Thứ Tư, 29 tháng 6, 2016

Sẽ có cơ chế “xử” quan chức giàu bất thường;Thanh lý 264 xe công gần 80 tỷ đồng, thu về 390 triệu đồng

(Chính trị) - “Chống tham nhũng mà cứ giấu giếm, không minh bạch thì làm sao phòng, chống được” – Cục trưởng Cục Phòng, chống tham nhũng Phạm Trọng Đạt.

Cục trưởng Cục PCTN (Thanh tra Chính phủ), ông Phạm Trọng Đạt. Nguồn ảnh Internet.
Cục trưởng Cục PCTN (Thanh tra Chính phủ), ông Phạm Trọng Đạt. Nguồn ảnh Internet.
Hiện dự thảo sửa đổi Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) đang được lấy ý kiến các bên liên quan để hoàn thiện. P.V đã có cuộc trao đổi với Cục trưởng Cục PCTN (Thanh tra Chính phủ), ông Phạm Trọng Đạt(ảnh), liên quan đến một số vấn đề của dự thảo sửa đổi luật này.

Cơ chế thị trường định hướng XHCN lùi bước tại TP Hố Chí Minh để thay bằng " cơ chế đặc thù" để phát triển ?; Thủ tướng chấp thuận kiến nghị cơ chế đặc thù của TP.HCM; Thủ tướng VN chỉ thị Sài Gòn phải là 'hòn ngọc chiếu sáng', dân nói gì?

“TP.HCM là đầu tàu thì phải chạy bằng năng lượng nguyên tử mới nhanh được"
PHƯƠNG LINH



(GDVN) - “TP.Hồ Chí Minh là đầu tàu thì cần nguồn năng lượng mới, không thể chạy bằng than đá, hơi nước, thậm chí là phải chạy bằng năng lượng nguyên tử thì mới nhanh".

Bí thư Thành ủy TP.Hồ Chí Minh Đinh La Thăng đã nhấn mạnh như trên tại buổi làm việc giữa lãnh đạo UBND thành phố với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vào chiều ngày 27/6.
Cùng dự còn có các Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, Vương Đình Huệ, Vũ Đức Đam cùng tập thể lãnh đạo các Bộ, ban ngành ở trung ương.
Đầu tàu phải chạy bằng năng lượng nguyên tử
Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong cho biết, 6 tháng đầu năm nay, tình hình kinh tế của thành phố tăng trưởng khá.
Tổng sản phẩm nội địa tăng 7,47%, xuất khẩu tăng 8%, chỉ số phát triển công nghiệp tăng 6,9%, thu hút doanh nghiệp trong và ngoài nước đạt khá.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt hơn 125.000 tỷ đồng, tăng trên 9%.
Thành phố cũng đã tiến hành nỗ lực để hỗ trợ doanh nghiệp, gặp gỡ trực tiếp từng hiệp hội doanh nghiệp, giải quyết những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp về vốn, thủ tục đầu tư, thuế, hải quan.
Dự kiến, thành phố phấn đấu đến năm 2020 sẽ có gấp đôi số doanh nghiệp như hiện nay đang hoạt động (175.000 doanh nghiệp), dành khoảng 1.000 tỷ đồng cho quỹ khởi nghiệp.
Để tạo điều kiện cho TP.Hồ Chí Minh phát triển thuận lợi hơn, UBND thành phố kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện cơ chế đặc thù như lĩnh vực tài chính, đầu tư hệ thống kết cấu, hạ tầng, thành lập Ban quản lý an toàn thực phẩm là cơ quan chuyển môn thuộc UBND thành phố.
Cùng lúc, TP.Hồ Chí Minh còn kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép tăng biên chế trong lực lượng Công an, đầu tư trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, chế độ chính sách cho cán bộ chiến sĩ ngang tầm với địa bàn trọng điểm, phức tạp, thí điểm bố trí Công an chính quy tại các xã có tốc độ đô thị hóa nhanh.
Quang cảnh buổi làm việc giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo TP.Hồ Chí Minh chiều 27/6 (ảnh: P.L)

Chính quyền VN sợ 'bạo loạn' trước ngày công bố nguyên nhân cá chết

HÀ NỘI (NV) - Ông Tô Lâm, thượng tướng, bộ trưởng Công An Việt Nam vừa yêu cầu thuộc cấp phải chú ý “ngăn chặn kích động biểu tình trái pháp luật, gây rối trật tự, bạo loạn.”

Yêu cầu vừa kể được viên bộ trưởng Công An Việt Nam nhấn mạnh tại hội nghị sơ kết công tác sáu tháng đầu năm 2016 của Bộ Công An, diễn ra tại Sài Gòn vào sáng 28 tháng 6. Công an Việt Nam còn được thượng cấp nhắc nhở phải chú ý “bảo đảm an ninh mạng Internet, an toàn thông tin, đấu tranh-phản bác các quan điểm sai trái, thù địch” và “rà soát các phương án, kế hoạch bảo đảm an ninh, trật tự tại các khu kinh tế, khu công nghiệp để bổ sung, chỉnh lý phù hợp với diễn biến của tình hình, đặc biệt là về môi trường.”

Bãi biển Thiên Cầm, cách thành phố Hà Tĩnh 20 cây số trong mùa du lịch. Không chỉ ngư nghiệp chết mà du lịch cũng chết sau thảm họa cá chết. (Hình: Lao Ðộng)
Ông Nguyễn Xuân Phúc, thủ tướng Việt Nam cũng vào Sài Gòn tham dự hội nghị sơ kết công tác sáu tháng đầu năm của Bộ Công An Việt Nam. Viên thủ tướng Việt Nam nhận định: “Tình hình trong nước và thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó dự báo, đặt ra cho công tác bảo đảm an ninh trật tự nhiệm vụ rất nặng nề.” Cũng vì vậy, công an Việt Nam “cần nâng cao năng lực nắm, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình để kịp thời tham mưu với đảng, nhà nước các chủ trương, giải pháp bảo vệ an ninh trật tự.”

Bùi Chí Vinh – Một Ngày Phải Khác Mọi Ngày

 on THÁNG SÁU 27, 2016 0 )

Tuấn Khanh giới thiệu: Nhà thơ Bùi Chí Vinh sinh năm 1954, tại Sài Gòn. Ông được đánh giá là cây bút multi-talent, làm thơ từ năm 9 tuổi và viết truyện, biên kịch điện ảnh từ sau năm 1975.
Thơ của Bùi Chí Vinh đầy cá tính, phổ biến trong từng trang chép tay của độc giả, bởi tính đa dạng và gắn chặt với những vấn đề thời sự gai góc của đời sống, cũng như đậm chất giang hồ, bụi đường. Nhiều tác phẩm của Bùi Chí Vinh, cả thơ và truyện là hiện tượng do phong cách rất Sài Gòn, rất miền Nam. Các bộ truyện viết cho tuổi teen của anh cũng được giới trẻ yêu thích, luôn tìm đọc.
Đọc và đăng tải thơ Bùi Chí Vinh, trong thời cuộc đang rất đỗi eo sèo lúc này, để thấy rằng từng chút một, thêm từng chút… người Việt đang bị xâm thực bằng những điều gì đó, tưởng chừng rất nhỏ, vào văn hóa, giáo dục, vào tinh thần… tạo nên lối sống sự cầu an-chấp nhận-ương hèn trong con người. Những nghệ sĩ, trí thức như Bùi Chí Vinh, Nguyễn Tấn Cứ, Đỗ Trung Quân, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Viện, Thái Bá Tân… nói và viết từng ngày như cảnh báo, cũng có khi bị ai đó cho là “linh tinh hay ấu trĩ”. Nhưng bạn hãy tự hỏi, một đất nước bị du vào từng trò vui, từng bữa ăn lạ để đổi lại từng phần quê hương tan rã, có thể gọi là bình an được không?

12705251_810870659058818_6902614140240857680_n
Chào một ngày giống hệt mọi ngày
Sóng truyền hình phủ toàn phim Trung Quốc
Từ HTV, VTV, BTV, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa Vũng Tàu, Cà Mau… cho đến “cáp”
Hết “Triều Đại Mãn Thanh” đến “Đại Tống Truyền Kỳ”
Chào một ngày giống hệt mọi ngày
Đọc báo thấy cha ông mất hút

"Trung Quốc xem vụ Dương Khiết Trì đi Việt Nam là 1 thắng lợi"!?; Việt - Trung ký thỏa thuận hợp tác cảnh sát biển


HỒNG THỦY

(GDVN) - Bằng thủ thuật cắt xén, truyền thông nhà nước Trung Quốc tuyệt nhiên không đả động gì đến các tuyên bố khẳng định rõ ràng và đanh thép của lãnh đạo Việt Nam.

Hình ảnh ông Dương Khiết Trì tại Việt Nam và 1 chiếc tàu Hải cảnh Trung Quốc liều lĩnh cắt ngang mũi tàu lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam gần vị trí Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981 được đăng tải trên tờ Bưu điện Hoa Nam. Ảnh: scmp.com
The Diplomat ngày 20/6 bình luận, mặc dù truyền thông quốc tế bao gồm cả tờ The Diplomat không thấy hy vọng nào về một bước đột phá giải tỏa căng thẳng quan hệ Việt - Trung trong chuyến đi Hà Nội của ông Dương Khiết Trì tuần này, nhưng truyền thông nhà nước Trung Quốc lại đang tỏ ra hả hê và xem chuyến đi đó như một "chiến thắng ngoại giao và đạo đức" với Trung Quốc?!

Quan điểm của TQ về sự tăng cường quan hệ Việt-Mỹ; TQ bình luận việc TBT Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử


Print Friendly
obamainvn
Nguồn: Yun Sun, “China’s perspective on the US-Vietnam rapprochement”, PacNet No. 48A, 06/06/2016.
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Chuyến thăm của Tổng thống Barack Obama đến Việt Nam vào tháng trước và việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí là một bước ngoặt quan trọng, mang tính lịch sử trong quan hệ Mỹ – Việt. Mặc cho giới truyền thông và các nhà quan sát nhìn chung đều đã giải thích sự xích lại này giữa hai nước là nhằm hướng đến Trung Quốc, nhận thức và đánh giá của Bắc Kinh về sự phát triển quan hệ Mỹ-Việt hầu như không được đề cập. Một phân tích về quan điểm của Trung Quốc sẽ hữu ích khi dự đoán phản ứng của nước này. Quan trọng hơn, nó sẽ cho thấy những thông tin cốt lõi về nỗ lực của Việt Nam nhằm cân bằng chính sách đối nội với mục tiêu chính sách đối ngoại của mình, đồng thời tiết lộ những sự thật ít được biết về quan hệ Việt – Trung.

Ép ngư dân ký công nhận Hoàng Sa là của Trung Quốc?; Văn nghệ sĩ Quảng Bình ( quê của BT Bộ TT-TT Trương Minh Tuấn) bị cấm sáng tác về cá chết!

26/06/2015 23:50

17 ngư dân Quảng Bình tố cáo giới chức Trung Quốc đã ép họ ký hàng chục văn bản bằng tiếng Trung, trong đó có 1 văn bản tiếng Việt với nội dung: “Tôi chứng kiến vùng biển Đông và Hoàng Sa thuộc chủ quyền Trung Quốc”

Chiều 26-6, 17 ngư dân xã Quảng Phú, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đã thuật lại với phóng viên Báo Người Lao Động những thời khắc kinh hoàng mà họ đã trải qua khi vô cớ bị bắt giữ, giam lỏng, đe dọa tại cảng Tam Á (đảo Hải Nam, Trung Quốc).
Không ký thì đánh
Trước đó, ngày 16-6, khi đang khai thác thủy sản tại vùng biển cách đảo Hải Nam khoảng trên 30 hải lý, 2 tàu của ngư dân Võ Văn An (SN 1976, chủ tàu) cùng 8 thuyền viên mang số hiệu QB 93694 TS và tàu của anh Võ Văn Toàn (SN 1982 - chủ tàu) số hiệu QB 93480 TS với 7 ngư dân nhận được tin báo có gió lớn cấp 7-8 nên rất lo lắng. Trong lúc đang loay hoay tìm nơi trú ẩn, họ nhìn thấy 1 tàu hải quân và 3 tàu chụp mực của Trung Quốc áp sát, bắt giữ.
Anh Võ Văn An rất lo lắng vì tàu của anh vẫn bị Trung Quốc tạm giữ trái phép
Anh Võ Văn An rất lo lắng vì tàu của anh vẫn bị Trung Quốc tạm giữ trái phép

Thứ Ba, 28 tháng 6, 2016

Vụ kiện Biển Đông: Sau phán quyết của PCA sẽ là gì?; Mỹ "khóa" chặt Biển Đông, Trung Quốc sẽ “quỳ gối”


Hải Võ | 

Vụ kiện Biển Đông: Sau phán quyết của PCA sẽ là gì?
Tàu sân bay Mỹ xuất hiện ở biển Đông hôm 18/6. (Ảnh: Huanqiu)

Phán quyết của Tòa trọng tài thường trực (PCA) ở The Hague về vụ kiện biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc đã đến rất gần.

Trung Quốc không hề e ngại trước thềm phán quyết vụ kiện biển Đông
Trong những ngày này, sự quan tâm của dư luận quốc tế tập trung vào tuyên bố chủ quyền "mơ hồ" được Trung Quốc đưa ra với toàn bộ vùng nước nằm bên trong cái mà Bắc Kinh gọi là "đường chính đoạn", hay "đường lưỡi bò".

Lập Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Đà Nẵng; Đất người Trung Quốc mua ở Đà Nẵng có thể cho cả trăm nghìn người ở; "Phe hiếu chiến" ở Trung Quốc muốn hất Việt Nam, Philippines khỏi Trường Sa; Hướng dẫn viên du lịch Trung Quốc vào Đà Nẵng giới thiệu đây là biển Trung Quốc

Lập Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Đà Nẵng

27/06/2016 14:08 GMT+7
TTO - Ngày 27-6, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh và Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì đã chủ trì Phiên họp lần thứ 9 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc tại Hà Nội.
Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì (trái) bắt tay Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tại Hà Nội ngày 27-6 - Ảnh: VIỆT DŨNG
Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì (trái) bắt tay Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tại Hà Nội ngày 27-6 - Ảnh: VIỆT DŨNG
Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao Việt Nam, tại phiên họp, hai bên đánh giá cao những tiến triển tích cực trong quan hệ hợp tác giữa hai nước kể từ sau Phiên họp lần thứ 8 (tháng 6-2015) đến nay, nhất trí tăng cường tin cậy chính trị, duy trì trao đổi, tiếp xúc cấp cao, thúc đẩy hợp tác thực chất có tiến triển mới; phối hợp triển khai hiệu quả Kế hoạch hợp tác hai Đảng giai đoạn 2016 - 2020; tăng cường giao lưu, hợp tác giữa các tổ chức Đảng địa phương, tổ chức tốt các hoạt động giao lưu hữu nghị giữa nhân dân và thanh niên hai nước.

Tín hiệu Mỹ và phương Tây xuống thang với Nga chăng ?

Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng bồi thường Nga vụ bắn rơi máy bay Su-24

Dân trí Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim hôm qua 27/6 tuyên bố Ankara sẵn sàng bồi thường thiệt hại cho Nga về vụ bắn rơi máy bay ném bom Su-24 của Nga ở gần biên giới Syria hồi cuối năm ngoái.
 >> Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ bất ngờ xin lỗi Nga về vụ bắn rơi máy bay Su-24
 >> Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ lần đầu tiên gửi thư cho ông Putin sau vụ bắn rơi Su-24

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim (Ảnh: Sputnik)
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim (Ảnh: Sputnik)
Thủ tướng Binali Yildirim ngày 27/6 tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng bồi thường thiệt hại cho Nga về vụ máy bay ném bom Su-24 của không quân Nga bị tiêm kích F-16 của không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ ở gần biên giới Syria hồi tháng 11/2015.
Trước đó, người phát ngôn của Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã gửi thư tới người đồng cấp Nga Vladimir Putin để xin lỗi về cái chết của phi công Nga trong vụ bắn rơi máy bay Su-24.
“Nội dung bức thư đã rõ ràng, chúng tôi bày tỏ sự hối tiếc về vụ việc trên và chúng tôi sẽ bồi thường thiệt hại (đối với máy bay Su-24 bị bắn rơi) trong trường hợp cần thiết. Cả hai nước đều mong muốn bình thường hóa quan hệ. Theo nhận định của tôi, hai nước đã đạt được một số tiến triển”, Sputnikdẫn lời Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim phát biểu trên đài truyền hìnhTRT hôm qua 27/6.
Cũng theo người phát ngôn Điện Kremlin, trong thư, Tổng thống Erdogan bày tỏ mong muốn khôi phục quan hệ với Nga. “Người đứng đầu nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ đã bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ sâu sắc tới thân nhân của phi công Nga thiệt mạng và nói lời xin lỗi”, ông Peskov nói.
Alparslan Celik bị nghi sát hại phi công Nga năm 2015 (Ảnh: RT)
Alparslan Celik bị nghi sát hại phi công Nga năm 2015 (Ảnh: RT)

Nhờ Airbus phân tích hộp đen sợ lộ quan hệ nhạy cảm Việt-Trung chăng ?

Tướng Tuấn: VN chưa cần Airbus giúp phân tích hộp đen Casa

 - Airbus (đơn vị sản xuất máy bay Casa 212 - số hiệu 8983) sẵn sàng hỗ trợ VN phân tích hộp đen, tìm nguyên nhân tai nạn. Nhưng VN có đủ khả năng phân tích.
Nguồn tin của VietNamNet cho hay, dù Airbus cho người sang phối hợp, hỗ trợ VN về kỹ thuật đọc, phân tích dữ liệu hộp đen máy bay Casa 212, nhưng VN có cần hỗ trợ hay không hoàn toàn do Bộ Quốc phòng quyết định.
hộp đen, Casa 212, Airbus, tìm kiếm, cứu nạn, hàng không, hàng hải
Thượng tướng Võ Văn Tuấn cho biết: Hàng không VN có đủ khả năng và điều kiện phân tích dữ liệu từ hộp đen Casa 212. Ảnh: Thanh niên
Trao đổi với VietNamNet, Thượng tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND VN cho biết: Hộp đen Casa 212 được tìm thấy trưa hôm qua chưa cần tới sự hỗ trợ của Airbus.

Tướng về hưu Lê Mã Lương: bắt tay với Mỹ, quyết chiến với TQ trên Biển Đông-Tướng đương nhiệm Nguyễn Chí Vịnh: không ngả về bên nào để khỏi bị Trung Quốc đánh?; TQ dồn tàu chiến đối phó vụ kiện Biển Đông?

'Chính Mỹ sẽ cùng VN ngăn chặn dã tâm chiếm Biển Đông của TQ' - Ảnh 1


'Chính Mỹ sẽ cùng VN ngăn chặn dã tâm chiếm Biển Đông của TQ'


Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Thiếu tướng Lê Mã Lương. (Ảnh: Cao Tuân)

Tướng Lê Mã Lương cho rằng, không ai khác mà chính Mỹ sẽ cùng Việt Nam có những hành động cứng rắn để ngăn chặn hành động thái quá, phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông.

Trước những quan tâm của dư luận hậu chuyến thăm tàu Cảnh sát biển Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter khi ông thực hiện chuyến công du đến Việt nam trong bối cảnh khẩu chiến giữa Mỹ, Trung Quốc và các quốc gia láng giềng liên quan đến tình hình Biển Đông ngày càng gia tăng, PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Thiếu tướng Lê Mã Lương - nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam về chủ đề quen thuộc này nhằm cung cấp cho độc giả các ý kiến, phân tích, đánh giá và nhìn nhận đa chiều từ những nhân vật khác nhau.