục Môi trường đơn vị này không hề biết tới số tiền trên. Vậy gần 11 nghìn tỷ đồng đi đâu?

Thuế tăng gấp 3, thu về hơn 10 nghìn tỷ đồng
Giá xăng trong nước đã tăng 1.950 đồng mỗi lít. Trước đó, từ 1/5, thuế bảo vệ môi trường đối với xăng cũng tăng gấp 3 lần, từ 1.000 đồng lên 3.000 đồng một lít.
Những diễn biến nói trên trái ngược hẳn với lời hứa của Bộ trưởng Tài chính trước đó, khi trình bày về lý do tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng lên gấp 3 lần. Điều này cũng khiến nhiều bạn đọc thắc mắc, tại sao thuế bảo vệ môi trường lại đột ngột tăng quá cao như vậy và tiền thuế này được dùng để làm gì?
Thuế bảo vệ môi trường là một trong các thành phần thuế cấu thành giá cơ sở với mặt hàng xăng dầu. Theo quy định, loại thuế này sẽ được tính vào giá bán ra của sản phẩm. Việc tăng thuế môi trường lên 300% khiến người tiêu dùng phải gánh thêm chi phí, nhất là trong bối cảnh giá xăng dầu tăng cao.
Theo Luật thuế bảo vệ môi trường, xăng dầu là một trong 8 nhóm hàng hoá sau thuộc diện chịu thuế bảo vệ môi trường, bởi đây là nhóm hàng hóa lớn mà khi sử dụng gây ô nhiễm trên diện rộng. Người nộp loại thuế loại là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế.
Gần 11 nghìn tỷ tiền thuế bảo vệ môi trường với xăng đi đâu? - Ảnh 1

Việc tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng lên gấp 3 lần đã thu về hơn 10 nghìn tỷ đồng.

TQ "phản pháo" phát biểu của BTQP Mỹ ở Đối thoại Shangri-La; Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh gặp đô đốc Trung Quốc truyên bố: 2 bên tăng cường hợp tác, lờ Biển Đông; Tướng Nguyễn Chí Vịnh chuyển lời thăm hỏi của Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch tới Đô đốc Tôn Kiến Quốc ( sao lại phải thăm ông này ???O); Trung Quốc phát tờ rơi xuyên tạc về biển Đông tại Shangri-La ; Biển Đông thống trị Shangri-la, khó có thay đổi nào từ Trung Quốc; Trung Quốc tuyên bố 'không khuất phục bá quyền' ở Shangri-la; Một PV quốc tế mất giày vì chen vào phỏng vấn Tướng Vịnh...; TQ "thở phào" sau phát biểu của BTQP Mỹ

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh gặp đô đốc Trung Quốc

Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh chiều qua gặp Đô đốc Tôn Kiến Quốc, phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, bên lề diễn đàn an ninh tại Singapore.
Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh trả lời báo chí sau cuộc gặp với Đô đốc Tôn Kiến Quốc. Ảnh: Reuters
Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh trả lời báo chí sau cuộc gặp với Đô đốc Tôn Kiến Quốc. Ảnh: Reuters
Phát biểu tại cuộc gặp, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cho rằng trong thời gian tới, Việt Nam và Trung Quốc cần tăng cường hợp tác giữa lực lượng biên phòng hai nước, tiếp tục tổ chức các hoạt động giao lưu biên giới, tiến hành đối thoại chiến lược quốc phòng cấp thứ trưởng…
Bên cạnh đó, hai bên cũng cần tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực như hợp tác hải quân và cảnh sát biển để góp phần tạo môi trường hòa bình, ổn định giữa hai nước.

Đô đốc Tôn nhất trí với những ý kiến của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, đề nghị hai bộ quốc phòng tiếp tục hợp tác trao đổi kinh nghiệm tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, thúc đẩy trao đổi cấp cao và đối thoại chiến lược cấp thứ trưởng, giao lưu biên giới giữa hai bên.
Đối thoại Shangri-La diễn ra từ ngày 3 đến 5/6, là diễn đàn then chốt để thảo luận và phân tích về các mối quan ngại an ninh và quốc phòng, trong khu vực và xa hơn nữa. Hơn 600 đại biểu đại diện cho các nước ASEAN, châu Á, châu Âu và Mỹ dự hội nghị an ninh cấp cao ở Singapore. Hơn 30 quốc gia cử phái đoàn tham dự, trong đó có ít nhất 20 bộ trưởng quốc phòng.
Đây cũng là nơi diễn ra các cuộc gặp song phương giữa các nước. Ngoài Trung Quốc, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng phái đoàn đã có hàng loạt cuộc gặp song phương với đoàn Mỹ, Singapore, Australia, New Zealand, Canada, Anh và Italy. Phía Trung Quốc hôm qua gặp các đoàn Nga, Australia, New Zealand, Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Singapore và Brunei. 
Theo TTXVN

Trung Quốc phát tờ rơi xuyên tạc về biển Đông tại Shangri-La 

04/06/2016 09:36 GMT+7
TTO - Tờ rơi gồm hai phiên bản tiếng Anh và tiếng Hoa, cung cấp thông tin xuyên tạc sự thật cho rằng toàn bộ biển Đông là của Trung Quốc.
Trung Quốc phát tờ rơi xuyên tạc về biển Đông tại Shangri-La 
Tờ rơi tiếng Hoa gồm những nội dung xuyên tạc về Biển Đông mà Trung Quốc chủ ý phát cho các đại biểu quốc tế tại Đối thoại Shangri-La - Ảnh: V.T.

Nguyên Ngọc - Về trường hợp Bob Kerrey;"Dù đã rất đau đớn, nhưng chúng tôi không lựa chọn thù hận với người Mỹ"; Nạn nhân vụ thảm sát Thạnh Phong: Thôi thì bỏ qua cho thanh thản!

http://img.v3.news.zdn.vn/w480/Uploaded/rugtnv/2016_06_01/zing_fulbright_1.jpg
Bob Kerrey được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng Tín thác của trường Đại học Fulbright Việt Nam (FUV)
Những ngày qua, trên các báo và các trang mạng, nhiều người đã lên tiếng tranh cãi về việc cựu chiến binh Mỹ Bob Kerrey được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng Tín thác của trường Đại học Fulbright Việt Nam (FUV) mà chúng ta đều mong đợi với rất nhiều hy vọng, mới được thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tranh cãi đến nay chưa xong. Quả thật Bob Kerrey là một nhân vật không hề đơn giản. Và cũng có thể, trong một chừng mực nhất định, trường hợp của ông là rất tiêu biểu cho việc, dù muốn hay không, thì ta vẫn còn phải nghĩ rất nhiều và cố mà thấu hiểu hơn nữa về cuộc chiến tranh đã qua. Về những con người, từng con người, đã đi qua cái lò lửa địa ngục ấy, bị nó đốt cháy và trui rèn. Số phận của họ, nỗi đau và trằn trọc không dễ nguôi của họ. Nhất là những người còn sống sót và đang đối mặt với cuộc sống hôm nay. Tôi, tôi cũng từng đi qua đó, và nay còn sống sót. Nên tôi cũng muốn hiểu. Tôi quan tâm đến Bob Kerrey, trường hợp kinh hoàng của ông ngày ấy, và cuộc đối mặt của ông hôm nay với thách thức ông đang đảm nhận. Và cũng muốn tự nghĩ cả về chính mình.

Tản mạn chuyện anh Ba(rack) đi Hà Nội, tới Sài Gòn

Posted on May 26, 2016editor  2 Comments

Trà Mi

obama++Chuyến viếng thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Barack Obama trong ba ngày cuối tháng 5, 2016 đã chấm dứt và xem như thành công về nhiều mặt.
Hình Boing minh hoạ 737 của Vietjet Air.
Hình Boeing minh hoạ 737 của Vietjet Air.
Đối với tư bản Mỹ thì ông Obama ít nhất cũng đem về cho Boeing 11,3 tỉ USD tiền bán 100 chiếc Boeing 737 cho Vietjet Air. Boeing sẽ giao máy bay từ 2019 đến 2023. Ngoài ra Vietjet Air đã ký hợp đồng, trị giá 3,04 tỉ USD, mua động cơ phản lực của Pratt & Whitney (UTC) cho 63 chiếc Airbus. Đương nhiên, hãng Boeing, Pratt & Whitney (UTC) còn những hợp đồng bảo trì trị giá nhiều trăm triệu hay hàng tỉ USD chưa công bố.

Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2016

Thủ tướng chất vấn: Khám có tiền với khám BHYT bị phân biệt?

TPO - Sáng 3/6, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì hội nghị trực tuyến với các bộ ngành, địa phương trên toàn quốc bàn các giải pháp đẩy mạnh thực hiện bảo hiểm y tế (BHYT) toàn dân.
Làm rõ trách nhiệm từng ngành
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, nâng cao tỷ lệ BHYT tiến tới  BHYT toàn dân là việc rất thiết thực, nhất là đối với người nghèo, đối tượng  gặp nhiều khó khăn được Đảng, Nhà nước, cộng đồng xã hội quan tâm... Đây là một trong những việc quan trọng nhất để bảo đảm an sinh xã hội.