Thứ Tư, 27 tháng 7, 2016

"Văn bản của ông Võ Kim Cự vi phạm pháp luật và vượt thẩm quyền"; “Formosa không đáng được tồn tại 70 năm trên lãnh thổ Việt Nam”; Ông Võ Kim Cự từng nói gì về 'đứa con đẻ' Formosa?; Đâu chỉ có Formosa? Hãy nhìn thẳng vào những chuyện "đúng quy trình" đáng sợ ở Việt Nam

Dân trí “Formosa chỉ là một dự án “lớn” về ô nhiễm, chứ hoàn toàn không phải là một dự án lớn về lợi ích mang lại cho Hà Tĩnh. Do vậy, Formosa không đáng được tồn tại lâu dài trên lãnh thổ Việt Nam tới 70 năm”.
 >> Cho Formosa thuê đất 70 năm: Ông Võ Kim Cự có trách nhiệm gì?
 >> “Cần trả lời thoả đáng, dự án Formosa có xứng đáng tồn tại không?”

Đó là ý kiến của Tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn, nguyên Giám đốc Ban quản lý các dự án than đồng bằng sông Hồng thuộc Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), về dự án Cty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh.
Chia sẻ với phòng viên Dân trí, Tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn cho biết, từ khi thành lập đến nay, tập đoàn Formosa - công ty “mẹ” của Cty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh không phải là doanh nghiệp có năng lực, kinh nghiệm về gang thép. Vậy tại sao Formosa lại bỗng nhiên lao vào lĩnh vực gang thép vốn không phải thế mạnh của mình và lại lao vào ngay khi thị trường thép thế giới bắt đầu xuống dốc, đó là những câu hỏi mà Tiến sĩ Sơn băn khoăn.
Ông Nguyễn Thành Sơn cho rằng, Formosa không đáng được cấp phép đầu tư 70 năm tại Việt Nam
Ông Nguyễn Thành Sơn cho rằng, Formosa không đáng được cấp phép đầu tư 70 năm tại Việt Nam
“Nếu nghiêm túc, có trách nhiệm, không có doanh nghiệp nào đầu tư như Formosa Hà Tĩnh. Nhưng Formosa đã dám đầu tư, vì tập đoàn này đã lựa chọn ngành nghề đầu tư không bình thường và theo “thế mạnh cạnh tranh cốt lõi” của mình - đó là kinh doanh môi trường bẩn”, Tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn nói.

Bắc Kinh và chiếc “gông địa chính trị trên cổ”

27/07/2016  06:00 GMT+7

 Việc người ta tin rằng những động thái sau phiên tòa, có thể sẽ giúp TQ lặng lẽ “biến đại sự thành tiểu sự”, “không sinh sự ắt sự không sinh” là có cơ sở.
LTS: Tại cuộc Hội thảo quốc tế “Những vấn đề pháp lý liên quan đến phán quyết của Tòa trọng tài thành lập theo phụ lục VII Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982” do trường Đại học Luật TP.HCM phối hợp cùng Hội Luật gia Việt Nam tổ chức tại TP.HCM, có nhiều chuyên gia, học giả trong và ngoài nước tham gia. Đặc biệt có trên 20 học giả và chuyên gia quốc tế về luật biển, luật quốc tế. quan hệ quốc tế nổi tiếng tham gia…
Tuần Việt Nam sẽ chọn lọc và lần lượt giới thiệu một số kết quả nghiên cứu mới được công bố tại Hội thảo này
Các học giả và giới nghiên cứu đã cùng nhìn lại một cách bình tĩnh câu chuyện Biển Đông suốt thời gian qua. Họ đồng thuận rằng, những hành động ngạo ngược của TQ chính là “hạt mầm” cho kết quả là phán quyết của Tòa trọng tài ngày 12/7/2016.
TS. Nguyễn Ngọc Trường, Chủ tịch Trung tâm nghiên cứu chiến lược và phát triển quốc tế đã phác thảo bức tranh “từ không đến có” của TQ trên biển Đông.
Biển Đông, Sau phiên tòa, Đường 9 đoạn
TQ tiến hành bồi đắp 7 đảo nhân tạo ở Trường Sa, mở rộng tiền đồn lãnh thổ TQ tới trung tâm Biển Đông. Ảnh minh họa: AP.

Thứ Ba, 26 tháng 7, 2016

Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ, Nhật, Australia ra tuyên bố chung kêu gọi Trung Quốc dừng hoạt động phi pháp


Tin mới hôm nay về Biển Đông: Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ, Nhật, Australia ra tuyên bố chung kêu gọi Trung Quốc dừng hoạt động phi pháp, dù ASEAN bế tắc


   

Ngoại trưởng ba nước Mỹ, Nhật Bản, Australia cùng đồng lòng ra tuyên bố chung về Biển Đông, kêu gọi Trung Quốc tôn trọng phán quyết của tòa PCA hôm 12/7, điều mà ASEAN không thể làm được vì bị Campuchia liên tiếp cản phá. (ABCnews)

Theo tin mới hôm nay về Biển Đông, ba bộ trưởng Ngoại giao Mỹ, Nhật và Australia đã đồng lòng ra tuyên bố chung kêu gọi Trung Quốc chấm dứt các hoạt động xây dựng phi pháp trong vùng biển tranh chấp và tuân thủ phán quyết của Tòa Trọng tài PCA hôm 12/7, mặc dù ASEAN bế tắc về việc này do Campuchia cản phá.

Tướng an ninh Lê Kiên Trung kể về ba mình: TBT Lê Duẩn

(Chính trị) - Là Thiếu tướng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an, nên khi nhận lời trò chuyện với Chuyên đề An ninh thế giới Giữa tháng – Cuối tháng về Tổng Bí thư Lê Duẩn nhân kỷ niệm 30 năm ngày mất của ông, tôi đã nghĩ Tướng Lê Kiên Trung khó mà thẳng thắn, sòng phẳng với những câu hỏi mà tôi sẽ hỏi anh. Nhưng sau buổi trò chuyện 2 tiếng đồng hồ, tôi biết mình đã vội vàng khi dự đoán thế!

Cha tôi quyết đoán, nhưng không bất chấp
- Nhà báo Tô Lan Hương: Thưa Thiếu tướng Lê Kiên Trung, khác với nhiều người thân trong gia đình mình, anh hầu như chưa từng xuất hiện trên báo chí và chia sẻ những câu chuyện về Tổng bí thư (TBT) Lê Duẩn?
- Thiếu tướng Lê Kiên Trung: Thực ra tôi đã từng viết một bài trên Báo An ninh thế giới nhiều năm trước với những câu chuyện của tôi về cha. Nhưng đặc thù công việc khiến tôi không phải lúc nào cũng thấy mình nên xuất hiện trên mặt báo để chia sẻ những suy nghĩ trong lòng.
- Thế thì, khi nhận lời trò chuyện với Chuyên đề ANTG Giữa tháng – Cuối tháng chúng tôi, với cương vị mà anh đang nắm giữ, anh có ngại ngần nếu tôi hỏi anh những câu hỏi mà bao năm qua, nhiều người vẫn cho là nhạy cảm, về TBT Lê Duẩn?
– Bạn hãy cho tôi một lý do để một người con phải ngại ngần, né tránh khi nói về cha mình?! Đặc biệt, một con người của dân tộc, của nhân dân, hết đời cống hiến hy sinh vì sự nghiệp của đất nước.
- Vậy thì, tôi muốn bắt đầu với một điều giản dị. Có phải khi còn bé, anh là người con được gần gũi với TBT Lê Duẩn và được ông thương yêu, cưng chiều nhiều nhất? Ký ức của anh về người cha chính khách có gì khác với ký ức của những đứa con bình thường?
– Ký ức bao trùm trong tôi về ba có lẽ là ký ức về tình thương. Nói là ba thương tôi hơn những anh chị em khác cũng không hẳn là đúng. Tôi không dám nói ba tôi dành cho tôi nhiều tình thương nhất, nhưng tôi may mắn là đứa con được gần ba nhiều nhất so với các anh chị trong nhà.
Thật ra ba tôi đi hoạt động cách mạng từ sớm, thời gian ông gần gũi gia đình, con cái gần như không có. Các anh chị tôi, từ lúc đẻ ra cho đến khi trưởng thành, hầu hết đều chỉ được gặp ba khi ông ghé thăm nhà. Tôi may mắn  sinh ra khi ba tôi đã ra Hà Nội, trong bối cảnh miền Bắc đã được hưởng hoà bình.
Mẹ tôi khi đó đang học ở Trung Quốc, tôi lại là con út trong nhà, nên ba tôi, với tâm trạng của một người cha “gà trống nuôi con”, thương tôi phải xa mẹ, đã luôn dành cho tôi tình yêu thương đặc biệt.
Dù là TBT và phải đảm đương trách nhiệm lớn lao với việc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhưng ông đã luôn để tôi là “cái đuôi” của ông trong suốt nhiều năm trời. Tôi ăn cùng ba, quanh quẩn bên ông khi ông làm việc và tôi ngủ cùng giường với ông cho đến tận khi học lớp 7, lớp 8.
- Điều đặc biệt nhất mà anh cảm nhận ở ba mình?
– Cũng là tình thương! Nhiều người nghĩ với vị trí người lãnh đạo đất nước, ba tôi là người lạnh lùng, cứng rắn, nhưng thực ra, ông vô cùng tình cảm với người xung quanh.
Không chỉ là tình cảm của người cha dành cho con, tình cảm của người chồng dành cho vợ, mà còn là tình cảm giữa người với người. Ba tôi coi những người giúp việc cho ông như người thân trong nhà. Ông cũng là người mà nếu đi ra đường, gặp một người nghèo, sẽ dễ dàng rơi nước mắt. Nhiều người đi làm cách mạng bắt đầu từ lý tưởng, từ lý trí, nhưng ba tôi đi làm cách mạng bắt đầu từ tình thương.
Khi còn nhỏ, có lần bà nội tôi nói với ba tôi: “Đến bao giờ nhà mình mới có một nồi khoai như nồi khoai nhà bên cạnh?”. 
Ông kể ông đã khóc khi nghe câu nói ấy, dù khi đó ông chỉ là một đứa trẻ nhỏ đang ngồi trong lòng mẹ. Ông thương xót cái ao ước nhỏ bé đến tội nghiệp của bà nội tôi bao nhiêu thì ông thấy căm giận chế độ đã tạo ra cả một dân tộc nghèo khổ, với một lớp người mà ước mơ của họ chỉ là một nồi khoai để ăn bấy nhiêu. Và vì muốn thay đổi điều đó, ông đã đi làm cách mạng.
- Anh nói, TBT Lê Duẩn đi làm cách mạng từ tình thương, nhưng trong một giai đoạn lịch sử dài sau này, khi nhắc về TBT Lê Duẩn, người ta vẫn cho rằng ông rất độc đoán trên cương vị của mình khi ông còn nắm quyền?

Việt nam Bất Ngờ Điều Động 1 Tiểu Đoàn Trực Thăng UH-1 Gấp rút Trấn Thủ Miền Trung; Chiêm ngưỡng Hải quân đánh bộ Việt Nam diễn tập tái chiếm đảo



Phụ huynh kịch liệt phản đối việc học sinh tiểu học thực hành kỹ năng cầm súng

 Giáo dục - Sức khỏe

(PL+) - Hình ảnh những học sinh Tiểu học cầm súng đã gây phản cảm đối với các bậc phụ huynh, nhiều người kịch liệt phản đối và cho rằng đây là kiểu tư duy phi giáo dục.


Thời gian qua, trên mạng xã hội đã “rò rỉ” hình ảnh nhiều học sinh sử dụng những khẩu súng trường, khiến nhiều người phẫn nộ cho rằng đây là kiểu tư duy phi giáo dục và kịch liệt phản đối cách dạy kỹ năng quái đản này.

GẶP NGƯỜI DÂN XÃ KỲ LỢI, KỲ ANH; Ngay từ đầu, ông Võ Kim Cự cam kết 70 năm với Formosa; Cận cảnh căn biệt thự khủng “nội bất xuất, ngoại bất nhập” của nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Võ Kim Cự

Trường Nhân

Thứ ba ngày 26 tháng 7 năm 2016 2:02 PM


TNc: Sau khi vào khu Formosa, đoàn nhà văn chúng tôi đi thăm bà con ngư dân hai xã Kỳ Lợi của huyện Kỳ Anh và xã Cẩm Nhượng của huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh. Khi thực hiện quay clip bà con Kỳ Lợi nói gạo tài trợ bị mốc, chúng tôi kiểm chứng lại thì chỉ cá biệt chứ không toàn bộ. Trong khi bức xúc có thể người dân nói chưa chuẩn. Xin nói cho rõ. TN


Ngay từ đầu, ông Võ Kim Cự cam kết 70 năm với Formosa

26/07/2016 15:10 GMT+7
TTO - Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, từ 9-4-2008, với chức danh Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, ông Võ Kim Cự đã ký văn bản số 858 gửi tập đoàn Formosa nêu rõ thời hạn cho thuê đất là 70 năm.

Ngay từ đầu, ông Võ Kim Cự cam kết 70 năm với Formosa
Ông Võ Kim Cự - Ảnh: Nam Trần
Mới đây, khi trả lời Tuổi Trẻ về việc cấp phép cho Formosa 70 năm, ông Võ Kim Cự - nguyên Bí thư Hà Tĩnh khẳng định là đúng luật.

Trung Quốc hạ giọng...nhưng chưa xuống thang

Trung Quốc nhờ Mỹ nối lại đàm phán song phương với Philippines về Biển Đông

Dân trí Sau phán quyết của tòa trọng tài quốc tế bác yêu sách "đường chín đoạn" của Trung Quốc ở Biển Đông, Trung Quốc một mặt lớn tiếng cảnh báo các nước can thiệp, mặt khác tìm cách "ve vãn" để có thể đàm phán sóng phương vấn đề này với Phiippines.
 >> Mỹ, Nhật Bản, Australia hối thúc Trung Quốc tuân thủ phán quyết về Biển Đông
 >> ASEAN ra tuyên bố chung lên án hành động của Trung Quốc ở Biển Đông
 >> Nhật Bản khẳng định lập trường về vấn đề Biển Đông tại Lào

Nhờ Mỹ nối lại đàm phán với Philippines

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị. (Ảnh: Reuters)
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị. (Ảnh: Reuters)

Trời động lòng gửi vòng hoa trắng viếng linh hồn liệt sĩ hy sinh trận 12/7/1984 tại Vị Xuyên-Hà Giang…( Phần 2 )

Phạm Viết Đào.

2 ảnh chụp trước nhà mình tại Tân Kỳ chiều 15-16/7/2016;những đám mây có hình vòng hoa trắng
Cho đến tận hôm nay mỗi khi nhắc đến trận 12/7/1984,nhắc đến những trận đánh quân Trung Quốc xâm lược ở Vị Xuyên-Hà Giang, nhiều CCB đã không cầm được nước mắt; những giọt nước mắt nóng hổi hình như vẫn còn nóng hổi có pha chút uất nghẹn trong lòng…
Tôi đã thấy Đặng Việt Châu Chính trị viên D3 E 876, F 356 nhiều lần nghẹn ngào, khóc khi thắp hương cho đồng đội, kể lại những hy sinh quả cảm anh hùng của các chiến binh F 356; Trong trận 12/7/1984 F 356 đã tổn thất hơn 600 chiến sĩ…

Hôm nay đúng ngày 14/6/2016 ( âm lịch) Đặng Việt Châu đến nhà tôi thắp hương cho chú em tôi, Ls Phạm Hữu Tạo, Đặng Việt Châu lại nghẹn ngào kể lại cái ngày 12/7/1984 đau thương ấy, kể lại những giây phút bi hùng của đồng đội cũ, những chiến binh của F 356 đã ngã xuống trong trận 12/7/1984 tại Vị Xuyên-Hà Giang…


Xem thêm bài của Phạm Viết Đào:

>Trời động lòng gửi vòng hoa trắng viếng linh hồn liệt sĩ hy sinh trận 12/7/1984 tại Vị Xuyên-Hà Giang-( Phần 1 )


Blogger-Nhà văn Phạm Viết Đào đồng ý ký vào Kiến nghị bãi miễn tư cách ĐBQH của ông Võ Kim Cự; Vụ Formosa: "Cần nghiêm túc trả lời nhân dân!"; "Nếu tôi là ông Võ Kim Cự, tôi sẽ nói lời xin lỗi"; Làm rõ những bất thường việc dự án cấp nước cho Khu kinh tế Vũng Áng đội vốn 2.550 tỷ đồng; Nhận diện “nhóm lợi ích bán nước”; Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương nêu thủ phạm gây ra các vấn đề bức xúc trong xã hội


Kính gửi:
  • - Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội khóa XIV,
  • - Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV.
Chúng tôi, những công dân nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký tên trong văn bản này, gửi kiến nghị tới bà Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng như các cơ quan có liên quan, để đề nghị nội dung sau:

Thời gian vừa qua, vụ việc Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS) xả thải làm cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh ven biển miền Trung, đã làm ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến môi sinh trường cũng như đời sống của nhân dân. Theo báo cáo của Chính phủ, có đến hơn 260.000 lao động bị ảnh hưởng, trong đó 100.000 lao động bị ảnh hưởng trực tiếp.

Ông Võ Kim Cự, Đại biểu Quốc hội khóa XIV, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, là người ký quyết định cho phép đầu tư của FHS với thời hạn 70 năm vào năm 2008.

Theo Luật Đầu tư 2005 có hiệu lực tại thời điểm đó, về thời gian hoạt động của dự án có vốn đầu tư nước ngoài:

Điều 52. Thời hạn hoạt động của dự án có vốn đầu tư nước ngoài
Thời hạn hoạt động của dự án có vốn đầu tư nước ngoài phù hợp với yêu cầu hoạt động dự án và không quá năm mươi năm; trường hợp cần thiết, Chính phủ quyết định thời hạn dài hơn đối với dự án nhưng không quá bảy mươi năm.

Vay Trung Quốc 7.000 tỷ làm cao tốc Vân Đồn – Móng Cái?

26/07/2016  05:00 GMT+7

  Dự án xây dựng đường cao tốc Vân Đồn – Móng Cái có tổng chiều dài 96 km, được đề xuất vay gần 7.000 tỷ vốn của ngân hàng Trung Quốc. Tuy nhiên, xung quanh việc vay vốn của Trung Quốc, các bộ vẫn còn ý kiến trái ngược nhau.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng mức đầu tư dự án giai đoạn 1 dự kiến là 382 triệu USD, trong đó vốn vay Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc 304,6 triệu USD, tương đương 6.860 tỷ đồng. Vốn đối ứng của phía Việt Nam là 77,33 triệu USD, tương đương hơn 1.700 tỷ đồng.
Trong khi đó, Bộ Giao thông vận tải đề nghị áp dụng cơ chế tài chính theo hình thức cấp phát toàn bộ vốn vay nước ngoài cho dự án (vay vốn với điều kiện sẽ chỉ định nhà thầu Trung Quốc thi công.
Ngân hàng trung quốc, vay 300 triệu usd, cao tốc vân đồn – móng cái, bộ kế hoạch và đầu tư, bộ giao thông vận tải,
Việc vay vốn Trung Quốc cho cao tốc Vân Đồn - Móng Cái chưa thống nhất. Ảnh minh họa: Internet

Bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nên xin lỗi Xã hội Dân sự

 25/07/2016

“Bỉnh chúc vô minh, quang tự diệt

Trọng ngân bạc phúc, sản tất vong”

_____
Nguyễn Khắc Mai
25-7-2016
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Nguồn: internet
Tôi không viết những điều này với tâm thức khiếu nại, tôi viết với ý thức về chút hiểu biết của mình về minh triết, nhất là minh triết về đạo trị nước.
Theo dõi báo chí về phiên họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIV, tôi thấy bà chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân có nhiều tuyên bố có vẻ tích cực. Riêng phát ngôn của bà về hành động của nhân dân bảo vệ chủ quyền, biển đảo, lên án hành động sai trái và tội ác của Trung quốc đối với Việt Nam, cảnh báo với Chính quyền, đánh động dư luận quốc tế về lĩnh vực này, theo tôi là không thích hợp với cương vị là một trong những người đứng đầu Nhà nước ta. Bà nói: “Không phải cứ hô hào thật to, kích động là có được chủ quyền. Một số tổ chức cá nhân lên tiếng hô hào thế này thế nọ, nhưng chưa làm gì cho đất nước, chỉ nói và kích động làm rối tình hình”.
Minh triết của người xưa thường dạy bảo cho kẻ cầm quyền luôn phải biết coi trọng kể cả những hành vi nhỏ nhoi của những người bị coi là khốn cùng, những dân đen, dân thường trong xã hội, những kẻ “thất phu”. Vì thế Trong Bình Ngô Đại Cáo Nguyễn Trãi dã đề cao sự đóng góp của “bốn phương manh lệ”. Manh là những người lang thang không nhà không cửa, lệ là những người tôi đòi, nô bộc. Những hạng khốn cùng dưới đáy xã hội.
Những người lãnh đạo không cứ của chính quyền, mà của mọi cộng đồng, tổ chức, khôn ngoan thường phải “uốn lưỡi bảy lần”, mới nói. Để làm gì, để cho có văn hóa và đạo đức, để lời nói của mình có tính thuyết phục, không gây phản cảm, tránh được những thất thố.
Mọi người trong nước đều biết trân trọng, thậm chí nhiều người bày tỏ sự khâm phục, cả lòng biết ơn đối với những phát ngôn, những tuyên bố, cả những hành động xuống đường, biểu tình, hội thảo để nêu cao tinh thần yêu nước, ý chí bảo vệ chủ quyền Biển Đảo, phê phán và lên án hành động sai trái, kẻ cướp của Trung hoa cộng sản cướp chiếm Hoàng Sa, Trường Sa của Ta, tàn ác cướp bóc lối hải tặc đối với ngư dân ta. Việc làm ấy, hành động ấy vừa cảnh tỉnh, nhắc nhở chính quyền, vừa đánh dộng dư luận quốc tế. Việc làm ấy, mọi người có lương tri trong nước ta chẳng những phải trân trọng mà còn biết ơn. Cá nhân tôi rất nhiều lần đã nghe người lái taxi, xe ôm, chị bán hàng rong, bán chè nước, đã hoan nghênh, khen ngợi, nhiều người còn sẵn lòng giúp đỡ khi cần.

TẢN MẠN BUỒN: TÀU CHÌM THÌ CHUỘT CHẠY

 26/07/2016

25-7-2016
Thuyền nhân Việt Nam trên đảo Guam. Ảnh: internet
Thuyền nhân Việt Nam trên đảo Guam. Ảnh: internet
Thuyền nhân Việt Nam trên đảo Guam. Ảnh: internet


=3
Liên Hợp Quốc cho biết,
Trong hăm lăm năm qua
Hai triệu sáu người Việt
Đã rời bỏ quê cha
Sang nước khác sinh sống.
Hầu hết là người giàu.
Chưa kể cũng không ít
Phụ nữ đi làm dâu
Và công nhân xuất khẩu
Sống chui lủi không về.
Đó là một sự thật,
Cay đắng và nặng nề.
Vậy là đi, đi hết
Những người có thể đi.
Để lại câu hỏi khó –
Vì sao và làm gì?

Biển Đông : Thắng lợi của Bắc Kinh tại hội nghị ngoại trưởng ASEAN; Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp cố vấn Hoa Kỳ Susan Rice



Thanh Hà


mediaNgoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (phải) và một thành viên đoàn Cam Bốt tại hội nghị ASEAN ở Vientiane, Lào ngày 25/07/2016REUTERS/Jorge Silva
Ngoại trưởng 10 nước thành viên ASEAN tại hội nghị Vientiane đã không đưa ra lập trường cứng rắn về các tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông. Khối Đông Nam Á trong bản tuyên bố chung kết thúc hội nghị tỏ ra hài lòng trước một số tiến bộ trong quan hệ giữa ASEAN với đối tác thương mại quan trọng nhất của khối là Trung Quốc. ASEAN tránh nêu phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye về Biển Đông, bất lợi cho Bắc Kinh.








Bình luận về tuyên bố chung của ASEAN về Biển Đông sau cuộc họp cấp ngoại trưởng vừa kết thúc tại Vientiane, Lào hôm 24/07/2016 các nhà quan sát coi đây là một thất bại của ASEAN trước ông khổng lồ Trung Quốc trên hồ sơ nhậy cảm này.

ĐBQH Dương Trung Quốc: Tôi nghĩ vụ này không thể “hòa cả làng” được. Bởi sau Formosa còn nhiều cái khác; Xin… chúc mừng ông Võ Kim Cự!; Kami - Quy trình hại dân; Thưa ông Võ Kim Cự, một nửa sự thật dân hiểu làm sao?; Liệu tân QH VN có khả năng đi tới cùng vụ Formosa?; Ông Võ Kim Cự nói về Formosa: Tôi dám làm, dám chịu!;FB Bạch Hoàn: Vài lời thưa lại với anh Cự; “Ông Cự trả lời như lấy thúng úp voi”

Ông Dương Trung Quốc phản hồi phát ngôn của ông Võ Kim Cự về Formosa

"Việc lặp lại một điệp khúc “đúng quy trình” bao giờ cũng đúng nhưng kết quả lại không đúng. Vậy vấn đề chính là ở đây, quy trình có nghĩa là gì?"

-Tôi hiểu cấp phép 70 năm không phải là vấn đề của cấp địa phương, cho dù cấp địa phương có vai trò rất quan trọng. Cho nên cần phải rà soát đến cùng...

Sáng 25/7, tại hành lang Quốc hội, ông Võ Kim Cự đã trả lời báo chí nhiều câu hỏi liên quan đến Formosa. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với nhà sử học Dương Trung Quốc, ĐBQH Đồng Nai về vấn đề này.
- Ông đánh giá như thế nào về câu trả lời của ông Võ Kim Cự: “cấp phép cho Formosa là đúng quy trình và pháp luật?”
Quy trình là thủ tục, nhưng thủ tục đó ai vận hành? Tất cả do con người cụ thể. Bên cạnh đó, cụm từ “được cấp có thẩm quyền” cũng được nhắc tới. Nhưng cấp thẩm quyền là ai? Lẽ ra ông ấy phải trả lời được câu hỏi này.





ong duong trung quoc phan hoi phat ngon cua ong vo kim cu ve formosa hinh 0

Ông Dương Trung Quốc trong một lần trả lời báo chí tại Quốc hội


Việc lặp lại một điệp khúc “đúng quy trình” bao giờ cũng đúng nhưng kết quả lại không đúng. Vậy vấn đề chính là ở đây, quy trình có nghĩa là gì? Tôi hiểu cấp phép 70 năm không phải là vấn đề của cấp địa phương, cho dù cấp địa phương có vai trò rất quan trọng. Cho nên cần phải rà soát đến cùng.