Thứ Ba, 23 tháng 8, 2016

Kiên trì về nguyên tắc, linh hoạt về sách lược

QĐND Online - Sáng 22-8, Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29 với chủ đề “Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế - thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XII” đã khai mạc tại Hà Nội. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

Tham dự lễ khai mạc còn có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Đinh Thế Huynh, Thường trực Ban Bí thư; Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Tòng Thị Phóng, Phó chủ tịch Quốc hội; Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an; Trương Thị Mai, Trưởng ban Dân vận Trung ương; Võ Văn Thưởng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Nguyễn Văn Bình, Trưởng ban Kinh tế Trung ương và các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước, lãnh đạo các cơ quan Trung ương, các tỉnh, thành phố; các đồng chí nguyên lãnh đạo và cán bộ lão thành của Bộ Ngoại giao; các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và hơn 400 đại biểu là cán bộ, công chức Bộ Ngoại giao và phụ trách công tác đối ngoại của các địa phương.
Đối ngoại là một phương thuốc hòa bình, thu hẹp bất đồng, ngăn chặn xung đột, gia tăng hợp tác, mở đường cho những giải pháp
Phát biểu khai mạc hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh: Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế có những diễn biến mới rất phức tạp, tiềm ẩn nhiều bất trắc, khó lường; môi trường đối ngoại chiến lược đang nổi lên những thách thức chưa từng có, tác động trực tiếp đến lợi ích an ninh và phát triển của đất nước ta. Tình hình quốc tế thời gian tới sẽ tiếp tục vận động, phức tạp và đa chiều hơn với các đặc trưng là tốc độ, đổi mới, kết nối, hội nhập và phát triển bền vững.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí lãnh đạo dự hội nghị. 

Chuẩn bị khởi tố, bắt giam Trịnh Xuân Thanh; Gặp 'anh hùng giải phóng mặt bằng' đại dự án Formosa chờ ngày ra toà

Dấu hiệu “cố ý làm trái” trong vụ Trịnh Xuân Thanh gây thất thoát 3.200 tỷ đồng

08:35 23/08/2016

Đến nay, qua tài liệu thu thập được, cơ quan chức năng xác định có dấu hiệu hành vi cố ý làm trái trong vụ Trịnh Xuân Thanh với vai trò “đầu tàu”, để công ty thua lỗ hơn 3.200 tỷ đồng.

Thua lỗ hơn 3.200 tỉ đồng
Trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2013, ông Trịnh Xuân Thanh lần lượt giữ các chức vụ Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC). Được coi là “thuyền trưởng” nhưng trong giai đoạn này ông Trịnh Xuân Thanh đã lèo lái để “con tàu PVC” chìm trong thua lỗ, nợ nần triền miên.
Năm 2007, ông Trịnh Xuân Thanh được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam điều về làm Phó tổng giám đốc PVC, đến năm 2009 được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT PVC.
Trụ sở PVFC.

Trách nhiệm pháp lý của chính phủ Lào về dự án xây dựng đập Don Sahong

Chính phủ Lào luôn mong muốn trở thành “bình ắc quy của khu vực Đông Nam Á” vì nếu làm được như vậy, họ có điều kiện để phát triển nền kinh tế của họ.

Biểu tình phản đối dự án đập Don Sahon
Để đạt được mục tiêu này, Lào có kế hoạch xây dựng khoảng 70 đập thủy điện trên cả dòng chính lẫn dòng nhánh của sông Mekong.

Tuy nhiên, có rất ít hoặc gần như không có quy hoạch về môi trường trong kế hoạch phát triển thủy điện của Chính phủ Lào. Điều này đã gây ra tranh cãi về những mâu thuẫn giữa một bên là chính sách phát triển kinh tế của Lào với một bên là việc gìn giữ, bảo vệ môi trường đối với khu vực hạ lưu sông Mekong.

Năm 2011, Chính phủ Lào đã cho xây dựng đập Xayaburi - con đập đầu tiên được xây dựng trên dòng chính sông Mekong. Trong dự án xây đập Xayaburi này, Chính phủ Lào đã “phớt lờ” các nghĩa vụ quy định trong luật pháp quốc tế, khu vực cũng như của chính quốc gia này về việc phải thực hiện những đánh giá đầy đủ liên quan đến tác động môi trường sinh thái, cũng như tác động đối với các vấn đề kinh tế - xã hội tại khu vực hạ lưu khi mà con đập ở phía thượng lưu sông Mekong được xây dựng.

Cũng giống như đập Xayaburi, đập Don Sahong đang được tiến hành xây dựng mà không có sự đánh giá môi trường thích hợp hoặc biện pháp bảo vệ môi trường và cũng không thực hiện yêu cầu tham vấn khu vực.

Bài viết này nhằm chỉ ra những tác động của Don Sahong, đồng thời chỉ các nghĩa vụ pháp lý mà chính phủ Lào phải thực hiện trước khi cho phép xây dựng các dự án đập Don Sahong, bởi hai lý do: thứ nhất, đây là một đập nằm trên dòng chính của sông Mekong, nên buộc phải thực hiện quá trình tham vấn khu vực theo Hiệp định Mekong năm 1995, thứ hai, các quyền con người phải được tôn trọng trong suốt quá trình xây dựng và hoạt động của dự án này.

Ảnh hưởng môi trường

Theo kế hoạch xây dựng thủy điện của Chính phủ Lào, vị trí của đập Don Sahong nằm trong khu vực Siphandone của Nam Lào. Con đập sẽ được đặt ở vị trí cách hơn 2 km về phía thượng nguồn biên giới Lào - Campuchia và ở cuối hạ lưu của kênh Hou Sahong. Theo đề xuất của Lào, con đập này sẽ có độ cao 32 mét và sử dụng dòng chảy tự nhiên của thác Khôn để cung cấp nguồn thủy điện có công suất 32 MW.

Các công trình trên sông sẽ ảnh hưởng tới môi trường

Phát hiện Vnexpress đưa ảnh chụp quan chức Bộ TN-MT tắm dưới trời mưa chiều 22/8 là ảnh cũ...

Update 7:35PM: Ảnh gốc trên Vnexpress đã bị xóa datetaken, nên sẽ ko check được ngày chụp nữa 
Bộ trưởng Trần Hồng Hà tắm biển dưới mưa - sau công bố kết quả ô nhiễm biển (VNExpress đưa tin). Ko biết việc ông và tùy tùng tắm có thật không, tuy nhiên VnExpress đã dùng ảnh cũ, chụp từ 2015. Neo đã thử download ảnh về kiểm tra thông số ảnh, kết quả như bên dưới. Thông số ảnh ghi lại, ảnh được chụp từ tháng 9/2015, khi chưa có thảm họa Formosa.
Dù sao, việc các ông có xuống tắm thật hay ko, ko quan trọng. Điều quan trọng là, người dân chúng tôi cần những kết quả nghiên cứu, và chứng cứ bằng con số phải được công bố và phản biện bởi chính nhân dân, chứ ko phải chỉ nói chung chung "ĐA SỐ VÙNG BIỂN ĐÃ AN TOÀN".
Một người bạn mình đang sống bên Nhật nói, "Nước Nhật xử lý vụ Minamata hơn 40 năm chưa xong , tốn hàng tỷ USD. Việt Nam xử lý hơn 20km biển miền Trung vỏn vẹn 4 tháng , tốn đúng 1 bãi nước bọt." - Nguyễn Anh Tuấn


Bộ trưởng Trần Hồng Hà tắm biển dưới mưa

Sau khi các nhà khoa học công bố nước biển miền Trung "đạt chuẩn", Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường cùng nhiều lãnh đạo xuống tắm, ăn hải sản ở Quảng Trị.

Khách Trung Quốc ị nhiều làm máy bay phải hạ cánh khẩn cấp giữa đường; Đức bất ngờ kêu gọi dân chuẩn bị cho chiến tranh với Nga

Boeing -767 bay từ Trung Quốc phải hạ cánh khẩn cấp vì bồn cầu quá tải
authorSputnik Thứ Hai, ngày 22/08/2016 21:48 PM (GMT+7)

(Dân Việt) Do tình huống khẩn cấp, máy bay Boeing-767 của hãng hàng không Áo bay từ Bắc Kinh, Trung Quốc đến Vienna phải hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Domodedovo của Moscow, Nga.


   
 boeing -767 bay tu trung quoc phai ha canh khan cap vi bon cau qua tai hinh anh 1
Theo một nguồn tin trong dịch vụ sân bay, cơ trưởng chuẩn bị hủy bỏ chuyến bay do sự cố trong thùng chứa vệ sinh quá tải. Do lý do này, hành khách không thể sử dụng nhà vệ sinh trên máy bay.

Trương Nhân Tuấn - Philippines khôn lỏi, để mặc Việt Nam chịu đòn "ông ba bị" Trung Cộng ?

Trương Nhân Tuấn - Philippines khôn lỏi, Việt Nam thiệt hại

Đăng bởi: Hoàng Điệp on Thứ Ba, ngày 23 tháng 8 năm 2016 | 04:30


Mới hôm qua đọc trên Giáo Dục thấy TS Trần Công Trục khen ngợi "Philippines rút Biển Đông khỏi ASEAN là một hành động khôn ngoan". Chưa kịp lên tiếng hỏi (ông Trục) Phi khôn ngoan chỗ nào thì hôm nay đọc báo thấy Tổng Thống Phi, ông Duterte lên tiếng chê bai tổ chức LHQ và hăm dọa sẽ rút khỏi tổ chức này. Ông Duterte còn cho biết sẽ cùng TQ và các nước Phi Châu thành lập ra tổ chức mới.

Việc Phi sẽ không đưa vấn đề tranh chấp Biển Đông (bao gồm nội dung phán quyết ngày 12-7 của Tòa CPA) ra hội nghị ASEAN sẽ tổ chức tại Lào vào đầu tháng 9 tới, bởi vì Phi chủ trương đàm phán song phương với TQ.

Theo tôi, việc này Phi "khôn" thì cũng rất khôn, nhưng mà khôn lõi. Phía bị thiệt hại sẽ là VN và các nước có liên quan.

Fulbright có đồng hành với Mác và Lê Nin?



Fulbright có đi cùng với Mác và Lê Nin?

fulbright-vietnam-622.jpg
Ông Lê Thanh Hải, Bí thư Thành uỷ TP HCM trao giấy chứng nhận thành lập Đại học Fulbright Việt Nam cho ông Thomas Vallely, Chủ tịch Quỹ TUIV, Giám đốc Chương trình Việt Nam của Đại học Harvard hôm 11/7/2015.
Photo: RFA
Khoảng giữa tháng 8/2016, một trang mạng mang tên Việt Nam Thời Báo cho đăng tải một bài viết nói rằng Đại học Fulbright Việt Nam từ chối giảng dạy chủ nghĩa Mác Lê Nin trong chương trình của mình. Trang này nói rằng đại học Fulbright đã lừa bịp Việt Nam.
Xin chú ý rằng trang này thường có những bài viết ủng hộ đảng cộng sản Việt Nam, nhưng lại cùng tên với trang của một tổ chức các nhà hoạt động dân sự là Hội nhà báo Việt Nam độc lập, mang khuynh hướng khác.

Môn học bắt buộc ở VN

Tiến sĩ Nguyễn Khoa Văn, dạy đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh cho biết là trong tất cả các chương tình đại học Việt Nam, dù là của nhà nước hay tư thục đều có một phần quan trọng chiến đến khoảng 25% thời gian học để học các môn có liên quan đến chính trị. Đó là các môn học triết học Mác Lê Nin, Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam, kinh tế chính trị học Mác Lê Nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh. Riêng trong ngành  kinh tế thì môn kinh tế chính trị Mác Lê Nin chiếm đến 90 giờ học bắt buộc.

Hai thái cực trong vụ nổ súng ở Yên Bái; Những cánh sen Yên Bái

Trong khi báo chí trong nước đưa tin nhiều về tang lễ của ông Phạm Duy Cường và ông Ngô Ngọc Tuấn, thì hầu như không có tờ nào nhắc tới đám tang của nghi can Đỗ Cường Minh.
Trong khi báo chí trong nước đưa tin nhiều về tang lễ của ông Phạm Duy Cường và ông Ngô Ngọc Tuấn, thì hầu như không có tờ nào nhắc tới đám tang của nghi can Đỗ Cường Minh.


Đám tang của ba người chết trong vụ nổ súng ở Yên Bái đang gây nhiều phản ứng trái chiều trên mạng xã hội.
Trong khi báo chí trong nước đưa tin nhiều về tang lễ của ông Phạm Duy Cường, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, và ông Ngô Ngọc Tuấn, Chủ tịch HĐND tỉnh này, thì hầu như không có tờ nào nhắc tới đám tang của nghi can Đỗ Cường Minh, Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh.

Biển Đông: Việt Nam gia hạn hợp đồng thăm dò dầu khí với Ấn Độ; Ông "ba bị" Trung Cộng lại giở trò tập trận để dọa...

Biển Đông : Việt Nam gia hạn hợp đồng thăm dò dầu khí với Ấn Độ

mediaCác khu vực khai thác dầu khí tại khu vực thềm lục địa Việt NamẢnh : Petro Vietnam
Hợp đồng thăm dò dầu khí của tập đoàn quốc gia Ấn Độ OVL (ONGC Videsh Ltd - OVL) tại Biển Đông hết hạn vào tháng 6/2016. Nhưng vì quyền lợi địa chính trị của hai bên, Việt Nam lập tức gia hạn hợp đồng để Ấn Độ tiếp tục hiện diện trong khu vực bị Trung Quốc tranh giành chủ quyền.

Xem thêm:

>Đi tìm 'ông Ba Bị' dọa trẻ con nổi tiếng trong truyền thuyết











Theo web site Infracircle Ấn Độ, tập đoàn dầu khí quốc gia OVL tiếp tục thăm dò lô 128. Một nguồn tin xin ẩn danh cho biết quyết định triển hạn hợp đồng đã được phía Việt Nam chấp thuận.
Sự kiện này xảy ra trong bối cảnh những lập luận của Trung Quốc tranh giành chủ quyền ở biển Đông bị Toà Án Trọng Tài La Haye bác bỏ.
OLV đã được triển hạn hợp đồng thăm dò và khai thác lô 128 hai lần, lần đầu tiên hai năm từ tháng 6/2014 đến tháng 6/2016. Và lần thứ hai là một năm kể từ tháng sáu vừa qua. Một nhân vật thứ hai thông thạo hồ sơ này cho biết thêm là chính phủ Việt Nam muốn Ấn Độ «song hành » với Việt Nam tại Biển Đông, không muốn tập đoàn dầu khí của Ấn Độ rời khu vực bị Trung Quốc dòm ngó. Được triển hạn hợp đồng, tập đoàn OVL tiết kiệm được 15 triệu đô la, không phải bồi thường cho Việt Nam do không khoan đủ số giếng quy định.
Vì sao OVL đã bỏ lô 217, nhưng tiếp tục bám trụ lô 218 cho dù chưa tìm thấy dầu khí ? Theo chuyên gia Jabin T. Jacob thuộc viện nghiên cứu Trung Quốc, có trụ sở tại New Delhi, lợi nhuận không phải là lý do chính yếu của OVL tại Biển Đông. Trên thực tế, sự hiện diện của tập đoàn dầu khí quốc gia ở vùng tranh chấp là nhu cầu chiến lược tối quan trọng của Ấn Độ để cầm chân Trung Quốc. Lô 128 tại biển Đông là một thách thức khó khăn của OVL.

Thứ Hai, 22 tháng 8, 2016

Cổ vật trong than đá chứng minh thuyết tiến hóa là sai lầm

Giáo dục nhà trường hiện nay căn bản đều chấp nhận thuyết tiến hóa giải thích nguồn gốc nhân loại với ý tưởng con người tiến hóa từ vượn cổ 4 triệu năm trước. Tuy nhiên, các phát hiện trong giới khoa học cùng nhiều bằng chứng khác cho thấy vấn đề không hề đơn giản.

thuyết tiến hóa, than đá, cổ vật trăm triệu năm, búa, Bài chọn lọc,
Chiếc búa được hai vợ chồng Max Hahn và Emma tìm thấy vào Tháng 6/1936.
1. Lưỡi búa “thần thánh”
Tháng 6/ 1936, hai vợ chồng Max Hahn và Emma trong lúc leo núi gần khu vực một thác nước ở London (cũ) thuộc tiểu bang Texas, họ tìm thấy một tảng đá có cán gỗ xuyên qua. Thấy kỳ quặc, họ quyết định đem nó về nhà, tách tảng đá ra làm đôi và phát hiện một cây búa sắt cán gỗ bên trong. Sự kiện này đã gây chấn động cộng đồng khảo cổ và khoa học, vật được tìm thấy là một cây búa do con người tiền sử làm ra.

TBT Nguyễn Phú Trọng bắt đầu "tỉnh đòn": Không nhìn thế giới bằng con mắt "phe nhóm"; Lữ đoàn 682 sẽ được trang bị tổ hợp tên lửa bờ số một thế giới?; Tên lửa SPYDER thần tốc lập "chốt thép" bảo vệ Đông Nam Bộ!; Trung Quốc bất ngờ tập trận bắn đạn thật ở Vịnh Bắc Bộ

Tổng bí thư: 'Cần tăng dự báo quan hệ giữa các nước lớn để tránh bị động'

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu ngành ngoại giao tăng cường công tác dự báo để không bị bất ngờ trước những diễn biến mới.

tong-bi-thu-can-tang-du-bao-quan-he-giua-cac-nuoc-lon-de-tranh-bi-dong
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong hội nghị sáng nay. Ảnh: Giang Huy
"Việt Nam cần làm rõ nguồn gốc sâu xa của những diễn biến hiện nay đang diễn ra trên thế giới, nhất là mối quan hệ vừa hợp tác vừa cạnh tranh giữa các nước lớn tại các khu vực trọng yếu, trong đó có châu Á - Thái Bình Dương và Đông Á, có thể ảnh hưởng đến lợi ích của nước ta", Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh trong phát biểu tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29 sáng nay ở Hà Nội.

TIN BUỒN: Báo Văn Nghệ-Hội Nhà văn VN mấy tháng nay từ tổng, phó đến nhân viên không có lương vì báo ế...

Hội Nhà văn đang hành xử bất thường?

Cán bộ ở Báo Văn nghệ đang bất ổn khi thấy một Phó TBT đã quá tuổi nghỉ hưu nhưng vẫn tại vị, 2 tháng nay không được cơ quan trả lương.
Nội bộ bất ổn, cả cơ quan chưa nhận lương

Sáng ngày 22/8, ông Khuất Quang Thụy - TBT Báo Văn nghệ (thuộc Hội Nhà văn Việt Nam) xác nhận trường hợp của Phó TBT Thành Đức Trinh Bảo đã quá tuổi nghỉ hưu theo quy định 2,5 năm nhưng vẫn đang tại vị và không được nhận lương 2 tháng qua.
"Chị Bảo kiêm công tác tổ chức cán bộ trong cơ quan nên điều này đã làm ảnh hưởng đến uy tín cá nhân chị ấy. Rất nhiều người cảm thấy không phục nên có tư tưởng chống đối khiến việc lãnh đạo gặp khó khăn" - ông Thụy xác nhận.
Theo lời ông Thụy, công tác nhân sự lãnh đạo của báo do Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam đảm nhiệm. Thời điểm này, ông Thụy và bà Bảo đều đang trong diện nghỉ hưu nhưng vẫn chưa nhận được quyết định từ cấp trên nên vẫn phải tiếp tục công việc lãnh đạo, đồng thời chịu áp lực từ những nghi vấn không hay từ dư luận.
Hoi Nha van dang hanh xu bat thuong?
Ông Khuất Quang Thụy - TBT báo Văn nghệ.
Ông Thụy nhận xét: "Chị Bảo không phải là người tham quyền cố vị, cũng đã có ý định nghỉ hưu từ nhiều năm nay nhưng mà trên chưa quyết nên chưa được".
Lý giải về việc bà Bảo không nhận được lương của cơ quan từ 2 tháng nay, ông Thụy cho biết đó là ảnh hưởng từ việc tự chủ kinh tế của báo nên bất ổn về nguồn thu khiến tình trạng nợ lương xảy ra. Như vậy, tất cả các cán bộ ở Báo Văn nghệ đều không nhận được lương chứ không riêng gì mình Phó Tổng biên tập Thành Đức Trinh Bảo.

Giỗ Cụ Hồ, báo Nghệ An đăng, sao không thấy ông Nguyễn Sinh Hùng, ông Nông Đức Mạnh tới thắp hương ?

Lễ giỗ Chủ tịch Hồ Chí Minh lần thứ 47 tại Hà Nội

Sáng 21/8 (tức ngày 19/7 âm lịch), tại nhà 67 trong khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Phủ Chủ tịch, Hội đồng hương Nghệ An tại Hà Nội, Hội doanh nhân tiêu biểu Hồng Lam TP Hà Nội trang trọng tổ chức lễ giỗ Chủ tịch Hồ Chí Minh lần thứ 47.

Tham gia buổi lễ có nguyên ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng, Chủ tịch Hội đồng hương Nghệ An tại Hà Nội Nguyễn Mạnh Cầm; các Phó Chủ tịch Hội: Trung tướng Nguyễn Quốc Thước - nguyên ủy viên TƯ Đảng, nguyên Tư lệnh Quân khu 4, Hồ Xuân Hùng - nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, Hoàng Xuân Lương - Phó chủ nhiệm UB Dân tộc.
Dự lễ giỗ còn có nguyên ủy viên TƯ Đảng, nguyên Bộ trưởng TT&TT Lê Doãn Hợp;  ủy viên TƯ Đảng, Phó chủ nhiệm UB Kiểm tra TƯ Lê Thị Thanh Thủy và đông đảo thành viên Hội doanh nhân tiêu biểu Hồng Lam, Hội đồng hương, Hội doanh nghiệp Nghệ An tại Hà Nội.
Lễ giỗ Chủ tịch Hồ Chí Minh lần thứ 47, lễ giỗ Chủ tịch Hồ Chí Minh, hội đồng hương nghệ an, nguyễn mạnh cầm, lê doãn hợp, khu di tích phủ chủ tịch, nhà số 67
Các đại biểu thành kính tưởng niệm trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh

BBC: Ô nhiễm biển VN: Cá bắt đầu trở về; Nước biển miền Trung đạt quy chuẩn để tắm, nuôi thủy sản; Chuyên gia Đức và câu hỏi 'ăn cá biển được chưa?'; Vẫn chưa biết được ăn cá hay chưa!

22/08/2016 08:00 GMT+7

TTO - Chất lượng nước biển miền Trung, mức độ hủy hoại sinh thái biển sau sự cố môi trường do Formosa gây ra sao đã được các nhà khoa học giải đáp tại hội nghị sáng 22-8.
Nước biển miền Trung đạt quy chuẩn để tắm, nuôi thủy sản
Hội nghị công bố kết quả đánh giá hiện trạng môi trường biển bốn tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế sáng 22-8 - Ảnh: Xuân Long
                                 Tắm mẫu chiều nay 22/8 ( Ảnh Vnexpress )
8g05 sáng 22-8, tại thành phố Đông Hà, Quảng Trị, Bộ TN-MT, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ VN, Đại học Quốc gia Hà Nội, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức công bố kết quả đánh giá hiện trạng môi trường biển bốn tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế.
Tại hội nghị, các nhà khoa học của Viện hàn lâm Khoa học và công nghệ VN, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ công bố báo cáo kết quả đánh giá hiện trạng môi trường biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế.
Đây là nội dung được chờ đợi với hàng loạt câu hỏi cụ thể về chất lượng nước biển, mức độ hủy hoại sinh thái biển sau sự cố môi trường do Formosa gây ra.
Kết quả công bố về hiện trạng biển miền Trung được xem như cơ sở để xác định mức độ an toàn của biển miền Trung từ môi trường nước mặt đến trầm tích tầng đáy biển cũng như phạm vi đánh bắt thủy hải sản an toàn.

Dân thiếu niềm tin, nước khó bình yên; 'Nhiều cán bộ, con cán bộ ở biệt thự, đi xe tốt, đất đai mênh mông'; Bạn đọc gửi thư ngỏ tới Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

18/08/2016 10:15 GMT+7

TTO - Chúng ta đang bàn về một Chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động quyết liệt để phục vụ nhân dân, phục vụ phát triển. 
Dân thiếu niềm tin, nước khó bình yên
Thủ tướng Chính phủ NGUYỄN XUÂN PHÚC
Nhưng nếu những điều đó chỉ hô ở trên, rồi chỉ đến cấp tỉnh, còn lại ở dưới không chuyển thì không được.