Thứ Ba, 2 tháng 8, 2016

TÔI CHƯA LÀM ĐƯỢC, THƯA BÀ; Shop TIN 2/8: NHỮNG NGÀY THƯỜNG ĐÃ CHÁY LÊN; Công trình "27 triệu khai khống thành 1 tỷ": Dân phải trả nợ đến năm 2022?; Hà Nội tăng học phí đột biến từ mầm non đến Đại học


LUẬT BIỂU TÌNH, NẾU ĐƯỢC BAN HÀNH RA, SẼ GÂY RỐI LOẠN.
Đây là tư duy phi logic nhất của một nhà với tư cách lập pháp, nếu là người dân hoặc một chức trách khác vì một lý do nào đó thiếu hiểu biết thì có thể thông cảm cho họ. Nhưng nguy hiểm thay, Bà ấy đang đứng ở cương vị một nhà lập pháp và quản trị quốc gia.
Bà ấy coi luật biểu tình, nếu được ban hành ra, sẽ gây rối loạn, chính là một tư duy sẽ khiến một nhà nước cố tình đảm bảo sự “ổn định” bằng quyền lực không trên cơ sở luật pháp. Một đất nước không có luật pháp để điều hành, quản lý và chuẩn hoá hành động con người, hành vi định tính xã hội thì mới là thứ đẩy xã hội đến rối loạn và tạo nên những bức xúc, mâu thuẫn ngày càng gay gắt hơn.

FB Lê Luân

Nguyễn Hữu Thao.

Thưa bà Ngân, tôi không làm được như "đồng chí" này

Cán bộ xã mà tài ghê, giả chữ ký người như thật

Và ông ấy đảng viên can đảm, tuy là cấp thấp

Ăn tiền thân nhân của liệt sĩ, thưa bà.

Và tôi không làm được như VTV24 vừa qua


Làm một "ký sự Syria" vô cùng giá trị

Giúp cho thế giới loài người hiểu thêm được kỹ

Về IS, Assad - Liên quân, khủng bố, chiến tranh.

Tôi không làm được như ông Trịnh Xuân Thanh

Thứ Hai, 1 tháng 8, 2016

Nga phát hiện chip do thám trong bàn là, ấm đun nước Trung Quốc; Indonesia dừng xây đường sắt cao tốc tỷ đô với Trung Quốc; Làm ăn với TQ: 'lòng tham và nỗi sợ'; EVN cần đề phòng hacker tấn công các nhà máy nhiệt điện do Trung Quốc xây…; Tin tặc Trung Quốc: Công cụ chiến tranh và chính trị; Trung Quốc “nổi khùng” vì bị Anh xem xét lại dự án hàng tỷ USD

LỜI BÀN CỦA BLOG P.V.Đ: CHÍNH PHỦ ANH CŨNG CÓ NỖI LO SỢ TRUNG QUỐC GIỐNG BLOG P.V.Đ ?!

Image copyrightAFP
Image captionBà Theresa May và chồng, ông Philip May trước cổng Phủ Thủ tướng Anh

Nhà báo kỳ cựu của BBC News, bà Carrie Gracie nhắc lại bài học 'lòng tham và nỗi sợ' trong quan hệ với Trung Quốc của Úc nhân việc Anh xét lại đầu tư của Trung Quốc vào điện nguyên tử.

Được biết tân thủ tướng Anh, bà Theresa May, khi còn làm Bộ trưởng Nội vụ, từng bày tỏ ý kiến quan ngại về vấn đề an ninh khi Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne hồi năm 2015 mời Trung Quốc tham gia dự án Hinkley Point C.

An ninh và an toàn nguyên tử

Cố vấn cho bà May, ông Nick Timothy, người nay là Chánh văn phòng Phủ thủ tướng, đã lên tiếng trước chuyến thăm Anh của ông Tập Cận Bình (10/2015), chất vấn chuyện để Trung Quốc đặt chân vào ngành điện nguyên tử Anh.
Theo bà Carrie Gracie trong bài viết hôm 31/07, thì "mới tháng 10 năm ngoái, khi Thủ tướng David Cameron và Bộ trưởng Tài chính George Osborne chuẩn bị công bố hợp đồng Hinkley nhân chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình, ông Timothy đã lên tiếng phê phán mạnh thoả thuận này,"
Ông viết trên trang Conservativehome:



"Khi ông Tập đến London, hai chính phủ sẽ ký các thỏa thuận cho những tập đoàn nhà nước Trung Quốc cổ phần trong các nhà máy điện nguyên tử Anh, ở Hinkley Point, vùng Somerset và ở Sizewell, vùng Suffolk. Người ta tin rằng những thoả thuận này sẽ cho phép người Trung Quốc thiết kế và xây dựng cả lò phản ứng nguyên tử thứ ba tại Bradwell ở Essex.
"Các chuyên gia an ninh, mà ta hiểu là ở trong các cơ quan chính phủ cũng như bên ngoài, đang lo ngại rằng người Trung Quốc sẽ dùng vai trò của họ để gắn các điểm yếu vào hệ thống computer cho phép họ sau này có thể đóng sập cả nguồn sản xuất năng lượng Anh tùy theo ý thích.

Tướng Trung Quốc xô đẩy Tập Cận Bình vào thế " hiếu chiến tất vong"...; Phe diều hâu Trung Quốc đòi «đánh Mỹ» ở Biển Đông



Ông Tập Cận Bình đang bị các tướng "ép" chống phán quyết trọng tài Biển Đông?


(GDVN) - Đã đến lúc Chủ tịch Tập Cận Bình cần xem lại công tác tham mưu, đội ngũ tham mưu của mình về chính sách đối ngoại, cụ thể là Biển Đông.

Reuters ngày 31/7 đưa tin, nhà lãnh đạo Trung Quốc đang phải chống lại các áp lực từ bên trong quân đội đòi Trung Nam Hải phải "phản ứng mạnh mẽ hơn" với phán quyết của Tòa Trọng tài về vụ kiện Biển Đông giữa Philippines với nước này hôm 12/7.
Lãnh đạo Trung Quốc đang cảnh giác trước những thái độ kích động một cuộc đụng độ với Hoa Kỳ.
Về mặt ngoại giao và truyền thông, Trung Quốc vẫn tiếp tục chính sách "3 Không" với phán quyết trọng tài. Thậm chí tuyên truyền chụp mũ cho phán quyết trọng tài là "trò hề chính trị", "âm mưu chống Trung Quốc từ Washington".
Hậu phán quyết trọng tài hôm 12/7, những làn sóng của chủ nghĩa dân tộc tại Trung Quốc đã bùng lên với những bài xã luận sử dụng ngôn từ đao to búa lớn trên một số tờ báo nhà nước và các cuộc biểu tình lẻ tẻ.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ảnh: AP.

Toàn cảnh lũ lụt nghiêm trọng hoành hành ở Trung Quốc; Lũ lụt càn quét một nửa Trung Quốc, chính quyền bưng bít số người chết thực tế

LỜI BÀN:

PHẢI CHĂNG DO TRUNG QUỐC QUẤY NHIỄU BIỂN ĐÔNG NÊN BỊ " LONG HẢI ĐÔNG VƯƠNG" NỔI CƠN LÔI ĐÌNH, TRỪNG PHẠT ?!


Xem thêm bài của Phạm Viết Đào:


"Ý kiến: 'Từ Tam Quốc tới Biển Đông' - BBC Tiếng Việt"


Những ngày gần đây, một cơn bão đã gây ra mưa lớn kéo dài ở miền Nam Trung Quốc, khiến các tỉnh An Huy, Hồ Bắc bị ngập úng nghiêm trọng, nhiều thành phố lớn đã biến thành một vùng đại dương mênh mông.

Từ khi bước vào mùa lũ năm nay (2016), miền Nam Trung Quốc đã xuất hiện 20 cơn mưa lớn, nhiều nhất cùng kỳ trong lịch sử. Dưới đây là một loạt hình ảnh về hiện trường ngập úng các nơi chụp được từ trên không trung gần đây.
Tỉnh Quảng Tây
mưa lớn kéo dài, Lũ lụt Trung Quốc, lũ lụt kinh hoàng,
Ngày 5/7, vùng Liễu Châu có rất nhiều công trình kiến trúc đã bị nước lũ bao vây. (Ảnh: Getty)

Các Bộ nói gì về việc ông Võ Kim Cự cấp phép cho Formosa 70 năm ?

Cấp phép Formosa 70năm: Nhiều Bộ đáp lời ông Võ Kim Cự

(Tin tức thời sự) - Sau khi ông Võ Kim Cự lên tiếng cho rằng việc cấp phép cho Formosa hoạt động 70 năm là đúng quy trình, nhiều Bộ đã lên tiếng.

Bộ KH&ĐT: Trái quy định và vượt thẩm quyền

Ngày 31/7, trao đổi với báo chí, đại diện Bộ KH&ĐT khẳng định, việc UBND tỉnh Hà Tĩnh ký cho Formosa thuê đất 70 năm là trái quy định và vượt thẩm quyền.
Theo đó, thời điểm cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Formosa (tháng 6/2008) đã phân cấp xuống địa phương, tuân theo quy định của Luật Đầu tư năm 2005.
Điều 52 Luật Đầu tư năm 2005 nêu rõ: Thời hạn hoạt động của dự án có vốn đầu tư nước ngoài phù hợp với yêu cầu hoạt động dự án và không quá 50 năm; trường hợp cần thiết, Chính phủ quyết định thời hạn dài hơn đối với dự án nhưng không quá 70 năm.
Tuy nhiên, Ban Quản lý Khu kinh tế Vũng Áng ký hợp đồng thuê đất ngày 6/2/2009 với Cty Formosa với thời hạn thuê đất là 70 năm và trả tiền thuê đất một lần.
Cap phep Formosa 70nam: Nhieu Bo dap loi ong Vo Kim Cu
Bể chứa nước thải của Formosa Hà Tĩnh.
Như vậy là trái quy định và vượt thẩm quyền. Vì vậy, cần xem xét lại toàn bộ hồ sơ quy trình cấp phép cho Formosa và trách nhiệm của UBND tỉnh Hà Tĩnh.

Chủ tịch nước: vụ Formosa, ai vi phạm cũng bị xử lý; Chủ tịch nước: Lỗ hổng an ninh mạng “to như con khủng long

01/08/2016 13:24 GMT+7

TTO - Sáng 1-8, tại buổi tiếp xúc cử tri Q.1, TP.HCM sau kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV, Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định như vậy khi trả lời chất vấn của cử tri.
Chủ tịch nước: vụ Formosa, ai vi phạm cũng bị xử lý
Chủ tịch nước Trần Đại Quang trả lời chất vấn cử tri quận 1, TP.HCM - Ảnh: TỰ TRUNG
Tổ đại biểu quốc hội ngoài ông Trần Đại Quang còn có Phó chính ủy Bộ tư lệnh TP.HCM Ngô Tuấn Nghĩa, Phó Bí thư thường trực Thành đoàn TP.HCM Lâm Đình Thắng.
Không có vùng cấm
Tại buổi tiếp xúc, nhiều cử tri quận 1 đã chất vấn các đại biểu quốc hội về việc xử lý nhiều vụ án tham nhũng khiến người dân chưa đồng tình. 
Xem thêm bài của P.V.Đ:

Bàn tay "lông lá" của Bắc Kinh đã nắm được PTT Phạm Bình Minh trong vụ đường cao tốc Móng Cái-Vân Đồn ? 

Miệng quan Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc như..." trôn trẻ "; Đã "sai" thì "không đúng"-đã "phù hợp"... thì không sai ?




Tổng thư ký Quốc hội: Formosa đủ điều kiện cấp phép 70 năm

29/07/2016 18:23 Bản in
“Sau khi UBND tỉnh Hà Tĩnh báo cáo Chính phủ về thời hạn 70 năm cho Formosa, Chính phủ đã giao Bộ KH&ĐT kiểm tra xem có đủ điều kiện không. Sau đó, các ngành đã vào xem xét, xác định đủ điều kiện 70 năm”, Tổng thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc cho biết.
Cuối giờ chiều ngày 29/7, ngay sau khi kết thúc kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa 14, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã chủ trì cuộc họp báo công bố kết quả kỳ họp. Cuộc họp báo đã thu hút hàng trăm phóng viên báo, đài trong nước và quốc tế.
Một trong những nội dung được nhiều phóng viên tập trung trao đổi với lãnh đạo Văn phòng Quốc hội đó là việc Formosa được cấp phép 70 năm và trách nhiệm của ông Võ Kim Cự, ĐBQH khóa 14, nguyên Chủ tịch, Bí thư tỉnh Ủy Hà Tĩnh trong việc cấp phép cho Formosa.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc ông Võ Kim Cự cấp phép cho Formosa 70 năm và Formosa xảy ra nhiều sai phạm trong thời gian vừa qua gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Tuy nhiên, ông Cự vẫn được phê chuẩn là Ủy viên Ủy ban Kinh tế, ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, đây là 2 việc khác nhau. Theo Điều 30 Luật Tổ chức Quốc hội, đại biểu có quyền đăng ký vào bất cứ Ủy ban nào. Ông Cự có bằng cử nhân Tài chính Ngân sách, thạc sỹ Quản trị Kinh doanh, ông đăng ký vào Ủy ban Kinh tế là phù hợp.
Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc thông tin với báo chí.
Đề cập đến việc ông Cự cho Formosa thuê đất 70 năm, Tổng thư ký Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, việc này Thanh tra Chính phủ đã thanh tra và xác định không đúng thẩm quyền và ông Cự đã nhận sai.

MÔ HÌNH CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ THÀNH LẬP THEO NGHỊ ĐỊNH 101/2009/NĐ-CP: VI HIẾN VÀ TRÁI 3 LUẬT...;Huy Đức - Cả Võ Kim Cự và Nguyễn Tấn Dũng đều lạm quyền!; Khi những “quả đấm” không còn… thép

Posted on  by Doi Thoai



Bài 1: MỘT MÔ HÌNH QUẢN TRỊ TRÁI HIẾN PHÁP, PHÁP LUẬT: THỦ PHẠM XÔ ĐẨY VINASHIN VÀO RỐI LOẠN, SUY SỤP !

Qua các dẫn chứng và các cơ sở pháp lý sau đây cho thấy: mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước được thành lập theo NĐ101 là một mô hình tổ chức không nằm trong khuôn khổ Hiến pháp 1992, Luật Văn bản quy phạm pháp luật và Luật Tổ chức chính phủ; Luật Doanh nghiệp. Vì những sự trái ngoe này nên dẫn tới những hệ lụy như đã thấy ở Vinashin !

Phạm Viết Đào.

Đã có rất nhiều chuyên gia mổ xẻ phân tích các nguyên nhân dẫn tới thảm họa Vinashin, một sản phẩm của cái mô hình quản trị doanh nghiệp thí điểm chính thức ra đời sau Quyết định 91-TTg Hà Nội, ngày 07 tháng 3 năm 1994 ( QĐ91 ); Mô hình thí điểm này được luật hóa bằng văn bản dưới luật có tên: Nghị định 101/2009/NĐ-CP( NĐ101) ngày 5/11/2009 thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý tập đoàn kinh tế nhà nước; Nghị định ban hành sau 15 năm, kể từ quyết định thành lập thí điểm mô hình quản trị mà giới doanh nghiệp hay gọi tắt là Tập đoàn 90- 91 …
Việc thiết kế mô hình quản trị các Tập đoàn kinh tế nhà nước theo QĐ91 và NĐ101 đã được tiến hành theo quy trình: “sinh con rồi mới sinh cha; sinh cháu giữ nhà rồi …” mà “ông” thì chưa được pháp luật thừa nhận ?!
Mô hình quản trị này đã tạo ra cái quan hệ pháp lý loằng ngoằng: Các tập đoàn kinh tế nghiễm nhiên trở thành con của ông ( Thủ tướng ) và chỉ là em ( hay cháu ) của các Bộ quản lý chuyên ngành; trong khi đó thì về quy luật tự nhiên-xã hội, để hình thành gia phong của một gia đình, đảm báo tính hiếu thuận trong quan hệ con cháu đối với cha mẹ, ông bà, trật tự sinh thành của các thành viên trong gia đình phải là “con cha, cháu ông”…
Cái trật tự pháp lý loằng ngoằng này đã đẩy các cơ quan quản lý chuyên ngành bị đẩy ra vị thế chầu rìa trách nhiệm: bố trở thành anh và ông trở thành cha; trật tự này là thủ phạm gây ra thảm cảnh lăng loàn trong quan hệ: trên bảo dưới không nghe; anh bảo em để ngoài tai; mặc dù trên danh nghĩa pháp lý ông anh ( Bộ ) vẫn phải chịu trách nhiệm về ông em ( Con-Tập đoàn kinh tế)…

Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2016

Trung Quốc sẽ đánh Việt Nam đầu tiên nếu có Chiến tranh : Mỹ và Nga có đứng nhìn ???; Khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư tại Việt Nam


Trung Quốc ồ ạt đầu tư vào Việt Nam: Lành ít, dữ nhiều

Thống kê từ Bộ KHĐT cho thấy, từ cuối năm ngoái khi Hiệp định TPP chưa được ký kết, đã có khoảng 810 DN Trung Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) đầu tư vào 52 tỉnh, thành của Việt Nam. Đặc biệt, lĩnh vực dệt, nhuộm có sự tăng trưởng đột biến. Nhiều chuyên gia cảnh báo về làn sóng đầu tư này “lành ít, dữ nhiều’.

Bàn tay "lông lá" của Bắc Kinh đã nắm được PTT Phạm Bình Minh trong vụ đường cao tốc Móng Cái-Vân Đồn ?; Trung Quốc cho vay 300 triệu USD làm cao tốc: Đừng vội mừng; Dự án 24 tỷ USD của Trung Quốc bị Thủ tướng Anh cho tạm hoãn vào phút chót; Thép Trung Quốc bị nghi gắn mác Việt xuất sang EU: Việt Nam điều tra, xác minh

Phạm Viết Đào.

Theo DÂN TRÍ, Bộ Ngoại giao đã đồng thuận trong việc Bộ Giao thông-Vận tải  đứng ra vay 7000 tỷ đồng để xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Móng Cái-Vân Đồn; khi trả lời câu hỏi của nhà báo, câu hỏi cũng là băn khoăn về các hệ lụy của nhiều chuyên gia trong việc nhận các khoản vay từ Trung Quốc để xây dựng cơ sở hạ tầng; Phó TT Phạm Bình Minh đã biện giải như sau:
Phải nói thế này: Khi đánh giá dự án tiến triển nhanh hay chậm, nó không chỉ có một nguyên nhân, có rất nhiều nguyên nhân khác như có thể do quá trình giải phóng mặt bằng chậm, có nguyên nhân sử dụng hiệu quả các nhà thầu phụ...Chứ không phải do đồng tiền nó làm chậm mà sử dụng thế nào cho hiệu quả thì cơ quan, đơn vị triển khai phải biết sử dụng. Nhưng thực tế, chúng ta cũng phải nhìn nhận, nếu dùng nguồn vốn vay mà dự án bị kéo dài thì vốn vay càng đắt lên, thời gian trả nợ kéo dài, thời gian ân hạn ngắn lại. Chúng ta không triển khai nhanh thì sẽ thiệt hại nhiều…”
(http://dantri.com.vn/kinh-doanh/pho-thu-tuong-pham-binh-minh-noi-gi-ve-du-an-duong-vay-trung-quoc-7000-ty-dong--20160728163142697.htm)

10 công trình kiến trúc cổ tráng lệ của châu Á

Tác giả: Daniel Cameron | Dịch giả: Kim Xuân

  1. Tây Tạng: Cung điện Potala
10 magnifiques anciennes structures d’Asie
Cung điện Potala ở Lhasa, Tây Tạng. Theo truyền thống, Lhasa là trụ sở của Đức Đạt Lai Lạt Ma, vốn là thủ đô của Tây Tạng và là thủ đô nằm cao nhất trên thế giới. Cung điện Potala là nơi ở chính của Đức Đạt Lai Lạt Ma cho đến khi Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 rời đi đến Dharamsala, Ấn Độ năm 1959. (Feng Li / Getty Images)
Cung điện Potala bắt đầu được xây dựng năm 1645, cao 13 tầng, bên trong có 1.000 phòng, 10.000 ngôi đền và gần 200.000 bức tượng. Trong lịch sử, Cung điện Potala là nơi ở chính của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Ngày nay, Cung điện Potala là một bảo tàng chứa hàng chục ngàn di tích văn hóa khác nhau, đều là đỉnh cao của nghệ thuật Tây Tạng, và những bức tranh tường tráng lệ, tập hợp ở đó rất nhiều di sản của lịch sử Tây Tạng. Ở độ cao hơn 3.700 mét so với mực nước biển, Cung điện Potala là cung điện cao nhất thế giới.

  1. Bhutan: Tu viện Taktsang
Được xây dựng năm 1692, Le Nid du Tigre được xây dựng xung quanh một hang động nơi Gourou Padmasambhava (người đã đưa Phật giáo vào Bhutan) đã thiền định trong 3 tháng trong thế kỷ XIII. (Manan Vatsyayana / AFP / Getty

Hội nghị toàn thể BCHNW Đảng CSTQ tháng 10/2016 sẽ quyết định sinh mệnh của phe Giang Trạch Dân

Tập Cận Bình đưa ra cảnh báo sớm về một hội nghị toàn thể sắp diễn ra

Chinese Communist Party plenary sessions are typically held at the Great Hall of the People in Beijing, China. (Feng Li/Getty Images)
Các phiên họp toàn thể của Đảng Cộng sản Trung Quốc thường được tổ chức tại Đại lễ đường Nhân Dân, Bắc Kinh. (Feng Li/Getty Images)
Phân tích tin tức
Sự phục tùng về mặt chính trị của các cán bộ hàng đầu trong Đảng đã được đưa vào chương trình nghị sự của một hội nghị quan trọng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ diễn ra vào cuối năm nay. Khi xem xét bối cảnh các động thái chính trị gần đây của lãnh đạo chế độ Tập Cận Bình thì chương trình nghị sự này và thời điểm đưa ra thông cáo sớm hơn thường lệ, báo trước sự ra đi của các quan chức cấp cao trong tương lai gần.
Ngày 26 tháng 7, một cuộc họp của Bộ Chính trị ĐCSTQ chủ trì bởi ông Tập đã quyết định rằng Phiên họp toàn thể lần thứ 6 của Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khoá 18 sẽ giải quyết vấn đề trọng đại là “hoàn toàn kiểm soát Đảng” và sửa đổi 2 quy định hiện hành về kỷ luật cán bộ, theo hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã.

Xem thêm bài của Phạm Viết Đào:

"Ý kiến: 'Từ Tam Quốc tới Biển Đông' - BBC Tiếng Việt"

EVN cần đề phòng hacker tấn công các nhà máy nhiệt điện do Trung Quốc xây…; Tin tặc Trung Quốc: Công cụ chiến tranh và chính trị; Tin tặc ở sân bay, ai rắc lông ngỗng Mỵ Châu?

Phạm Viết Đào.

 

Theo số liệu của viện Nghiên cứu cơ khí (bộ Công Thương) vừa công bố, Việt Nam hiện có 20 dự án năng lượng thì 15 công trình do tổng thầu Trung Quốc thực hiện với tỉ lệ nội địa hoá bằng 0%.(Dự án nhiệt điện và nhà thầu Trung Quốc: Rẻ hóa đắt - VietBF)


“Một sự thật ở Việt Nam khi có khoảng 90% dự án nhiệt điện đang do nhà thầu Trung Quốc thi công. Điều đáng lo ngại bởi điệp khúc: chậm tiến độ, đội vốn và kém chất lượng... đã thành một “mô típ” luôn xuất hiện trong các dự án này. (Nghi ngại dự án nhiệt điện do nhà thầu Trung Quốc thực hiện-ĐSPL )

Bên cạnh các hệ lụy về hiệu quả kinh tế, hiệu quả trang thiết bị kỹ thuật do sử dụng các thiết bị Trung Quốc không chỉ được báo chí đã nêu và cả tại diễn đàn Quốc hội, nhiều đại biểu cũng từng đặt ra…
Sự cố hacker tấn công trang Website của 2 sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất chiều 29/7/2016 khiến cho chúng ta không thể không đặt ra vấn đề an ninh của hệ thống các nhà máy nhiệt điện do các nhà thầu Trung Quốc thắng thầu; sử dụng trang thiết bị Trung Quốc và người Trung Quốc nắm kỹ hết thảy hệ điều hành của những nhà máy nhiệt điện này chắc chắn không thể vận hành bằng tay như làm thủ tục lên máy bay…

Kinh tế Việt Nam chuyển từ ảm đạm sang u ám

Đó là cảm nhận chung về báo cáo về tình hình kinh tế – xã hội trong sáu tháng đầu của năm nay của chính phủ Việt Nam và báo cáo thẩm tra của Quốc Hội Việt Nam.

Nơi đã từng là xưởng của một doanh nghiệp đã phá sản. Doanh giới càng ngày càng lụn bại, kinh tế Việt Nam càng ngày càng suy sup. (Hình: Báo Đầu Tư)
Trao đổi với báo giới trước khi Quốc Hội Việt Nam có cuộc thảo luận về cả hai báo cáo vừa kể, ông Nguyễn Đức Hải, chủ nhiệm Ủy Ban Tài Chính-Ngân Sách của Quốc Hội Việt Nam, công khai bày tỏ rằng ông không hài lòng cả về hiệu quả hoạt động của khối doanh nghiệp nhà nước lẫn việc báo cáo của chính phủ Việt Nam phớt lờ chuyện này.

VỀ MỘT BÀI THƠ CỦA CỤ PHAN BỘI CHÂU TẶNG ÔNG NGÔ ĐÌNH DIỆM

Trần Đông Phong - Gần đây, một vài vị khán giả của đài truyền hình STBN có liên lạc với người viết để hỏi thăm thêm về một bài thơ của cụ Phan Bội Châu tặng cho ông Ngô Đình Diệm vào năm 1933 mà họ đã nghe được trong một buổi nói chuyện giữa người viết và ký giả Tường Thắng, người phụ trách Chương Trình Lịch Sử Cận Đại trên đài truyền hình STBN, hồi mấy tháng về trước.
Người viết xin mượn bài viết này để trả lời cho câu hỏi đó.
Trong số những nhà cách mạng chống lại thực dân Pháp trong lịch sử Việt Nam thời đầu thế kỷ thứ 20, có hai người cùng họ Phan được toàn dân xem như là hai nhà cách mạng vĩ đại nhất, đó là cụ Phan Sào Nam tức là Phan Bội Châu và cụ Phan Tây Hồ tức là Phan Chu Trinh. Cụ Phan Chu Trinh từ trần tại Sài Gòn vào năm 1926 và Cụ Phan Bội Châu từ trần vào năm 1940, sau hơn 15 năm bị quản thúc tại Bến Ngự, Huế.
Cụ Phan Bội Châu sinh năm 1867, lớn hơn ông Ngô Đình Diệm 33 tuổi. Không rõ cụ có liên hệ gì với ông Ngô Đình Khả, thân phụ của ông Diệm hay không, tuy nhiên ông Ngô Đình Diệm thì còn quá trẻ cho nên cụ Phan Bội Châu không quen biết gì với ông vì cụ đã rời Huế lên đường đi làm cách mạng từ năm 1905, lúc đó ông Ngô Đình Diệm chỉ mới lên 4 tuổi.(Xem hình dưới đây). Sau khi bị bắt tại Thượng Hải vào năm 1925, người Pháp đưa cụ Phan Bội Châu về Hà Nội để đưa ra tòa. Cụ bị tòa án Pháp lên án tử hình vì tội chống lại chính quyền thuộc địa của người Pháp, tuy nhiên vì dư luận quần chúng trên toàn quốc cực lực phản đối bản án này cho nên Toàn Quyền Varenne đã phải giảm án tử hình xuống chung thân khôå sai và sau cùng thì lại giảm thành “quản thúc tại gia” và cụ bị đưa về an trí tại Huế vào năm 1926.

Hacker tấn công Vietnam Airlines, Nội Bài, Tân Sơn Nhất: Có hay không sự hậu thuẫn từ Trung Quốc?; Đừng ru ngủ đám đông bằng 'tinh thần dân tộc' viển vông; Hiểm họa của Internet Việt Nam do dùng thiết bị Trung Quốc

Xem thêm bài của Phạm Viết Đào đưa lên blog năm 2010:
Nghiên cứu viên Nakamura Masanori (*)
Tài liệu nghiên cứu giảng dạy dành cho sinh viên sĩ quan của Tự vệ đội, Cục Phòng vệ Nhật Bản – Đại học Phòng vệ.
(Chính trị) - Trong sự việc hacker Trung Quốc 1937cn thực hiện tấn công nguy hiểm vào website Vietnam Airlines, Nội Bài, Tân Sơn Nhất, nhiều người lo ngại hacker được hẫu thuẫn bởi Trung Quốc. Chiều 29/7, website chính thức của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) bị nhóm hacker đến từ Trung Quốc 1937cn tấn công thay đổi hoàn toàn giao diện trang chủ. Đồng thời các màn hình thông tin thông báo chuyến bay ở hai sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất bất ngờ đồng loạt đăng tải những hàng chữ Trung Quốc với nội dung xuyên tạc về tình hình biển Đông. Không lâu sau đó, website của Liên đoàn bóng đá Việt  Nam (VFF) cũng bị tấn công.

Phóng viên báo điện tử VTC News đã phỏng vấn ông Ngô Tuấn Anh, Phó chủ tịch phụ trách an ninh mạng BKAV về mức độ nguy hiểm của cuộc tấn công này cũng như lý giải câu hỏi có hay không việc Trung Quốc đứng sau nhóm hacker này.