(GDVN) - Tuyên bố ủng hộ phán quyết của PCA sẽ cung cấp động lực cho các nước còn lại trong khu vực chống lại các hành vi Trung Quốc coi thường luật pháp quốc tế.
Nếu Trung Quốc tiếp tục gây áp lực lên ASEAN sẽ là sai lầm ngu ngốcKhi PCA ra phán quyết công bằng và khách quan, bên nào sẽ thắng?Mỹ suy yếu ảnh hưởng ở Biển Đông chỉ là ảo tưởng
The Jakarta Post ngày 8/7 đưa tin, một số học giả Indonesia đã kêu gọi chính phủ nước này phải thể hiện lập trường rõ ràng khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ra phán quyết ngày 12/7 trong vụ Philippines kiện Trung Quốc.
Melda Kamil Ariadno, một Giáo sư về luật quốc tế của Đại học Indonesia hối thúc mạnh mẽ chính phủ ra tuyên bố ủng hộ phán quyết của PCA để thể hiện rõ tinh thần thượng tôn pháp luật của quốc gia vạn đảo.
Hình minh họa: Internet. |
Theo bà, Indonesia là quốc gia lớn nhất ASEAN, việc ra tuyên bố ủng hộ phán quyết của PCA sẽ cung cấp động lực cho các nước còn lại trong khu vực chống lại các hành vi Trung Quốc coi thường luật pháp quốc tế.
"Nếu Trung Quốc bác bỏ thẩm quyền và phán quyết của PCA, tiếp tục các hành vi của họ thì có thể dẫn đến sự mất ổn định ở khu vực. Mọi thứ sẽ trở nên nhạy cảm và có khả năng nhắc nhở các nước ngoài khu vực phải can thiệp", bà Melda Kamil Ariadno cảnh báo.
Một chuyên gia khác về luật quốc tế, Eka Sjarif nhấn mạnh thêm, Indonesia có nghĩa vụ thực thi bất kỳ phán quyết nào phù hợp với UNCLOS 1982 thông qua việc ra tuyên bố ủng hộ phán quyết của PCA.
"Hội đồng Trọng tài do PCA thành lập là một cơ chế giải quyết tranh chấp của UNCLOS, cho dù thành viên Công ước là Philippines, Trung Quốc, Indonesia hay bất kỳ nước nào cũng đều có nghĩa vụ ủng hộ phán quyết theo UNCLOS", Eka nói với The Jakarta Post.
Sao cứ 'nhắm mắt' bắt tay làm ăn với Tàu?
Trong lúc nơi vùng biên đảo thiêng liêng của tổ quốc trên Biển Đông đang bị Trung Quốc lấn chiếm từng mét một, thì ở đất liền, nhiều doanh nghiệp nhà nước cứ nhắm mắt nhắm mũi bắt tay làm ăn với Trung Quốc. Lòng tự trọng của họ không biết đang đặt ở đâu?
Một vụ vỡ đường ống nước Sông Đà. |
Chưa xét đến phương diện kinh tế, chỉ xét riêng sự tự trọng, tính tự tôn dân tộc đã là không chấp nhận được. Nhất là khi Công ty cổ phần nước sạch Vinaconex (Viwasupco) là doanh nghiệp nhà nước, lại trực thuộc UBND thành phố Hà Nội.
Trên góc độ kinh tế: Lý do để Viwasupco đưa ra để chấp thuận cho nhà thầu Trung Quốc thực hiện dự án đường ống dẫn nước Sông Đà là vì giảm được chi phí 11,8%.
Nhà thầu trúng thầu là Công ty TNHH Sản xuất Ống gang dẻo Xinxing (địa chỉ: Lạc Dương Bắc, thành phố Vũ An, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc). Tổng nguồn vốn đầu tư dự án này là trên 4.922 tỷ đồng.
Vật liệu được Viwasupco lựa chọn sử dụng cho tuyến ống số 2 là ống gang dẻo. Đây là vật liệu truyền thống, thường được dùng trong ngành nước).
Ai cũng biết, ngành xây lắp Trung Quốc luôn luôn “có vấn đề”, đặc biệt là khi thực hiện các dự án ở nước ngoài, các nước láng giềng hoặc châu Phi. Các doanh nghiệp này thường cạnh tranh bằng cách bỏ thầu giá thấp nhưng lại tích cực vận động “cửa trước cửa sau”. Sau đó sẽ bù lại bằng nhân công giá rẻ và đương nhiên sẽ là chất lượng công trình cũng “giá rẻ” nốt.
Tuyến đường sắt trên cao của Hà Nội là một ví dụ nhãn tiền. Một dự án trọng điểm, tiêu tốn hàng tỷ đô la nhưng lại được xem là dự án bết bát nhất từ trước đến nay. Liên tục bị kêu ca về chất lượng công trình, công nghệ, an toàn thi công và tiến độ.
Với xây lắp của các nhà thầu Trung Quốc, nói câu “của rẻ là của ôi” quả không ngoa chút nào.
Nhìn xa hơn một chút
Trong bối cảnh Trung Quốc đang thể hiện tham vọng bá quyền, lấn chiếm biển đảo của các nước láng giềng. Những nhà cầm quyền Trung Quốc luôn có tư duy rất “thâm sâu” trong việc nắm giữ những thứ được quan niệm là “huyết mạch”, huyết quản”, “xương sống”…
Bởi thế mà nhà văn nổi tiếng Trung Hoa Lỗ Tấn có câu đại ý “Nước chảy trong suối thì là nước, nước chảy ra từ huyết quản thì là máu”
Người dân đồng bằng Sông Cửu Long khốn khổ vì hạn hán, do Trung Quốc xây quá nhiều đập ở thượng nguồn sông Mê Kông. |
Suy rộng ra một chút: Lúc bình thường, nước chỉ là nước, nhưng khi người ta xem đường nước là “huyết mạch” thì nước trở thành “máu”. Lịch sử đã chứng minh rằng: Nước thực sự là máu của các vùng đất – những dòng sông là huyết quản của các nền văn minh nhân loại.
Trên thực tế, Trung Quốc đang thực hiện tham vọng kiểm soát “huyết quản” của các nước láng giềng bằng việc nắm giữ "vòi nước". Trung Quốc tạo ra hàng chục con đập trên dòng Lan Thương (tên gọi của sông Mê Kông trên đất Trung Quốc).
Chúng ta đã biết, người dân Lào, Campuchia, Thái Lan và các tỉnh miền Nam Việt Nam đã phải đương đầu với hạn hán khổ sở như thế nào. Một phần cũng do Trung Quốc chặn dòng sông Mê Kông. Và bây giờ, mỗi khi cần nước để chống hạn, ngăn mặn, các nước trong lưu vực sông Mê Kông lại phải trông chờ vào người giữ vòi nước – Trung Quốc.
Trung Quốc đang tạo ra sức mạnh đối với các nước láng giềng ở hạ nguồn sông Mê Kông cũng như Trung Á.
Nói thế để thấy rằng: Người giữ vòi nước, huyết quản quan trọng như thế nào!
Nếu từ dự án đường sắt đô thị, cho đến vấn đề đường ống nước sạch Sông Đà mà suy luận ra những chuyện hơi xa, có khi bị chê là phi thực tế, phi kinh tế.
Tuy nhiên, sống cạnh anh bạn láng giềng quen nhìn xa, tầm nhìn đến cả trăm năm mà mình chỉ có tầm nhìn… vài gang, nhìn xa chỉ… vài năm thì có khi lại là thua thiệt.
Từ sự tự tôn dân tộc, từ yếu tố kinh tế, từ góc nhìn xa hơn – để chúng ta có thể thốt lên rằng: Quyết định khoán cho Trung Quốc xây đường cấp nước cho cả Thủ đô là “không thể nào hiểu nổi”.
Chọn nhà thầu Trung Quốc: Tổng GĐ Viwasupco nói gì?
Trao đổi với phóng viên Báo điện tử PetroTimes, ông Nguyễn Văn Tốn - TGĐ Công ty Cổ phần nước ...
|
Vinaconex phải tự nhìn lại mình…?
Để triển khai xây dựng đường ống dẫn nước sông Đà giai đoạn 2, Ủy ban Nhân dân thành phố ...
|
H.C.T
PV điều tra hướng dẫn viên “chui” tại Đà Nẵng: Có một thế lực thao túng môi trường du lịch
“Theo thông tin chúng tôi có được từ các tin nhắn, có thể có một thế lực là chỗ dựa cho các công ty du lịch Trung Quốc thao túng môi trường du lịch Đà Nẵng”.
Những ngày qua, thực trạng người Trung Quốc núp bóng dưới dạng du khách làm hướng dẫn viên “chui” cho các đoàn khách Trung Quốc đến du lịch tại Việt Nam được VTV phản ánh đậm nét trong các bản tin, một trong số đó là hoạt động "chui" tại Đà Nẵng.
Chia sẻ với VTV News, PV Quỳnh Anh (VTV8) - một trong những người thực hiện loạt phóng sự về thực trạng hướng dẫn viên “chui” tại Đà Nẵng - cho biết: “Xuất phát từ dư luận và những thông tin trên các báo, ê-kíp của VTV8 đã quyết định thực hiện phóng sự về thực trạng người Trung Quốc núp bóng dưới dạng du khách làm hướng dẫn viên “chui” cho các đoàn khách Trung Quốc đến du lịch tại Việt Nam. Mong muốn của ê-kíp là nêu lên thực trạng để cảnh báo đến các cơ quan chức năng nhằm chấn chỉnh lại tình trạng này".
PV Quỳnh Anh - một trong những người thực hiện phóng sự về thực trạng hướng dẫn viên “chui” tại Đà Nẵng
Quá trình tìm thực hiện loạt phóng sự này được ê-kíp bắt đầu như thế nào?
- Có thể nói sự việc không đơn giản như ê-kíp dự liệu trước đó. Khi chúng tôi dò tìm số điện thoại của một hướng dẫn viên để liên lạc thì anh ta nói đã không còn làm hướng dẫn viên nữa và giới thiệu một vài số điện thoại khác để liên lạc. Ngay trong ngày hôm đó, trên webchat của Câu lạc bộ Hướng dẫn viên tiếng Trung đã xuất hiện thông tin này kèm theo số điện thoại của phóng viên chúng tôi. Thông tin lan nhanh trong giới hướng dẫn viên tiếng Trung và khi chúng tôi liên lạc tới một vài số điện thoại khác, hầu hết các hướng dẫn viên tiếng Trung đều từ chối thẳng thừng dù chúng tôi tìm cách thuyết phục và hứa sẽ đưa thông tin theo cách nào bảo đảm an toàn cho họ nhất.
Sau đó, có một hướng dẫn viên chủ động liên lạc với chúng tôi, hứa ngày hôm sau sẽ cung cấp thông tin, clip quay được về hoạt động của các hướng dẫn viên Trung Quốc với điều kiện không quay phim, không chụp ảnh, không ghi âm. Nhưng ngày hôm sau, liên lạc với hướng dẫn viên đã đồng ý cung cấp thông tin, anh ta lại tỏ ra cáu kỉnh và yêu cầu chúng tôi đừng làm phiền nữa. Lúc đó, chúng tôi hiểu rằng các hướng dẫn viên đang bị đe dọa bởi một thế lực nào đó.
Tiếp đó, chúng tôi cũng nhận được các tin nhắn của các hướng dẫn viên khác với nội dung sợ hãi bị trả thù từ các công ty du lịch Trung Quốc do người Việt đứng tên nếu nói lên sự thật. Chúng tôi đã đọc lại nội dung tin nhắn đó trong các phóng sự đã phát sóng.
Như thông tin trong các phóng sự đã phát sóng, có ít nhất 1 vụ hướng dẫn viên Trung Quốc đánh nữ hướng dẫn viên người Việt và nhiều vụ tranh giành tour khác xảy ra. Và như chị vừa chia sẻ, ê-kíp của VTV8 cũng từng thuyết phục những hướng dẫn viên người Việt nói lên sự thật nhưng sau đó họ lại từ chối. Vậy ê-kíp có ý định thực hiện tiếp những phóng sự để đi đến cùng sự việc hay dừng lại? Ê-kíp có nghĩ đến việc liên hệ với nhà quản lý để làm rõ vấn đề, giúp cởi bỏ khúc mắc và những bức xúc của người dân về thực trạng này? Bởi các phóng sự đã phát sóng mới chỉ như gợi mở vấn đề và khán giả rất muốn nghe một câu trả lời rõ ràng cho thực trạng này.
- Đây là một thực trạng khiến tất cả những ai là người Việt Nam đều cảm thấy nhức nhối nên chúng tôi nghĩ rằng cần phải làm đến cùng vấn đề dù biết rất khó khăn: hướng dẫn viên người Việt vẫn sợ hãi, lãnh đạo ngành chức năng từ chối trả lời phỏng vấn với lý do sự việc đang trong vòng điều tra. Nhưng đúng như bạn nói, khán giả rất muốn nghe một câu trả lời rõ ràng cho thực trạng này nên chúng tôi rất muốn cung cấp cho khán giả những thông tin về nguyên nhân của sự việc cũng như cách xử lý của chính quyền.
Tuy nhiên, theo chúng tôi nghĩ, việc này đòi hỏi thời gian vì như những thông tin chúng tôi có được từ các tin nhắn, có thể có một thế lực là chỗ dựa cho các công ty du lịch Trung Quốc thao túng môi trường du lịch ở Đà Nẵng, từ chỗ sử dụng các hướng dẫn viên người Trung Quốc thuyết minh xuyên tạc lịch sử Việt Nam đến việc thực hiện những tour du lịch 0 đồng làm địa phương mất đi nguồn thu lớn.
Chúng tôi đã liên lạc với lãnh đạo Sở Du lịch Đà Nẵng nhưng rất tiếc, những gì nhận được chỉ là lời từ chối. Rõ ràng, họ cũng lúng túng trước vấn đề này nên chưa thể trả lời về các giải pháp xử lý vụ việc cũng như chấn chỉnh tình trạng này để đưa hoạt động du lịch ở Đà Nẵng đi vào nề nếp.
Sau khi các phóng sự về thực trạng hướng dẫn viên du lịch “chui” được phát sóng, ê-kíp nhận được phản hồi như thế nào từ khán giả?
- Sau khi phát các phóng sự này, chúng tôi nhận thấy các báo cũng đồng loạt phản ảnh thêm về tình trạng hoạt động du lịch chui của người Trung Quốc. Chúng tôi nghĩ đó là hiệu ứng tích cực để lãnh đạo thành phố Đà Nẵng vào cuộc.
Còn về phía khán giả, chúng tôi chưa nhận được những ý kiến trực tiếp mà chỉ biết rằng các phóng sự này đã được lan truyền trên mạng xã hội và đều ghi rõ nguồn là VTV. Điều này chứng tỏ vấn đề gây bức xúc không chỉ là sự nhức nhối trong hoạt động du lịch gây xáo trộn môi trường sống mà chính là vì nó đã đụng chạm đến tinh thần tự tôn dân tộc của người Việt.
Cảm ơn chị về cuộc trò chuyện!
Đà Nẵng: Xuất hiện showroom cấm cửa khách Việt, chỉ đón khách Trung Quốc!
Đó là showroom H.A Cao su thiên nhiên ở 148 Xuân Thủy (quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng), thuộc Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Tuệ Dân. Họ khẳng định chỉ tiếp khách đoàn Trung Quốc chứ không cho khách Việt Nam vào mua sắm!
Phản ánh với báo Infonet, chị Nguyễn Nho Văn Khanh (công tác tại Tổng Công ty Điện lực miền Trung) cho hay, người dân quanh khu vực Showroom H.A Cao su thiên nhiên ở 148 Xuân Thủy (quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng) rất bất bình khi showroom này chỉ cho khách Trung Quốc vào mua sắm mà tuyệt đối cấm khách Việt. Thậm chí người dân chỉ tới đứng trước cửa showroom này cũng bị bảo vệ đuổi đi.
Và theo quan sát của chị Nguyễn Nho Văn Khanh thì cứ tầm 11h trưa là có mấy đoàn xe chở toàn khách Trung Quốc đến đây, khoảng 14h chiều thì lên xe rời đi. Để chứng minh cho phản ánh của mình, chị cung cấp cho báo Infonet một số hình ảnh dưới đây:
Khách Trung Quốc...
được xe của Công ty du lịch Kỳ nghỉ tuyệt vời đưa đến mua sắm tại showroom H.A Cao su thiên nhiên ở 148 Xuân Thủy (Ảnh do chị Nguyễn Nho Văn Khanh cung cấp)
Sáng 22/12, PV Infonet nhờ anh Trương Đình Đức, Giám đốc Công ty quảng cáo VietGroup, lái xe ô tô đóng giả khách du lịch đến showroom này để tìm hiểu thực hư. Theo ghi nhận của PV, showroom này thuộc Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Tuệ Dân (148 Xuân Thủy). Gọi là showroom song được xây dựng theo lối kín cổng cao tường, nhìn bên ngoài cứ như một cái lô cốt. Thậm chí mặt tiền của showroom cũng được thiết kế để không ai có thể nhìn thấy mọi hoạt động bên trong.
Xe chúng tôi vừa đến nơi liền bị những người đứng tại quầy lễ tân ở tiền sảnh showroom ném cho những cái nhìn đầy dò xét. Chúng tôi bước xuống xe, chưa kịp đến quầy lễ tân thì đã có một người đàn ông mặc áo sơ mi kẻ sọc, không có bảng tên, xưng là nhân viên bảo vệ tiến ra ngăn lại. Dưới đây là cuộc đối thoại của chúng tôi với người đàn ông này:
Showroom H.A Cao su thiên nhiên của Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Tuệ Dân...
PV: Nghe nói ở đây bán các mặt hàng làm từ cao su thiên nhiên nên chúng tôi muốn vào mua?
Người đàn ông: Ở đây chỉ bán theo đoàn chứ không cho khách lẻ vào!
PV: Đoàn là đoàn ra sao?
Người đàn ông: Chỉ bán cho đoàn khách của Công ty du lịch Quốc Đô chuyển tới thôi chứ không bán cho khách khác.
PV: Công ty du lịch Quốc Đô ở đâu?
Người đàn ông: Ở Đà Nẵng chứ đâu! (theo Phòng Quản lý Lữ hành, Sở VH-TT-DL Đà Nẵng thì Công ty này mới đổi tên thành Công ty Kỳ nghỉ tuyệt vời (Beautiful Holiday), kinh doanh lữ hành quốc tế và chuyên về khách Trung Quốc, đúng như hình ảnh chiếc xe chở khách đến showroom này mà chị Nguyễn Nho Văn Khanh cung cấp cho Infonet!).
xây dựng theo kiểu kín cổng cao tường, nhìn bên ngoài cứ như một cái lô cốt!
PV: Đoàn nào cũng có thể đến đây mua hả ông?
Người đàn ông: Ở đây không cho bán riêng lẻ mà có đăng ký theo đoàn. Ví dụ mấy giờ đoàn đến thì báo trước và chỉ bán cho đoàn đó thôi!
PV: Khách vô đây thế nào mà thấy toàn chữ Tàu không vậy?
Người đàn ông (cười): Bán cho khách Trung Quốc thôi!
PV: Vậy là ở đây chỉ bán cho đoàn khách Trung Quốc thôi chứ không bán lẻ?
Người đàn ông: Bán cho đoàn khách Trung Quốc thôi chứ không bán lẻ.
PV Infonet đóng giả khách du lịch bước vào thì bị người đàn ông này chặn lại từ ngoài cổng
PV: Ở đây bán sản phẩm cao su thiên nhiên là bán cái gì vậy ông?
Người đàn ông: Bán chăn, ra, gối, đệm! (anh Trương Đình Đức thắc mắc sao đi du lịch mà khách lại mua mấy thứ cồng kềnh như chăn, ra, gối, đệm nhưng người đàn ông không trả lời!)
PV: Chỉ bán chăn, ra, gối, đệm thôi thì sao lại không cho người dân vào mua?
Người đàn ông: Chỉ bán theo đoàn thôi!
PV: Chỗ này mở lâu chưa?
Người đàn ông: Mới cách đây khoảng nửa tháng!
và ngăn không cho chụp ảnh!
PV: Thế khách du lịch Việt Nam đi theo đoàn có vô đây mua sắm được không?
Người đàn ông: Cái đó tôi không biết nữa, nhưng lâu nay không thấy có khách người Việt. Chỉ có khách Trung Quốc vô thôi!
Chúng tôi đưa máy ảnh chụp khu vực tiền sảnh để ghi lại tên showroom nhưng người đàn ông đưa tay ngăn ống kính: Ở đây không cho chụp hình!
PV: Vì sao không cho chụp ảnh?
Người đàn ông: Tôi không biết. Họ quy định như vậy!
Người thanh niên áo đen này tiến ra cũng ngăn không cho chụp ảnh!
PV: Nếu tôi cứ chụp ảnh thì sao?
Người đàn ông: Họ không cho thì tôi nói với anh như rứa!
PV: Nhờ anh nói người nào quy định không cho chụp ảnh ra cho tôi gặp với!
Người đàn ông: Để tôi gọi quản lý ra cho anh gặp!
Đúng lúc đó có một người thanh niên mặt áo thun đen tiến đến, khẳng định thêm một lần nữa là showroom này không cho chụp ảnh!
Không chỉ quầy bán nước dừa đặt trên tiền sảnh của showroom H.A Cao su thiên nhiên...
PV: Anh cho hỏi vì sao ở đây không cho chụp ảnh?
Người thanh niên: Đây là chỗ buôn bán của tụi tui, không có chụp ảnh, camera!
PV: Sao bọn tôi muốn vô đây mua hàng mà không được?
Người thanh niên: Bọn tôi hợp đồng với khách tour du lịch
PV: Thì bọn tôi cũng là khách du lịch, cũng muốn đi mua sắm vậy?
Người thanh niên: Bọn tôi không bán cho khách lẻ!
mà cả một số hàng quán quanh đó...
PV: Chỉ bán cho khách Trung Quốc thôi hả?
Người thanh niên: Chỉ bán cho khách đoàn Trung Quốc, Hàn Quốc thôi. Tại vì có hợp đồng với bên khách du lịch mà!
PV: Giấy phép kinh doanh cho phép các anh làm như vậy hả?
Người thanh niên: Không phải! Nhưng bọn tôi có hợp đồng với bên tour. Với lại khách Việt Nam có nhiều người vô rồi nhưng không mua!
cũng ghi bảng tên, bảng giá bằng tiếng Trung Quốc!
PV: Chắc gì tất cả khách Trung Quốc vô đây đều mua hàng?
Người thanh niên: Nhưng mà bên tôi… Ví dụ như anh đừng có chụp hình thì anh có thể mua cũng được!
PV: Nãy giờ bọn tôi muốn vô mua mà không cho nè. Chỉ bán cho khách Trung Quốc mà không bán cho khách Việt Nam là sao?
Người thanh niên im lặng, không trả lời!
Theo quan sát của PV, dù nằm ở một quận vùng ven cách xa trung tâm TP, xa biển, xa sông Hàn và hầu như không có trong “bản đồ du lịch” của Đà Nẵng nhưng lượng khách Trung Quốc đến showroom H.A Cao su thiên nhiên đã khiến không chỉ quầy bán nước dừa đặt trên tiền sảnh của showroom mà cả một số hàng quán của người dân ở quanh đó cũng ghi bảng tên, bảng giá bằng tiếng Trung Quốc!
HẢI CHÂU
ĐÃ RỎ RÀNG… PHÍA SAU MỘT MẶT FORMOSA của ĐÀI LOAN LÀ CON RẮN ĐỘC… TRUNG CỘNG NGUYÊN HÌNH !!
Bộ mặt thật của con quỷ đỏ Trung cộng núp sau mô hình đầu tư kinh tế ở Vũng Áng – thủy triều Đỏ ?
Tôi đã chán không muốn bình luận trên mạng nữa nhưng sau khi nghe ông giám đốc đối ngoại của Formosa phát biểu thì thấy ngứa ngáy quá nên góp vài ý. Thứ nhất Cty TNHH Formosa-Hưng Nghiệp không còn là của tập đoàn Formosa nữa mà cái tên Hưng Nghiệp mới đáng để ý vì Trung Hoa nội địa đã mua hết cổ phần. Cho nên nói trắng ra thì đây là doanh nghiệp của chính phủ TQ chứ không phải của tư nhân Đài Loan nữa. Theo quan điểm của tôi với tổng vốn và quy mô dự án này như đã đưa ra thì còn lâu mới có lãi để thu hồi được vốn. Cho nên mục tiêu cần đạt được của dự án này mọi người tự hiểu, mình không bàn đến.
Còn về môi trường như ông giám đốc nói, chỉ có thể chọn hoặc nhà máy thép hoặc tôm, cá. Nói ra điều này chứng tỏ ông ta không hiểu tý gì về sản xuất thép hiện đại bây giờ. Hầu hết các Liên hợp luyện kim của người Nhật đều nằm bên bờ biển mà tôm cá của họ có bị ảnh hưởng gì đâu, biển của họ vẫn trong xanh. Tôi đã từng lập ĐTM cho liên hợp luyện kim và bảo vệ trước Hội đồng của Bộ TNMT. Nước thải công nghiệp từ liên hợp luyện kim hiện đạị hiện nay ra ngoài là không có vì tất cả đều sử dụng hệ thống nước tuần hoàn. Nước làm mát thiết bị, nước thải công nghiệp đều được tập trung về một chỗ và được xử lý. Chất thải thu được sau xử lý là chất thải rắn chứ không phải là chất lỏng để mà thải ra biển. Nước sạch sau khi xử lý xong quay trở lại làm mát thiết bị. Người ta chỉ thải ra môi trường nước thải sinh hoạt sau khi đã xử lý riêng đạt tiêu chuẩn TCVN và nước mưa (nước mặt) thoát ra ngoài theo hệ thống thoát nước chung của liên hợp. Tóm lại đường ống nước thoát ngầm ra biển là không cần thiết và chỉ có ý đồ riêng mới làm vậy (Vì thế mới có lý do giải trình ban đầu của Formosa bảo đây là đường thoát nước thải sinh hoạt, nhưng vô lý vì thải nước sinh hoạt sao mà quy mô to thế nên đành phải nói là để xả nước thải). Tôi vẫn nghĩ nguyên nhân sự cố vủa rồi chính là 297 tấn hóa chất sử dụng để làm sạch hệ thống thiết bị của liên hợp trước khi vận hành chạy thử. Những hóa chất độc hại này không nằm trong danh mục các thông số môi trường phải giám sát và dĩ nhiên trạm quan trắc cũng không thể đo được hàm lượng của chúng trong nước thải ra biển.
Bộ mặt thật của bọn đười ươi còn hơn cả kinh khủng:
Như vậy hiện nay Formosa được hoạt động CHÙA, không cần phải trả tiền cho Hà Tĩnh, hơn nữa tiền đặt cọc để thuê đất, Formosa đã thiếu nợ 46 tỉ không chịu trả, xù luôn 136,76 tỉ thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường. Tính đến nay Formosa đã thiếu Ban Quản lý khu kinh tế Vũng Áng và Chính quyền Hà Tĩnh là 182,76 tỉ đồng.
Hà Tĩnh đã phải bỏ tiền túi ra chi trả gần 33 tỉ đồng cho việc “Giải Phóng Mặt Bằng”, bồi thường gần 42 ha đất cũng như chi trả 15,5 tỉ đồng bồi thường di dời các hộ trong khu vực.
Formosa hiện nay khước từ, không chịu trả cho Hà Tĩnh 182,76 tỉ tiền nợ thuê đất và thuế, đồng thời trước đó đã bắt Hà Tĩnh phải ứng trước số tiền 48,5 tỉ để đuổi hằng nghìn hộ gia đình ở Vũng Áng đi nơi khác để chiếm đất làm Khu Công Nghiệp.
Formosa không phải trả phí thuê đất trong vòng 15 năm đầu, không đóng thuế cho Việt Nam, đồng thời hủy hại môi trường biển trầm trọng…
Như vậy hiện nay Formosa được hoạt động CHÙA, không cần phải trả tiền cho Hà Tĩnh, hơn nữa tiền đặt cọc để thuê đất, Formosa đã thiếu nợ 46 tỉ không chịu trả, xù luôn 136,76 tỉ thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường. Tính đến nay Formosa đã thiếu Ban Quản lý khu kinh tế Vũng Áng và Chính quyền Hà Tĩnh là 182,76 tỉ đồng.
Hà Tĩnh đã phải bỏ tiền túi ra chi trả gần 33 tỉ đồng cho việc “Giải Phóng Mặt Bằng”, bồi thường gần 42 ha đất cũng như chi trả 15,5 tỉ đồng bồi thường di dời các hộ trong khu vực.
Formosa hiện nay khước từ, không chịu trả cho Hà Tĩnh 182,76 tỉ tiền nợ thuê đất và thuế, đồng thời trước đó đã bắt Hà Tĩnh phải ứng trước số tiền 48,5 tỉ để đuổi hằng nghìn hộ gia đình ở Vũng Áng đi nơi khác để chiếm đất làm Khu Công Nghiệp.
Formosa không phải trả phí thuê đất trong vòng 15 năm đầu, không đóng thuế cho Việt Nam, đồng thời hủy hại môi trường biển trầm trọng…
TÔ GIỚI FORMOSA HÀ TĨNH (1)
Nguồn gốc TÔ GIỚI FORMOSA – TRUNG QUỐC HÀ TĨNH.
Có lẽ nhiều người trong chúng ta ít ai biết được sự quan hệ, nguồn gốc của tập đoàn Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh.
Gốc của công ty FORMOSA chính là ông tỉ phú Đài Loan Y. C. Wang hay được gọi là Wang Yung-ching 王永慶, ông qua đời năm 2008, hưởng thọ 91 tuổi.
Wang Yung-ching cưới bà Guo Yueh-lan và có 2 con trai, 8 gái. Ông lấy tái giá với một tì thiếp và có được người con trai đầu tên là Winston Wang (chủ tịch Formosa Plastics Group), là bạn thân của Jiang Mianheng con trai của Giang Trạch Dân (Jiang Zemin).
Winston Wang và Jiang Mianheng cùng sáng lập công ty Trung Quốc Grace Semiconductor Manufacturing, một công ty chuyên sản xuất linh kiện điện tử cho Quốc Phòng Trung Quốc có cơ sở tại số 1399 Zu Chong Zhi Road Zhangjiang Hi-Tech Park Shanghai, 201203 China.
Nguồn gốc TÔ GIỚI FORMOSA – TRUNG QUỐC HÀ TĨNH.
Có lẽ nhiều người trong chúng ta ít ai biết được sự quan hệ, nguồn gốc của tập đoàn Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh.
Gốc của công ty FORMOSA chính là ông tỉ phú Đài Loan Y. C. Wang hay được gọi là Wang Yung-ching 王永慶, ông qua đời năm 2008, hưởng thọ 91 tuổi.
Wang Yung-ching cưới bà Guo Yueh-lan và có 2 con trai, 8 gái. Ông lấy tái giá với một tì thiếp và có được người con trai đầu tên là Winston Wang (chủ tịch Formosa Plastics Group), là bạn thân của Jiang Mianheng con trai của Giang Trạch Dân (Jiang Zemin).
Winston Wang và Jiang Mianheng cùng sáng lập công ty Trung Quốc Grace Semiconductor Manufacturing, một công ty chuyên sản xuất linh kiện điện tử cho Quốc Phòng Trung Quốc có cơ sở tại số 1399 Zu Chong Zhi Road Zhangjiang Hi-Tech Park Shanghai, 201203 China.
William Wong (chủ tịch Formosa Chemicals & Fibre) là cháu của ông Wang Yung-Ching cùng với cậu mình là Winston Wang (chủ tịch Formosa Plastics Group) cùng góp vốn để mở tập đoàn Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh.
Tuy Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh mang tiếng là một Công Ty Đài Loan, tuy nhiên sự “dây mơ rễ má” liên quan sâu nặng với Quốc Phòng Trung Quốc.
Năm 2009, Formosa đã được Chính Quyền cấp cho thuê hơn 33 triệu m2 với thời hạn 70 năm, giá thuê đất là 80 đồng/m2/năm, giá thuê mặt nước là 10 triệu đồng/km2/năm. Khu Công Nghiệp nầy được hưởng chế độ ưu đãi là miễn tiền thuê đất 15 năm đầu và chỉ thu tiền thuê đất trong thời hạn 55 năm về sau.
Tuy Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh mang tiếng là một Công Ty Đài Loan, tuy nhiên sự “dây mơ rễ má” liên quan sâu nặng với Quốc Phòng Trung Quốc.
Năm 2009, Formosa đã được Chính Quyền cấp cho thuê hơn 33 triệu m2 với thời hạn 70 năm, giá thuê đất là 80 đồng/m2/năm, giá thuê mặt nước là 10 triệu đồng/km2/năm. Khu Công Nghiệp nầy được hưởng chế độ ưu đãi là miễn tiền thuê đất 15 năm đầu và chỉ thu tiền thuê đất trong thời hạn 55 năm về sau.
Như vậy hiện nay Formosa được hoạt động CHÙA, không cần phải trả tiền cho Hà Tĩnh, hơn nữa tiền đặt cọc để thuê đất, Formosa đã thiếu nợ 46 tỉ không chịu trả, xù luôn 136,76 tỉ thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường. Tính đến nay Formosa đã thiếu Ban Quản lý khu kinh tế Vũng Áng và Chính quyền Hà Tĩnh là 182,76 tỉ đồng.
Hà Tĩnh đã phải bỏ tiền túi ra chi trả gần 33 tỉ đồng cho việc “Giải Phóng Mặt Bằng”, bồi thường gần 42 ha đất cũng như chi trả 15,5 tỉ đồng bồi thường di dời các hộ trong khu vực.
Formosa hiện nay khước từ, không chịu trả cho Hà Tĩnh 182,76 tỉ tiền nợ thuê đất và thuế, đồng thời trước đó đã bắt Hà Tĩnh phải ứng trước số tiền 48,5 tỉ để đuổi hằng nghìn hộ gia đình ở Vũng Áng đi nơi khác để chiếm đất làm Khu Công Nghiệp.
Formosa không phải trả phí thuê đất trong vòng 15 năm đầu, không đóng thuế cho Việt Nam, đồng thời hủy hại môi trường biển trầm trọng…
Vậy mà ngày 25/4/2016, Ông Chu Xuân (楚轩) Phàm – trưởng văn phòng Formosa tại Hà Nội đã phát biểu: “Muốn bắt cá, bắt tôm hay nhà máy, cứ chọn đi! Nếu chọn cả hai thì làm thủ tướng cũng không giải quyết được…”
Hà Tĩnh đã phải bỏ tiền túi ra chi trả gần 33 tỉ đồng cho việc “Giải Phóng Mặt Bằng”, bồi thường gần 42 ha đất cũng như chi trả 15,5 tỉ đồng bồi thường di dời các hộ trong khu vực.
Formosa hiện nay khước từ, không chịu trả cho Hà Tĩnh 182,76 tỉ tiền nợ thuê đất và thuế, đồng thời trước đó đã bắt Hà Tĩnh phải ứng trước số tiền 48,5 tỉ để đuổi hằng nghìn hộ gia đình ở Vũng Áng đi nơi khác để chiếm đất làm Khu Công Nghiệp.
Formosa không phải trả phí thuê đất trong vòng 15 năm đầu, không đóng thuế cho Việt Nam, đồng thời hủy hại môi trường biển trầm trọng…
Vậy mà ngày 25/4/2016, Ông Chu Xuân (楚轩) Phàm – trưởng văn phòng Formosa tại Hà Nội đã phát biểu: “Muốn bắt cá, bắt tôm hay nhà máy, cứ chọn đi! Nếu chọn cả hai thì làm thủ tướng cũng không giải quyết được…”
source from THO PHAM TUAN / THI THI DIEM
Bất thường ở Nhà máy giấy tỷ đô Trung Quốc đầu tư
25/06/2016 07:57 GMT+7
Dự án đầu tư sản xuất giấy và bột giấy có giá trị cả tỷ USD có thể bức tử dòng sông Hậu khi hệ thống nước thải tại nhà máy đang có những biểu hiện bất thường.
Dự án đầu tư sản xuất giấy và bột giấy do Công ty TNHH giấy Lee & Man (thuộc Tập đoàn Lee & Man Paper Hong Kong - Trung Quốc) đầu tư tại xã Phú Hữu A (huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang) đang khiến dư luận lo ngại sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, chất thải độc gây bức tử dòng sông Hậu. Không những thế, việc xây dựng hệ thống nước thải tại nhà máy đang có những biểu hiện bất thường.
“Biển thủ” nước thải
Trước sức ép của công luận, ngày 17/6/2016, UBND tỉnh Hậu Giang có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về dự án Nhà máy giấy của Cty Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam. Theo đó, dự án này đã được Bộ TNMT tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) vào ngày 27/7/2008 và được Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang phê duyệt vào tháng 9/2008.
UBND tỉnh Hậu Giang cho biết, theo báo cáo ĐTM đã được phê duyệt, dự án có hạng mục xử lý nước thải công suất 155.000 m3/ngày đêm, được đầu tư thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 xây dựng nhà máy xử lý nước thải 50.000 m3/ngày đêm để xử lý nước thải cho nhà máy giấy và các công trình phụ trợ khác (trạm nhiệt điện, cảng, kho chứa than…). Giai đoạn 2 xây dựng nhà máy xử lý nước thải 105.000 m3/ngày đêm để xử lý nước thải cho nhà máy bột giấy và các công trình phụ trợ khác, dự kiến triển khai vào năm 2017.
Nhà máy sản xuất giấy cứng bao bì công suất 420.000 tấn giấy/năm của Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam.
|
Việc xây dựng hệ thống nước thải hiện đã hoàn thành phần thô các bể xử lý, đang tiến hành lắp đặt thiết bị và đường ống và dự kiến cuối tháng 7 sẽ hoàn thành và đưa vào vận hành thử nghiệm.
Tuy nhiên, việc xây dựng nhà máy nước thải đã không đúng như những gì được cơ quan quản lý nhà nước quy định và cho phép. Công ty của Trung Quốc này được Bộ TN&MT cấp phép xả thải vào nguồn nước tháng 12/2015 với lượng xả thải lớn nhất 50.000 m3/ngày đêm. Song, theo Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam cho biết, đơn vị này đang xây dựng nhà máy xử lý nước thải chỉ với công suất 20.000m3/ngày đêm. Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam giải thích rằng do quy trình, công nghệ sản xuất hiện đại, nước thải phát sinh ít hơn.
Báo cáo của UBND tỉnh Hậu Giang gửi Thủ tướng Chính phủ cũng nêu rõ, theo quy định, việc xây dựng nhà máy sản xuất giấy cứng bao bì, sản lượng 420.000 tấn/năm và nhà máy bột giấy tẩy trắng 330.000 tấn/năm của Cty Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam thuộc đối tượng phải báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường.
Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam đã không báo cáo cơ quan chức năng khi thay đổi công suất nhà máy xử lý nước thải. Chính quyền địa phương khi phát hiện điều này cũng không có biện pháp xử lý kịp thời, ngoài việc “yêu cầu công ty phải thực hiện đúng quy định trước khi đưa dự án vào vận hành chính thức”.
Nỗi lo bức tử sông Hậu
Dự án sản xuất giấy và bột giấy Công ty TNHH giấy Lee & Man đầu tư gồm có hai nhà máy: Nhà máy sản xuất giấy cứng bao bì công suất 420.000 tấn giấy/năm và nhà máy bột giấy tẩy trắng 330.000 tấn/năm. Trong đó, nhà máy giấy cứng bao bì có vốn đầu tư 1,2 tỷ USD, được khởi công xây dựng tháng 8/2007, sau đó bị đình trệ và đến năm 2014 mới khởi động lại. Đến nay, công trình hoàn thành 95% và dự kiến chạy thử nghiệm vào giữa tháng 7/2016 và chính thức hoạt động vào tháng 8 (Riêng nhà máy bột giấy tẩy trắng dự kiến triển khai vào năm 2017 và sản xuất thử nghiệm vào tháng 10/2018).
Theo báo cáo ĐTM, nhà máy sản xuất giấy cứng bao bì cao cấp không sử dụng sút NaOH; còn nhà máy sản xuất bột giấy tẩy trắng có sử dụng NaOH 215 tấn/ngày và được thu hồi trong quá trình sản xuất bột giấy. Ngoài ra, trong quy trình xử lý của hệ thống xử lý nước thải tập trung cho hai nhà máy có sử dụng NaOH với khoảng 22 tấn/ngày.
Ông Chung Wai Fu - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam nói rằng, trong quá trình sản xuất giấy của nhà máy hoàn toàn không sử dụng sút (NaOH) gây ô nhiễm môi trường mà chỉ dùng chút ít trong quá trình xử lý nước thải để trung hòa độ PH khi cần thiết. Ông Chung Wai Fu cũng thừa nhận từ khi khởi động lại dự án (năm 2014) đến nay chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường cho toàn bộ dự án.
Biểu hiện bất thường
Tại cuộc họp báo diễn ra ngày 23/6, ông Hoàng Quốc Cường - Phó GĐ Sở TN&MT tỉnh Hậu Giang đã lặng lẽ rời khỏi cuộc họp trước khi nhận được những câu hỏi từ các phóng viên. Sau đó, phóng viên gọi vào số di động của ông nhưng không liên lạc được.
Chiều ngày 24/6, phóng viên Tiền Phong tiếp tục liên lạc với ông Cường qua điện thoại nhưng đều không được. Một nguồn tin riêng của PV Tiền Phong cho biết, ông Cường cho rằng mình không có thẩm quyền trả lời và “đá bóng” lên Giám đốc Sở này. Cuối ngày 24/6, phóng viên Tiền Phong liên lạc được với ông Hồ Trọng Phú- Giám đốc Sở TN&MT Hậu Giang và được ông Phú trả lời: “Tôi đang ăn giỗ, thông cảm!” rồi cúp máy.
Liên hệ với ông Trương Cảnh Tuyên - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, (người thay mặt Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang ký văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình của Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam) để hỏi thêm thông tin song ông Tuyên từ chối trả lời. Ông nói: “Tôi phụ trách lĩnh vực nông nghiệp, việc này tôi không biết. Chủ tịch bảo ký thì tôi ký”(!)
Bộ TNMT: Chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường
Trước thông tin nhà máy giấy của Công ty TNHH giấy Lee & Man chuẩn bị đi vào sản xuất, GS.TS Lê Thạc Cán, Viện Môi trường và Phát triển bền vững cho biết, chất thải của các nhà máy giấy nhìn chung rất độc hại. Mức độ độc hại cụ thể phụ thuộc vào công nghệ mà nhà máy đó sử dụng. “Tôi chưa được biết công nghệ và xem thiết kế hệ thống xử lý chất thải của nhà máy này nên chưa đánh giá cụ thể mức độ độc hại của chất thải nhà máy”. GS Cán nói. Theo ông, cơ quan chức năng như Sở Tài nguyên và Môi trường Hậu Giang nên công bố cụ thể công nghệ cũng như thiết kế hệ thống xử lý chất thải của nhà máy này để đánh giá.
TS Trần Thế Loãn, nguyên Phó Cục trưởng phụ trách Cục Kiểm soát ô nhiễm, Tổng cục Môi trường cho biết, chất thải nhà máy giấy chắc chắn độc hại, vì sử dụng nhiều NaOH, các hóa chất tẩy trắng.
Liên quan đến Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án, trong khi phía Công ty Lee &Man cho biết năm 2014, đơn vị này đã làm lại các thủ tục để xin phê duyệt, trong đó có cả ĐTM. Tuy nhiên, ông Mai Thanh Dung, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho biết, đơn vị này chưa nhận được bất kỳ báo cáo đánh giá tác động môi trường nào do phía Công ty TNHH giấy Lee&Man trình lên. Trong khi đó, đại diện Cục Bảo vệ Môi trường miền Nam cho biết, chưa thể đưa ra thông tin gì liên quan đến dự án này.
|
(Theo Tiền phong)
Hồng Thủy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét