Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh gặp đô đốc Trung Quốc
Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh chiều qua gặp Đô đốc Tôn Kiến Quốc, phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, bên lề diễn đàn an ninh tại Singapore.
Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh trả lời báo chí sau cuộc gặp với Đô đốc Tôn Kiến Quốc. Ảnh: Reuters
Phát biểu tại cuộc gặp, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cho rằng trong thời gian tới, Việt Nam và Trung Quốc cần tăng cường hợp tác giữa lực lượng biên phòng hai nước, tiếp tục tổ chức các hoạt động giao lưu biên giới, tiến hành đối thoại chiến lược quốc phòng cấp thứ trưởng…
Bên cạnh đó, hai bên cũng cần tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực như hợp tác hải quân và cảnh sát biển để góp phần tạo môi trường hòa bình, ổn định giữa hai nước.
Đô đốc Tôn nhất trí với những ý kiến của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, đề nghị hai bộ quốc phòng tiếp tục hợp tác trao đổi kinh nghiệm tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, thúc đẩy trao đổi cấp cao và đối thoại chiến lược cấp thứ trưởng, giao lưu biên giới giữa hai bên.
Đối thoại Shangri-La diễn ra từ ngày 3 đến 5/6, là diễn đàn then chốt để thảo luận và phân tích về các mối quan ngại an ninh và quốc phòng, trong khu vực và xa hơn nữa. Hơn 600 đại biểu đại diện cho các nước ASEAN, châu Á, châu Âu và Mỹ dự hội nghị an ninh cấp cao ở Singapore. Hơn 30 quốc gia cử phái đoàn tham dự, trong đó có ít nhất 20 bộ trưởng quốc phòng.
Đây cũng là nơi diễn ra các cuộc gặp song phương giữa các nước. Ngoài Trung Quốc, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng phái đoàn đã có hàng loạt cuộc gặp song phương với đoàn Mỹ, Singapore, Australia, New Zealand, Canada, Anh và Italy. Phía Trung Quốc hôm qua gặp các đoàn Nga, Australia, New Zealand, Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Singapore và Brunei.
Theo TTXVN
Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh trả lời báo chí sau cuộc gặp với Đô đốc Tôn Kiến Quốc. Ảnh: Reuters
|
Phát biểu tại cuộc gặp, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cho rằng trong thời gian tới, Việt Nam và Trung Quốc cần tăng cường hợp tác giữa lực lượng biên phòng hai nước, tiếp tục tổ chức các hoạt động giao lưu biên giới, tiến hành đối thoại chiến lược quốc phòng cấp thứ trưởng…
Bên cạnh đó, hai bên cũng cần tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực như hợp tác hải quân và cảnh sát biển để góp phần tạo môi trường hòa bình, ổn định giữa hai nước.
Đô đốc Tôn nhất trí với những ý kiến của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, đề nghị hai bộ quốc phòng tiếp tục hợp tác trao đổi kinh nghiệm tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, thúc đẩy trao đổi cấp cao và đối thoại chiến lược cấp thứ trưởng, giao lưu biên giới giữa hai bên.
Đô đốc Tôn nhất trí với những ý kiến của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, đề nghị hai bộ quốc phòng tiếp tục hợp tác trao đổi kinh nghiệm tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, thúc đẩy trao đổi cấp cao và đối thoại chiến lược cấp thứ trưởng, giao lưu biên giới giữa hai bên.
Đối thoại Shangri-La diễn ra từ ngày 3 đến 5/6, là diễn đàn then chốt để thảo luận và phân tích về các mối quan ngại an ninh và quốc phòng, trong khu vực và xa hơn nữa. Hơn 600 đại biểu đại diện cho các nước ASEAN, châu Á, châu Âu và Mỹ dự hội nghị an ninh cấp cao ở Singapore. Hơn 30 quốc gia cử phái đoàn tham dự, trong đó có ít nhất 20 bộ trưởng quốc phòng.
Đây cũng là nơi diễn ra các cuộc gặp song phương giữa các nước. Ngoài Trung Quốc, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng phái đoàn đã có hàng loạt cuộc gặp song phương với đoàn Mỹ, Singapore, Australia, New Zealand, Canada, Anh và Italy. Phía Trung Quốc hôm qua gặp các đoàn Nga, Australia, New Zealand, Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Singapore và Brunei.
Theo TTXVN
Trung Quốc phát tờ rơi xuyên tạc về biển Đông tại Shangri-La
TTO - Tờ rơi gồm hai phiên bản tiếng Anh và tiếng Hoa, cung cấp thông tin xuyên tạc sự thật cho rằng toàn bộ biển Đông là của Trung Quốc.
Tờ rơi tiếng Hoa gồm những nội dung xuyên tạc về Biển Đông mà Trung Quốc chủ ý phát cho các đại biểu quốc tế tại Đối thoại Shangri-La - Ảnh: V.T. |
Chiều 3-6, ngay sau cuộc tiếp xúc song phương với đoàn quốc phòng Việt Nam, đoàn Trung Quốc đã phát tờ rơi có nội dung xuyên tạc về chủ quyền ở Biển Đông cho các đại biểu quốc tế tham dự Đối thoại Shangri-La ở Singapore.
Tờ rơi được phát có nội dung tuyên truyền những luận điệu sai trái của nước này về vấn đề tranh chấp chủ quyền ở biển Đông.
Nội dung tờ rơi này cho rằng các đảo của Trung Quốc bao gồm quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa của Việt Nam), quần đảo Trung Sa, và quần đảo Nam Sa (là Trường Sa của Việt Nam). Bốn quần đảo này đều hợp thành lãnh thổ của Trung Quốc.
Về quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, Trung Quốc trắng trợn viết: “Một số nước xung quanh biển Đông đã đưa quân xâm chiếm các đảo, dẫn đến tranh chấp lãnh thổ quần đảo Trường Sa hiện nay và Trung Quốc là quốc gia phát hiện sớm nhất, đặt tên, và khai thác quần đảo Trường Sa”.
Trong tờ rơi, Trung Quốc còn ngang nhiên cho rằng yêu cầu lãnh thổ của các nước khác đối với quần đảo Trường Sa không phù hợp với luật pháp quốc tế:
“Theo luật pháp quốc tế, tranh chấp chủ quyền có những đặc tính mang tính loại trừ. Chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Trường Sa từ xa xưa đã được thiết lập, bất kỳ nước nào khác cũng không thể yêu cầu chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa, nếu không sẽ đi ngược lại nghĩa vụ của mình đối với việc tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các nước khác”.
Ngoài ra, theo nội dung tờ rơi, Trung Quốc cho rằng vấn đề Biển Đông vô cùng phức tạp và nhạy cảm, con đường tốt nhất để giải quyết vấn đề này là đàm phán trực tiếp giữa các nước liên quan.
Bắc Kinh còn cho rằng ASEAN là một tổ chức khu vực, không thể tham gia phán quyết với tư cách là một đương sự trong tranh cãi này.
Biển Đông thống trị Shangri-la, khó có thay đổi nào từ Trung Quốc
HỒNGTHỦY
(GDVN) - Chắc chắn ông Obama sẽ không cho phép nổ ra một vụ tranh cãi gay gắt trước khi diễn ra Đối thoại Chiến lược và kinh tế Trung - Mỹ.
Obama kêu gọi Quốc hội Mỹ phê chuẩn UNCLOS, củng cố vị thế ở Biển ĐôngBiển Đông: Mỹ sẽ vạch trần sự dối trá của Trung Quốc ở Shangri-LaBộ trưởng Quốc phòng Campuchia lên tiếng về Biển Đông trước Shangri-la
Đối thoại An ninh Shangri-la lần thứ 15 đã khai mạc tối qua tại Singapore với bài phát biểu của Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-o-cha. Bài phát biểu của Thủ tướng Thái Lan tập trung vào vai trò và sự chủ động của quân đội trong sự phát triển của đất nước.
Defense News ngày 3/6 cho hay, hầu hết các đại biểu tham dự Đối thoại Shangri-la năm nay tiếp tục quan tâm đến các hành vi leo thang, phiêu lưu quân sự của Bắc Kinh trên Biển Đông trong bối cảnh Trung Quốc tiếp tục "nuốt chửng" những hòn đảo nhỏ, thách thức quyền tự do hàng hải hàng không của tàu chiến, máy bay Mỹ qua khu vực này.
Thủ tướng nước chủ nhà Lý Hiển Long phát biểu khai mạc Đối thoại Shangri-la lần thứ 15, ảnh: iiss.org. |
Đây cũng sẽ là kỳ đối thoại "cuối cùng" trước khi Tòa Trọng tài Thường trực PCA ra phán quyết vụ Philippines khởi kiện Trung Quốc (áp dụng sai, giải thích sai, vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 - UNCLOS) trên Biển Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter sẽ có bài phát biểu sáng hôm nay, nhiều khả năng ông sẽ tiếp tục lên án các hành vi leo thang quân sự hóa Biển Đông từ phía Trung Quốc, yêu cầu Bắc Kinh tuân thủ luật pháp quốc tế. Sau Ash Carter sẽ là bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ, Nhật Bản, cả hai nước đều phải đang đối mặt với tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.
Các đại biểu tham dự Đối thoại Shangri-la năm nay cũng bàn tàn xôn xao về việc liệu có khả năng Bắc Kinh đơn phương tuyên bố áp đặt một vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở Biển Đông như tiết lộ trên tờ South China Morning Post hay không.
Ông Tôn Kiến Quốc - Phó tham mưu trưởng Bộ tham mưu liên hợp Trung Quốc sẽ có bài phát biểu chính thức trước hội nghị vào ngày mai. Trong khi một cố vấn Lầu Năm Góc cho hay, Trung Quốc đang tìm cách nâng cao biện pháp quản lý khủng hoảng để tránh một thảm kịch với Hoa Kỳ trên Biển Đông.
Trung Quốc sẽ không có gì thay đổi trong vấn đề Biển Đông
South China Morning Post ngày 3/6 dẫn lời Tiến sĩ Bonnie Glaser từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) nói rằng, dự kiến Bắc Kinh và Washington sẽ tiếp tục bảo lưu quan điểm, nhưng không sử dụng đối thoại này để gây thêm chú ý về những bất đồng giữa hai bên trên Biển Đông.
Thay vì cố gắng tìm kiếm sự đồng thuận, hai bên sẽ tìm kiếm cách thức quản lý những khác biệt, tránh căng thẳng leo thang thành xung đột hay tai nạn quân sự.
"Mỹ mong muốn khu vực tin cậy vào Hoa Kỳ như một bên đảm bảo hòa bình, an ninh cho khu vực và đồng minh đáng tin cậy. Nhưng đồng thời khu vực này cũng không muốn nhìn thấy một cuộc đối đầu Trung - Mỹ nổ ra. Sự cân bằng là những gì Mỹ đang cố gắng làm tại Đối thoại Shangri-la", bà Glaser cho hay.
Huang Jing, chuyên gia quan hệ Mỹ-Trung từ Đại học Quốc gia Singapore và là thành viên ban tổ chức Đối thoại Shangri-la cho hay, căng thẳng trên Biển Đông đã được lên kế hoạch cho một phiên thảo luận trong Đối thoại năm nay. Cả Trung Quốc và Mỹ đang sẵn sàng làm dịu sức khác biệt của họ về Biển Đông.
Ông nói rằng, dù Lầu Năm Góc và Nhà Trắng tiếp tục tranh cãi về việc đối phó với hành vi (phiêu lưu quân sự) của Trung Quốc trên Biển Đông như thế nào, chắc chắn ông Obama sẽ không cho phép nổ ra một vụ tranh cãi gay gắt trước khi diễn ra Đối thoại Chiến lược và kinh tế Trung - Mỹ dự kiến bắt đầu vào Thứ Hai tuần tới.
"Tôi không nghĩ rằng chúng ta sẽ nghe thấy bất kỳ điều gì mới từ phía Trung Quốc. Hội nghị này là nơi phù hợp để trao đổi về sự khác biệt, nhưng có cân bằng. Tôi không nghĩ rằng sẽ có những lời lẽ đặc biệt mạnh tại Đối thoại Shangri-la năm nay", bà Glaser nhận định.
Học giả Úc tin Trung Quốc sẽ không dám tuyên bố áp đặt ADIZ trên Biển Đông lúc này
Giáo sư Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Australia được The Straits Times ngày 3/6 dẫn lời đánh giá, Trung Quốc sẽ không đơn phương tuyên bố áp đặt ADIZ ở Biển Đông, mặc dù trước đó tờ South China Morning Post có dẫn nguồn "tin riêng từ quân đội Trung Quốc" tiết lộ khả năng này.
Mặc dù Trung Quốc đã bồi đắp các đảo nhân tạo quy mô lớn và tiến hành quân sự hóa (bất hợp pháp) ở Biển Đông,, nhưng chỉ bấy nhiêu chưa đủ khả năng để cho Trung Quốc thực thi các quy định của một ADIZ trên Biển Đông.
"Họ có đường băng ở đó, nhưng không có các kho nhiên liệu, không có năng lực bảo trì cho tàu sân bay có thể hiện diện trong thời gian dài. Do đó không có cách nào để Trung Quốc thực hiện một ADIZ", Giáo sư Thayer nói.
Bởi vậy việc "xì" ra thông tin sẽ tuyên bố ADIZ ở Biển Đông chỉ là một chiêu trò tâm lý chiến mà Trung Quốc dựng lên để gây áp lực tâm lý lên các quốc gia láng giềng ở Biển Đông. Ngoài những ngón "võ mồm", Trung Quốc chưa có khả năng làm gì với một ADIZ ở Biển Đông.
South China Moring Post cho biết, trong một dấu hiệu thể hiện thiện chí, Việt Nam đã mời hải quân Trung Quốc ghé thăm một cảng không xác định, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân nói.
Lời mời được đưa ra trong cuộc tiếp xúc giữa Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng với ông Tôn Kiến Quốc bên lề Đối thoại Shangri-la.
Trung Quốc tuyên bố 'không khuất phục bá quyền' ở Shangri-la
Đô đốc Trung Quốc tuyên bố đến diễn đàn an ninh Đối thoại Shangri-la để nghe lý lẽ chứ không để tranh cãi và sẽ không khuất phục trước kẻ mạnh.
Đô đốc Tôn Kiến Quốc (trái) tuyên bố tới Shangri-la để nghe lý lẽ, không khuất phục bá quyền. Ảnh: Reuters
|
Tờ Global Times của Trung Quốc cáo buộc truyền thông phương Tây "đổ dầu vào lửa" khi mô tả Đối thoại Shangri-la, diễn đàn an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương, giống như "cuộc đối đầu Mỹ - Trung". Bài báo cho rằng "không gian hợp tác" giữa Trung Quốc và Mỹ là rất rộng, vấn đề Biển Đông hoàn toàn có thể được giải quyết ổn thỏa.
Đoàn Trung Quốc đến Shangri-la không phải để cãi nhau, cũng không tới để nói riêng về vấn đề tranh chấp trên Biển Đông, Đô đốc Tôn Kiến Quốc, dẫn đầu phái đoàn Trung Quốc tại Shangri-la cho biết. Theo đó, Trung Quốc sẽ tận dụng triệt để diễn đàn này để nói về chính sách và thực tiễn an ninh, thúc đẩy hợp tác hòa bình.
Đây là lần thứ hai ông Tôn dẫn đầu đoàn Trung Quốc trên cương vị phó tổng tham mưu trưởng quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA). Trước chuyến đi, ông Tôn ngang nhiên tuyên bố các đảo, đá tại Trường Sa của Việt Nam "hoàn toàn thuộc chủ quyền Trung Quốc". Đô đốc Tôn cũng biện bạch việc xây dựng đảo nhân tạo không ảnh hưởng đến tự do hàng hải, không nhằm vào quốc gia nào.
Ông Tôn sẽ phát biểu tại Shangri-la hôm 5/6, tập trung vào "căn cứ lý lẽ, dùng lý lẽ thuyết phục" các nước tại Shangri-la. "Trung Quốc sẽ dùng thái độ bình tĩnh để nói về chủ quyền, không mắc bẫy dư luận tiêu cực. Trung Quốc cũng sẽ dùng diễn đàn để nói lên sự thực về những gì quân đội chúng tôi đang làm", ông Tôn nói.
Phó tổng tham mưu trưởng PLA cũng tuyên bố Trung Quốc là nước "có trách nhiệm" trong các nghĩa vụ quốc tế, nhưng "thiếu diễn đàn" để phát biểu, không tìm được "phản ứng đúng đắn" từ thế giới.
"Có lý lẽ thì đi được khắp nơi, không có lý thì nửa bước cũng khó di chuyển. Nhân dân và quân đội Trung Quốc xưa nay tin vào lẽ phải, không khuất phục trước bá quyền", ông tuyên bố.
Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền với hầu hết diện tích Biển Đông, bất chấp sự phản đối từ cộng đồng quốc tế. Nước này ồ ạt bồi đắp, cải tạo trái phép 7 thực thể tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam, biến chúng thành đảo nhân tạo phi pháp. Bắc Kinh từ đầu năm nay còn lộ rõ ý đồ quân sự hóa khi bố trí hệ thống tên lửa, radar và chiến đấu cơ tại Biển Đông. Tại các kỳ Đối thoại Shangri-la gần đây, hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của các nước, trong đó có Mỹ.
Văn Việt
Phóng viên quốc tế vây kín hội đàm Việt - Trung ở Shangri-la
Cuộc hội đàm giữa Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh và Đô đốc Tôn Kiến Quốc tại Đối thoại Shangri-la thu hút sự quan tâm lớn của báo giới.
Phóng viên quốc tế chen nhau phỏng vấn Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh sau cuộc gặp phái đoàn Trung Quốc. Ảnh: Reuters
|
Khi thấy quốc kỳ hai nước Việt Nam - Trung Quốc xuất hiện ở một phòng họp của Đối thoại Shangri-la, các phóng viên quốc tế lập tức vây kín nơi này, theo Beijing Youth. Cuộc hội đàm giữa hai phái đoàn dẫn đầu bởi Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh và Đô đốc, thượng tướng Tôn Kiến Quốc diễn ra trong 30 phút, bắt đầu lúc 15h30 hôm qua.
Ngay khi tướng Vịnh bước ra khỏi phòng họp, các phóng viên vây kín xung quanh, liên tục đưa ra câu hỏi. Một phóng viên bị đám đông chen lấn tới mức mất một chiếc giày. Cuối cùng, đơn vị an ninh tại khách sạn Shangri-la phải gọi thêm nhân viên tới "giải cứu" tướng Vịnh do phóng viên chen chúc quá đông, không còn lối đi.
Theo TTXVN, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cho rằng trong thời gian tới, Việt Nam và Trung Quốc cần tăng cường hợp tác giữa lực lượng biên phòng hai nước, tiếp tục tổ chức các hoạt động giao lưu biên giới, tiến hành đối thoại chiến lược quốc phòng cấp thứ trưởng…
Bên cạnh đó, hai bên cũng cần tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực như hợp tác hải quân và cảnh sát biển để góp phần tạo môi trường hòa bình, ổn định giữa hai nước.
Đô đốc Tôn nhất trí với những ý kiến của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, đề nghị hai bộ quốc phòng tiếp tục hợp tác trao đổi kinh nghiệm tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, thúc đẩy trao đổi cấp cao và đối thoại chiến lược cấp thứ trưởng, giao lưu biên giới giữa hai bên.
Đối thoại Shangri-la diễn ra từ ngày 3 đến 5/6, là diễn đàn then chốt để thảo luận và phân tích về các mối quan ngại an ninh và quốc phòng, trong khu vực và xa hơn nữa. Hơn 600 đại biểu đại diện cho các nước ASEAN, châu Á, châu Âu và Mỹ dự hội nghị an ninh cấp cao ở Singapore. Hơn 30 quốc gia cử phái đoàn tham dự, trong đó có ít nhất 20 bộ trưởng quốc phòng.
Đây cũng là nơi diễn ra các cuộc gặp song phương giữa các nước. Ngoài Trung Quốc, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng phái đoàn đã có hàng loạt cuộc gặp song phương với đoàn Mỹ, Singapore, Australia, New Zealand, Canada, Anh và Italy. Phía Trung Quốc hôm qua gặp các đoàn Nga, Australia, New Zealand, Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Singapore và Brunei.
Văn Việt
Đô đốc, Thượng tướng Hải quân Trung Quốc Tôn Kiến Quốc (áo trắng) nói chuyện với Bộ trưởng quốc phòng Singapore Ng Eng Hen tại lễ khai mạc Đối thoại Shangri-La ngày 3/6. (Ảnh: Reuters)
Đối thoại Shangri-La: TQ "thở phào" sau phát biểu của BTQP Mỹ
Hải Võ |
Trái với bầu không khí căng thẳng trước thềm Đối thoại Shangri-La, phát biểu của ông Ashton Carter được chuyên gia quân sự Trung Quốc đánh giá "tích cực".
Nhận xét về phát biểu của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ashton Carter tại Đối thoại Shangri-La, chuyên gia Trương Quân Xã của Sở nghiên cứu học thuật quân sự Hải quân (Trung Quốc) đánh giá những bình luận của Carter về Trung Quốc "ôn hòa hơn" so với hội nghị năm ngoái.
"Quan điểm của Ashton Carter chủ yếu là 'bổn cũ soạn lại', chỉ trích Bắc Kinh xây đảo nhân tạo (trái phép-PV) trên biển Đông và ủng hộ vụ kiện biển Đông ở Tòa trọng tài thường trực (PCA) mà Philippines là nguyên đơn chống Trung Quốc," Trương Quân Xã nói.
Ông chủ Lầu Năm Góc nhấn mạnh tăng cường các quan hệ đồng minh song phương với Nhật Bản, Philippines và Australia, và ba bên như Mỹ-Nhật-Hàn, Mỹ-Nhật-Ấn Độ...
Có mặt tại buổi phát biểu của Bộ trưởng Carter, ông Trương cho biết Washington đang lặp lại cách tiếp cận thông qua đẩy mạnh quan hệ hợp tác an ninh đa phương để củng cố địa vị bá chủ khu vực.
Các đồng minh của Mỹ đều ủng hộ quân đội Mỹ thực hiện các cuộc tuần tra thể hiện quyền tự do hàng hải và hàng không ở biển Đông.
Bộ trưởng Carter cũng đề cập, nếu Trung Quốc tiến hành xây đảo nhân tạo ở bãi cạn Scarborough thì Washington sẽ coi đây là hành động thách thức và gây bất ổn.
Tuy nhiên, học giả Trung Quốc đặc biệt đánh giá tích cực khi ông Carter cho biết Mỹ "coi trọng quan hệ với Trung Quốc và muốn tăng cường hợp tác", "hai nước có nhiều lợi ích chung"...
Trương Quân Xã cho rằng, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ "nhận thức rõ vai trò quan trọng của Trung Quốc".
Bộ trưởng Ashton Carter họp báo cùng Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương (PACOM) của Mỹ, trong khuôn khổ Đối thoại Shangri-La ngày 4/6. (Ảnh: @PentagonPresSec/Twitter)
Carter phát biểu xong, Bắc Kinh thoát mối lo "bị bao vây"
Nhận định của ông Trương về thái độ của Mỹ qua bài phát biểu của Ashton Carter đã xoa dịu lo ngại những ngày vừa qua của Bắc Kinh về "nguy cơ" bị công kích mạnh liên quan tới vấn đề biển Đông trong khuôn khổ Đối thoại Shangri-La.
Thậm chí, có bình luận rằng ông Carter đã "nói hết lập trường cứng rắn" từ trước vì biết rằng cần thể hiện thái độ "hòa hoãn hơn" trong nghị trình chính thức của Shangri-La.
Tờ Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) nhận xét, mức độ đối đầu giữa các bên ở diễn đàn năm nay đã được kiểm soát trong giới hạn "an toàn".
Theo tờ này, Đối thoại Shangri-La năm nay "tương đối cân bằng", không bị cuốn vào một chủ đề đơn lẻ hay khiến diễn đàn trở thành "đại hội bao vây" Trung Quốc.
Việc mời Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha phát biểu diễn văn khai mạc tối 3/6 chính là tín hiệu giảm căng thẳng, Hoàn Cầu cho hay. Thái Lan là nước không liên quan đến các tranh chấp trên biển Đông.
Hôm 3/6, khách sạn Shangri-La ở Singapore, địa điểm tổ chức hội nghị, đã phải tăng cường lực lượng bảo vệ do giới truyền thông nóng lên bởi thông tin "Mỹ-Trung đối đầu gay gắt ở Đối thoại Shangri-La" khiến bầu không khí trở nên căng thẳng.
Đặc biệt năm nay, sự kiện quan trọng này được tổ chức trong bối cảnh vụ kiện biển Đông sắp có phán quyết từ PCA.
Đô đốc Tôn Kiến Quốc, trường đoàn đại biểu Trung Quốc, nói với tờ Hoàn Cầu rằng đại diện nước này tới Shangri-La 2016 "không phải để cãi nhau" hay "chỉ để bàn về vấn đề biển Đông ở một diễn đàn quốc tế hóa".
theo Trí Thức Trẻ
Từ đặc biệt xuất hiện 26 lần trong bài nói "nhắm vào Trung Quốc"
Thi Anh |
Điều ông Ashton Carter nhấn mạnh ở Đối thoại Shangri-La cũng là điều sẽ khiến Trung Quốc đuối lý trước các phiên tòa quốc tế.
Tại diễn đàn Đối thoại Shangri-La hôm nay (4/6), Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã có bài phát biểu với chủ đề "Mạng lưới an ninh có nguyên tắc của châu Á – Thái Bình Dương".
Trong bài phát biểu, ông Carter đã dùng từ "có nguyên tắc" (principled) tới 26 lần. Và bài nói được tờ Strait Times của nước chủ trì Singapore cho là nhằm "hối thúc Trung Quốc".
Liệu với cách dùng từ như vậy, có phải ông Carter đang muốn nhấn mạnh tới cách hành xử ngang ngược của Trung Quốc trên biển Đông, khi Bắc Kinh liên tục phủ nhận luật pháp quốc tế và các nguyên tắc chung của khu vực, cũng như thế giới?
Thái độ "chướng tai gai mắt" này của Trung Quốc có thể nói chính là điểm yếu trong luận điệu vô lí mà nước này liên tục đưa ra.
Chúng tôi xin được lược dịch bài phát biểu của ông Carter, đoạn về hành động của Trung Quốc trên biển Đông, cũng như lập trường của Mỹ về phán quyết mà Tòa Trọng tài Thường trực sắp đưa ra.
Lược trích bài phát biểu của BTQP Mỹ
Nước Mỹ hoan nghênh sự phát triển của một Trung Quốc hòa bình, ổn định và thịnh vượng, đã đóng một vai trò đầy trách nhiệm trong mạng lưới an ninh có nguyên tắc của khu vực.
Chúng tôi biết những gì Trung Quốc đã làm để gây dựng một mạng lưới vững chắc hơn, một khu vực thịnh vượng, an toàn và ổn định hơn.
Trên tất cả các phương diện tương tác với đối tác Trung Quốc, Mỹ liên tục khuyến khích Trung Quốc đưa ra những hành động ủng hộ - chứ không phải lược trừ - các nguyên tắc chung đã được áp dụng rất thành công ở nhiều nơi thuộc châu Á - Thái Bình Dương.
Khu vực sẽ trở nên vững mạnh hơn, an toàn hơn và thịnh vượng hơn khi tất cả các nước cùng nỗ lực tiến tới một viễn cảnh chung, nơi các nguyên tắc chung được gìn giữ và tất cả các nước đều được đối xử bình đẳng bất kể lớn, bé và các tranh chấp được giải quyết hòa bình, theo luật pháp.
Không may là, có một nỗi lo ngại đang lớn dần ở khu vực này, trong căn phòng này, về các hành động của Trung Quốc trên biển, trong không gian mạng và cả không phận của khu vực.
Thực ra, trên Biển Đông, Trung Quốc đã có những động thái bành trướng, chưa từng có tiền lệ, làm nảy sinh lo ngại về ý đồ chiến lược của Bắc Kinh.
Và các nước trong khu vực đang đưa ra các hành động đối phó, bày tỏ mối lo ngại, một cách đơn lẻ, lẫn công khai, ở các cấp cao nhất, trong các hội nghị khu vực, và cả diễn đàn quốc tế.
Kết quả là, những gì Trung Quốc làm trên biển Đông đang cô lập nước này, trong thời điểm mà toàn khu vực đang cùng hợp tác và kết nối với nhau.
Đáng tiếc là, nếu những động thái ấy tiếp diễn, có thể kết cục Trung Quốc sẽ dựng lên một Vạn Lý Trường Thành tự cô lập chính mình.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tại diễn đàn Đối thoại Shangri-La.
Hiện giờ, Mỹ không phải là một bên trong tranh chấp trên biển Đông. Và chúng tôi không về phe bên nào cả.
