Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói gì về vụ Trịnh Xuân Thanh, Vũ Quang Hải?
Dân trí Chiều qua (1/8), trong buổi trả lời phỏng vấn trực tiếp với Dân trí và một số cơ quan báo chí khác, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh đã lần đầu tiên thẳng thắn trả lời các câu hỏi về một số trường hợp dư luận có nhiều ý kiến về công tác nhân sự của Bộ này trong thời gian qua: Đó là trường hợp ông Trịnh Xuân Thanh và trường hợp ông Vũ Quang Hải (con trai cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng).
>> Ông Trịnh Xuân Thanh và dàn lãnh đạo đã “nhấn chìm” PVC như thế nào?
>> Ông Vũ Quang Hải liệu còn được tại vị ở Sabeco?
>> Bộ trưởng Trần Tuấn Anh chỉ đạo rà soát toàn bộ quá trình bổ nhiệm ông Vũ Quang Hải
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh:"Vụ ông Trịnh Xuân Thanh cho thấy có vi phạm, sai phạm trong việc thực hiện chính sách quản lý cán bộ"
Trả lời phỏng vấn của Dân trí và đại diện một số cơ quan báo chí khác chiều qua, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh-người mới được Quốc hội khoá XIV phê chuẩn làm người đứng đầu ngành Công Thương với tỷ lệ phiếu bầu rất cao (92,71%) đã cho biết một số quan điểm, định hướng điều hành, tái cơ cấu ngành công thương của ông trong thời gian tới.
Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, với bộ máy Chính phủ mới có định hướng tiếp tục cải cách mạnh mẽ, là Chính phủ kiến tạo, phục vụ người dân, doanh nghiệp, Bộ Công Thương sẽ không nằm ngoài quá trìnnh đó. "Với vai trò là một bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, Bộ Công Thương cũng đã xác định một số nhiệm vụ lớn, xác định sẽ có những biện pháp quyết liệt nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành trong thơì gian tới", ông nhấn mạnh.
Tuy nhiên, người đứng đầu Bộ Công Thương cũng thừa nhận, vừa qua, ngành Công Thương cũng đã bộc lộ những hạn chế trong điều hành, quản lý...và cần phải đánh giá, xem xét nghiêm khắc, toàn diện. Ông cho biết, trước mắt, Bộ Công Thương sẽ tập trung xây dựng bộ máy, với các chức năng, nhiệm vụ bám sát nhu cầu của thực tiễn đất nước và hội nhập.
"Giai đoạn tới, Bộ phải xây dựng được bộ máy quản lý các cơ quan chức năng tinh giản, gọn nhẹ, khắc phục những yếu kém trong nhiệm kỳ trước, gắn với chức năng, nhiệm vụ mới của Chính phủ kiến tạo", ông khẳng định.
Trong cuộc phỏng vấn trên, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cũng đã thẳng thắn trả lời một số câu hỏi của báo chí về những vấn đề mà dư luận có nhiều ý kiến về công tác nhân sự của ngành Công Thương trong thời gian qua. Sau đây là nội dung lược ghi của cuộc phỏng vấn:
Vụ Trịnh Xuân Thanh: Có sai phạm trong công tác quản lý cán bộ
Thưa Bộ trưởng, dư luận vừa qua rất quan tâm đến công tác nhân sự của Bộ Công Thương mà một trong những trường hợp khá cụ thể là quá trình bổ nhiệm các chức vụ tại Bộ Công Thương cho ông Trịnh Xuân Thanh, việc thuyên chuyển ông này vào tỉnh Hậu Giang làm Phó chủ tịch tỉnh trước đây có vấn đề gì không?
-Ở bộ máy hành chính của chúng ta, nếu không có rà soát, đánh giá kỹ thì không phát hiện ra hết được các vấn đề và những cái bất cập trong công tác cán bộ nói chung và trong vụ việc của Trịnh Xuân Thanh nói riêng.
Đối với vụ ông Trịnh Xuân Thanh, từ khi Tổng bí thư có chỉ đạo, Bộ Công Thương đã chấp hành rất nghiêm túc và kịp thời. Bộ đã tổ chức kiểm điểm, kiểm tra tất cả những thông tin, chi tiết liên quan đến việc tiếp nhận, bổ nhiệm, quản lý, thuyên chuyển. Tuy nhiên, đây là vấn đề kéo dài nhiều năm, xảy ra từ trước, từ khi ông Thanh làm doanh nghiệp 2010- 2011 (PVC) cho đến khi về Bộ Công thương 2013 sau đó về địa phương (Hậu Giang). Vì vậy, Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương và các đồng chí lãnh đạo cũng đã có những thay đổi và quá trình kéo dài. Vì vậy cần phải có thời gian cập nhật, đánh giá cho kỹ, đầy đủ về bản chất cũng như các yếu tố có liên quan.
Sau khi Tổng Bí thư có chỉ đạo, Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKTTƯ) tiếp tục kiểm tra đối với Ban cán sự Đảng Bộ Công thương và đồng chí Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Công thương khi có dấu hiệu vi phạm. Việc kiểm tra này được tổ chức trong vòng 60 ngày kể từ ngày công bố quyết định. Trong thời gian này, Bộ Công Thương vẫn đang tiếp tục thực hiện theo chỉ đạo của Tổng bí thư và yêu cầu của UBKTTƯ để làm rõ tất cả các vấn đề theo đề cương của đợt kiểm tra. Vì chưa kết thúc nên tôi cũng chưa thể nói đầy đủ hết các thông tin.
Nhưng sơ bộ có thể khẳng định rằng, trong vụ việc ông Trịnh Xuân Thanhđã có nhiều dấu hiệu cho thấy có vi phạm, sai phạm trong việc thực hiện chính sách quản lý cán bộ của Đảng và Nhà nước. Mức độ sai phạm đến đâu, lý do, trách nhiệm của ai, thế nào, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan của Tập đoàn Dầu khí, các bộ, ngành và cả địa phương để làm rõ từng chi tiết, trong từng giai đoạn… Với những phân tích, đánh giá cụ thể làm rõ trách nhiệm của từng người.
Quan điểm của Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương trong việc này là cầu thị, nghiêm túc để thực hiện một cách triệt để, kịp thời chỉ đạo của Tổng bí thư và UBKTTƯ, làm rõ tất cả các vụ việc xảy ra, kể cả có những sai phạm ở mức độ nào, cá nhân nào.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh:"Chưa có có sở khẳng định anh Vũ Quang Hải gây ra lỗ ở PVFI"
Việc tiếp nhận, bổ nhiệm anh Vũ Quang Hải có sai sót
Còn những phản ánh của báo chí về trường hợp ông Vũ Quang Hải, thành viên Hội đồng quản trị, Phó Tổng giám đốc Sabeco ? Nếu ông Hải không phải là con trai của ông Vũ Huy Hoàng thì liệu ông Hải có được giữ vị trí đó không?
-Chúng tôi cũng đã rà soát và làm việc một cách nghiêm túc trong tập thể Ban cán sự Đảng Bộ Công thương. Tuy còn một số vấn đề còn phải làm rõ, nhưng sơ bộ đối với trường hợp của anh Vũ Quang Hải thì đúng là có sai sót trong một số khâu trong công tác cán bộ, cả khâu tiếp nhận cũng như bổ nhiệm, luân chuyển.
Tuy nhiên, mức độ sai sót thế nào ở đâu, trách nhiệm của ai thì sẽ còn phải làm rõ. Trong việc này, (câu hỏi phóng viên đặt ra) có sự nể nang, buông lỏng không ? Trước hết, (theo quan điểm của Bộ Công Thương-PV) anh Vũ Quang Hải là cán bộ trẻ có năng lực và cũng đã được đưa vào diện xem xét. Trong quá trình làm việc tại Công ty Tài chính dầu khí (PVFI) cũng chưa có cơ sở cụ thể nào khẳng định anh Hải gây ra thua lỗ vì anh này về đây 2 năm trong khi quá trình thua lỗ tại đơn vị đó đã kéo dài từ trước.
Trong giai đoạn đó, Bộ đang có nhu cầu cán bộ và chúng tôi cũng mở rộng, thực hiện chính sách cán bộ từ tất cả các nguồn và tạo cơ hộ cho tất cả các nguồn nhân lực từ bên ngoài. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện và tiếp nhận, bổ nhiệm có những vi phạm, sai phạm. Nhưng sai phạm thế nào thì cần phải tiếp tục làm rõ.
Qua 4 tháng về Bộ Công Thương trên cương vị người đứng đầu ngành, phải đối diện, xử lý nhiều vấn đề khó khăn về chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật, chấn chỉnh công tác quản lý nhân sự của Bộ...ông thấy có gì khó xử trong quan hệ với người tiền nhiệm không?
-Luật pháp có những quy định, Đảng cũng có những nguyên tắc chung trong công tác cán bộ. Đặc biệt trong bối cảnh vừa rồi, đã có những chỉ đạo , quan điểm rất rõ ràng của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, hơn thế nữa có sự quan tâm chung của xã hội, thì đối với bất kỳ một ai, cho dù đó là người lãnh đạo cao nhất của một ngành, hay là cán bộ khác trong ngành, tôi nghĩ đều phải đặt nhận thức, ý thức trách nhiệm của mình trước luật pháp, trước Đảng, trước nhân dân lên cao nhất.
Tất nhiên trong cuộc sống, người Châu Á duy tình là một thực tế. Nhưng chúng ta phải xác định nguyên tắc trong xã hội, trong trách nhiệm của công chức, viên chức chúng ta trên tinh thần trách nhiệm của Đảng viên thì chúng ta phải thực thi pháp luật, thực thi theo các nguyên tắc của Đảng, Nhà nước và yêu cầu của nhân dân.
Hiện nay có khá nhiều dự án công nghiệp có qui mô đầu tư rất lớn như Dự án mở rộng Nhà máy Gang thép Thái Nguyên, Nhà máy Đạm Ninh Bình, các dự án sản xuất nhiên liệu sinh học (ethanol)...Nhưng nhiều nhà máy sử dụng công nghệ lạc hậu của Trung Quốc, có nhà máy dùng vốn vay của Trung Quốc và đều lâm vào tình trạng thua lỗ, đã phá sản hoặc có nguy cơ phá sản. Bộ trưởng có định hướng chỉ đạo xử lý vấn đề này thế nào, định hướng về tiếp cận vay vốn, sử dụng công nghệ cho các chương trình, dự án phát triển công nghiệp của Việt Nam thế nào trong thời gian tới?
-Ngay buổi làm việc đầu tiên của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với Bộ Công Thương thì Thủ tướng đã có những yêu cầu, chỉ đạo cụ thể về xử lý với dự án mở rộng Nhà máy Gang thép Thái Nguyên và một số dự án lớn khác. Dự án này qua 10 năm triển khai, đến nay, tổng chi phí đầu tư đã tăng bất thường với mức tăng lên tới 283% so với dự toán ban đầu. Nó đặt ra những vấn đề rất lớn về hiệu quả đầu tư của dự án, cả về khía cạnh công nghệ, sản phẩm cũng như năng lực cạnh tranh. Chúng tôi đang tính đến tất cả các giải pháp nhưng sẽ không theo những con đường mòn cũ. Sẽ không có sự hỗ trợ cả về nguồn lực, cơ chế nào của Nhà nước để tiếp tục các dự án như vậy. Chúng tôi hoan nghênh và tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế cùng tham gia trao đổi và tìm hướng giải quyết cho dự án này.
Còn về các dự án đã và đang triển khai, tiếp cận vốn, công nghệ của Trung Quốc thì tôi cho rằng, chúng ra đang hội nhập sâu rộng với thế giới. Việc tiếp cận nguồn lực cho đầu tư phát triển mở ra cho tất cả. Đối với Trung Quốc, chúng ta không có sự phân biệt đối xử. Vấn đề ở đây không phải là nguồn vốn mà là ở cách khai thác, tiếp cận, sử dụng nguồn vốn, công nghệ đó như thế nào bảo đảm hiệu quả. Ví dụ như nguồn vốn Trung Quốc mà có tính cạnh tranh hơn, mang lại hiệu quả cao hơn so với nguồn lực khác thì không có một yếu tố nào khiến ta phải ngăn cản, loại trừ nguồn lực đó.
Nhưng nếu nguồn lực đó đồng nghĩa với việc can thiệp quá sâu vào thẩm quyền của chủ đầu tư và cơ quan quản lý, ví như đặt ra các điều kiện áp đặt, bắt buộc sử dụng công nghệ, mà công nghệ đó không thực sự phù hợp, tiềm ẩn nguy cơ môi trường, hiệu quả sản phẩm kém… thì các cơ quan quản lý, bộ máy nhân sự của chúng ta phải tham mưu cho Chính phủ để có giải pháp phù hợp.
Thực tế trong thời gian vừa qua, có những dự án có thể có vấn đề về công nghệ, thậm chí có dự án có nguồn vốn vay từ Trung Quốc có sự buông lỏng, đánh giá chưa hết, chưa tới đến tính khả thi của các nguồn lực đó và công nghệ đó. Cái chính là phải có cách quản lý tốt. Ngược lại, nếu công nghệ cao mà chúng ta không có cách tiếp cận, khai thác hiệu quả thì lại gây lãng phí nguồn lực.
Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng.
Mạnh Quân (lược ghi
Dự án này qua 10 năm triển khai, đến nay, tổng chi phí đầu tư đã tăng bất thường với mức tăng lên tới 283% so với dự toán ban đầu. Nó đặt ra những vấn đề rất lớn về hiệu quả đầu tư của dự án, cả về khía cạnh công nghệ, sản phẩm cũng như năng lực cạnh tranh.
“Chúng tôi đang tính đến tất cả các giải pháp nhưng sẽ không theo những con đường mòn cũ. Sẽ không có sự hỗ trợ cả về nguồn lực, cơ chế nào của Nhà nước để tiếp tục các dự án như vậy. Chúng tôi hoan nghênh và tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế cùng tham gia trao đổi và tìm hướng giải quyết cho dự án này”, ông Tuấn Anh cho biết.
Về các dự án đã và đang triển khai, tiếp cận vốn, công nghệ của Trung Quốc, ông Tuấn Anh cho rằng, việc tiếp cận nguồn lực cho đầu tư phát triển mở ra cho tất cả. Đối với Trung Quốc, chúng ta không có sự phân biệt đối xử. Vấn đề ở đây không phải là nguồn vốn mà là ở cách khai thác, tiếp cận, sử dụng nguồn vốn, công nghệ đó như thế nào bảo đảm hiệu quả.
Ví dụ như nguồn vốn Trung Quốc mà có tính cạnh tranh hơn, mang lại hiệu quả cao hơn so với nguồn lực khác thì không có một yếu tố nào khiến ta phải ngăn cản, loại trừ nguồn lực đó.
Nhưng nếu nguồn lực đó đồng nghĩa với việc can thiệp quá sâu vào thẩm quyền của chủ đầu tư và cơ quan quản lý, như đặt ra các điều kiện áp đặt, bắt buộc sử dụng công nghệ, mà công nghệ đó không thực sự phù hợp, tiềm ẩn nguy cơ môi trường, hiệu quả sản phẩm kém… thì các cơ quan quản lý, bộ máy nhân sự của chúng ta phải tham mưu cho Chính phủ để có giải pháp phù hợp.
Thực tế theo ông Tuấn Anh, trong thời gian vừa qua, có những dự án có thể có vấn đề về công nghệ, thậm chí có dự án có nguồn vốn vay từ Trung Quốc có sự buông lỏng, đánh giá chưa hết, chưa tới đến tính khả thi của các nguồn lực đó và công nghệ đó. Cái chính là phải có cách quản lý tốt. Ngược lại, nếu công nghệ cao mà chúng ta không có cách tiếp cận, khai thác hiệu quả thì lại gây lãng phí nguồn lực.
Không cứu các đại dự án nghìn tỷ theo “đường mòn cũ”
TPO - Liên quan đến một loạt các dự án nghìn tỷ được đầu tư xây dựng nhưng không hiệu quả, nằm đắp chiếu, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh khẳng định sẽ không có sự hỗ trợ cả về nguồn lực, cơ chế nào của Nhà nước để tiếp tục các dự án như vậy.
Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh khẳng định, Nhà nước sẽ không hỗ trợ nguồn lực cho các dự án nghìn tỷ thiếu hiệu quả.
Trao đổi với báo chí, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, Bộ sẽ đẩy nhanh chương trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước theo hướng giảm thiểu vai trò của khối doanh nghiệp này trong tất cả lĩnh vực, trừ an ninh, quốc phòng. Bộ cũng sẽ xử lý ngay như một một số dự án không phát huy hiệu quả, có nguy cơ thất thoát tài sản nhà nước, xã hội do triển khai chậm, kéo dài.
Đối với Dự án mở rộng Nhà máy Gang thép Thái Nguyên, đầu tư hàng nghìn tỷ nhưng 10 năm chưa hoạt động, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho hay, ngay từ những buổi làm việc đầu tiên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có những yêu cầu, chỉ đạo cụ thể về xử lý với dự án.Dự án này qua 10 năm triển khai, đến nay, tổng chi phí đầu tư đã tăng bất thường với mức tăng lên tới 283% so với dự toán ban đầu. Nó đặt ra những vấn đề rất lớn về hiệu quả đầu tư của dự án, cả về khía cạnh công nghệ, sản phẩm cũng như năng lực cạnh tranh.
“Chúng tôi đang tính đến tất cả các giải pháp nhưng sẽ không theo những con đường mòn cũ. Sẽ không có sự hỗ trợ cả về nguồn lực, cơ chế nào của Nhà nước để tiếp tục các dự án như vậy. Chúng tôi hoan nghênh và tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế cùng tham gia trao đổi và tìm hướng giải quyết cho dự án này”, ông Tuấn Anh cho biết.
Về các dự án đã và đang triển khai, tiếp cận vốn, công nghệ của Trung Quốc, ông Tuấn Anh cho rằng, việc tiếp cận nguồn lực cho đầu tư phát triển mở ra cho tất cả. Đối với Trung Quốc, chúng ta không có sự phân biệt đối xử. Vấn đề ở đây không phải là nguồn vốn mà là ở cách khai thác, tiếp cận, sử dụng nguồn vốn, công nghệ đó như thế nào bảo đảm hiệu quả.
Ví dụ như nguồn vốn Trung Quốc mà có tính cạnh tranh hơn, mang lại hiệu quả cao hơn so với nguồn lực khác thì không có một yếu tố nào khiến ta phải ngăn cản, loại trừ nguồn lực đó.
Nhưng nếu nguồn lực đó đồng nghĩa với việc can thiệp quá sâu vào thẩm quyền của chủ đầu tư và cơ quan quản lý, như đặt ra các điều kiện áp đặt, bắt buộc sử dụng công nghệ, mà công nghệ đó không thực sự phù hợp, tiềm ẩn nguy cơ môi trường, hiệu quả sản phẩm kém… thì các cơ quan quản lý, bộ máy nhân sự của chúng ta phải tham mưu cho Chính phủ để có giải pháp phù hợp.
Thực tế theo ông Tuấn Anh, trong thời gian vừa qua, có những dự án có thể có vấn đề về công nghệ, thậm chí có dự án có nguồn vốn vay từ Trung Quốc có sự buông lỏng, đánh giá chưa hết, chưa tới đến tính khả thi của các nguồn lực đó và công nghệ đó. Cái chính là phải có cách quản lý tốt. Ngược lại, nếu công nghệ cao mà chúng ta không có cách tiếp cận, khai thác hiệu quả thì lại gây lãng phí nguồn lực.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét