Thứ Hai, 22 tháng 8, 2016

Cổ vật trong than đá chứng minh thuyết tiến hóa là sai lầm

Giáo dục nhà trường hiện nay căn bản đều chấp nhận thuyết tiến hóa giải thích nguồn gốc nhân loại với ý tưởng con người tiến hóa từ vượn cổ 4 triệu năm trước. Tuy nhiên, các phát hiện trong giới khoa học cùng nhiều bằng chứng khác cho thấy vấn đề không hề đơn giản.

thuyết tiến hóa, than đá, cổ vật trăm triệu năm, búa, Bài chọn lọc,
Chiếc búa được hai vợ chồng Max Hahn và Emma tìm thấy vào Tháng 6/1936.
1. Lưỡi búa “thần thánh”
Tháng 6/ 1936, hai vợ chồng Max Hahn và Emma trong lúc leo núi gần khu vực một thác nước ở London (cũ) thuộc tiểu bang Texas, họ tìm thấy một tảng đá có cán gỗ xuyên qua. Thấy kỳ quặc, họ quyết định đem nó về nhà, tách tảng đá ra làm đôi và phát hiện một cây búa sắt cán gỗ bên trong. Sự kiện này đã gây chấn động cộng đồng khảo cổ và khoa học, vật được tìm thấy là một cây búa do con người tiền sử làm ra.

Các phân tích niên đại sau đó kết luận, tảng đá bọc bên ngoài cây búa có niên đại khoảng 400 triệu năm, còn độ tuổi của cây búa qua phân tích phóng xạ cho thấy niên đại lên đến hơn 500 triệu năm. Một phần của cán gỗ đã dần hóa thạch. Lưỡi búa được làm bằng sắt với độ tinh khiết lên đến 96%, thứ không thể tìm thấy trong thiên nhiên và thậm chí còn vượt qua công nghệ tinh luyện thép hiện nay.
2.Tượng người đất sét hơn 15 triệu tuổi
thuyết tiến hóa, than đá, cổ vật trăm triệu năm, búa, Bài chọn lọc,
Năm 1889, gần Nampa, Idaho, các công nhân trong lúc khoan giếng đã tìm thấy một tượng người nhỏ làm bằng đất sét nung ở độ sâu khoảng 100m. Để đạt đến độ sâu này, các công nhân đã phải đào xuyên qua 15m dung nham núi lửa và các lớp hóa thạch khác. Chuyện không có gì đáng nói đến khi người ta phát hiện ra lớp hóa thạch đã đào qua phía trên có độ tuổi ít nhất là 15 triệu năm.
Hiện nay, những người hoạt động trong ngành khoa học địa chất đều biết, than được hình thành từ xác động thực vật bị chôn vùi nhiều năm. Thảm động thực vật bị chôn vùi theo thời gian và được bao phủ bởi trầm tích, dần hóa thành than đá. Quá trình hình thành này phải mất đến 400 triệu năm.
Vật được tìm thấy chắc chắn đã xuất hiện trước và có niên đại xa xưa hơn lớp dung nham trên.
3. Pháp khí 300 triệu năm tuổi
thuyết tiến hóa, than đá, cổ vật trăm triệu năm, búa, Bài chọn lọc,
Năm 1944, Newton Anderson, một chú bé 10 tuổi, khi chơi dưới tầng hầm đã làm rơi một tảng than đá vỡ nứt làm đôi. Vật tìm thấy bên trong đã thách thức mọi giải thích khoa học chính thống hiện nay.
Bên trong khối than là một cái chuông có cáng cầm tay được làm bằng đồng thau với những nét điêu khắc vô cùng tinh xảo.
Sau khi đem đi phân tích, người ta tìm thấy chiếc chuông được chế tạo từ hỗn hợp kì lạ, bao gồm đồng, kẽm, thiếc, asen, i-ốt và selen, các loại vật liệu không giống với bất kỳ phương pháp chế tạo hiện đại nào ngày nay.
Và như trên đã nói, than đá là thứ chỉ hình thành qua hơn 300 triệu năm tuổi. Chiếc chuông này chắc chắn có niên đại lâu hơn.
Trên đây chỉ là một trong nhiều khám phá dị thường đã được phát hiện gần đây, đều bị âm thầm mang đi cất giữ tại tầng hầm các bảo tàng trên thế giới, dấu đi khỏi tầm nhìn của công chúng.
4. Dây chuyền vàng hơn 300 triệu năm tuổi
Tương tự một trường hợp khác ngày 11 /6/1891 ở Morrisonville, Illinois, theo một báo cáo cho biết bà Culp đã tìm thấy một xâu chuỗi tròn làm bằng vàng 8 cara, dài khoảng 25cm nằm kẹt trong một khối than đá. Xâu chuỗi này được gọi là “đồ cổ” hay “cổ vật”.
5. Chiếc nồi sắt hơn 300 triệu năm
thuyết tiến hóa, than đá, cổ vật trăm triệu năm, búa, Bài chọn lọc,
Hiện được trưng bày tại bảo tàng Glen Rose, Texas, nồi sắt đúc được một công nhân canh lò than nhà máy điện tìm thấy trong một khối than lớn năm 1912 . Khi người này đập vỡ khối than làm hai thì chiếc nồi sắt rơi ra để lại vết hằn bên trong.
Vô vàn các trường hợp khác đã được công bố hoặc chưa.
Khoa học thường thức hiện nay cho rằng những đồ vật trên “không nên tồn tại” vì nó đi ngược với nhận thức hiện hành về nguồn gốc và lịch sử loài người. Họ gọi chúng với những cái tên như “không có chỗ đứng”, “nghịch lý” và tìm cách đưa chúng xa khỏi tầm hiểu biết của công chúng.
Khoa học hiện nay khi đối diện với vấn đề thường đưa ra hai giải pháp, một là cố gắng chứng minh làm sáng tỏ vấn đề, hoặc nếu không làm được điều thứ nhất thì họ đi theo hướng ngược lại là cố làm mất tính chính thống của sự kiện, tấn công vào tính khả tín của khoa học gia, phóng viên để chôn vùi những phát hiện vào bảo tàng, tìm cách để không cho chúng xuất hiện rõ ràng trước công luận lần nữa.
Vì nếu không đưa ra được kết luận khoa học cho sự kiện, các khoa học gia hẳn sẽ rất “bẽ mặt”. Họ thường đánh đổ những sự kiện phát hiện trên với các tiêu đề như “lừa đảo” hay “báo cáo sai sự thật”, mục đích có lẽ là để giữ thể diện.
Nói cách khác, khi một lý thuyết vốn được dùng để làm nền tảng cho mọi nghiên cứu phát triển khoa học khác, thì sự sụp đổ của lý thuyết này sẽ dẫn đến sự sụp đổ của cả một hệ thống tri thức khoa học, tác động quá lớn vào niềm tin của con người đối với khoa học, ảnh hưởng không nhỏ đến mọi tầng lớp, mọi quốc gia. Đó có thể chính là cái giá của sự thật. Nhưng cái giá quá đắt này liệu có ai đủ dũng khí để chi trả.
Điều này đặt ra một vấn đề khác khiến chúng ta cần phải suy nghĩ, hệ thống khoa học được hình thành trên nền tảng móc nối giữa các lý thuyết khoa học; vậy thử đặt giả thuyết, nếu một mắc xích trong đó được chứng minh là sai thì chẳng phải cả hệ thống đó sẽ bị ảnh hưởng, và nhiều thứ phải bắt đầu lại. Điều này cho thấy những hạn chế của khoa học thực chứng bởi chúng phải đối mặt với quá nhiều rủi ro cùng những xác suất. Và sự thật là con người đặt rất nhiều niềm tin vào khoa học và luôn cả những rủi ro này.
Tuy nhiên, khi ngày càng nhiều những phát hiện tương tự xảy đến thì trong công chúng sẽ manh nha những hoài nghi, sự thật vẫn là sự thật và nó không thể mãi bị che dấu.
Thế nhưng hiện nay chúng ta vẫn phải chấp nhận một hiện thực rằng, dù các tri thức giáo khoa đã trở nên cũ kỹ và đầy hoài nghi khi các phát hiện như trên được đề cập đến, thì chúng vẫn được rao giảng không ngừng tại các lớp học, mà bất cứ ý kiến nghi hoặc nào đưa ra cũng sẽ rơi vào sự kì thị.
Đôi khi một số nhà khoa học chân chính sẽ cố gắng làm sáng tỏ sự thật về những gì được phát hiện. Tuy nhiên, họ sẽ gặp phải chỉ trích và quay lưng từ đồng nghiệp, dẫn đến sự nghiệp cũng nhanh chóng bị kết thúc theo.
Trở lại vấn đề Darwin và thuyết tiến hóa, ông cho rằng nhân loại tiến hóa từ vượn, rồi thành người tối cổ, bắt đầu từ khoảng 4 triệu năm trước đây, và phát triển cho đến ngày nay, có trí tuệ thông minh, biết lao động sản xuất. Nhiều giáo đồ của Darwin có thể đưa ra các bằng chứng như “tiến hóa ý thức hệ”, các bộ xương loài…
Ở phía đối lập, các tôn giáo giảng rằng đấng tối cao tạo ra mọi thứ trên Trái đất đã từ rất lâu. Họ không có nhiều bằng chứng ngoài kinh sách ra và những câu chuyện được truyền thừa qua nhiều thế hệ. Nhiều kinh sách qua các lần cải tổ, chiến tranh, thiên tai đã bị thất lạc, biên dịch sai, hoặc thêm thắt vào đó nhiều diễn giải cá nhân làm mọi thứ trở nên rắc rối. Tuy vậy, tất cả đều yêu cầu phải giữ vững “đức tin”, cái họ cần nhiều hơn là “bằng chứng”.
Sự thật về nguồn gốc loài người là một bí ẩn tổng quát. Chưa từng một ai, nơi nào, thực sự biết được nhân loại đã qua bao nhiêu tuổi và có nguồn gốc từ đâu. Một bí ẩn dường như tuyệt đối.

Bí ẩn dấu chân người 290 triệu năm tuổi khoa học chưa lý giải được

Dấu chân hóa thạch giống người có niên đại 290 triệu năm tuổi được phát hiện tại New Mexico vẫn đang là một bí ẩn chưa có ai lý giải được, và nếu nó là thật thì phải chăng Thuyết tiến hóa của Darwin sai?

thuyết tiến hóa, dấu chân hóa thạch, Bài chọn lọc,
Dấu chân hóa thạch 290 triệu năm tuổi được phát hiện ở New Mexico. (Ảnh: Ancient Code)
Hóa thạch này được phát hiện bởi nhà khảo cổ học Jerry MacDonald vào năm 1987 ở New Mexico, bên cạnh đó còn có dấu tích hóa thạch của chim và những loài động vật khác. Đây là một chấn động với Jerry và các đồng nghiệp, bởi họ không thể giải thích được tại sao dấu chân người lại có thể xất hiện ở kỷ Permi, cụ thể là từ 248 – 290 triệu năm trước, một khoảng thời gian rất lâu trước khi con người hay thậm chí là các loài chim và khủng long tồn tại trên Trái Đất, tất nhiên là theo hiểu biết của khoa học hiện đại.
Chúng ta có nên thay đổi những quan niệm và tư duy của mình? Hay vẫn một mực tin tưởng vào khoa học, và cho rằng không thể nào có dấu chân người vào 290 triêu năm trước. Đây chính là nội dung cuộc tranh luận đang diễn ra giữa phe tin rằng thuyết tiến hóa là sai và phe nhận định phát hiện này chỉ là một trò lừa bịp.
Các nhà khảo cổ học xếp dấu chân hóa thạch 290 triệu năm tuổi này vào loại vấn đề khó giải vì họ vẫn không thể hiểu được làm cách nào mà lại có thể tồn tại từ xa xưa như vậy, và ai đã tạo ra nó. Về cơ bản một số người cho rằng để chứng minh dấu chân này là thật, thì chỉ cần tìm kiếm những thứ tương tự và họ đã tìm ra những thứ không thể lý giải có liên hệ với dấu chân hóa thạch ở New Mexico
thuyết tiến hóa, dấu chân hóa thạch, Bài chọn lọc,
Dấu chân khổng lồ ở Nam Phi có niên đại nhiều triệu năm tuổi.
Các nhà nghiên cứu đã có các cảm xúc lẫn lộn về dấu chân này, và họ dường như không cố gắng phủ nhận, cũng như tranh luận về tính xác thực của nó. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều bình luận: “Nó trông giống như một dấu chân người”. Vâng, nó không chỉ trông giống, đó rõ ràng là một dấu chân người.
Vậy phải chăng chúng ta đã hiểu sai về lịch sử? Phải chăng con người đã sinh sống trên Trái Đất từ sớm hơn rất nhiều so với khoa học vẫn nghĩ? Khi xem xét tất cả các phát hiện gần đây, rõ ràng đây là một khả năng. Nhưng những học giả chủ lưu khó có thể tiếp nhận điều này, bởi nó đồng nghĩa với việc lịch sử của nhân loại và các vấn đề tôn giáo sẽ thay đổi rất nhiều và chúng ta sẽ phải viết lại lịch sử. Đây là điều các học giả chủ lưu có lẽ chưa dám đối mặt.
Uyển Thiên, theo Ancient Code


Xem thêm:
Bruce Phan – Biên tập lại từ Mind Unleashed

Không có nhận xét nào: