Thứ Hai, 1 tháng 8, 2016

Nga phát hiện chip do thám trong bàn là, ấm đun nước Trung Quốc; Indonesia dừng xây đường sắt cao tốc tỷ đô với Trung Quốc; Làm ăn với TQ: 'lòng tham và nỗi sợ'; EVN cần đề phòng hacker tấn công các nhà máy nhiệt điện do Trung Quốc xây…; Tin tặc Trung Quốc: Công cụ chiến tranh và chính trị; Trung Quốc “nổi khùng” vì bị Anh xem xét lại dự án hàng tỷ USD

LỜI BÀN CỦA BLOG P.V.Đ: CHÍNH PHỦ ANH CŨNG CÓ NỖI LO SỢ TRUNG QUỐC GIỐNG BLOG P.V.Đ ?!

Image copyrightAFP
Image captionBà Theresa May và chồng, ông Philip May trước cổng Phủ Thủ tướng Anh

Nhà báo kỳ cựu của BBC News, bà Carrie Gracie nhắc lại bài học 'lòng tham và nỗi sợ' trong quan hệ với Trung Quốc của Úc nhân việc Anh xét lại đầu tư của Trung Quốc vào điện nguyên tử.

Được biết tân thủ tướng Anh, bà Theresa May, khi còn làm Bộ trưởng Nội vụ, từng bày tỏ ý kiến quan ngại về vấn đề an ninh khi Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne hồi năm 2015 mời Trung Quốc tham gia dự án Hinkley Point C.

An ninh và an toàn nguyên tử

Cố vấn cho bà May, ông Nick Timothy, người nay là Chánh văn phòng Phủ thủ tướng, đã lên tiếng trước chuyến thăm Anh của ông Tập Cận Bình (10/2015), chất vấn chuyện để Trung Quốc đặt chân vào ngành điện nguyên tử Anh.
Theo bà Carrie Gracie trong bài viết hôm 31/07, thì "mới tháng 10 năm ngoái, khi Thủ tướng David Cameron và Bộ trưởng Tài chính George Osborne chuẩn bị công bố hợp đồng Hinkley nhân chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình, ông Timothy đã lên tiếng phê phán mạnh thoả thuận này,"
Ông viết trên trang Conservativehome:



"Khi ông Tập đến London, hai chính phủ sẽ ký các thỏa thuận cho những tập đoàn nhà nước Trung Quốc cổ phần trong các nhà máy điện nguyên tử Anh, ở Hinkley Point, vùng Somerset và ở Sizewell, vùng Suffolk. Người ta tin rằng những thoả thuận này sẽ cho phép người Trung Quốc thiết kế và xây dựng cả lò phản ứng nguyên tử thứ ba tại Bradwell ở Essex.
"Các chuyên gia an ninh, mà ta hiểu là ở trong các cơ quan chính phủ cũng như bên ngoài, đang lo ngại rằng người Trung Quốc sẽ dùng vai trò của họ để gắn các điểm yếu vào hệ thống computer cho phép họ sau này có thể đóng sập cả nguồn sản xuất năng lượng Anh tùy theo ý thích.

"Những ai vốn nghĩ khả năng đó khó xảy ra thì nên biết tập đoàn năng lượng hạt nhân Trung Quốc (Chinese National Nuclear Corporation), một trong số các công ty liên quan đến các kế hoạch xây cất tại Anh, nói rõ trên trang web của họ rằng họ không chỉ có trách nhiệm 'tăng giá trị của tài sản quốc gia và phát triển xã hội', mà còn 'tăng cường quốc phòng'.


Image copyrightPA
Image captionAnh sẽ quyết định về nhà đầu tư của Trung Quốc vào dự án Hinkley Point vào mùa thu năm nay

"Cơ quan phản gián MI5 tin rằng tình báo Trung Quốc tiếp tục hoạt động chống lại quyền lợi Anh Quốc ở trong và ngoài nước."
Bà Carrie Gracie cũng so sánh thái độ quá 'cởi mở' của chính phủ tiền nhiệm tại Anh với cách tiếp cận Trung Quốc cẩn trọng hơn của Đức.
Với Thủ tướng Anh vừa lên nhậm chức, bà Theresa May, câu hỏi là các lãnh đạo quốc tế khác "xử lý khó khăn ra sao" trong quan hệ với Trung Quốc.
Vì không có tầm vóc và vị thế như Hoa Kỳ, ví dụ gần hơn cho Anh học tập là các nước ngay gần.
Ví dụ như Thủ tướng Angela Merkel có các chuyến thăm Trung Quốc để giành hợp đồng lớn cho các tập đoàn Đức.

Image copyrightLEON NEAL WPA POOLGETTY IMAGES
Image captionThủ tướng tiền nhiệm Cameron đón Chủ tịch Tập tại London tháng 10/2015 để 'tạo ra kỷ nguyên vàng Anh - Trung'

Tại Trung Quốc, bà Merkel vẫn đọc diễn văn công khai nhắn đến nhân quyền và nhà nước pháp quyền.
"Thủ tướng Đức Angela Merkel vừa đạt được việc có quan hệ gần gũi, nhiều lợi ích kinh tế với Bắc Kinh và cùng lúc lên tiếng mạnh lẽ hơn để bảo vệ quyền lợi của Đức, và cũng mạch lạc hơn khi đề cập đến các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc, việc Trung Quốc đàn áp nhân quyền và tự do ngôn luận."
"Còn với hai ông Cameron và Osborne, lãnh đạo Trung Quốc như đã quen rằng đối tác Anh luôn giữ kín khác biệt hai bên ở hậu trường, dù đó là chuyện Trung Quốc bán phá giá thép, chuyện Hong Kong, chuyện giam cầm các luật sư hay chuyện Biển Nam Trung Hoa."

'Tham lam và sợ hãi'

Nhà báo BBC cũng nhắc lại vấn đề lớn hơn trong quan hệ với Trung Quốc mà các nước Phương Tây và Úc phải giải quyết.
Nhắc lại cuộc nói chuyện giữa Angela Merkel và Thủ tướng Úc khi đó, ông Tony Abbott hồi 2015, quan hệ với Trung Quốc được lãnh đạo Úc mô tả là "do lòng tham và nỗi sợ điều khiển".
Image copyrightANDREW TAYLOR G20 AUSTRALIA
Image captionÔng Tony Abbott đã nói thẳng với bà Angela Merkel về 'lòng tham và nỗi sợ' trước TQ

Bà Merkel hỏi ông Abbott "chính sách Trung Hoa của Úc vận hành theo tiêu chí gì?", và đã nhận được câu trả lời hết sức thẳng thắn như vậy.
Một mặt, Úc cần thị trường Trung Quốc, cần đầu tư Trung Quốc (lòng tham - greed), để có tăng trưởng kinh tế, cân bằng ngân sách.
Mặt khác, Úc cũng có nỗi sợ (fear) trước các thách thức an ninh từ Trung Quốc, theo Bộ Ngoại giao, cơ quan tình báo Úc nói với ông Abbott.
Công an Trung Quốc sang cả Úc để "săn cáo", tức là bắt mang về những người đào tẩu bị chính quyền truy nã.
Thái độ hung hăng của Trung Quốc trên các tuyến hàng hải ở Biển Nam Trung Hoa, nơi Trung Quốc xây các đảo nhân tạo để đòi chủ quyền lãnh hải, cũng làm Úc lo ngại.
Nhưng theo nhà báo BBC, vấn đề nói chung không chỉ của Úc là các nước làm ăn với Bắc Kinh sẽ phải nghiêng về bên 'lòng tham', hay 'nỗi sợ' nhiều hơn, hoặc tùy lúc nào, đối với Trung Quốc.
Được biết chính phủ của bà Theresa May cho hay họ sẽ đánh giá mọi góc độ trong dự án đầu tư của Trung Quốc vào nhà máy điện nguyên tử thông qua một đối tác Pháp và ra kết luận đầu mùa thu năm nay.
( BBC )
Xem thêm video:Nữ hoàng Anh đón Chủ tịch Tập.Video:Vì sao Anh - Trung 


EVN cần đề phòng hacker tấn công các nhà máy nhiệt điện do Trung Quốc xây…; Tin tặc Trung Quốc: Công cụ chiến tranh và chính trị; Tin tặc ở sân bay, ai rắc lông ngỗng Mỵ Châu?

Phạm Viết Đào.

 

Theo số liệu của viện Nghiên cứu cơ khí (bộ Công Thương) vừa công bố, Việt Nam hiện có 20 dự án năng lượng thì 15 công trình do tổng thầu Trung Quốc thực hiện với tỉ lệ nội địa hoá bằng 0%.(Dự án nhiệt điện và nhà thầu Trung Quốc: Rẻ hóa đắt - VietBF)


“Một sự thật ở Việt Nam khi có khoảng 90% dự án nhiệt điện đang do nhà thầu Trung Quốc thi công. Điều đáng lo ngại bởi điệp khúc: chậm tiến độ, đội vốn và kém chất lượng... đã thành một “mô típ” luôn xuất hiện trong các dự án này. (Nghi ngại dự án nhiệt điện do nhà thầu Trung Quốc thực hiện-ĐSPL )

Bên cạnh các hệ lụy về hiệu quả kinh tế, hiệu quả trang thiết bị kỹ thuật do sử dụng các thiết bị Trung Quốc không chỉ được báo chí đã nêu và cả tại diễn đàn Quốc hội, nhiều đại biểu cũng từng đặt ra…
Sự cố hacker tấn công trang Website của 2 sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất chiều 29/7/2016 khiến cho chúng ta không thể không đặt ra vấn đề an ninh của hệ thống các nhà máy nhiệt điện do các nhà thầu Trung Quốc thắng thầu; sử dụng trang thiết bị Trung Quốc và người Trung Quốc nắm kỹ hết thảy hệ điều hành của những nhà máy nhiệt điện này chắc chắn không thể vận hành bằng tay như làm thủ tục lên máy bay…
Tập đoàn điện lực Việt Nam EVN không thể không tính đến những sự cố các hacker Trung Quốc có thể gây ra cho mạng lưới điện quốc gia; Vì 90 % các nhà máy nhiệt điện do các nhà thầu Trung Quốc thắng thầu, xây dựng cho Việt Nam…
Xảy ra sự cố do hacker tấn công tại 2 sân bay lớn nhất Việt Nam chỉ có thể gây ảnh hưởng tới hàng ngàn người; Còn nếu hacker mó tay vào hệ điều hành quản trị của các nhà máy nhiệt điện, của mạng lưới truyền tải, phân phối điện của EVN thì hệ lụy của nó sẽ không lường hết được vì hàng triệu người sẽ phải hứng chịu hậu quả; hàng loạt nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh liên quan đến điện sẽ chịu hậu quả “ bó máy”, hủy sản phẩm vì bị mất điện…
Đây là vấn đề EVN và các cơ quan chức năng nên lập trình trước các đáp án ứng phó với hacker Trung Quốc, bảo vệ sự an toàn cho mạng lưới điện quốc gia…

P.V.Đ.

Nga phát hiện chip do thám trong bàn là, ấm đun nước Trung Quốc

Dân trí Những con chip siêu nhỏ có khả năng thu thập dữ liệu điện thoại và internet đã bị giới chức Nga tìm thấy trong các thiết bị gia dụng từ Trung Quốc như bàn là, ấm đun nước điện, báo chí Nga đưa tin.

Một bàn là bị phát hiện gài chip do thám.
Một bàn là bị phát hiện gài chip do thám.
Tờ Rosbalt tại St Petersburg hồi tháng 10 đưa tin, giới chức thành phố này đã phát hiện từ 20-30 bàn là và ấm đun nước nhập khẩu từ Trung Quốc bị gài chip do thám.
Kênh truyền hình quốc gia của Nga Rossiya 24 còn chiếu đoạn video quay cảnh kỹ thuật viên mở một bàn là trong lô hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và tìm thấy một "chip do thám" cùng "một tai nghe siêu nhỏ".
Theo Rossiya 24, các thiết bị bí mật phần lớn được sử dụng để phát tán vi-rút, bằng cách kết nối với các máy tính sử dụng mạng wi-fi không có mật khẩu bảo vệ trong phạm vi 200 m. Sau khi xâm nhập vào các máy, vi-rút có thể đánh cắp dữ liệu và gửi tới trang chủ ở nước ngoài.
Các sản phẩm khác cũng bị phát hiện chứa các thiết bị theo dõi, trong đó có điện thoại di động và camera dành cho xe ôtô.
Hiện giới chức Trung Quốc chưa lên tiếng về các cáo buộc trên.
An BìnhTheo Dailymail



Tin tặc Trung Quốc: Công cụ chiến tranh và chính trị

Các nhóm hacker TQ hoạt động là vì mục đích chính trị (Nguồn: Internet)
   Khác với những nhóm tin tặc ở các nước, những nhóm tin tặc Trung Quốc lại là cánh tay đắc lực phục vụ cho các hoạt động chính trị.
Xin nói ngay rằng công nghệ được phát triển để phục vụ cuộc sống nên việc nó được dùng để phục vụ chính trị cũng chẳng có gì phải ngạc nhiên. Kể cả việc tin tặc nước nào phục vụ cho lợi ích của nước họ cũng là chuyện bình thường. Ở đây chúng ta chỉ nhận diện tin tặc ở một đất nước lâu nay vẫn gây quan ngại cho cả thế giới đó là Trung Quốc (TQ).
Cài gián điệp và đánh cắp dữ liệu
TQ không chỉ là nước có đông dân nhất hành tinh (hơn 1,35 tỉ dân), có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, sở hữu vũ khí hạt nhân, có ngân sách quốc phòng lớn thứ hai thế giới, mà cái quan trọng hơn cả chính là cách hành xử bất chấp ai khác của nhà cầm quyền, một cách hành xử có hệ thống. Với năng lực và vị thế của mình, TQ từ lâu đã xây dựng một thế trận chiến tranh mạng (cyberwarfare) có quy mô và sức mạnh đáng sợ.
Theo các nguồn tin nước ngoài, TQ đã tổ chức nguồn lực chiến tranh mạng của mình theo hình thức “quốc phòng toàn dân”. Chủ lực ngoài trận tuyến là lực lượng chiến tranh mạng quân sự hóa, tức các đơn vị quân sự tiến hành hoạt động tấn công và phòng thủ mạng. Nòng cốt là các lực lượng do Quân đội Giải phóng nhân dân (PLA) phụ trách, gồm các chuyên viên mạng làm việc trong Bộ An ninh nhà nước, Bộ Công an. Đại trà là các lực lượng ngoài chính quyền, gồm các cá nhân hay tổ chức dân sự và bán dân sự thực hiện tấn công và phòng thủ mạng một cách tự phát. Từ điển bách khoa Wikipedia cho biết để bảo vệ các hệ thống mạng của mình, PLA vào tháng 5-2011 đã công bố thành lập biệt đội an ninh mạng.
Với lợi thế là đại công xưởng sản xuất hàng công nghệ lớn nhất thế giới, việc TQ cài đặt những con chip, những đoạn mã có chức năng gián điệp vào các sản phẩm do TQ gia công hay chế tạo rồi tung ra khắp toàn cầu là điều không thể không tin. Hãy thử làm như một nhà viết kịch bản Hollywood tưởng tượng kịch bản là cả hệ thống cấp điện của một thành phố hay một quốc gia bị những tên “biệt kích điện tử” làm cho đổ sập; hay ác liệt hơn là cho hệ thống tên lửa của một nước nào đó tự kích hoạt bắn vào các mục tiêu ở chính nước mình. Mà đó là những điều hoàn toàn có thể xảy ra ngay tức thì chứ không phải chỉ có trong phim khoa học giả tưởng hay viễn tưởng.
Bên cạnh đó là chiến dịch đánh cắp dữ liệu, thỉnh thoảng báo chí quốc tế lại rộ lên vụ một cá nhân hay một nhóm người TQ làm việc hay định cư ở một nước nào đó, nhiều nhất vẫn là Mỹ, bị phát hiện đánh cắp thông tin bí mật quốc gia hay doanh nghiệp. Điều đáng nói là phần lớn số tội phạm này có gốc gác hay liên hệ với Bắc Kinh.

Trong nhiều năm qua, ngày càng có thêm nhiều nước trên thế giới tố cáo bị TQ tấn công mạng để trinh sát và đánh cắp dữ liệu quan trọng. Tất nhiên, mục tiêu số một của cuộc chiến tranh mạng từ Bắc Kinh chính là Mỹ, với đủ loại tấn công mạng mang tính chính trị, quân sự, kinh tế,…
Những nhóm hacker khét tiếng
Thế giới đã biết về một đơn vị quân đội bí mật có bí số là 61398 (Unit 61398) của PLA chuyên tấn công máy tính. Ngày 19.5.2014, Bộ Tư pháp Mỹ cho biết một đại bồi thẩm đoàn liên bang đã kết tội năm sĩ quan của đơn vị 61398 với các tội danh ăn cắp thông tin doanh nghiệp mật và tài sản trí tuệ của các hãng thương mại Mỹ bằng thủ đoạn cài mã độc vào hệ thống máy tính của họ. Các chuyên gia mạng đã lần tìm dấu vết của hoạt động này tới nơi xuất phát là một tòa nhà 12 tầng trên đường Datong của TP Thượng Hải (TQ). Nhóm “biệt kích mạng” này có nhiều tên và bí danh khác nhau, trong đó có tên “Mối đe dọa liên lục hiện đại số 1” (Advanced Persistent Threat 1, APT1), được cho là một bộ phận hay chính bản thân đơn vị 61398.
Theo một điều tra của Dell SecureWorks, chính APT1 là nhóm tấn công thực hiện Chiến dịch Chuột ẩn (Operation Shady RAT) bị phát hiện năm 2011. Đây là một chiến dịch do thám máy tính diện rộng kéo dài đã được năm năm với mục tiêu là hơn 70 cơ quan nước ngoài, trong đó có các cơ quan thuộc Liên Hiệp Quốc, các cơ quan chính phủ ở Mỹ, Canada, Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam.
Báo Anh hồi hạ tuần tháng 3.2016 thuật câu chuyện một tin tặc “thượng thừa” của TQ là Su Bin, kẻ đã tìm cách đánh cắp những dữ liệu quân sự Mỹ, trong đó có thông tin về chiến đấu cơ F-22 và F-35 của hãng Lockheed Martin, cũng như máy bay vận tải C-17 của hãng Boeing. Su Bin là một triệu phú gốc TQ sống tại Vancouver (Canada). Năm 2014, Bin bị Mỹ cáo buộc tội tin tặc nhưng đã chiến đấu pháp lý để chống lại việc bị dẫn độ sang Mỹ, cho tới tháng 3.2016 mới chịu thúc thủ. Hắn đã thỏa thuận với các nhà điều tra Mỹ để nhẹ tội và đã khai nhận việc mình xâm nhập các hệ thống máy tính của những nhà thầu quốc phòng Mỹ để đánh cắp thông tin mật. Hoạt động gián điệp này bắt đầu từ năm 2008 và kéo dài tới năm 2014 mới bị phát hiện. Su khai mình là trinh sát cho hai tin tặc ở TQ. Bộ Tư pháp Mỹ cho biết hai tin tặc đó làm việc cho quân đội TQ.
Về vụ Su Bin, tờ Global Times, một nhật báo tiếng Anh thuộc Nhân Dân nhật báo của Đảng Cộng sản TQ, ngày 26.3.2016 đã lên tiếng ca ngợi hành động của tin tặc này. Họ viết: “Cho dù Su có được tuyển dụng bởi chính quyền TQ hay do lợi ích kinh tế, chúng ta vẫn ca ngợi anh về những gì anh đã làm cho đất nước mình”.
Riêng nhóm tin tặc 1937CN, theo trang hack-cn.com, 1937CN là nhóm hacker nổi tiếng tại TQ. Con số 1937 gợi nhớ năm bùng nổ cuộc chiến tranh Hoa - Nhật lần thứ hai (1937-1945). Nhóm được liệt vào danh sách mạnh nhất, với tổng số lần tấn công lên đến hơn 36.000 cuộc tấn công mạng trên khắp thế giới. Nhóm hacker này có hẳn một website riêng với tên miền 1937CN.com. Được biết website này là nơi để các hacker TQ chia sẻ những thông tin về máy tính, thủ thuật mạng, các thông tin về chính trị...
Hiểm họa với chip nghe lén
Nhà chức trách Mỹ và một số nước không ít lần tố cáo có những sản phẩm công nghệ, nhất là thiết bị mạng có xuất xứ TQ ẩn giấu trong mình những tên gián điệp điện tử. Thậm chí ngành hàng không vũ trụ và quân đội Mỹ cũng không thoát. Những tên “biệt kích điện tử” này chính là những “con ngựa thành Troy” thời công nghệ, có nhiệm vụ “thập diện mai phục” để hoặc làm gián điệp, hoặc phá hoại.
Theo Phạm Hồng Phước/Pháp luật TP.HCM


Trung Quốc “nổi đóa” vì bị Anh xem xét lại dự án hàng tỷ USD

Dân trí Tân Hoa Xã đã có động thái “phản pháo” lại quyết định tạm dừng việc ký kết thỏa thuận dự án điện hạt nhân trị giá 24 tỷ USD sử dụng nguồn vốn vay từ Trung Quốc của chính phủ Anh, đồng thời hối thúc London nhanh chóng thông qua dự án này.
 >> Anh xem xét lại dự án hàng tỷ USD từ Trung Quốc vào phút chót

Dự án nhà máy điện hạt nhân Hinkley. (Ảnh: EDF)
Dự án nhà máy điện hạt nhân Hinkley. (Ảnh: EDF)
Theo kế hoạch ban đầu, ngày 29/7, Anh sẽ ký thỏa thuận với Tập đoàn Điện lực nhà nước Pháp (EDF) để xây dựng 2 lò phản ứng ở Hinkley Point, phía tây nam nước Anh với mục tiêu đáp ứng 7% nhu cầu điện năng của Anh. Dự án này được Tập đoàn điện hạt nhân Trung Quốc (CGN) rót vốn và đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của cựu Thủ tướng Anh David Cameron như một cách để thu hút đầu tư từ nước ngoài vào Anh.
Tuy nhiên, sau khi bà Theresa May chính thức tiếp quản ghế Thủ tướng của ông Cameron, bà tỏ ra không hài lòng với chính sách muốn thu hút đầu tư từ Trung Quốc như người tiền nhiệm từng làm. Theo đó, bà đã quyết định tạm hoãn việc ký kết hợp tác xây dựng 2 lò phản ứng hạt nhân sử dụng vốn từ Trung Quốc vào phút chót khi chỉ còn vài giờ đồng hồ nữa lễ ký kết sẽ diễn ra theo lịch trình.
Đáp trả lại động thái này từ phía London, Tân Hoa Xã đã đăng tải một bài bình luận bằng tiếng Anh, trong đó nhấn mạnh: Mặc dù Trung Quốc hiểu và tôn trọng việc chính phủ Anh cần thêm thời gian để cân nhắc kỹ lưỡng về dự án trước khi đi đến kết luận cuối cùng, nhưng nước này sẽ không tha thứ cho “những cáo buộc không mong muốn” động chạm tới các chương trình đầu tư của Bắc Kinh tại Anh.
Bài viết của Tân Hoa Xã có đoạn: “Trung Quốc có thể đợi chính phủ mới của Anh đưa ra những quyết định có trách nhiệm, nhưng không thể tha thứ cho những cáo buộc nhằm bôi nhọ sự chân thành và sự sẵn lòng đầy thiện chí của Trung Quốc, với mục tiêu hướng đến quan hệ hợp tác mang lại lợi ích cho cả hai bên”. Theo đó, việc Anh trì hoãn dự án có thể sẽ ảnh hưởng tới sự tín nhiệm của một nền kinh tế mở như London và khiến các nhà đầu tư từ Trung Quốc cũng như từ nhiều nơi khác trên thế giới e ngại nếu muốn rót vốn vào Anh trong tương lai, Tân Hoa Xã nhận định.
Hãng thông tấn Trung Quốc cho rằng Anh không thể mạo hiểm lựa chọn cách xa rời các nhà đầu tư Trung Quốc, nhất là khi nước này chuẩn bị hủy bỏ tư cách thành viên tại Liên minh châu Âu (EU) sau cuộc trưng cầu dân ý hồi tháng 6. “Với một đất nước đang cố gắng để vươn lên sau thời kỳ Brexit (cụm từ chỉ việc Anh rời EU), chính sách mở cửa là chìa khóa duy nhất giúp họ lúc này”.
“Điều Trung Quốc không thể hiểu là “cách tiếp cận mang tính ngờ vực”, vốn không hề có căn cứ, đối với các dự án đầu tư của Trung Quốc khi (Anh) quyết định tạm hoãn việc ký kết với Trung Quốc”, bài bình luận cho biết.
Cũng theo Tân Hoa Xã, dự án điện hạt nhân này, nếu được thông qua, sẽ tạo hàng nghìn công ăn việc làm và cung cấp lượng điện năng đủ lớn để đáp ứng nhu cầu của Anh sau khi nước này đóng cửa các nhà máy điện vận hành bằng than đá. Tờ báo cũng gạt bỏ lo ngại rằng Trung Quốc sẽ “mượn tay” dự án này để theo đuổi những hành vi mờ ám.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh (Ảnh: BBC)
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh (Ảnh: BBC)
Sau khi nhận được thông tin về việc Anh xem xét lại dự án do Trung Quốc rót vốn đầu tư, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết Bắc Kinh đã lưu ý đến vấn đề này.
“Tôi muốn nhấn mạnh rằng dự án này đã được nhất trí bởi ba bên là Trung Quốc, Anh và Pháp, trên tinh thần mang lại lợi ích và hợp tác cùng có lợi”, bà Hoa cho biết.
“Chúng tôi hy vọng rằng Anh có thể đi đến kết luận sớm nhất có thể, để đảm bảo rằng việc thực thi dự án sẽ diễn ra suôn sẻ”, đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết thêm.
Trước đó, tân Thủ tướng Theresa May cùng một số quan chức cấp cao của Anh đã tỏ ra quan ngại về việc đồng ý ký kết hợp tác xây dựng 2 lò phản ứng hạt nhân sử dụng vốn từ Trung Quốc. Cựu Bộ trưởng kinh doanh Anh Vince Cable cho biết bà May lo ngại việc Trung Quốc “nhúng tay” vào dự án này có thể ảnh hưởng tới an ninh quốc gia. Trong khi đó, Chánh văn phòng của Thủ tướng May, Nick Timothy, cho biết các chuyên gia an ninh lo ngại về việc nếu để Trung Quốc tham gia vào dự án điện hạt nhân lần này thì sẽ tạo điều kiện cho họ được tiếp cận với hệ thống máy tính, từ đó có thể chi phối hệ thống sản xuất điện năng của Anh bất kỳ lúc nào.
Dự án xây dựng lò phản ứng tại Hinkley Point được khởi xướng từ năm 2006 dưới thời của Thủ tướng Tony Blair. Sau đó, năm 2013, chính phủ Anh và Tập đoàn Điện lực nhà nước Pháp đạt được thỏa thuận hợp tác về dự án này dưới thời Thủ tướng David Cameron. Tháng 10/2015, nhân chuyến công du của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới London, thỏa thuận sơ bộ về nhà máy điện hạt nhân ở Hinkley Point mới được ký kết và việc nhận tài trợ vốn từ Bắc Kinh được xác nhận vào thời điểm đó. Tập đoàn điện hạt nhân Trung Quốc (CGN) dự kiến sẽ nắm 33% cổ phần trong dự án Hinkley Point. Tuy nhiên, tân Thủ tướng Theresa May đã quyết định xem xét lại dự án này và chưa xác nhận thời điểm đưa ra tuyên bố cuối cùng.
Thành Đạt
Tổng hợp

Indonesia dừng xây đường sắt cao tốc tỷ đô với Trung Quốc

(Tin tức 24h) - Bộ giao thông Indonesia vừa thông báo tạm dừng thi công dự án đường sắt cao tốc giữa nước này với Trung Quốc do chưa có đầy đủ giấy tờ.  

Ngày 28/1, Tờ The Jakarta Post  của Indonesia đã dẫn lời ông Hermanto Dwiatmoko, Cục trưởng Cục Đường sắt Indonesia trong cuộc trao đổi với báo giới hôm 27/1 cho biết Bộ giao thông nước này đã yêu cầu  các nhà đầu tư Trung Quốc tạm dừng dự án đường sắt cao tốc Jakarta – Bandung, trị giá 5,5 tỉ USD để chờ giấy phép xây dựng.
Theo ông Hermanto Dwiatmoko, Bộ Xây dựng Indonesia chỉ mới cấp phép cho phía Trung Quốc xây 5 km đầu tiên trong tổng chiều dài toàn tuyến là 142,3  km. Việc cấp phép này chỉ phục vụ mục đích động thổ.
Indonesia dung xay duong sat cao toc ty do voi Trung Quoc
Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Trung Quốc Sheng Guangzu tham gia lễ khởi công dự án tuyến đường sắt cao tốc Jakarta-Bandung.
Cũng theo tờ The Jakarta Post, ngày 26/1, trả lời trước Hạ viện, Bộ trưởng Ignasius Jonan nói rằng Bộ giao thông vận tải không thể cấp giấy phép cho dự án đường sắt cao tốc được tập đoàn PT Kereta Cepat Indonesia Trung Quốc (KCIC) làm chủ đầu tư. Lí do là bởi nhiều giấy tờ liên quan tới dự án chưa được nộp đầy đủ.
“Đây là lần đầu tiên chúng ta thực hiện dự án kiểu này. Chúng tôi không thể cấp giấy phép khi mới chỉ dựa trên những đánh giá”, ông Jonan khẳng định.
Bộ trưởng Jonan cho biết, trong số 11 giấy tờ được yêu cầu trình lên bộ để xin giấy phép xây dựng, KCIC còn thiếu các thông tin chi tiết về thiết kế của dự án, minh họa kỹ thuật, dữ liệu hiện trường cũng như các thông số kỹ thuật của dự án.
Ngoài việc thiếu các giấy tờ cần thiết, nhà thầu Trung Quốc còn bị trả lại các  giấy tờ đã nộp vì họ để nguyên bản tiếng Trung Quốc mà không dịch sang tiếng Anh. 
“Chúng tôi muốn đảm bảo rằng chính phủ sẽ không phải gánh chịu hậu quả khi nhà đầu tư dừng dự án giữa chừng”, ông Jonan cho biết thêm.
Indonesia dung xay duong sat cao toc ty do voi Trung Quoc
Mô hình tàu cao tốc tại một triển lãm ở Jakarta, Indonesia tháng 8/2015 - Ảnh: Reuters.
Trong khi đó về phía Trung Quốc, ngày 28/1, đại diện đại sứ quán Trung Quốc tại Jakarta cho biết, dự án này vẫn đang trong quá trình đàm phán, một loạt các vấn đề "nhạy cảm" vẫn chưa thống nhất xong.
Trước đó, ngày 21/1, nhà thầu KCIC đã tiến hành khởi công dự án đường sắt cao tốc Jakarta – Bandung sau khi vượt qua Nhật Bản và trở thành nước thắng thầu dự án cách đây 4 tháng. Dự án này dự kiến đi vào hoạt động vào đầu năm 2019 với tốc độ tối đa 350 km/giờ.
Ngân hàng Phát triển Trung Quốc sẽ cấp 75% vốn cho dự án trên trong một khoản vay kỳ hạn 40 năm, ân hạn 10 năm. Trong đó 37% khoản vay này sẽ bằng đồng Nhân dân tệ để chi trả cho vật liệu nhập khẩu từ Trung Quốc, còn lại bằng đồng USD.
Chia sẻ về lý do lựa chọn nhà thầu Trung Quốc, trong một phát biểu vào tháng 10/2015, bà Rini Soemarno, Bộ trưởng Bộ Doanh nghiệp quốc doanh Indonesia,  nói quy trình lựa chọn nhà thầu là rất minh bạch và quyết định được đưa ra không hề liên quan tới vấn đề kỹ thuật, mà chỉ liên quan tới vấn đề tài chính.
Phía Nhật đòi hỏi có bảo lãnh và vốn nhà nước, trong khi phía Trung Quốc không yêu cầu như vậy.
Sơn Lâm (Tổng hợp)Tag:  tấn công sân bay, Nội Bài, sân bay Tân Sơn Nhất, Huawei, tin tặc Trung Quốc   nay hữu hảo?

Không có nhận xét nào: