Nhiều vụ việc, sự thật hoặc bị che giấu lâu nay, hoặc được "bảo vệ" như một vùng cấm của các dự án, các giao dịch lớn "bí ẩn", những nhân vật bộ trưởng và cán bộ cao cấp có dấu hiệu sai phạm được thẳng thừng nêu tên tuổi để thanh tra, kiểm tra....
1.
Tin chủ đề: NHÓM LỬA.
SHOP TIN BÌNH LUẬN
Vào những năm 80 của thế kỷ trước, nhà văn Xuân Cang ra tiểu thuyết NHỮNG NGÀY THƯỜNG ĐÃ CHÁY LÊN. Trên báo Văn nghệ Công an số ra ngày 29/11/2011 nhà văn Xuân Cang chia sẻ: "Tôi viết cuốn tiểu thuyết "Những ngày thường đã cháy lên" giữa những năm báo chí ta có phong trào "Nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật", mà Báo Lao Động của chúng tôi chính là một ngọn lửa của thời ấy. Liền trong 3 tháng, cứ 3h sáng, tôi thức dậy viết một mạch đến 6h sáng. Sau đó đạp xe lên tòa soạn ở 51 Hàng Bồ - Hà Nội. Các phóng viên của chúng tôi chính là những nhân vật mẫu của tiểu thuyết. Có một ngày tôi tiếp một đoàn bạn đọc là công nhân Tây Nguyên, những người thợ trồng cao su người Bana, Gia Rai, các anh kể bắn được mấy con trăn, bán lấy tiền mua vé máy bay, ra tòa soạn chỉ để cung cấp cho chúng tôi những bức ảnh nói lên sự thật. Ngay sau đấy, tôi yêu cầu thư ký tòa soạn ra ngay nhà in, thay một bản tin bằng bức ảnh mới nhận. Và sáng hôm sau, lúc ba giờ sáng, tôi xé những trang đang viết, thay vào đấy kể ngay chuyện công nhân Tây Nguyên tìm đến phố Hàng Bồ - Hà Nội. Đấy, cuộc sống đời thường mà nhiều nhà phê bình từng nói đến đã chảy thẳng vào trang văn của tôi giản dị và nhẹ nhàng như thế!"


Không khí xã hội đó đang dần có lại những ngày tháng này, những ngày tháng của một Chính phủ mới vừa ra mắt nhân dân, những tuyên bố nóng, thực tâm và chân thành được phát ra ở những cấp cao nhất của Nhà nước, chính phủ. Nhiều vụ việc, sự thật hoặc bị che giấu lâu nay, hoặc được "bảo vệ" như một vùng cấm của các dự án, các giao dịch lớn "bí ẩn", những nhân vật bộ trưởng và cán bộ lãnh đạo cao cấp có dấu hiệu sai phạm được thẳng thừng nêu tên tuổi để thanh tra, kiểm tra với nhiều hành động mạnh, gấp gáp và thực chất.
Không thể là tất cả nhưng những tồn đọng cản trở con đường hành tiến của đất nước đang được phát hiện dọn dẹp, tiêu hủy, đưa ra ánh sáng.
Những vụ việc dấy lên trong xã hội với nhiều hoài nghi, phẫn uất nếu trước đó cho trôi qua hoặc bỏ mặc niềm tin của người dân xuống dốc thì bây giờ được ngăn lại, phân tích, truy xét tới cùng.
Không quá ảo tưởng về sự tuyệt đối trong cuộc chiến "làm sạch"môi trường xã hội, nhưng đã bắt đầu không còn những ngày "an toàn" lạnh lùng khó hiểu của những kẻ vi phạm có chức vụ, không còn sự thả trôi các vụ việc, không còn chỉ có những tuyên bố "bắn chỉ thiên" vào không trung- lời tân Thủ tướng. Một khi sai phạm được thẳng thừng chỉ đích danh là ai, chỗ nào và minh bạch công khai, một khi sự chuyển động từ tuyên bố đến việc thực thi, giám sát tuyên bố từ cấp cao nhất đến cấp cơ sở của nhà nước được nhìn thấy rõ qua các vụ việc, nghĩa là NHỮNG NGÀY THƯỜNG ĐÃ CHÁY LÊN.
Niềm tin của nhân dân là ở những việc Nhà nước, Chính phủ làm được, không phải chỉ là hô hào suông.
Những phát súng đã có địa chỉ  đang làm nhân dân nức lòng: Thanh tra toàn diện dự án Núi Pháo, thanh tra dấu hiệu sai phạm của nguyên bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, truy xét trách nhiệm ông Võ Kim Cự, xới lại để truy xét trách nhiệm của nguyên bộ trưởng Nguyễn Minh Quang trong vụ việc Formosa,  xử lý tận gốc vu Trịnh Xuân Thanh, truy xét lại án đang bị cố ý bỏ qua vụ "18 lần vỡ ống nước sông Đà", và tuyên bố mới nhất của Chủ tịch nước về việc xử lý nghiêm và triệt để cá nhân, tập thể để xảy ra vụ việc gây thảm họa môi  trường từ Formosa...
Hay những hành động rất bình thường nhưng trước đây hiếm gặp cũng làm tăng thêm "lửa niềm tin" cho nhân dân: Các vị quan chức quốc hội trả sớm văn phòng, ô tô trước khi rời nhiệm sở nghỉ hưu, tân Thủ tướng tuyên bố không mua ô tô mới, những diễn văn, báo cáo đã giảm bớt nhiều những câu chữ  hô hào, những chỉ đạo thành lập bộ phận kiểm tra và tổng kết ngay các chủ trương, nghị quyết được ban hành để dần đi tới việc xóa bỏ lề lối làm việc tích tụ nhiều năm "đánh trống bỏ dùi"...
Tất cả những chuyển động mới mẻ và bức bách đó, với những niềm tin mới đang được nhen lên và cả sự lạc quan, hài lòng của nhân dân đang được khôi phục lại mạnh mẽ hơn... chỉ để làm được một điều vốn rất bình dị nhưng cao cả: giữ yên dân. Nhớ câu nói của đại tướng Nguyễn Chí Thanh trong thời kỳ đấu tranh khốc liệt giữa muôn vàn sóng gió trong vùng địch tạm chiếm nhưng cán bộ không thể bỏ dân, không thể xa dân: Mất đất chưa phải mất tất cả, mất dân mới là mất tất cả.
Còn quá nhiều việc phải làm ở phía trước, còn nhiều vụ việc còn lẩn khuất ở nhiều góc khuất, đang di trú như những "virut" làm băng hoại đời sống ở nhiều ngành, bộ, địa phương, còn nhiều những "ẩn họa" cần phải loại bỏ...nhưng bây giờ, lúc này, những ngày thường đã có lửa, những ngày thường đã cháy lên.
 Đọc thêm ở đây:
+Báo Dân Trí: Chủ tịch nước: Sẽ xử nghiêm mọi cá nhân, tổ chức liên quan đến sự cố Formosa 

Bên cạnh đó, Chủ tịch nước cũng khẳng định, những tổ chức, cá nhân phía Việt Nam liên quan đến vụ việc cũng phải bị kiểm điểm, đưa ra xử lý nghiêm minh và việc này đang được tiến hành.
“Cụ thể là ai chúng ta phải chờ kết luận của cơ quan chức năng trong thời gian ngắn nữa thôi. Hiện nay đã chỉ đạo kiểm điểm ở địa phương, bộ ngành với tinh thần bất kỳ ai, bất kỳ tổ chức, cá nhân nào vi phạm đều bị xử lý”, ông Trần Đại Quang khẳng định. 
 Ngồi vào vị trí đứng đầu Bộ Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) từ tháng 12.2010, nguyên Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang có thể hoàn toàn vô can trong việc phê duyệt dự án Formosa vào Việt Nam năm 2008. Tuy nhiên, vấn đề cho phép siêu dự án này xả thải thẳng ra biển thay vì ra sông như giấy phép ban đầu cũng như quá trình giám sát về những loại chất thải mà Formosa đưa ra biển lại thuộc nhiệm kỳ 5 năm của vị cựu bộ trưởng này.
+Báo Đất Việt: Cấp phép Formosa 70năm: Nhiều Bộ đáp lời ông Võ Kim Cự 
Ban Quản lý Khu kinh tế Vũng Áng ký hợp đồng thuê đất ngày 6/2/2009 với Cty Formosa với thời hạn thuê đất là 70 năm và trả tiền thuê đất một lần.
Như vậy là trái quy định và vượt thẩm quyền. Vì vậy, cần xem xét lại toàn bộ hồ sơ quy trình cấp phép cho Formosa và trách nhiệm của UBND tỉnh Hà Tĩnh.
Ngày 18/7, Văn phòng Trung Đảng phát đi công văn số 1578-CV/VPTW do Phó Chánh Văn phòng Trần Văn Thành ký, truyền đạt ý kiến của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi các cơ quan chức năng về các công việc cần làm sau kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về sai phạm của ông Trịnh Xuân Thanh.
Ông Vũ Huy Hoàng, nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương.
Thủ tướng lưu ý: “Ta đã bắn chỉ thiên quá nhiều, không trúng vào ai cả, bây giờ phải bắn có địa chỉ, không thể nói xong là xong việc. Ngay ngày hôm nay phải thành lập tổ công tác theo dõi kết luận của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng thực hiện đến đâu.
Vấn đề an toàn thực phẩm cơ chế đến đâu, thực hiện đến đâu thì phải kiểm tra. Hay việc thực hiện chỉ đạo rừng khai thác gỗ từ rừng tự nhiên như thế nào, vụ chặt gỗ rừng pơmu ở Quảng Nam đã khởi tố được cá nhân, tổ chức nào chưa?”
“Hay tòa nhà 8B Lê Trực Hà Nội xử lý đến đâu, tại sao? Không lẽ giữa Thủ đô như vậy, hai nhiệm kỳ Chính phủ xử lý không được? Ai là người theo dõi vấn đề này, không thể nói rồi cho qua.
Ngay hôm nay thành lập một tổ công tác, Bộ trưởng Chủ nhiệm và trưng tập một số người có liên quan để thực hiện kết luận của Thủ tướng và Phó Thủ tướng, nâng cao tính hiệu lực của chỉ đạo”.

2.
LỌC TIN:
+Báo TIỀN PHONG:Dân Đồng Nai kêu khổ vì Formosa xả thải
Năm 2001, Cty TNHH Hưng nghiệp Formosa thuê hơn 200 ha đất tại KCN Nhơn Trạch 3 (xã Hiệp Phước, huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai) thành lập một phân khu KCN. Hàng ngàn hộ dân ở đây nhiều năm qua phản ánh với chính quyền, các ngành chức năng về tình trạng ô nhiễm nguồn nước.
Một góc Nhà máy nhiệt điện Formosa tại huyện Nhơn Trạch.
+Báo GIAO THÔNG: Vỡ đường ống NM alumin Nhân Cơ: “Quả bom" môi trường ngang tầm Formosa!
Sự cố vỡ đường ống dẫn xút Nhà máy Alumin Nhân Cơ (huyện Đắk R’lấp, Đắk Nông) cảnh báo thảm hoạ môi trường ngang tầm Formosa.
 +Báo INFONET: Chủ tịch nước: Chiến tranh mạng đã được "đặt lên bàn" các cơ quan chức năng
Chủ tịch nước Trần Đại Quang thừa nhận hiện nay tốc độ nợ công đang tăng nhanh và áp lực trả nợ lớn, không những thế tỷ lệ này được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới đây.
“Theo đánh giá của nhiều tổ chức quốc tế, tuy không nằm trong số các nước có nợ công cao nhưng chúng ta quản lý việc này chưa hiệu quả, và để giải quyết vấn đề này cần có những chỉ tiêu đánh giá an toàn nợ công giai đoạn 2016 – 2021. Hiện nay rủi ro nợ công phụ thuộc vào tốc độ GDP, lạm phát, dự trữ ngoại hối… nên trong thời gian tới những nhân tố này cần được kiểm soát tốt hơn” – Chủ tịch nước nói.
Chủ tịch nước khẳng định: “Với tư cách là Chủ tịch nước, người thường ký những hiệp định vay nợ với nước ngoài, tôi nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình. Vừa qua tôi đã yêu cầu Kiểm toán Nhà nước phải kiểm toán những khoản chi tiêu, vay nước ngoài xem có thật sự cần thiết không, phải tính toán vay để làm cái gì, trả bằng cách nào”.
Cùng lúc sự cố tràn xút tại Nhà máy alumin Nhân Cơ thuộc Cty nhôm Đắc Nông - TKV, suối Đắk Yao đoạn chảy qua xã Nhân Cơ xuất hiện cá chết hàng loạt, nhiều người dân bị bỏng khi tiếp xúc với nước suối. Thế nhưng UBND tỉnh Đắc Nông cho rằng chưa kết luận được nguyên nhân tình trạng này. Còn chủ đầu tư và nhà thầu Trung Quốc cũng chưa lên tiếng nhận trách nhiệm.
Ngày 29/7, chúng tôi trở lại làm việc với Chi cục VSATTP Hà Tĩnh, đặt câu hỏi về sự chậm trễ này, nhưng ông Phan Văn Hùng, Chi cục trưởng đã tìm mọi lý do để né tránh. Cho đến khi chúng tôi yêu cầu lãnh đạo Sở Y tế can thiệp, ông Hùng mới chịu làm việc. Khi chúng tôi thắc mắc về sự thiếu hợp tác, ông Hùng cảnh cáo phóng viên: “Tôi cần xin ý kiến người còn to hơn cả giám đốc sở. Sức khỏe của người dân là quan trọng. Nhưng cũng không nên gây dư luận xấu ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà..."(!?).
   
Khi PV liên hệ làm việc, ông Hùng tìm cách né tránh và liên tục gọi điện cho ai đó.
Một người dân (xin giấu tên) sống ngay cây cầu đầu tiên của con lộ liên ấp kể lại: Cách đây chừng hơn hai tháng, nhà một cán bộ huyện Phong Điền có đám tiệc và mời nhiều quan chức, cán bộ cấp cao của huyện đến dự. Xe của một nữ cán bộ tên K., là lãnh đạo huyện khi đi vào nhà "quan" này dự tiệc bị va quệt trày xước sơn khi qua cầu.
Theo phân tích của tác giả Mollman, Trung Quốc có thể phớt lờ phán quyết của tòa và tiếp tục xây dựng đảo nhân tạo; nhưng chính họ sẽ thua trong cuộc chiến với sóng, bão và tình trạng nước biển dâng nếu cứ cố gắng xây dựng các công trình trên nền các rạn san hô mong manh và đã bị hư hại.
Quartz dẫn các hình ảnh vệ tinh cho biết chỉ ít tháng sau khi xây dựng đảo nhân tạo trái phép ở đá Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, Trung Quốc đã phải gia cố một góc công trình này vì chúng bị đổ sụp xuống biển.
Bão có sức công phá lớn khi đi qua các rạn san hô

3.
GÓC ẢNH.
Phóng viên báo Infonet đã ghi lại những hình ảnh đáng buồn khi hàng chục tấn cá chết bất thường tại công viên 29/3 Đà Nẵng:Đà Nẵng: Cá chết bất thường, nổi trắng hồ Công viên 29/3
  Nguyên nhân ban đầu được cho là do hàng chục cửa ống xả thải bẩn đã giết chết môi trường hồ nước công viên.
Anh Tâm (nhà ở phường Hải Châu 2, quận Hải Châu) cho biết, chiều hôm qua anh đã thấy xuất hiện tình trạng cá ngắc ngoải chết tấp vào bờ...
và đến trưa nay thì cá chết tràn ngập
tấp vào bờ bốc mùi hôi thối nồng nặc
Cá chết tấp vào cạnh nơi người dân đang tập thể dục
Nhiều người dân...
và du khách...
tỏ ra hết sức lo lắng trước tình trạng cá chết bất thường ở hồ Công viên 29/3
Công nhân Công ty Thoát nước và xử lý nước thải Đà Nẵng đưa xuồng đến...
Chẳng mấy chốc mà hai chiếc thùng mang theo đã đầy xác cá chết
Trên bờ, các công nhân khác cũng vớt xác cá tấp vào bờ đổ vào những chiếc xe rùa
Khi những chiếc xe rùa đã đầy xác cá chết...
thì được kéo đến...
đổ vào thùng xuồng cỡ lớn
rắc vôi hạn chế mùi hôi để chờ xe rác tới chở lên xử lý ở bãi rác Khánh Sơn
4.
ĐỌC TỪ FACEBOOK
+Trần Thị Sánh:
TỘI CỦA FORMOSA
Cuối tuần và lại đang dịp nghỉ hè (29, 30, 31 tháng 7) nhưng bãi biển Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) không một bóng người. Hàng quán, lều bạt xác xơ, trống trơn, vài chục chiếc xe điện chạy đi chạy lại hy vọng có khách. Khi ô tô của chúng tôi xuất hiện, sáu bẩy chiếc xe máy đuổi theo mời chào, nhân viên các khách sạn chạy ra ngoài đường thông báo tiền phòng chỉ 200 ngàn/tối. Họ bảo: sống vật vờ cả mùa hè năm nay, trẻ em bán hàng dạo nghiêng người bê cái rổ nhưng không ai mua …Chưa bao giờ tôi thấy thương những người dân vùng biển này đến như thế….
Biển Cẩm Nhượng trong xanh và đẹp? Vậy mà đã trở thành biển chết…
Đúng là tội của Formosa quá lớn. Họ bồi thường nửa tỷ USD là quá thấp. Để xử lý chất độc này cần hàng chục năm, họ còn ở đây 70 năm nữa cơ mà ? Phải xử lý nghiêm những người có liên quan, bất kể người đó là ai....
+The Thang Doan:
Rất nhiều bạn fb share clip về cái gọi là Xoài giả, do Trung Quốc làm bằng cao su + hoá chất,...Và clip được chia sẻ tràn lan.
Sự thể thì không phải như thế, chỉ cần suy nghĩ là : chi phí để làm ra một trái Xoài giả như vậy nó đắt hơn bao nhiêu lần trái Xoài thật? Từ đó suy ra vấn đề!
Nếu ngụy biện hoặc thuyết âm mưu cho rằng, Trung Quốc làm như vậy để phá hoại nền kinh tế (Nông nghiệp) nước ta thì xin thưa rằng : người láng giềng to xác không ngu để làm như vậy. Việc share cái clip đó của quý vị vô hình trung làm hại đồng bào nông dân của quý vị. Đồng thời hành vi đó cũng góp phần làm loạn xã hội đó!
Vậy, hãy share có ý thức!
NGUYỄN QUANG VINH


Gia Lai:

Công trình "27 triệu khai khống thành 1 tỷ": Dân phải trả nợ đến năm 2022?

Dân trí Theo “lộ trình” đã được lãnh đạo UBND xã Ia Peng (Phú Thiện, Gia Lai) đặt ra, hơn 1.000 hộ nông dân ở xã này phải tiếp tục đóng tiền cho công trình "27 triệu khai khống thành 1 tỷ" đến tận năm 2022.
 >> Hơn 1 thập kỷ nộp tiền cho công trình "27 triệu khai khống thành 1 tỷ"
 >> Thi công mương thủy lợi 27 triệu, khai khống... hơn 1 tỷ (!)


Ông Nguyễn Đức Cảnh- Chủ nhiệm Hợp tác xã Dịch vụ - kinh doanh - tổng hợp xã Ia Peng cho biết, ông làm Chủ nhiệm Hợp tác xã từ năm 2011 đến nay, làm thuê cho xã. Với mỗi 33kg lúa khô/sào ruộng thu được của dân, Hợp tác xã được nhận 2kg lúa khô thay cho tiền công.
Theo tổ dịch vụ, những năm qua, song song với việc đều đặn thu tiền từ các diện tích đất trồng lúa, họ còn được yêu cầu thu tiền của các diện tích trồng cây hoa màu khác như thuốc lá, đậu, bắp… để phục vụ xây dựng dự án “bê tông hóa kênh mương” với mức 4,5kg lúa khô/sào.
Ông Trần Khắc Luân - cán bộ địa chính UBND xã Ia Peng - cho biết, trên địa bàn diện tích đất trồng lúa là hơn 515ha; diện tích đất trồng cây hàng năm khác là hơn 1043 ha.
Phải mất thêm 7 năm nữa, nông dân mới trả hết khoản nợ cho công trình 27 triệu thành hơn 1 tỷ này?
Phải mất thêm 7 năm nữa, nông dân mới trả hết khoản nợ cho công trình "27 triệu thành hơn 1 tỷ" này?
Những khoản thu trên đã kéo dài hơn 1 thập kỷ qua, gây bức xúc trong nhân dân. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Tỵ - Phó Chủ tịch xã Ia Peng - riêng khoản thu bê tông hóa kênh mương phải kéo dài cho đến năm 2021-2022 mới thu đủ để trả nợ cho công trình đang thi công trị giá 1,2 tỷ đồng.
Ông Tỵ cho biết thêm, tổng dân số trên địa bàn xã là gần 1.100 hộ, trong đó hộ nghèo là 344 hộ. Trước đây ông chỉ là cán bộ Văn hóa xã, không nắm bắt được việc này vì ông không phụ trách. Ông mới lên làm Phó Chủ tịch xã nên các vấn đề liên quan về các công trình kênh mương trên ông chưa nắm.
Trước các khoản thu vô lý và những công trình kênh mương gây bức xúc dư luận trên, ông Nguyễn Anh Tuấn- Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Thiện cho biết, cơ quan công an đang điều tra, làm rõ.
Ông Tuấn khẳng định huyện không tham gia vào cũng như không có bất kỳ chỉ đạo nào về các khoản thu vô lý trên của xã. Việc thu và quy trình thu thì phải gắn với các công trình xây dựng.
Liên quan đến sai phạm công trình “27 triệu khai khống lên hơn 1 tỷ”, ông Rơ Lan Ni- Chủ Tịch UBND huyện đã có văn bản giao Thanh tra huyện tham mưu để thu hồi số tiền trên. Theo ông Tuấn, nếu số tiền sai phạm trên được làm rõ, thu hồi thì có thể tổ chức trả lại cho người dân hoặc sẽ giữ lại để đầu tư xây dựng công trình kênh mương khác.
Thiên Thư - Trần Linh


Hà Nội tăng học phí đột biến từ mầm non đến Đại học


(GDVN) - Ngày 1/8, Hà Nội thông qua Nghị quyết Quy định mức học phí từ giáo dục mầm non, phổ thông công lập đến bậc đại học, giáo dục nghề công lập năm học 2016-2017.

Học phí các trường công lập Hà Nội năm nay tăng 33%

Theo Nghị quyết, mức thu học phí đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông công lập trong năm học 2016-2017 của các trường Hà Nội sẽ tăng từ 25% (vùng miền núi) tới 33,3% (vùng nông thôn và thành thị).

Cụ thể, mức học phí hệ mầm non và giáo dục phổ thông ở vùng thành thị sẽ tăng từ 60.000 đồng/tháng/học sinh lên 80.000 đồng/tháng/học sinh trong năm học này.

Mức học phí hệ mầm non và giáo dục phổ thông ở vùng nông thôn sẽ tăng từ 30.000 đồng/tháng/học sinh lên 40.000 đồng/tháng/học sinh.

Mức học phí hệ mầm non và giáo dục phổ thông ở vùng miền núi sẽ tăng từ 8.000 đồng/tháng/học sinh lên 10.000 đồng/tháng/học sinh.
Mức học phí các trường mầm non và phổ thông công lập tại Hà Nội từ năm học 2016-2017 đến năm học 2020-2021.
Trong đó, mức tăng học phí của các trường ở khu vực thành thị sẽ tăng cao nhất, từ 37,5% (năm học 2017-2018) lên 41,9% (năm học 2019-2020). Mức học phí vào năm học 2020-2021 sẽ là 300.000 đồng/tháng/học sinh, tăng 275% so với năm học 2016-2017.

Đối với khu vực nông thôn, mức học phí vào năm học 2020-2021 là 120.000 đồng/tháng/học sinh, tăng 200% so với năm học 2016-2017.

Đối với khu vực miền núi, mức học phí vào năm 2020-2021 là 30.000 đồng/tháng/học sinh, tăng 200% so với năm học 2016-2017.

Việt Nam đang dạy đại học với chi phí thấp nhất thế giới

(GDVN) - Nhận định của ông Lê Trường Tùng - Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Trường Đại học FPT khi trao đổi về lộ trình tăng học phí mới.
Trước khi biểu quyết thông qua chủ trương này, HĐND Thành phố đã nghe tờ trình của UBND Thành phố về quy định mức thu học phí đối với giáo dục mầm non, phổ thông công lập, đại học và giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2016-2021.

Trong tờ trình Nghị quyết được trình bày tại HĐND, UBND TP Hà Nội cho rằng, mức tăng học phí này là phù hợp với khả năng chi trả của người dân Hà Nội so với thu nhập bình quân đầu người/tháng.

Tỷ lệ giữa mức thu học phí đề xuất với thu nhập bình quân đầu người/tháng chỉ khoảng 1,57% ở khu vực thành thị, 1,43% với khu vực nông thôn.

Mức tăng học phí năm học 2016-2017 và các năm sau cũng nằm trong quy định của Chính phủ.

Theo UBDN Thành phố cho biết, mức thu học phí hiện nay của Hà Nội ở mức thấp nhất trong khung học phí quy định của Chính phủ, các cơ sở phải sử dụng 40% tổng số thu học phí để chi thực hiện cải cách tiền lương nên kinh phí còn lại sử dụng chi hỗ trợ phục vụ giảng dạy và học tập khá hạn chế về nguồn lực.

Mặt khác, theo khảo sát mức sống dân cư các năm của Tổng cục thống kê, Hà Nội là một trong những địa phương có mức thu nhập bình quân đầu người cao so với thu nhập bình quân của cả nước, nhưng mức thu học phí của Thủ đô lại ở mức thấp so với các tỉnh, thành trực thuộc Trung ương và các tỉnh đồng bằng sông Hồng nên chưa huy động được nguồn lực đóng góp của người dân cho giáo dục.

Vì vậy, UBND Thành phố đề xuất điều chỉnh học phí theo chỉ số giá tiêu dùng hàng năm do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo.

Học phí các trường Đại học, giáo dục nghề Hà Nội tăng đột biến

Đối với chương trình giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp công lập, Hà Nội hiện có 26 cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp công lập, gồm một trường đại học, 12 trường cao đẳng, 7 trường trung cấp chuyên nghiệp và 6 trung cấp nghề.
Học phí các trường Đại học, giáo dục nghề Hà Nội tăng đột biến (Ảnh: thanhnien.vn)
Mức thu học phí do các trường tự xây dựng dẫn đến tình trạng cùng một chuyên ngành đào tạo nhưng học phí có sự chênh lệch tạo cạnh tranh không bình đẳng giữa các trường.

Tầm Thủ đô, lo dạy hay-học giỏi, nghĩ gì đến học phí cao hay thấp

(GDVN) - Hà Nội vừa chính thức thông qua phương án học phí mới với mức tăng từ 10.000đồng - 20.000 đồng/tháng từ 1/1/2016.
UBND thành phố đề xuất, đối với 22 cơ sở giáo dục là đơn vị đảm bảo một phần chi hoạt động thường xuyên, cho các trường được thu học phí tăng dần theo lộ trình.
Giai đoạn 2016-2020, một số trường cùng chuyên ngành sẽ có mức thu học phí khác nhau, tiến tới năm học 2020-2021 có mức thu học phí bằng nhau.

Riêng 2 trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Bắc Thăng Long và Trung cấp Kỹ thuật Tin học Hà Nội được thu theo nguyên tắc tính đủ chi phí tiền lương và chi phí trực tiếp, không vượt mức trần quy định.

22 cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp công lập của TP Hà Nội tăng học phí đều nằm trong diện phải đảm bảo một phần chi hoạt động thường xuyên sẽ có mức học phí tăng dần qua các năm.

Cụ thể: có 6 trường có tỉ lệ tăng từ 100%-258%, 1 trường có tỉ lệ tăng 307%, 1 trường có tỉ lệ tăng 400%, 1 trường có tỉ lệ tăng lên tới 617%...

Tuy nhiên, mức thu học phí phải nằm trong khung quy định của Chính phủ, không gây đột biến, phù hợp với điều kiện kinh tế của từng địa bàn dân cư, khả năng đóng góp thực tế của người dân và tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng hàng năm.

Thùy Linh