Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2016

Phi công Nguyễn Thành Trung: “Nếu tổng thống Thiệu cứng thì Hoàng Sa đã không mất”

(Xã hội) - Gặp lại người phi công anh hùng ném bom Dinh Độc lập trên đất Pleiku, trong bữa ăn sáng, ông Nguyễn Thành Trung giọng vẫn đầy ấm ức khi bàn đến việc Trung Quốc ngang ngược hạ đặt trái phép giàn khoan 981.

Anh hùng phi công Nguyễn Thành Trung
Anh hùng phi công Nguyễn Thành Trung
“Khi Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa, bắn chìm chiến hạm Nhựt Tảo và làm bị thương chiến hạm Lý Thường Kiệt, chúng tôi (lực lượng không quân) đã lên kế hoạch tái chiếm nhưng giờ chót lại bị hủy”.

Tập đoàn Luyện kim Trung Quốc là 'vai chính' xây dựng nhà máy Formosa Hà Tĩnh ( bài đã bị bóc gỡ)

Đăng lúc: 09/07/2016 12:41

Nhà máy gang thép của Formosa Hà Tĩnh xây dựng tại Việt Nam - Ảnh: vietportal.cz
   Theo thông tin đăng trên trang web của Tập đoàn Luyện kim Trung Quốc (MCC) thì chính MCC là nhà thầu chính của các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho Formosa Hà Tĩnh.
Quá trình hình thành Tập đoàn Luyện kim Trung Quốc (MCC)  
Tiền thân của Tập đoàn Luyện kim Trung Quốc là Công ty Luyện kim Trung Quốc được thành lập năm 1982. Đến năm 1994, do nhu cầu thành lập tập đoàn để gia tăng tính cạnh tranh tại thị trường nước ngoài, nhiều đơn vị thiết kế, đơn vị thăm dò thị trường và đơn vị thi công công trình đã được sáp nhập vào công ty.
Từ đây, Tập đoàn Luyện kim Trung Quốc chính thức ra đời. Các đơn vị sáp nhập trở thành các công ty con của MMC như: Công ty Kỹ thuật công trình CISDI (CISDI Engineering Group), Công ty TNHH công trình quốc tế Trường Thiên CIE (Changtian International Co., Ltd), Công ty Tư vấn kỹ thuật công trình luyện coke và chịu nhiệt ARCE (Coking& Refactory Engineering Consulting Corp.)…
MCC là tập đoàn kinh doanh đa ngành từ khai thác tài nguyên, sản xuất sản phẩm từ bột giấy đến bao thầu xây dựng (từ thiết kế đến thi công).

Trụ sở tập đoàn luyện kim Trung Quốc tại Bắc Kinh- ảnh: mcc.com.cn
Trụ sở Tập đoàn Luyện kim Trung Quốc tại Bắc Kinh - Ảnh: mcc.com.cn
Đến tháng 12.2015, MCC được sáp nhập vào Tập đoàn Khoáng sản Trung Quốc (China Minmetals).

Trung Quốc điều ba hạm đội đến Hoàng Sa tập trận đạn thật

Trung Quốc bắt đầu cuộc tập trận đối kháng tại Biển Đông, khu vực trải rộng từ đảo Hải Nam đến quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Biên đội tàu Trung Quốc tham gia tập trận ở Biển Đông. Ảnh: Chinanews.
Biên đội tàu Trung Quốc tham gia tập trận ở Biển Đông. Ảnh: Chinanews.
Cuộc tập trận bắn đạn thật quy mô lớn tại Biển Đông do hải quân Trung Quốc tiến hành từ ngày 8/7, theo Chinanews. Khu vực tập trận kéo dài từ đảo Hải Nam tới quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Trước đó, Trung Quốc ngang nhiên thông báo cấm tàu bè để tiến hành tập trận kéo dài một tuần từ 5 đến 11/7 tại khu vực.

Phạm Văn Chi-Người quyết liệt chống dự án thép chục tỉ đô ở Vịnh Vân Phong

TẤN LỘC - Thứ Năm, ngày 28/4/2016 - 02:40

(PL)- “Tôi nghĩ mình đã làm một việc để sau này không bị con cháu oán hận” - nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Phạm Văn Chi.
Những ngày qua, nhiều người gọi điện thoại bày tỏ xung quanh câu chuyện môi trường biển bị ô nhiễm với hiện tượng cá chết hàng loạt tại các tỉnh Trung Trung Bộ với ông Phạm Văn Chi (ảnh), nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa.
Vịnh đẹp như thế, làm thép thì còn gì môi trường

Nhiều người nhớ đến ông Chi lúc này bởi ông là người đã quyết liệt, kiên trì đấu tranh loại dự án nhà máy thép có công suất, vốn đầu tư “khủng” ra khỏi khu vực Đầm Môn, vịnh Vân Phong thuộc huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) cách đây chín năm với các nguy cơ môi trường có thể dẫn đến từ nó. Lúc đó, ông Chi đã rời cương vị chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, nhưng là người có tiếng nói mạnh mẽ nhất phản đối dự án nhà máy thép của Posco (Hàn Quốc), với mức đầu tư dự kiến cả chục tỉ USD.

Ngô Nhân Dụng - Bắc Kinh lo, Hà Nội sợ; Công nghệ công ty làm cá chết ở đầu nguồn sông Đà nhập từ Trung Quốc


5 thẩm phán giải quyết vụ kiện của Philippines Ảnh: RAPPER
5 thẩm phán giải quyết vụ kiện của Philippines Ảnh: RAPPER
Trước ngày Tòa Trọng Tài Quốc Tế công bố quyết định về vụ Biển Đông, Cộng Sản Trung Quốc đã vận động ngoại giao, biểu diễn vũ lực, đồng thời chỉ trích Mỹ can thiệp. Trung Cộng còn khoe đã được nhiều quốc gia ủng hộ, nhưng sự thật hoàn toàn trái ngược. Tất cả chứng tỏ giới lãnh đạo Bắc Kinh đang lo sợ dư luận thế giới.

Ông Đới Bỉnh Quốc (Dai Bingguo) cựu phó thủ tướng Trung Quốc đặc trách ngoại giao qua thăm Mỹ một tuần trước ngày Tòa Trọng Tài tuyên án. Khi còn tại chức, Đới Bỉnh Quốc từng nói rằng Trung Quốc không bao giờ có tham vọng bá quyền trong suốt lịch sử; một lời dối trá trắng trợn. Hiện đang làm viện trưởng đại học Tế Nam, Đới Bỉnh Quốc đã lập lại, ở một viện nghiên cứu tại Washington, rằng Bắc Kinh không chấp nhận thẩm quyền của Tòa Trọng Tài xử vụ Biển Đông do Philippines kiện. Ông ta lại mạnh miệng mô tả phán quyết của án quốc tế ở Hòa Lan chỉ là “một mảnh giấy vô giá trị.”

Vi phạm Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo: Thủ tướng cùng Formosa đều có thể hầu tòa

Theo Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015, thì người đứng đầu chính phủ sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm về việc tài nguyên và môi trường biển bị xâm hại (Điều 73). Như vậy bị can sẽ hầu tòa ở đây có thể là thủ tướng chính phủ đương nhiệm.


Thủ tướng cùng Formosa đều có thể hầu tòa

Bộ Luật hình sự năm 2015 đã tạm hoãn thi hành. Các vi phạm của Công ty gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh (gọi tắt là Formosa) nếu chỉ xử lý hành chính và nhận tiền thỏa thuận 500 triệu USD, là đã bỏ lọt tội phạm khi các vi phạm của Hưng Thịnh Formosa đã vi phạm nghiêm trọng Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015; và Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.

Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015, tại Điều 8. Những hành vi bị nghiêm cấm, ghi:

“1. Khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo trái quy định của pháp luật. 2. Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng biển, quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và công bố. 3. Lợi dụng việc điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học, khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo làm ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác. 4. Thực hiện các hoạt động trong hành lang bảo vệ bờ biển quy định tại Điều 24 và trên quần đảo, đảo, bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm phải bảo vệ, bảo tồn quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 41 của Luật này. 5. Hủy hoại, làm suy thoái môi trường, hệ sinh thái biển, hải đảo. 6. Nhận chìm vật, chất ở vùng biển Việt Nam mà không có giấy phép, trái quy định của pháp luật. 7. Cung cấp, khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo không đúng quy định của pháp luật. 8. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo”.

Vi phạm xả thải của Formosa: Con voi “lọt” lỗ kim

Xem thêm:
TP - Các chuyên gia cho rằng, sự cố môi trường vừa qua cho thấy nhiều lỗ hổng trong vấn đề giám sát xả thải của các cơ quan chức năng như Sở TN&MT Hà Tĩnh, Bộ TN&MT.
Một góc Formosa. Ảnh: Minh Thùy.Một góc Formosa. Ảnh: Minh Thùy.
Quan trắc hằng tháng vẫn không phát hiện bất thường
Theo TS Nguyễn Khắc Kinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường, Bộ TN&MT, hiện nay, công tác giám sát hoạt động xả thải dựa vào 2 công cụ chủ yếu là hệ thống quan trắc tự động, định kỳ và công tác thanh tra, kiểm tra.
Theo quy định, các nhà máy có lượng thải lớn như Formosa phải lắp đặt hệ thống quan trắc tự động và hệ thống này phải truyền liên tục số liệu trực tiếp cho Sở TN&MT địa phương kiểm soát.  Thế nhưng khi sự cố xảy ra thì phát hiện, Formosa đã thiết lập hệ thống quan trắc tự động nhưng Sở TN&MT Hà Tĩnh lại chưa kết nối với hệ thống này để giám sát xả thải. 
Trong khi đó, đại diện Tổng cục Môi trường cũng xác nhận, ngoài trạm quan trắc tự động của Formosa, khi xảy ra sự cố, không có trạm quan trắc nào của Bộ TN&MT ở Khu Kinh tế Vũng Áng. Vì vậy, sự cố xảy ra, chúng ta chỉ dựa vào số liệu quan trắc của chính Công ty Formosa mà không có thông tin, dữ liệu đối chứng nên rất bị động.

Lạ lùng dòng họ hễ ăn thịt chó là rụng răng, nôn mửa, hóa điên

(VTC News) - Hễ con cháu họ Đinh Công mà “phạm úy” động đến miếng thịt chó là ắt gặp chuyện chẳng lành, nhẹ thì bị rụng răng, nôn mửa, nặng thì trở nên ngơ ngẩn, điên điên dại dại…

Dòng họ Đinh Công nơi xứ Mường heo hút của vùng Thanh Sơn, Phú Thọ chẳng những gây xôn xao về việc lập một ngôi mộ lớn thờ “mẫu khuyển” mà còn khiến nhiều người nửa tin nửa ngờ về một lời nguyền bất hành văn lưu truyền nhiều đời. Rằng, hễ con cháu họ Đinh Công mà “phạm úy” động đến miếng thịt chó là ắt gặp chuyện chẳng lành. Nhẹ thì bị rụng răng, nôn mửa, nặng thì trở nên ngơ ngẩn, điên điên dại dại…
Xưa nay, đối với người Việt thịt chó được coi là một món ăn đặc sản, nhiều người ưa chuộng. Không ít dân nhậu còn quan niệm, trên mâm mà không có miếng “thịt cầy” là rượu không vào. Thế nên, việc cả họ từ trẻ đến già cả trăm năm không dám động đến thịt chó, thậm chí, còn xây mộ thờ rồi hương khói chỉn chu như thờ mộ tổ thì quả thật hiếm người nghe tới.
Vì thế, khi nghe anh bạn quả quyết có câu chuyện lạ đời như vậy, chúng tôi đã lặn lội cả trăm cây số tìm về xóm Gằn, xã Tân Minh, huyện Thanh Sơn, Phú Thọ để tìm hiểu thực hư.
Đường vào xóm Gằn quanh co và lổn nhổn sỏi đá, tuy nhiên, khi được hỏi về dòng họ Đinh Công thờ “Mẫu khuyển” thì người dân cả xã đều chỉ tường tận nhà trưởng họ cho chúng tôi. Bà cụ đầu thôn có mái tóc bạc trắng còn dặn với thêm: “Ngôi mộ ấy thiêng lắm, cả làng này ai ai cũng nể sợ”.
Những chuyện ly kỳ xung quanh ngôi “cẩu mộ”
Khi chúng tôi hỏi về ngôi mộ kỳ lạ của dòng họ mình, ông Đinh Công Dự, trưởng họ Đinh Công vừa bước sang tuổi 60, nước da ngăm ngăm bánh mật, miệng cười rổn rảng không ngừng xem chừng tự hào lắm. Ông chỉ cho chúng tôi bức hình ngôi mộ màu trắng, to lừng lững, nằm chính giữa ban thờ gia tiên: “Đây chính là ngôi mộ thờ Mẫu Khuyển của dòng họ nhà tôi. Hằng năm, cứ vào ngày 20 tháng Chạp là cả họ tập trung làm lễ trước mộ. Ngoài ra, vào những ngày rằm, mồng một cũng hương khói lễ lạt như thờ cúng tổ tiên trong nhà. Tục ấy, được duy trì cả trăm năm nay”.
Tuy nhiên, theo lời ông Dự, dù là trưởng tộc nhưng ông hoặc thậm chí nhiều bậc cao niên trong họ cũng không nắm rõ ngôi mộ có từ khi nào. Từ khi lớn lên, ông chỉ nghe cha ông kể lại về truyền thuyết nhuốm màu liêu trai về ngôi “cẩu mộ”.
3

Ngôi "Cẩu mộ" 

Hình ảnh Trung Quốc chụp từ vệ tinh khiến thế giới giật mình

14 May 2016
By Inspired Staff
anh1Mới đây, một ảnh vệ tinh chụp lãnh thổ Trung Quốc từ google earth cho thấy đây là một miền đất “trơ trụi” theo đúng nghĩa đen.

Tập đoàn BRG sẽ xây khách sạn sang trọng trên khu đất hơn 2.800m2 mặt Hồ Gươm?



Khu đất "kim cương" hơn 2.800m2 tại 22-32 đường Lý Thái Tổ, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội (sát mặt Hồ Gươm) hiện đang là siêu thị Intimex sẽ được khởi công xây dựng khách sạn sang trọng vào tháng 9 tới.

Học giả Indonesia: Jakarta cần đi đầu khu vực chống bành trướng ở Biển Đông; PHÍA SAU MỘT MẶT FORMOSA của ĐÀI LOAN LÀ CON RẮN ĐỘC… TRUNG CỘNG NGUYÊN HÌNH !!; Việt Nam-Sao cứ 'nhắm mắt' bắt tay làm ăn với Tàu?; PV điều tra hướng dẫn viên “chui” tại Đà Nẵng: Có một thế lực thao túng môi trường du lịch; Đà Nẵng: Xuất hiện showroom cấm cửa khách Việt, chỉ đón khách Trung Quốc!; Bất thường ở Nhà máy giấy tỷ đô Trung Quốc đầu tư bức tử dòng sông Hậu

HỒNG THỦY




(GDVN) - Tuyên bố ủng hộ phán quyết của PCA sẽ cung cấp động lực cho các nước còn lại trong khu vực chống lại các hành vi Trung Quốc coi thường luật pháp quốc tế.

The Jakarta Post ngày 8/7 đưa tin, một số học giả Indonesia đã kêu gọi chính phủ nước này phải thể hiện lập trường rõ ràng khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ra phán quyết ngày 12/7 trong vụ Philippines kiện Trung Quốc.
Melda Kamil Ariadno, một Giáo sư về luật quốc tế của Đại học Indonesia hối thúc mạnh mẽ chính phủ ra tuyên bố ủng hộ phán quyết của PCA để thể hiện rõ tinh thần thượng tôn pháp luật của quốc gia vạn đảo.
Hình minh họa: Internet.
Theo bà, Indonesia là quốc gia lớn nhất ASEAN, việc ra tuyên bố ủng hộ phán quyết của PCA sẽ cung cấp động lực cho các nước còn lại trong khu vực chống lại các hành vi Trung Quốc coi thường luật pháp quốc tế.


Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2016

Chim đại bàng và 7 bài học 'xương máu' ai cũng phải đọc một lần

2016-05-01T07:00:19+07:00

Đó là loài chim có tuổi thọ cao nhất trong chủng loại của mình. Chúng có thể sống tới 70 tuổi. Nhưng để sống được tới tuổi này, chúng phải trải qua một quyết định khó khăn vào năm 40 tuổi.
Khi đó, những móng vuốt dài và linh hoạt không còn đủ sức tóm giữ con mồi làm thức ăn. Chiếc mỏ dài và sắc nhọn trở nên cong yếu. Đôi cánh nặng nề và già cỗi, do bộ lông dày, trở nên dính chặt vào ngực và khiến cho chúng khó bay lượn. Vì thế, đại bàng chỉ còn hai sự lựa chọn: chết hoặc trải qua một quá trình thay đổi đau đớn kéo dài 150 ngày.
Bởi vậy, hãy học từ đại bàng 7 nguyên tắc sau đây:
Nguyên tắc 1: Đại bàng luôn bay ở một độ cao rất lớn
Đại Bàng chỉ bay với những con Đại Bàng khác hoặc bay một mình và chúng lại chọn bay ở một độ cao rất lớn, không bay chung với chim sẻ, kền kền, quạ,… không chen lẫn vào “đường bay” của các loài chim hay gia cầm khác như ngỗng, vịt trời,… tuyệt đối tránh bay chung với các loài chim nhỏ hơn.
>>> Việc Đại Bàng chọn con đường riêng, né tránh các loài chim sẻ, quạ trên đường bay dạy cho chúng ta rằng không cần phải giống với mọi người, chúng ta có thể trở nên khác biệt. Đồng thời cần học cách tránh xa những đối tượng luôn cản trở, níu kéo hay làm ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình.

Nguyên tắc 2: Tập trung cao độ vào con mồi dù ở khoảng cách rất xa 5 km
Vừa bay ở một độ cao lớn, Đại Bàng đồng thời lại có tầm nhìn rất xa, đôi mắt của nó có khả năng tập trung vào con mồi ở khoảng cách 5 km. Một khi phát hiện ra con mồi từ xa, thậm chí chỉ là loài động vật gặm nhấm, nó sẽ chú tâm và dành sự tập trung tuyệt đối của mình vào con mồi, từ đó thiết lập ra cách tiếp cận nhằm bắt bằng được con mồi đó. Không có vấn đề gì có thể cản trở hay làm Đại Bàng thay đổi mục tiêu cho đến khi nó bắt được con mồi.

Tình báo Ấn Độ mổ xẻ thủ đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông - Ấn Độ Dương; Trung Quốc quyết chiếm Biển Đông không phải vì mục đích kinh tế

VOV.VN - Chủ tịch Ủy ban Tình báo Ấn Độ đã vạch ra các toan tính thâm hiểm của Trung Quốc đối với Biển Đông, Ấn Độ Dương và lãnh thổ Ấn Độ.
Ngày 28/6 Trung Quốc công bố một bản đồ dọc mới cho thấy những khu vực mà họ tuyên bố chủ quyền bao gồm cả toàn bộ bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ và các bộ phận của bang Jammu và Kashmir của Ấn Độ, đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông, Đài Loan và quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Sự kiện này phản ánh động cơ sâu xa của rồng Trung Hoa muốn phá vỡ tan tành thế cân bằng địa chiến lược ở vành bên ngoài của nước này cũng như mưu đồ bành trướng và thiết lập sự bá quyền ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Âm mưu trong tấm bản đồ dọc
Tấm bản đồ dọc khác biệt đáng kể với các bản đồ trước đó. Trước đây các phiên bản bản đồ cho thấy những khu vực nói trên nằm riêng trong một ô thuộc về Trung Quốc. Lần này các vùng này được chỉ rõ là các khu vực của Trung Quốc.
tinh bao an do mo xe thu doan cua trung quoc o bien dong - an do duong hinh 0Tấm bản đồ phi pháp ngang ngược của Trung Quốc, bao trọn Biển Đông, nhiều phần của Đông Nam Á và Ấn Độ (ảnh: China Daily)
Hai nhân tố quan trọng cần phải tính đến khi xem xét lý do Trung Quốc cho ra tấm bản đồ này.
Thứ nhất, đó là phản ứng đối với tấm bản đồ về Trung Quốc mà Thủ tướng Đức Angela Merkel trao cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng 3/2014 khi ông Tập tới thăm Đức. Khi ấy bà Merkel trao cho ông Tập một tấm bản đồ Trung Hoa năm 1735 do nhà bản đồ học Jean-Baptiste Bourguignon d’Anville vẽ và được một nhà xuất bản Đức ấn hành. Tấm bản đồ thể hiện phần lõi của Trung Quốc với dân số chủ yếu là người dân tộc Hán, mà không hề có Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông hay Mãn Châu. Các đảo Đài Loan và Hải Nam (cái thứ 2 thì rõ là một phần của Trung Hoa hiện đại, còn đảo thứ nhất thì gây tranh cãi nhiều) được thể hiện bằng một đường biên có màu khác.

Tội nghiệp ngư dân phát hiện ống xả thải Formosa đang bị bắt ở Úc?; Bác tin ngư dân phát hiện ống xả Formosa phải nộp 40 triệu tiền chuộc

“Chồng tôi nghe lời bạn bè sang vùng biển của Úc đánh bắt hải sản. Ai ngờ vừa đi chưa được bao lâu thì đã bị bắt. Chồng tôi nhiều lần gọi điện về nhà nói làm hồ sơ và gửi tiền sang mới được thả về” - vợ của ngư dân Nguyễn Xuân Thành (Hà Tĩnh) - người đầu tiên phát hiện ống xả thải ngầm của Formosa dưới đáy biển, chia sẻ.

 
Tha hương vì ngư trường cạn kiệt

Đến khu tái định cư ở thôn Ba Đồng phường Kỳ Phương thị xã Kỳ Anh hỏi về nhà ngư dân Nguyễn Xuân Thành ai cũng rõ tường tận về chuyện anh Thành là người đầu tiên phát hiện ống xả thải ngầm của Formosa dưới đáy biển. Tuy nhiên, khi tìm đến nhà anh Thành vào thời điểm này (ngày 5.7) không khí rất ảm đạm, vợ và 4 đứa con hết sức hoang mang vì bố điện về đang bị nhà chức trách Úc bắt vì vào vùng biển nước này trái phép.
Khi được hỏi về cuộc sống của gia đình sau khi anh Thành phát hiện ống xả thải ngầm của Formosa đổ ra biển, chị Trần Thị Gái (35 tuổi, vợ anh Thành) nói: “Tôi rất tự hào về chồng mình làm việc có ích".
ngu dan phat hien ong xa thai formosa dang bi bat o uc? hinh anh 1
Vợ con ngư dân Nguyễn Xuân Thành ở quê nhà hoang mang lo lắng thông tin chồng bị bắt.