Nhưng nước Mỹ sẽ đứng cùng phía với các đối tác trong khu vực để duy trì các nguyên tắc cốt lõi, cũng như quyền tự do hàng hải, bay qua không phận và các phương thức giải quyết tranh chấp thông qua cơ chế luật pháp quốc tế.
Như tôi đã nói cách đây một năm, tại diễn đàn này và như Chiến dịch Tự do Hàng hải Mỹ đang triển khai ở Biển Đông, Washington sẽ tiếp tục thực hiện các chuyến bay, đưa tàu bè qua lại ở bất cứ nơi nào luật quốc tế cho phép, để bất cứ nước nào trong khu vực cũng có thể làm như vậy.
Và Mỹ sẽ làm việc với tất cả các nước châu Á - Thái Bình Dương để đảm bảo rằng, các nguyên tắc cốt lõi ấy có hiệu lực ở biển Đông, cũng giống như bất cứ nơi nào khác.
Bởi chỉ khi ai cũng "chơi cùng một luật" thì chúng ta mới có thể tránh được các lỗi lầm trong quá khứ. Thời điểm đó, khi các nước thách thức một nước khác trong cuộc so kè ý chí và sức mạnh, đều đem về những hậu họa kinh hoàng cho khu vực.
Mỹ xem phán quyết sắp được đưa ra của Tòa Trọng tài Thường trực về biển Đông là cơ hội cho Trung Quốc và các nước trong khu vực tiến tới một tương lai có nguyên tắc, nối lại mối quan hệ ngoại giao, giảm thiểu căng thẳng, thay vì khiến chúng bùng phát.
Tất cả chúng ta nên cùng nhau hợp tác để đảm bảo cơ hội này được hiện thực hóa.
theo Trí Thức Trẻ
Đô đốc Tôn Kiến Quốc (trái), đại diện Trung Quốc và Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ashton Carter tại tiệc tối khai mạc Đối thoại Shangri-La ngày 3/6. (Ảnh: @PentagonPresSec/Twitter)
TQ "phản pháo" phát biểu của BTQP Mỹ ở Đối thoại Shangri-La
Hải Võ |
Ông Ashton Carter là quan chức đầu tiên phát biểu trong ngày làm việc 4/6 của Đối thoại Shangri-La, với chủ đề "Những thách thức từ tình hình an ninh phức tạp ở châu Á".
Trong bài phát biểu của mình, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ashton Carter đề cập Trung Quốc đang "tự cô lập mình".
Ngay lập tức, Thiếu tướng Quan Hữu Phi, Chủ nhiệm Văn phòng hợp tác quân sự quốc tế, thuộc Quân ủy trung ương Trung Quốc, đã đáp trả.
Tướng Quan chỉ trích lập luận của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ là "một khái niệm tự biên" và khẳng định Bắc Kinh chưa từng tự mình cô lập.
"Tôi cho rằng mục đích ông Carter nói như vậy là chính là nhằm cô lập Trung Quốc, khiến các quốc gia trong khu vực xem Trung Quốc là đối tượng để cô lập. Đó là một quan điểm sai lầm," ông Quan nói.
Quan Hữu Phi là thành viên trong đoàn đại biểu Trung Quốc tham dự Đối thoại Shangri-La2016. Dẫn đầu đoàn này là Thượng tướng Hải quân, Phó tham mưu trưởng Bộ tham mưu liên hợp quân ủy trung ương Trung Quốc, Đô đốc Tôn Kiến Quốc.
Tướng Quan Hữu Phi trả lời báo chí tại Đối thoại Shangri-La. (Ảnh: Huanqiu)
Phát biểu trước đại diện quân sự các nước, ông Ashton Carter cũng cho biết Mỹ cam kết nỗ lực xây dựng hòa bình khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Ông so sánh, vấn đề an ninh là "dưỡng khí" cho hòa bình, trong khi Mỹ cùng các đồng minh của họ đang "cấp dưỡng khí" cho khu vực này để "cùng tạo dựng tương lai tươi sáng và nguyên tắc".
Ông chủ Lầu Năm Góc đánh giá tình hình biển Đông đang duy trì trạng thái căng thẳng càng làm nổi rõ tầm quan trọng của vấn đề an ninh.
Ashton Carter làm rõ lập trường về chính sách "tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương" của Mỹ, nhấn mạnh sự hiện diện của Washington tại khu vực này "không phải là tạm thời, mà là lâu dài".
"Cùng với nhau, chúng ta có thể bảo đảm sự thay đổi lịch sử ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ trở thành bước ngoặt lịch sử," ông nói.
Bộ ngoại giao Trung Quốc từng phản ứng với động thái gia tăng hiện diện quân sự của Mỹ trên biển Đông.
Theo phía Trung Quốc: "Mỹ đã gây ra nhiều rắc rối ở khắp nơi trên thế giới. Chúng tôi tin rằng các quốc gia và người dân châu Á đều mong muốn gìn giữ cục diện hòa bình, ổn định và phát triển tốt đẹp của khu vực, không muốn có bất kỳ ai, dù với lý do gì, làm rối loạn châu Á."
theo Trí Thức Trẻ
Trong phiên khai mạc tối 3-6, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha được mời phát biểu dẫn đề, trong đó ông nêu bật khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang phải đối mặt với những thách thức an ninh ngày càng tăng lên như nguy cơ xung đột do những tranh chấp ở biển Đông, nạn khủng bố, di dân, tội phạm mạng, biến đổi khí hậu…Trước những thách thức này, không một quốc gia đơn lẻ nào có thể giải quyết được mà các nước phải hợp tác để cùng nhau vượt qua, trong đó, vai trò đoàn kết của ASEAN là cực kỳ quan trọng. Thủ tướng Prayut Chan-o-cha kêu gọi các nước nỗ lực hợp tác để vượt qua những thách thức, duy trì môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực, tạo cơ sở để phát triển, đảm bảo để không một nước nào bị bỏ lại phía sau trên lộ trình đi đến thịnh vượng.
Về những tranh chấp trên Biển Đông, Thủ tướng Prayut Chan-o-cha kêu gọi các nước cần phải tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước LHQ về luật biển 1982, thực hiện DOC và sớm tiến tới xác lập COC.
Ông David Shear nhất trí với đánh giá của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, cho rằng cần tiếp tục nâng cao và đưa quan hệ hai nước đi vào chiều sâu, cam kết phía Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hỗ trợ phía Việt Nam trong việc tham gia lực lượng Gìn giữ hòa bình LHQ và giải quyết các hậu quả chiến tranh…
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh thông báo phía Việt Nam đã cử đoàn đại biểu quân sự cấp cao gồm nhiều tướng lĩnh, học giả tham dự Đối thoại Shangri-La lần thứ 15, thể hiện sự coi trọng của phía Việt Nam đối với sự kiện này. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh bày tỏ lời cảm ơn đối với việc Singapore đào tạo cán bộ cho quân đội Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực tiếng Anh cho lực lượng Gìn giữ hòa bình, quân y, giáo viên, mong muốn phía Singapore tiếp tục quá trình này. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng cho rằng hai bên cần tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó coi trọng hợp tác giữa các viện nghiên cứu, trao đổi học giả, tham gia diễn tập trong khuôn khổ ADMM+…
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh gửi lời cảm ơn của Bộ Quốc phòng Việt Nam đối với những sự giúp đỡ của Bộ Quốc phòng Australia trong việc trao đổi kinh nghiệm tham gia lực lượng Gìn giữ hòa bình, cung cấp các học bổng đào tạo sĩ quan cho phía Việt Nam, mong muốn hai nước cần mở rộng hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu chiến lược, tăng cường kết nối giữa các viện nghiên cứu, các học giả của cả hai bên.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đánh giá quan hệ giữa Việt Nam và New Zealand thời gian qua, trong đó có quan hệ quốc phòng, đã có những bước phát triển tốt đẹp. Việt Nam và New Zealand không có những bất đồng vì lợi ích mà quan hệ hợp tác giữa hai nước đều vì lợi ích chung, đóng góp cho hòa bình, ổn định của toàn khu vực. Việt Nam mong muốn và thực sự đã có quan hệ tốt với rất nhiều nước lớn nhỏ, trong đó có New Zealand. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh bày tỏ sự hài lòng về quan hệ quốc phòng Việt Nam-New Zealand thời gian qua, mong muốn phía New Zealand tiếp tục các chương trình hợp tác với phía Việt Nam, trong đó đặc biệt là lĩnh vực đào tạo tiếng Anh, giúp các cán bộ của Việt Nam thực hiện tốt công tác tham gia lực lượng Gìn giữ hòa bình LHQ.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh chuyển lời thăm hỏi của Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch tới Đô đốc Tôn Kiến Quốc, bày tỏ sự hài lòng trước những kết quả của cuộc giao lưu biên giới Việt Nam-Trung Quốc do Bộ trưởng Quốc phòng hai nước chủ trì trong thời gian gần đây, coi đó là biểu hiện của sự phát triển mối quan hệ hợp tác giữa hai Bộ Quốc phòng và nhân dân hai nước. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cho rằng trong thời gian tới, hai nước cần tăng cường hợp tác giữa lực lượng biên phòng hai nước, tiếp tục tổ chức các hoạt động giao lưu biên giới, tiến hành đối thoại chiến lược quốc phòng cấp Thứ trưởng…Hai bên cũng cần tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực như hợp tác hải quân và cảnh sát biển để góp phần tạo môi trường hòa bình, ổn định giữa hai nước Việt Nam-Trung Quốc.
Đồng ý với những ý kiến của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Bộ trưởng Quốc phòng Harjit Singh Sajjan cho biết Canada sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc thảo luận, đối thoại để tìm kiếm các giải pháp đối phó với những thách thức ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đồng thời tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực như trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực tham gia lực lượng Gìn giữ hòa bình LHQ, đào tạo…
Khai mạc Đối thoại Shangri-La lần thứ 15
QĐND Online - Đối thoại Shangri-La năm nay gồm 5 phiên toàn thể với chủ đề mỗi phiên lần lượt là: Đối phó với những vấn đề an ninh phức tạp ở châu Á; Kiểm soát cạnh tranh quân sự ở châu Á; Chính sách quốc phòng trong những thời điểm bất định; Thách thức trong giải quyết xung đột; và Theo đuổi các mục tiêu an ninh chung. Ngoài ra có 2 phiên đồng thời...
* Thủ tướng Thái Lan: các nước tranh chấp ở Biển Đông cần tuân thủ luật pháp quốc tế
* Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh thực hiện hàng loạt cuộc gặp song phương
Tối 3-6, tại Khách sạn Shangri-La ở Singapore đã diễn ra Lễ khai mạc Đối thoại Shangri-la lần thứ 15. Có ít nhất 30 đoàn đại diện cho các quốc gia và tổ chức quốc tế tham dự Đối thoại Shangri-La 2016. Mỹ có Bộ trưởng Quốc phòng, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Tư lệnh Bộ tư lệnh Thái Bình Dương; Ấn Độ, Nhật Bản cử Bộ trưởng Quốc phòng tham dự; Trung Quốc tham dự ở cấp Phó Tổng tham mưu trưởng; Nga cử Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Ngoài ra còn có các học giả quốc tế là khách mời của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS).
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam tham dự Đối thoại.
Đối thoại Shangri-La năm nay gồm 5 phiên toàn thể với chủ đề mỗi phiên lần lượt là: Đối phó với những vấn đề an ninh phức tạp ở châu Á; Kiểm soát cạnh tranh quân sự ở châu Á; Chính sách quốc phòng trong những thời điểm bất định; Thách thức trong giải quyết xung đột; và Theo đuổi các mục tiêu an ninh chung. Ngoài ra có 2 phiên đồng thời.
Phiên khai mạc Đối thoại Shangri-la lần thứ 15.
Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha phát biểu trong Phiên khai mạc Đối thoại Shangri-la lần thứ 15.
Bài phát biểu của Thủ tướng Thái Lan đã được các đại biểu tham dự Đối thoại quan tâm và đón nhận.
* Trong khuôn khổ các hoạt động bên lề của Đối thoại Shangri-La 2016, sáng 3-6, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ quốc phòng, dẫn đầu đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam tham dự Đối thoại Shangri-La lần thứ 15 đã có cuộc gặp song phương với Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, ông David Shear. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã nêu lên một số vấn đề liên quan đến tình hình quốc tế và khu vực mà phía Việt Nam quan tâm, trong đó nêu bật những thách thức mà các nước ở khu vực châu Á đang phải đối mặt. Theo Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ có không gian rộng lớn cho cả hai bên để tiếp tục mở rộng và làm sâu sắc hơn, vì lợi ích của cả hai phía. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh bày tỏ mong muốn phía Hoa kỳ tiếp tục hiện thực hóa những cam kết trợ giúp phía Việt Nam trong việc tham dự lực lượng Gìn giữ hòa bình LHQ, khắc phục hậu quả chiến tranh, phát huy những kết quả tốt đẹp đã đạt được như chương trình tẩy độc ở sân bay Đà Nẵng và bắt đầu triển khai ở sân bay Biên Hòa, công bố bản đồ bom mìn còn sót lại ở Việt Nam…
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh và Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam đã có cuộc gặp song phương với Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, ông David Shear.
* Sáng 3-6, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng đã có cuộc gặp song phương với Thư ký thường trực Bộ Quốc phòng Singapore, ông Chan Yeng Kit.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh có cuộc gặp song phương với Thư ký thường trực Bộ Quốc phòng Singapore, ông Chan Yeng Kit.
Nhất trí với những ý kiến của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thư ký thường trực Bộ Quốc phòng Singapore Chan Yeng Kit đánh giá cao việc Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh dẫn đầu đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam tham dự Đối thoại Shangri-La lần thứ 15, đồng thời cho biết sẽ chỉ đạo các cơ quan chức năng của phía Singapore tích cực triển khai những biện pháp nhằm tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai Bộ Quốc phòng trên cơ sở những đề xuất của phía Việt Nam.
* Cũng trong sáng 3-6, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã có cuộc gặp Tư lệnh Quốc phòng Australia, Đại tướng Mark Binskin.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh gặp Tư lệnh Quốc phòng Australia, Đại tướng Mark Binskin.
Trong lĩnh vực hợp tác về tham gia lực lượng Gìn giữ hòa bình và khắc phục hậu quả chiến tranh, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cho biết phía Việt Nam sẽ đưa ra các đề xuất cụ thể để phía Australia nghiên cứu có các bước đi nhằm đưa hợp tác giữa hai bên vào chiều sâu, có hiệu quả.
Đại tướng Mark Binskin cam kết phía Australia sẽ tiếp tục các hoạt động hợp tác, hỗ trợ như từ trước đến nay, đồng thời cho rằng đề xuất của phía Việt Nam về việc tăng cường hợp tác giữa các cơ quan, viện nghiên cứu của cả hai bên là rất hữu ích. Trước mắt, Đại tướng Mark Binskin đề nghị hai phía sẽ gửi các nhóm nhỏ chuyên gia, học giả sang thăm viếng lẫn nhau, từ đó đưa ra các đề xuất cụ thể để hai bên có thể tiến tới những hoạt động hợp tác sâu rộng và có hiệu quả hơn.
* Tiếp tục các hoạt động song phương, chiều 3-6, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã có cuộc gặp Tư lệnh Quốc phòng New Zealand Timothy Keating.
Đánh giá tình hình quốc tế và khu vực, Tư lệnh Quốc phòng Timothy Keating cho rằng trước những thách thức đang đặt ra, New Zealand có lợi thế là có quan hệ rộng mở, thẳng thắn, hợp tác sâu rộng, góp phần bảo đảm sự phát triển hài hòa trong khu vực, tạo điều kiện để toàn khu vực có được hòa bình, thịnh vượng.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh gặp Tư lệnh Quốc phòng New Zealand Timothy Keating.
* Chiều 3-6, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng đã có cuộc gặp song phương với Phó tham mưu trưởng Bộ tham mưu liên hợp Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, Đô đốc Tôn Kiến Quốc.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh gặp song phương với Phó tham mưu trưởng Bộ tham mưu liên hợp Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, Đô đốc Tôn Kiến Quốc.
Đô đốc Tôn Kiến Quốc nhất trí với những ý kiến của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, đề nghị hai Bộ Quốc phòng tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực trao đổi kinh nghiệm tham gia lực lượng Gìn giữ hòa bình của LHQ, thúc đẩy trao đổi cấp cao và đối thoại chiến lược cấp Thứ trưởng, giao lưu biên giới giữa hai bên.
* Cũng trong chiều 3-6, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã có cuộc gặp song phương với Bộ trưởng Quốc phòng Canada, ông Harjit Singh Sajjan.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã chuyển lời chào của Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch tới ông Harjit Singh Sajjan, cho rằng mặc dù cách xa nhau về địa lý nhưng giữa Việt Nam và Canada vẫn có nhiều cơ sở để hợp tác, trong đó có hợp tác quốc phòng. Việt Nam sẵn sàng thực hiện mối quan hệ hợp tác quốc phòng mang tính thực chất, hiệu quả với Canada, đồng thời lắng nghe các ý kiến của phía Canada để sự hợp tác giữa hai bên đi vào chiều sâu. Các lĩnh vực hợp tác quốc phòng giữa hai bên có nhiều tiềm năng là hợp tác về hải quân, lực lượng Gìn giữ hòa bình LHQ…
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh gặp song phương với Bộ trưởng Quốc phòng Canada, ông Harjit Singh Sajjan.
Tin, ảnh: VĂN YÊN (từ Singapore)
( Quân đội nhân dân)
( Quân đội nhân dân)
HồngThủ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét