Thứ Bảy, 4 tháng 6, 2016

Bị chỉ trích mạnh, Trung Quốc đề nghị Singapore điều chỉnh Đối thoại Shangri-La; Đối thoại Shangri-La: Vấn đề Biển Đông phải được giải quyết trong hòa bình; Các nước đồng loạt chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

12:12 PM - 04/06/2016 Thanh Niên Online

Đô đốcTôn Kiến Quốc tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore ngày 3.6.2016 /// Reuters



Đô đốcTôn Kiến Quốc tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore ngày 3.6.2016REUTERS




Bị tấn công dữ dội ở diễn đàn an ninh khu vực vì gây căng thẳng ở Biển Đông, đại diện Trung Quốc đã đề nghị Singapore điều chỉnh chương trình của Đối thoại Shangri-La.
Trong cuộc gặp Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen ngày 3.6, Đô đốc Tôn Kiến Quốc, Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc cho biết cảm thấy khó chịu khi diễn đàn an ninh khu vực này (còn gọi là Đối thoại Shangri-La) trở thành "nơi công kích lẫn nhau" thay vì là nơi tìm kiếm những giải pháp tích cực cho các cuộc tranh chấp.
Ông Tôn đề nghị chủ nhà Singapore cần có điều chỉnh hợp lý chương trình để diễn đàn này đạt được mục đích “giảm bớt xung đột, thúc đẩy hợp tác và giúp ổn định an ninh khu vực”, theo Tân Hoa xã ngày 4.6.
Cuộc hội đàm của ông Tôn và Bộ trưởng Quốc phòng Singapore diễn ra hôm qua 3.6 bên lề Đối thoại Shangri-La , được cho là nhằm thúc đẩy hợp tác quốc phòng giữa 2 nước.



Bị chỉ trích mạnh, Trung Quốc đề nghị Singapore điều chỉnh Đối thoại Shangri-La - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

Trung Quốc bất ngờ lên tiếng về đảo Ba Bình
Trung Quốc, sau thời gian dài im lặng, ngày 3.6 lên tiếng chỉ trích Philippines vì Manila gọi đảo Ba Bình - thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng đang bị Đài Loan chiếm giữ phi pháp - là bãi đá.
Đáp lại đề nghị của ông Tôn, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore nói rằng Singapore có mục tiêu rõ ràng khi tổ chức diễn đàn, đó là thúc đẩy hợp tác an ninh, quốc phòng giữa các nước trong khu vực và quốc tế; Đối thoại Shangri-La không nhằm gây tổn hại cho bất kỳ bên nào hay nước nào, theo Tân Hoa xã.
Bộ trưởng Quốc phòng Singapore còn nói thêm Đối thoại Shangri-La cũng có mong muốn các bên liên quan chia sẻ và tăng cường hiểu biết lẫn nhau về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông.
Biển Đông được chọn là một trong 6 nội dung chính của Đối thoại Shangri-La kéo dài 3 ngày (3 - 5.6.2016). Chủ đề này đã làm nóng diễn đàn ngay ngày đầu tiên khai mạc hôm qua 3.6 với những chỉ trích từ các chuyên gia và giới chức an ninh quốc phòng của nhiều nước như Mỹ, Úc nhắm vào Trung Quốc vốn đang gây căng thẳng bằng các hoạt động quân sự hóa Biển Đông.
Bị chỉ trích mạnh, Trung Quốc đề nghị Singapore điều chỉnh Đối thoại Shangri-La - ảnh 2
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp và New Zealand tại Đối thoại Shangri-La REUTERS
Diễn đàn an ninh khu vực Shangri-La đã trở thành nơi để Mỹ và Trung Quốccông kích nhau xung quanh vấn đề Biển Đông, báo South China Morning Post nhận định trên số báo ra hôm nay 4.6. Diễn đàn an ninh Shangri-La thu hút ít nhất 20 bộ trưởng quốc phòng của châu Á - Thái Bình Dương và nhiều nước khác tham dự.
Trong một hội đàm khác cũng bên lề Đối thoại Shangri-La với tướng Mark Binskin, Tư lệnh Quân đội Úc, ông Tôn Kiến Quốc thúc giục Úc cần có quan điểm công bằng và khách quan khi đề cập vấn đề Biển Đông. Canberra lâu nay có quan điểm ủng hộ Mỹ, ủng hộ tự do hàng hải và hàng không. Chính phủ Úc chỉ trích rằng hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc chỉ tạo ra tác dụng ngược cho Bắc Kinh
Minh Quang



Đối thoại Shangri-La: Vấn đề Biển Đông phải được giải quyết trong hòa bình




Sau cuộc đối thoại đầu tiên tại Shangri-La vào tối qua (3/6), Bộ trưởng quốc phòng Ấn Độ và Singapore đã nhất trí cho rằng các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông cần phải được giải quyết trong hòa bình, theo quy định luật pháp quốc tế.
Tình hình Biển Đông là một trong những vấn đề trọng tâm của Đối thoại Shangri-La, khai mạc ngày hôm qua tại Singapore. Phát biểu trước truyền thông sau cuộc đối thoại đầu tiên, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ và Singapore đều cho rằng cần phải có tự do hàng hải trên các vùng biển quốc tế.
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ, Manohar Parrikar khẳng định quan điểm của nước này về vấn đề Biển Đông vẫn không thay đổi, đó là các quốc gia liên quan cần phải giải quyết thông qua đàm phán chứ không phải là tiến hành các hoạt động ép buộc. Ông cũng nhấn mạnh Ấn Độ sẽ hợp tác với từng nước trong khu vực phía Đông thông qua chính sách Hành động hướng Đông của mình.
Bộ trưởng Quốc  phòng Ấn Độ và Singapore tham gia đối thoại. 
“Với phương châm hướng về phía Đông và hành động theo hướng Đông có nghĩa là không chỉ nói suông mà Ấn Độ còn muốn hợp tác với các nước ở phía Đông Á theo hướng tích cực. Về cơ bản, nếu các bạn liên quan đến những mối lo ngại nào đó thì chúng tôi cũng sẽ tham gia cùng các bạn. Chúng tôi đã quyết định sẽ là một phần của khối ASEAN cộng trong mọi vấn đề cũng như những lo ngại của cộng đồng này”, Bộ trưởng Ấn Độ cho biết.
Phát biểu tại Singapore trước khi tham dự các buổi hội đàm, Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain bày tỏ quan ngại về hậu quả nếu như Trung Quốc chối bỏ những phán quyết sắp tới của Liên Hiệp Quốc về vấn đề tranh chấp trên Biển Đông.


Skip in 5...
Ad finishes in 27 seconds

Ông cho hay: “Sự lựa chọn cho Bắc Kinh đó là việc nước này sẽ sử dụng sức mạnh và vị thế đang lên của mình như thế nào. Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục ép buộc những người hàng xóm và đơn phương hành động trên những khu vực lãnh thổ mà nước này tuyên bố chủ quyền. Đối với các quốc gia Đông Nam Á, phán quyết sắp tới của tòa án sẽ là một phép thử cho Trung Quốc. Quyết định này cần phải được Bắc Kinh thừa nhận như một điều luật chứ không phải là một lựa chọn. Đông Nam Á và cả thế giới sẽ theo dõi sát sao sự lựa chọn sau đó của Trung Quốc”.
Đoàn đại biểu Mỹ tham dự Đối thoại lần này do Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter dẫn đầu và phía Trung Quốc có sự góp mặt của Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Sun Jianguo.
“Một thế giới, một vận mệnh”
Một chủ đề khác cũng được đưa ra trong các cuộc đối thoại lần này, đó là chủ nghĩa khủng bố. IS đang là một mối lo ngại lớn ở phía Nam Philippines khi tổ chức này đã hình thành một trụ sở có thể khởi xướng các cuộc tấn công khủng bố bất kỳ lúc nào trong khu vực. Các quốc gia khác cũng có những vấn đề như việc công dân trong nước đang tìm cách sang Syria để tham gia thánh chiến. Vì vậy, việc khu vực có thể tận dụng nguồn lực để giải quyết mối đe dọa này ra sao cũng là một vấn đề được các Bộ trưởng quốc phòng quan tâm đề cập.
Thủ tướng Thái Lan phát biểu khai mạc Đối thoại Shangri-La.
Trong bài phát biểu khai mạc Đối thoại Shangri-La, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-O-Cha nhấn mạnh an ninh của tất cả các nước và khu vực Đông Á có mối liên kết chặt chẽ với thế giới. “Chúng ta sống trong một thế giới toàn cầu hóa, không có biên giới bởi sự phát triển của giao thông và công nghệ, có thể kết nối con người sau vài giây và vì vậy điều này vừa có thể tạo ra khủng hoảng nhưng cũng mang lại cơ hội. Các thách thức mà chúng ta phải đối mặt ngày càng tăng và có quy mô xuyên quốc gia, vì vậy, từ bây giờ, chúng ta cần phải chia sẻ thực sự, không chỉ là chia sẻ hạnh phúc mà còn cần phải chia sẻ cả nỗi đau và sự thử thách”, Thủ tướng Thái Lan cho hay.
Ông cũng khẳng định: “Và bởi vì cộng đồng thế giới đang dần dần xích lại gần nhau từ quan điểm “một quốc gia, một vận mệnh” thành “một thế giới, một vận mệnh”. Tất cả các nước cần phải cùng nhau tìm cách giải quyết các vấn đề, các thách thức để mang lại một lợi ích công bằng, tăng cường lòng tin và hiểu biết lẫn nhau”.
Ngoài ra, các vấn đề khác trên thế giới như mối đe dọa từ Triều Tiên, điều chỉnh các cạnh tranh quân sự và thách thức an ninh của vấn đề nhập cư bất thường cũng sẽ được các Bộ trưởng thảo luận trong ba ngày diễn ra hội nghị. Có tổng cộng 19 Bộ trưởng quốc phòng các nước tham dự Đối thoại năm nay, bao gồm cả các quan chức đến từ Hàn Quốc và Pháp.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin của Channel News Asia, phiên bản điện tử tiếng Anh của kênh Asian TV News (Singapore).
Tuệ Minh (lược dịch)


Các nước đồng loạt chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông




Dân trí Mỹ và các quốc gia châu Á hôm nay đã đồng loạt kêu gọi Trung Quốc ngừng các hành động ở Biển Đông, trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ hối thúc Bắc Kinh hợp tác với khu vực, nếu không có thể tạo ra “Vạn Lý Trường Thành tự cô lập”.
 >> Nhật Bản cam kết giúp Đông Nam Á đối phó với các hành động nguy hiểm ở Biển Đông
 >> Mỹ sẽ hành động nếu Trung Quốc xây dựng ở khu vực tranh chấp với Philippines
 >> Đối thoại Shangri-La nóng từ ngày đầu



Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter (phải) và Đô đốc Harry B. Harris Jr., Chỉ huy Bộ tư lệnh Thái Bình Dương (PACOM), tham dự Đối thoại Shangri-La tại Singapore ngày 4/6 (Ảnh: AFP)
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter (phải) và Đô đốc Harry B. Harris Jr., Chỉ huy Bộ tư lệnh Thái Bình Dương (PACOM), tham dự Đối thoại Shangri-La tại Singapore ngày 4/6 (Ảnh: AFP)
Trong sáng nay, ngày làm việc chính thứ nhất của Đối thoại Shangri-La tại Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng của Mỹ, Anh, Nhật Bản, Ấn Độ trong các bài phát biểu của mình đều thối thúc Trung Quốc kiềm chế các hành động ở Biển Đông và tôn trọng luật pháp quốc tế.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter đã kêu gọi Trung Quốc tham gia vào một “mạng lưới an ninh có quy tắc” cho châu Á để giúp giải tỏa những lo ngại lo ngại về ý định chiến lược của Bắc Kinh sau “các hành động đơn phương và quy mô lớn” ở Biển Đông.
Ông Carter còn nói rằng Mỹ sẽ vẫn là người đảm bảo an ninh chính cho an ninh khu vực trong những thập niên tới và cảnh báo Trung Quốc về các hành động khiêu khích.
Bất kỳ hành động nào của Trung Quốc nhằm xây dựng trên bãi cạn Scarborough, mà Trung Quốc chiếm từ tay Philippines từ năm 2012, sẽ chứng kiến hậu quả, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cảnh báo.
“Tôi hi vọng điều đó sẽ không xảy ra, vì nó sẽ đưa tới các hành động mà cả Mỹ và các nước khác trong khu vực sẽ thực hiện, điều có thể không chỉ làm gia tăng căng thẳng mà còn khiến Trung Quốc bị cô lập”, ông Carter lên tiếng mạnh mẽ.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar cho biết tại diễn đàn rằng “tình hình ở Biển Đông tiếp tục trở thành mối quan ngại”. “Tất cả các quốc gia trong khu vực cần hiểu rằng sự thịnh vượng chung và tốc độ phát triển mạnh mẽ mà khu vực có được trong các thập niên quá sẽ bị nguy hiểm bởi các hành cử và các hành động khiêu khích của bất kỳ ai trong số chúng ta”.
Mỹ và nhiều quốc gia châu Á đang tăng cường hợp tác an ninh để đảm bảo rằng họ có thể có các lựa chọn “tự do mà không bị hăm dọa hay ép buộc”, ông Carter nói.
“Dù Mỹ vẫn là lực lượng quân sự mạnh nhất và người đảm bảo an ninh chính trong khu vực trong những thập niên tới nhưng những mối quan hệ song phương trong ngày càng mạnh mẽ chứng minh rằng các quốc gia quanh khu vực cũng cam kết hành động nhiều hơn để thúc đẩy an ninh và sự thịnh vượng”, người đứng đầu Lầu Năm Góc nhấn mạnh.

(Từ trái sang phải) Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter và người đồng cấp Hàn Quốc Han Min-koo gặp nhau bên lề Đối thoại Shangri-La ngày 4/6 (Ảnh: AFP)
(Từ trái sang phải) Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter và người đồng cấp Hàn Quốc Han Min-koo gặp nhau bên lề Đối thoại Shangri-La ngày 4/6 (Ảnh: AFP)
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani cho biết Tokyo sẽ trợ giúp các quốc gia Đông Nam Á xây dựng năng lực an ninh để đối phó với những điều mà ông gọi là các hành động đơn phương, nguy hiểm và ép buộc ở Biển Đông,
“Ở Biển Đông, chúng ta đã chứng kiến hoạt động cải tạo đất nhanh và quy mô lớn, xây dựng các tiền đồn và dùng chúng cho mục đích quân sự”, Bộ trưởng Nakatani tuyên bố trong bài phát biểu tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore, trong một sự ám chỉ rõ ràng tới Trung Quốc. “Không nước nào có thể đứng ngoài cuộc trong vấn đề này”, ông nhấn mạnh.
Cũng tại Đối thoại Shangri-La hôm nay, Bộ trưởng Quốc phòng MalaysiaHishammuddin Hussein nói rằng “sự không rõ ràng về đường hướng tương lai của Trung Quốc là mối lo ngại chính về nguy cơ cạnh tranh quân sự hiện thời và trong tương lai”.
Bộ trưởng Carter cho hay trong nhiều thập niên, những người chỉ trích đã dự đoán về sự rút lui của Mỹ khỏi khu vực nhưng điều này đã không xảy ra.
“Điều đó là bởi khu vực này, nơi chiếm gần một nửa dân số của thế giới và gần một nửa nền kinh tế toàn cầu, có vai trò quan trọng nhất đối với an ninh và thịnh vượng của chính nước Mỹ”, ông nói.
Bộ trưởng Carter cũng ám chỉ rằng dù tổng thống tương lai của Mỹ có là ai thì hai đảng chính tại Mỹ cũng ủng hộ việc tiếp tục duy trì sự kết nối về chính trị, quân sự, kinh tế của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương.
Đối thoại Shangri-La, một diễn đàn an ninh hàng đầu khu vực, diễn ra trước khi Tòa Trọng tài Thường trực tại La Hay, Hà Lan đưa ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc đối với các tuyên bố chủ quyền phi lý ở Biển Đông.
Mỹ đang hối thúc châu Á và các nước khác ủng hộ tuyên bố của tòa rằng phán quyết phải có tính ràng buộc. Nhật Bản hôm nay cũng đã đưa ra lập trường tương tự.
Trong khi đó, Trung Quốc lại âm thầm vận động để tìm kiếm sự ủng hộ cho lập trường của nước này rằng Tòa Trọng tài thiếu thẩm quyền trong vụ kiện.
An Bình

Hành động của Trung Quốc ở Biển Đông bị chỉ trích tại Shangri-La 15

VOV.VN - Tại đối thoại Shangri-La, cả Mỹ và Nhật Bản đều lên tiếng bày tỏ quan ngại trước các hành động gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông.

Sáng nay (4/6), Đối thoại Shangri La chính thức bắt đầu phiên toàn thể đầu tiên với chủ đề “Đối mặt với những thách thức an ninh phức tạp ở châu Á” với phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter, trong đó một lần nữa cảnh báo hành động khiêu khích của Trung Quốc có thể dựng lên một “Vạn lý trường thành” khiến nước này tự cô lập mình.
hanh dong cua trung quoc o bien dong bi chi trich tai shangri-la 15 hinh 0
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter phát biểu tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 15.
Mở đầu bài phát biểu tại Đối thoại Shangri-La, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã điểm lại “những phép màu” về sự phát triển của các nước châu Á Thái Bình Dương, từ Nhật Bản, Hàn Quốc, đến Trung Quốc, Ấn Độ và gần đây là Việt Nam.
Theo ông Carter, hầu hết những thay đổi trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương là tích cực khi từng nước phấn đấu để có tiếng nói lớn hơn trên trường quốc tế. Thế nhưng trên khía cạnh tiêu cực là những căng thẳng trên Biển Đông, bán đảo Triều Tiên và sự trỗi dậy của chủ nghĩa cực đoan trên toàn thế giới cũng đang đặt ra những thách thức đối với sự ổn định và thịnh vượng chung của khu vực.
Chính vì thế các nước cần phải đoàn kết để giải quyết những thách thức an ninh đó, đảm bảo một tương lai mà tất cả các nước dù lớn hay nhỏ đều có cơ hội trỗi dậy thịnh vượng và cùng có lợi.
Ông Carter cũng cho rằng, trong khi các nước đang tăng cường đoàn kết, nỗ lực thì Trung Quốc lại đang dựng lên một “Vạn lý trường thành” vô hình cô lập chính mình.
Skip in 7...
Ad finishes in 01 seconds

Ông Carter nói: "Chúng tôi hoan nghênh sự trỗi dậy hòa bình và ổn định và thịnh vượng của Trung Quốc, đóng vai trò tích cực trong nguyên tắc mạng lưới an ninh khu vực. Nhưng không may là bầu không khí khu vực và ngay trong căn phòng này bao trùm những lo âu về hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông và trên không gian mạng.
Những hành động chưa từng có của Trung Quốc trên Biển Đông đã khiến các nước trong khu vực lo lắng và đã bày tỏ quan điểm công khai hoặc riêng rẽ với Bắc Kinh. Hành động của họ trên Biển Đông chỉ khiến họ bị cô lập trong bối cảnh các nước trong khu vực đều nỗ lực hội nhập. Thật đáng tiếc là những hành động này tiếp diễn thì sẽ chỉ xây dựng một Vạn lý trường thành của sự cô lập."
Trong thời gian thảo luận sau khi phát biểu, trước câu hỏi tại sao Mỹ lại chỉ nhằm vào Trung Quốc để đổ lỗi cho những căng thẳng trên Biển Đông, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh, Mỹ không đứng về bất cứ bên nào trong tranh chấp ở Biển Đông mà chỉ tôn trong nguyên tắc và luật pháp quốc tế.
Theo ông Carter, lý do khiến không chỉ Mỹ mà cả cộng đồng quốc tế đều tập trung chỉ trích Trung Quốc là vì chỉ trong vòng một năm qua, Trung Quốc đã đẩy mạnh hoạt động bồi đắp và quân sự hóa các đảo, đảo nhân tạo và đảo san hô ở mức độ lớn chưa từng có.
Chính hành động này đã gây ra mối quan ngại cho các nước có liên quan và khiến Trung Quốc bị cô lập về lập trường. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho rằng, căng thẳng trên Biển Đông là một thách thức nhưng cũng là cơ hội để Trung Quốc và các nước trong khu vực xây dựng một cơ chế ngăn chặn xung đột.
Ông Carter cũng khẳng định, Mỹ giữ vững cam kết với mạng lưới an ninh của khu vực và mặ dù Mỹ đang có những mối quan ngại về tình hình ở châu Âu hay Trung Đông, thì nước này vẫn quan tâm đến khu vực châu Á – Thái Bình Dương và tiếp tục thúc đẩy chính sách xoay trục sang châu Á.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết, Washington đã, đang và sẽ tiếp tục có những kế hoạch hợp tác an ninh với các nước trong khu vực. Ông bày tỏ vui mừng rằng bên cạnh hợp tác ba bên với Mỹ, các nước trong khu vực cũng đang chủ động tăng cường hợp tác song phương, lấy ví dụ cụ thể là những hợp tác trên biển giữa Việt Nam với Ấn Độ và Nhật Bản cũng như Nhật Bản với Philippines.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng nhấn mạnh, những cơ chế hợp tác đa phương như ASEAN, ADMM+ là vô cùng quan trọng và ASEAN đóng vai trò trung tâm trong xây dựng lòng tin và đưa các nước xích lại gần nhau hơn. Ông nhấn mạnh, những nguyên tắc hợp tác song phương và đa phương này không nhằm vào bất cứ nước nào và cũng không loại trừ ai.
hanh dong cua trung quoc o bien dong bi chi trich tai shangri-la 15 hinh 1
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nakatani phát biểu tại phiên toàn thể thứ hai của Đối thoại Shangri-La.
Trong bối cảnh Mỹ tiếp tục cam kết an ninh với các nước trong khu vực, Nhật Bản cũng khẳng định sẽ tiếp tục hợp tác với Mỹ và các nước châu Á Thái Bình Dương trên lĩnh vực này.
Phát biểu tại phiên toàn thể thứ hai của Đối thoại Shangri-La sáng 4/6 với chủ đề “Quản lý cạnh tranh quân sự ở châu Á”, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani cũng cho rằng, những hành động của Trung Quốc đang tạo ra một thách thức đối với nguyên trạng khu vực và trật tự quốc tế.
Ông Nakatani nói: “Không một nước nào đứng ngoài trong vấn đề Biển Đông cả bởi nó liên quan đến an toàn và tự do hàng hải tại một khu vực vô cùng quan trọng với thương mại toàn cầu. Càng là cường quốc thì càng phải hành động có trách nhiệm. Trong phát biểu đề dẫn cách đây 2 năm, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã nhấn mạnh đến trật tự luật pháp và giờ đây tôi cũng nhắc lại điều đó, rằng không một nước nào có thể dùng vũ lực để hiện thực hóa những tuyên bố chủ quyền phi lý của nước đó.
Tôi kêu gọi các nước thực hiện nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông DOC, tôn trọng tự do hàng hải và giải quyết tranh chấp thôn qua các biện pháp hòa bình, tuân thủ những phán quyết quốc tế”.
Trong sáng nay, Đối thoại Shangri-La còn nghe những phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrika, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Ryacudu, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Han Min-koo và Bộ trưởng Quốc phòng Anh Michael Fallon.
Bộ trưởng Quốc phòng các nước đã đề cập và giải đáp nhiều câu hỏi về vấn đề an ninh khu vực mà trong đó vấn đề được học giả và báo giới đặc biệt quan tâm vẫn là vấn đề Biển Đông.
“Kiểm soát căng thẳng trên biển Đông” cũng là một trong 6 phiên thảo luận đặc biệt chiều nay của Đối thoại Shangri-La. Dự kiến đây sẽ là vấn đề tiếp tục nóng khi Phó Tổng tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Tôn Kiến Quốc có bài phát biểu vào ngày mai./.
Diệu Hương/VOV-Trung tâm Tin

Không có nhận xét nào: