Thứ Ba, 23 tháng 8, 2016

Biển Đông: Việt Nam gia hạn hợp đồng thăm dò dầu khí với Ấn Độ; Ông "ba bị" Trung Cộng lại giở trò tập trận để dọa...

Biển Đông : Việt Nam gia hạn hợp đồng thăm dò dầu khí với Ấn Độ

mediaCác khu vực khai thác dầu khí tại khu vực thềm lục địa Việt NamẢnh : Petro Vietnam
Hợp đồng thăm dò dầu khí của tập đoàn quốc gia Ấn Độ OVL (ONGC Videsh Ltd - OVL) tại Biển Đông hết hạn vào tháng 6/2016. Nhưng vì quyền lợi địa chính trị của hai bên, Việt Nam lập tức gia hạn hợp đồng để Ấn Độ tiếp tục hiện diện trong khu vực bị Trung Quốc tranh giành chủ quyền.

Xem thêm:

>Đi tìm 'ông Ba Bị' dọa trẻ con nổi tiếng trong truyền thuyết











Theo web site Infracircle Ấn Độ, tập đoàn dầu khí quốc gia OVL tiếp tục thăm dò lô 128. Một nguồn tin xin ẩn danh cho biết quyết định triển hạn hợp đồng đã được phía Việt Nam chấp thuận.
Sự kiện này xảy ra trong bối cảnh những lập luận của Trung Quốc tranh giành chủ quyền ở biển Đông bị Toà Án Trọng Tài La Haye bác bỏ.
OLV đã được triển hạn hợp đồng thăm dò và khai thác lô 128 hai lần, lần đầu tiên hai năm từ tháng 6/2014 đến tháng 6/2016. Và lần thứ hai là một năm kể từ tháng sáu vừa qua. Một nhân vật thứ hai thông thạo hồ sơ này cho biết thêm là chính phủ Việt Nam muốn Ấn Độ «song hành » với Việt Nam tại Biển Đông, không muốn tập đoàn dầu khí của Ấn Độ rời khu vực bị Trung Quốc dòm ngó. Được triển hạn hợp đồng, tập đoàn OVL tiết kiệm được 15 triệu đô la, không phải bồi thường cho Việt Nam do không khoan đủ số giếng quy định.
Vì sao OVL đã bỏ lô 217, nhưng tiếp tục bám trụ lô 218 cho dù chưa tìm thấy dầu khí ? Theo chuyên gia Jabin T. Jacob thuộc viện nghiên cứu Trung Quốc, có trụ sở tại New Delhi, lợi nhuận không phải là lý do chính yếu của OVL tại Biển Đông. Trên thực tế, sự hiện diện của tập đoàn dầu khí quốc gia ở vùng tranh chấp là nhu cầu chiến lược tối quan trọng của Ấn Độ để cầm chân Trung Quốc. Lô 128 tại biển Đông là một thách thức khó khăn của OVL.

Báo mạng Ấn Độ Infracircle cho biết đã gửi email đến bộ Ngoại Giao Ấn Độ, Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam, các sứ quán Trung Quốc và Việt Nam tại New Delhi để xin thêm thông tin, nhưng chưa được trả lời.
Các dự án thăm dò dầu khí của Ấn Độ tại hai lô 127 và 128 ngoài khơi Việt Nam đã bị Bắc Kinh phản đối với lý do là nằm trong một khu vực thuộc chủ quyền của Trung Quốc. 


Trung Quốc tập trận tại Vịnh Bắc Bộ sát Việt Nam


mediaChiến hạm Trung Quốc sau một cuộc tập trận. Ảnh : Reuters
Phải chăng Trung Quốc đang trực tiếp cảnh cáo Việt Nam ? Câu hỏi này được đặt ra sau khi lực lượng Hải Cảnh Trung Quốc đã bất ngờ tiến hành một cuộc tập trận bắn đạn thật trên Vịnh Bắc Bộ. Địa điểm sát cạnh vùng biển Việt Nam đã thu hút sự chú ý trong bối cảnh mới đây có tin là Việt Nam đã âm thầm cho chuyển giàn pháo tên lửa ra Trường Sa, trực tiếp đe dọa các cơ sở của Trung Quốc trên các đảo nhân tạo trong vùng.
Theo hãng tin Mỹ AP, Cục Hải Sự Trung Quốc đã ra thông báo cấm tàu thuyền đã hoạt động trong một khu vực nằm giữa đảo Hải Nam của Trung Quốc và bờ biển miền Bắc Việt Nam từ ngày 22/08 cho đến ngày 24/08/2016.
Theo AP, cuộc tập trận trên Vịnh Bắc Bộ mở ra hôm nay nằm trong một loạt các cuộc diễn tập quân sự do Hải Quân và Không Quân Trung Quốc thực hiện trong vùng kể từ khi Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye ra phán quyết hôm 12/07, bác bỏ yêu sách chủ quyền quá đáng của Bắc Kinh đối với hầu như toàn bộ Biển Đông.
Trung Quốc đã gay gắt bác bỏ phán quyết, đồng thời đẩy mạnh các động thái thị uy, tung oanh tạc cơ và chiến đấu cơ tuần tra trên không phận Biển Đông và Trường Sa, loan báo việc đã cho Không Quân diễn tập « tuần tra tác chiến » trong khu vực từ ngày 19/07 đến 21/07.
Một cuộc tập trận bắn đạn thật luôn luôn mang tinh chất hù dọa thị uy, và việc Bắc Kinh cho tiến hành việc này trong Vịnh Bắc Bộ được cho là nhằm cảnh cáo Việt Nam, sau khi có tin là Việt Nam đã cho chuyển các hệ thống bắn pháo phản lực EXTRA ra năm cơ sở của mình tại quần đảo Trường Sa, đặt các cơ sở quân sự Trung Quốc trên các đảo nhân tạo trong khu vực vào trong tầm nhắm.
Không chỉ cho tập trận trong vùng, mà Trung Quốc còn tập trận ngoài vùng để phô trương uy lực. Hôm qua, 21/08, Bắc Kinh xác nhận là vào tuần trước, phi cơ và chiến hạm của họ đã tập trận trên Biển Nhật Bản, với sự tham gia của khinh hạm thế hệ mới nhất.
Tập trận là thị uy, nhưng Bắc Kinh không cho biết đối tượng là nước nào, cũng như không giải thích vì sao lại chọn Biển Nhật Bản làm nơi tập trận. Có điều là cuộc tập trận đó của Quân Đội Trung Quốc lại nằm trong một loạt động thái mới đây của Bắc Kinh, cho tàu cá và tầu Hải Cảnh tiến vào bên trong vùng biển mà Nhật Bản cho là lãnh hải của mình quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.
Bên cạnh đó, vào tháng 9 tới đây, Trung Quốc còn có kế hoạch tập trận với Nga trên Biển Đông. Động thái này đã bị Hoa Kỳ chỉ trích là làm tổn hại đến an ninh khu vực.

Không có nhận xét nào: