Thứ Bảy, 4 tháng 3, 2017

TRUNG QUỐC " GIẢI MẬT" NHỮNG VỤ ÁM SÁT TRONG NỘI BỘ ĐẢNG

Từ vụ Kim Jong-nam xem lại lịch sử ám sát (P.2): Bằng mọi giá diệt trừ cho được 1 người

Vụ sát hại Kim Jong-nam đã phơi bày phương thức ám sát tại các nước có bề dày lịch sử thanh toán lẫn nhau. Như vậy, từ lúc thành lập đến nay Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có bao nhiêu quan chức bị ám sát?

Trung Quốc, thanh toán lẫn nhau, KIm Jong nam, am sat,
Vụ sát hại Kim Jong-nam đã phơi bày phương thức ám sát tại các nước có bề dày lịch sử thanh toán lẫn nhau.
Từ trước khi chính phủ mới thành lập vào năm 1949, ĐCSTQ đã bắt đầu tiến hành các vụ ám sát quan chức cấp cao. Tuy nhiên, tình trạng này ngày càng nghiêm trọng sau khi thành lập chính phủ với nhiều vụ thành công.
Tháng 4/2013, tạp chí Động Hướng của Hồng Kông cho biết, ngay trước khi thôi giữ chức chủ tịch nước vào tháng 3/2013, Hồ Cẩm Đào từng 2 lần ký lệnh giải mật 5 hồ sơ. Trong đó, lệnh thứ nhất là “bỏ niêm phong tài liệu liên quan các vụ ám sát, tập kích và tấn công vũ trang các nhà chính trị, nhân viên chính phủ thuộc các bộ ngành nhà nước, quân đội, từ ngày 1/10/1949 – 12/1982″.
Dựa vào phần tài liệu trên, trong 33 năm, tổng số vụ ám sát, tấn công các nhà chính trị, nhân viên chính phủ thuộc các bộ ngành nhà nước, quân đội là 3447. Nếu ĐCSTQ cũng công khai các tài liệu tương quan trong thời gian từ năm 1983-2016, số lượng các sự kiện cùng loại sẽ không thấp hơn con số này.
Cụ thể, những người bị tấn công, ám sát gồm 35 người thuộc quân đoàn và cấp tỉnh, 216 người thuộc sư đoàn và cấp phòng, 1645 người thuộc trung đoàn và cấp huyện. Ngoài ra, các nhà lãnh đạo chủ chốt trong trung ương đảng cũng nhiều lần bị ám sát: Mao Trạch Đông 35 lần, Lưu Thiếu Kỳ 12 lần, Chu Ân Lai 17 lần, Chu Đức 9 lần, Lâm Bưu 8 lần, Đặng Tiểu Bình 11 lần, Tống Khánh Linh 4 lần, Hoa Quốc Phong 3 lần, Hồ Diệu Bang 2 lần, Vạn Lý 2 lần, Dương Thượng Côn 3 lần…
Truyền thông cho biết, các vụ ám sát chủ yếu xảy ra tại các nơi công khai như khi đi thị sát hay chạy xe, trong lúc phỏng vấn, tại các hội nghị, cuộc họp hoặc trong nhà khách...
Nói chung không có quốc gia nào mà các nhà lãnh đạo bị ám sát nhiều như Trung Quốc. Vậy những ai muốn sát hại các lãnh đạo ĐCSTQ? Có 3 loại người: Một là lực lượng đặc công của phe đối lập, hai là đối thủ hoặc người tranh chấp lợi ích trong đảng, ba là cừu địch kết thù vì việc công hoặc tư, trong đó trường hợp thứ hai là chiếm đa số. Đặc biệt, sau khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, rất nhiều chủ mưu đứng sau các vụ ám sát đều thuộc phe địch thủ trong đảng: phe cánh Giang Trạch Dân.
Như vậy, từ khi thành lập đến nay, ĐCSTQ rốt cuộc đã xảy ra bao nhiêu lần ám sát lãnh đạo cấp cao?
Chu Ân Lai sát hại cả nhà Cố Thuận Chương
Trung Quốc, thanh toán lẫn nhau, KIm Jong nam, am sat,
Chu Ân Lai (trái) đã ra lệnh sát hạ cả nhà Cố Thuận Chương.
Từ khi ĐCSTQ thành lập chính phủ, đây là vụ ám sát nổi tiếng nhất. Cố Thuận Chương ban đầu là một trong những người lãnh đạo đảng, nhân viên tình báo ngầm, Ủy viên Bộ Chính trị phụ trách công tác an ninh, tình báo, nắm giữ các tin tức quan trọng của ĐCSTQ, kể cả thông tin về Chu Ân Lai. Ngày 24/4/1931, Cố Thuận Chương đến Vũ Hán để tổ chức ám sát Tưởng Giới Thạch thì bị bắt. Không chịu nổi tra tấn, Cố đã đầu hàng Quốc dân Đảng, khai ra các bí mật của Đảng Cộng sản Trung Quốc, dẫn đến cơ cấu ngầm của đảng hầu như bị phá hủy, hàng ngàn người cộng sản bị bắt (theo ước tính của Phòng tình báo Pháp ở Thượng Hải), trong đó có tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Hướng Trung Phát, Chu Ân Lai may mắn đào thoát.
Vì trả thù Cố Thuận Chương phản bội, Chu Ân Lai ra lệnh hạ sát cả gia đình Cố. Ngoại trừ con gái Cố Lợi Quần (8 tuổi) của Cố Thuận Chương và em vợ Trương Trường Canh (12 Tuổi), còn lại 13 người đều bị ghìm chết. Ngoài thân nhân của Cố, trong số những người bị giết còn có nữ giúp việc, lái xe, thậm chí cả Tư Lệ, khách của nhà họ Cố đồng thời là ân nhân của Chu Ân Lai cũng không thoát khỏi, cũng vì quen biết Chu mà Tư Lệ là người đầu tiên bị sát hại.
Lưu Chí Đan bị bắn chết
Lưu Chí Đan là người đứng đầu căn cứ địa Thiểm Bắc, bị Hồng quân trung ương và Mao Trạch Đông vây quét buộc phải chạy lên điểm dừng chân phía Bắc. Tuy nhiên, danh vong của Lưu Chí Đan tại địa phương khiến Mao Trạch Đông kiêng kị nên Mao đã dùng cờ hiệu “quét sạch phản động” để làm suy yếu quyền lực của Lưu, Lưu ngược lại lại công khai ủng hộ Mao, nhưng Mao vẫn không hết lo lắng, cuối cùng vẫn quyết định giết Lưu Chí Đan.
Theo lá thư “Câu chuyện hiếm ai biết về Mao Trạch Đông”, Lưu Chí Đan chết trong cuộc Đông chinh, tử vong ngày 14/4/1936 tại bến phà Hoàng Hà. ĐCSTQ tuyên bố, trong lúc Hồng quân tấn công, Lưu đã bị bắn trúng tim, nhưng điều kỳ lạ là nhà lãnh đạo Thiểm Bắc không có trong hàng ngũ Hồng quân khi tấn công và cũng không ở trong tuyến trên khi hỏa lực 2 quân đan xen. Lúc đó Lưu đang đứng trên một ngọn núi nhỏ cách chiến trường khoảng 200m quan sát trận chiến bằng ống nhòm. Việc chuẩn xác bắn trúng tim Lưu Chí Đan từ ngoài 200m như vậy thật sự có thể khiến siêu xạ thủ bắn tỉa cũng phải ngã mũ bái phục.
Trung Quốc, thanh toán lẫn nhau, KIm Jong nam, am sat,
Lưu Chí Đan. (Ảnh: lishiquwen.com)
Khi Lưu Chí Đan trúng đạn, bên cạnh ông có 2 người, một là đặc phái viên cục Bảo vệ chính trị họ Bùi phụ trách trông coi tài sản của Hồng quân trong cuộc “Vạn lý Trường chinh”, người thứ hai là cảnh vệ viên của Lưu. Căn cứ vào lời kể của Bùi , sau khi nhà lãnh đạo Thiểm Bắc trúng đạn ông kêu cảnh vệ viên đi gọi bác sĩ, nhưng khi bác sĩ đến thì Lưu đã ngừng thở.
Nói cách khác, khi Lưu Chí Đan chết, bên cạnh chỉ có một người, điều này khiến nhiều người hoài nghi Bùi hoặc cảnh vệ viên đã sát hại Lưu. Vì ám sát là một phần công việc quan trọng của cục Bảo vệ chính trị, mà cảnh vệ viên của phái “thủ trưởng không đáng tin” thông thường cũng là người của ngành bảo vệ chính trị.
Vương Nhược Phi, Diệp Đình bị ám sát
Ngày 8/4/1946, vì sự kiện Tân Tứ quân (biến cố Hoàn nam) nên Diệp Đình, một lãnh đạo quân sự của Cộng sản Trung Quốc bị Tưởng Giới Thạch bắt giam, được phóng thích. Sau đó ông lên máy bay từ Trùng Khánh về Diên An nhưng khi qua Hắc Trà Sơn thuộc huyện Hưng, Sơn Tây, phi cơ gặp nạn khiến nhà lãnh đạo này thiệt mạng. Trong số nạn nhận còn có người vợ 39 tuổi Lý Tú Văn, con gái 9 tuổi Diệp Dương Mi, con trai út 3 tuổi A Cửu của Diệp và vài lãnh tụ ĐCSTQ như Bác Cổ (tên thật là Tần Bang Hiến), Đặng Phát, và Vương Nhược Phi.
ĐCSTQ ban đầu thông báo nguyên nhân tai nạn là do thời tiết xấu, nhưng sự thật là Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai đã hạ lệnh gây ra sự cố này. Trong khi máy bay tiếp nhiên liệu, Chu đã sai người phá hư la bàn từ và hệ thống dẫn đường, đo độ cao và áp suất, khiến máy bay tông vào núi làm toàn bộ người trên khoang thiệt mạng.
Nguyên nhân quan trọng dẫn đến hành động này là Mao không thể khoan nhượng cho bất cứ ai chia xẻ quyền lực với mình, vì vậy ông ta đã diệt trừ mối uy hiếp tiềm ẩn là Vương Nhược Phi. Sau khi chiến tranh kháng Nhật thắng lợi, Vương Nhược Phi cùng Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai đại biểu cho ĐCSTQ đến Trùng Khánh đàm phán với Quốc dân đảng. Trong ĐCSTQ, Vương có thâm niên hơn Mao. Vì muốn trừ khử Vương, Mao bất chấp mạng sống của những người khác. Tính mạng gia đình Diệp Đình cũng vì vậy mà chấm dứt.
Đặng Tiểu Bình nhiều lần bị ám sát bất thành
Trung Quốc, thanh toán lẫn nhau, KIm Jong nam, am sat,
Đặng Tiểu Bình. (Ảnh: nghiencuuquocte.org)
Tài liệu giải mật của ĐCSTQ cho thấy Đặng Tiểu Bình bị tấn công và ám sát tổng cộng 11 lần.
Tháng 10/1969, trong lúc Đặng bị giam lỏng tại trường bộ binh bỏ hoang ở huyện Kiến, Giang Tây, một nhóm “dân quân” võ trang đã xâm nhập bắn phá, nhân viên cảnh vệ sau đó phản kích, hạ gục “dân quân”. Lúc ấy, nội bộ đảng nói rằng đây là âm mưu của Lâm Bưu, nhưng sau đó lại chứng thực rằng đó không phải kế hoạch của Lâm.
Tháng 2/1973, chuyên cơ của Đặng bị vỡ tung trên không, nhưng ông lâm thời đổi sang đi tàu hỏa nên thoát khỏi tai nạn. Tháng 9/1975, Đặng Tiểu Bình, Hoa Quốc Phong, Giang Thanh đến Sơn Tây chủ trì hội nghị nông nghiệp học tại Đại Trại. Khi đang đi dạo trên sườn núi vào chiều tối, đột nhiên có người bắn tỉa vào Đặng, cảnh vệ liền bắn trả về hướng người bắn súng nhưng xạ thủ đã đào thoát, không rõ tung tích.
Tháng 4/1976, Đặng Tiểu Bình lại bị tước bỏ hết mọi chức vụ trong đảng và bị giam lỏng tại nhà khách Ngọc Tuyền Sơn ở quân khu Bắc Kinh. Đêm đó, nguồn điện nơi ông bị giam lỏng đột nhiên chập mạch, xảy ra hỏa hoạn, toàn bộ lầu 1 bị thiêu rụi, Đặng lúc đó đang tắm nên may mắn thoát được kiếp nạn này. Đến tháng 7, Đặng đi nghỉ mát ở Thừa Đức, khi đang chạy trên đường, ôtô chuyên dụng của ông được phát hiện bị gãy trục bánh xe bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra lật xe bốc cháy.
Tháng 3/1980, trong lúc Đặng thị sát quân khu Tế Nam, cảnh vệ gác hội trường vừa hô khẩu hiệu “bảo vệ đường lối cách mạng của Chủ tịch Mao, đả đảo Đặng Tiểu Bình, báo thù cho Giang Chủ Nguyệt!” vừa chỉa súng về chỗ Đặng nả đạn liên tục. Đặng được cảnh vệ che chở, tránh được một kiếp…
Từ những lần ám sát thất bại trên có thể thấy, dù không có chứng cứ xác thực nhưng người chủ mưu chắc hẳn phải là địch thủ của Đặng Tiểu Bình trong Đảng, nếu không làm sao sát thủ có thể nắm rõ hành tung của ông ta như vậy?
Dương Thượng Côn bị sát hại
Năm 1998, Dương Thượng Côn nhập viện quân y 301 do bị cảm cúm, không lâu sau thì qua đời. Lúc đó, mọi người hoài nghi Giang Trạch Dân đã động tay động chân trong bệnh viện khiến Dương chết, vì Giang vẫn luôn ghi hận trong lòng chuyện họ Dương bất hòa với mình.
Hồ Cẩm Đào 3 lần bị ám sát bất thành
Trung Quốc, thanh toán lẫn nhau, KIm Jong nam, am sat,
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào.
Vào một ngày tháng 5/2006, trong lúc thị sát hạm đội Bắc Hải, Hồ Cẩm Đào, khi đó giữ chức Chủ tịch Quân ủy Trung ương, đột nhiên bị 2 tàu chiến tấn công, nhưng ông máy mắn thoát khỏi nguy hiểm. Tư lệnh Hải quân Trương Định Phát, một thân tín của Giang Trạch Dân, được cho là người ra lệnh bắn dưới chỉ thị của Giang. Mấy tháng sau sự kiện này, Trương tử vong ở bệnh viện.
Tháng 10/2007, Hồ Cẩm Đào tham gia lễ khai mạc Special Olympics World Summer Games (thế vận hội mùa hè dành cho người thiểu năng trí tuệ) ở Thượng Hải. Bộ An ninh quốc gia Trung Quốc đã phát hiện bom hẹn giờ nặng 2,5kg dưới đệm ngồi của tài xế lái xe chuyên chở thực phẩm tại nhà khách ở ngoại ô phía Tây Thượng Hải, nơi Hồ nghỉ lại. Có người phân tích chỉ ra rằng, người sai khiến sau màn chính là bè phái Giang Trạch Dân.
Tháng 4/2009, phe cánh của Giang lập mưu “ám sát tại Hoàng Hải” nhưng một lần nữa bị Hồ Cẩm Đào nhìn thấu mà thất bại.
Tập Cận Bình nhiều lần bị ám sát
Trung Quốc, thanh toán lẫn nhau, KIm Jong nam, am sat,
Từ khi lên nắm quyền Tập Cận Bình đã phát động chiến dịch “đả hổ diệt ruồi”, hạ bệ nhiều quan chức phe Giang Trạch Dân.
Ngày 6/2/2012, Vương Lập Quân đã xông được vào lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô, vén mở âm mưu ám sát Tập Cận Bình do Giang Trạch Dân chủ đạo, Tăng Khánh Hồng chủ mưu và Chu Vĩnh Khang phụ trách tiến hành nhằm đẩy Bạc Hy Lai thượng vị.
Sau khi lên nắm quyền, Tập Cận Bình đã dùng danh nghĩa chống tham nhũng hạ bệ phần đông quan chức phe Giang, 2 bên giao đấu quyết liệt đến nay vẫn chưa kết thúc. Trong khoảng thời gian đó, Tập cũng bị ám sát nhiều lần, chủ mưu ngoại trừ Chu Vĩnh Khang còn có cả Tăng Khánh Hồng. Một nguồn tin nội bộ cho biết, từ khi Tập đảm nhiệm chức lãnh đạo tối cao đến tháng 7/2014, bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc đã 16 lần phát cảnh báo an ninh.
Vào tháng 9/2012, khi khảo sát Thạch Gia Trang, Hà Bắc, Tập Cận Bình bị bắn tỉa ám sát nhưng thoát được nguy hiểm. Trước và sau hội nghị Bắc Đới Hà năm 2013, có người từng đặt bom tại phòng họp và dùng kim độc sát hại Tập khi ông khám sức khỏe ở bệnh viện quân y 301. Ngoài ra, mỗi khi Tập Cận Bình đi khảo sát tại các thành phố lớn như Trịnh Châu, Vũ Hán, Phúc Châu, Tế Nam, Thanh Đảo… đều trải qua nguy hiểm.
Theo nguồn tin từ Epoch Times, thực ra lần này Vương Lập Quân không chỉ giao cho Chính phủ Mỹ tài liệu cơ mật về nội đấu của ĐCSTQ, mà còn có rất nhiều tài liệu về vấn đề Pháp Luân Công, vạch trần bức màn đen mổ lấy nội tạng sống học viên Pháp Luân Công.
Vương Kỳ Sơn trải qua nhiều lần ám sát bất thành
Trung Quốc, thanh toán lẫn nhau, KIm Jong nam, am sat,
Bí thư Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương Trung Quốc Vương Kỳ Sơn.
Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc (CCDI) Vương Kỳ Sơn, cánh tay đắc lực hỗ trợ Tập chống tham nhũng, từng là mục tiêu ám sát của Giang Trạch Dân. Năm 2015, tạp chí Động Hướng cô bố tình hình vụ ám sát Vương Kỳ Sơn tại Hà Nam. Từ năm 2013, các quan chức cấp cao của CCDI trong lúc làm việc bị tập kích, ám sát hơn 40 lần, trong đó hết 12 lần nhằm vào Vương. Việc ám sát không chỉ xảy ra với quan chức cấp cao, nhân viên các cấp đều gặp phải nguy hiểm tương tự.
Đêm trước giao thừa năm 2014, Vương Kỳ Sơn nhận được thiệp chúc mừng năm mới chứa chất kịch độc potassium cyanide (KCN). Vào trung tuần tháng 3, sau 2 hội nghị ĐCSTQ, lúc Vương Kỳ Sơn chuẩn bị xuất phát từ Cát Lâm, Trường Xuân, về thì phát hiện nhiều xe trong đoàn bị lỏng ecrou và bulong ở bánh xe, bị phá hư…
Đáng sợ hơn nữa là việc ám sát không chỉ mở rộng đến những người biết sự tình mà còn giết hại cả người thân của các lãnh đạo. Con trai trưởng của Ngô Quan Chính là Ngô Thiểu Hoa bị ám sát tại Thanh Đảo, con của Hồ Cẩm Đào là Hồ Hải Phong cũng từng là đối tượng ám sát.
Những người ngoài đảng bị ám sát
Không chỉ các quan chức cấp cao trong ĐCSTQ bị ám sát, nhiều người không trong đảng cũng bị giết hại, nhất là những ai bị cho là uy hiếp chính quyền. Mỗi người gặp phải cách ám sát khác nhau, trong đó cách mưu sát xấu xa nhất chính là với ông Lý Hồng Chí, người sáng lập pháp Luân Công.
Xuất phát từ tâm đố kị, tháng 7/1999, Giang Trạch Dân ngang nhiên phát động cuộc trấn áp tàn khốc nhằm vào Pháp Luân Công, đồng thời tuyên bố “tiêu diệt Pháp Luân Công trong 3 tháng”, nhưng không được như mong muốn. Pháp Luân Công không chỉ không bị trấn áp mà còn truyền bá chân tướng ra khắp thế giới. Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng và cựu thư ký Ủy ban Chính trị và Pháp luật La Cán sợ hãi mới dàn dựng vụ tự thiêu tại quảng trường Thiên An Môn, đẩy cuộc bức hại Pháp Luân Công lên cao trào, kích động dân chúng thù hận nhóm người tu luyện thiền định ôn hòa.
Ngoài ra, không chỉ gia tăng bức hại Pháp Luân Công, Giang Trạch Dân còn liên tục ám sát ông Lý Hồng Chí nhưng nhiều lần thất bại. Theo cuốn sách “Con người Giang Trạch Dân”, ban đầu Giang lấy điều kiện xuất siêu thương mại 5 triệu USD để được dẫn độ ông Lý nhưng thất bại. Sau đó Tăng Khánh Hông bí mật ra lệnh cho bộ đặc vụ ám sát, thành lập một tổ hành động đặc biệt chuyên tổng hợp hành tung của người sáng lập Pháp Luân Công, chiêu mộ và huấn luyện sát thủ tùy thời ám sát.
Tháng 12/2000, sau khi biết được tin ông Lý sắp đến Đài Loan, Tăng Khánh Hồng đã bí mật phái người liên hệ với xã hội đen địa phương, đồng thời trả 7 triệu USD thu mua sát thủ để chuận bị hành động mưu sát. Vì người sáng lập Pháp Luân Công biết được kế hoạch này nên cuối cùng đã thay đổi lộ trình, khiến âm mưu của Tăng thất bại.
Không cam lòng, Giang và Tăng đặc biệt phát ra quân lệnh yêu cầu tổ hành động đặt biệt không tiếc giá nào ám sát ông Lý Hồng Chí. Giang Trạch Dân còn phê chuẩn chi 500 ngàn USD chiêu mộ đội nữ cảm tử, mô phỏng theo tổ chức “Những con Hổ giải phóng Tamil“. Họ được huấn luyện đánh bom liều chết để chuẩn bị đến Mỹ, đợi đến lúc người sáng lập Pháp Luân Công tham gia tâm đắc thể hội sẽ giả làm học viên tiếp cận ông Lý rồi kích nổ bom, nhưng mọi hành động đều không thành công.
Năm 2001, khi biết ông Lý Hồng Chí sẽ đến tham gia tâm đắc thể hội của học viên Pháp Luân Công ở Hồng Kông, Giang và Tăng tiếp tục ra lệnh hạ sát, bộ Tổng tham mưu, bộ An ninh quốc gia và bộ Công an liên thủ lập kế hoạch ám sát được gọi là “114”. Lúc đó, tổ chức tình báo của Trung Quốc ở Đông Nam Á và Bắc Mỹ đều tiến vào trạng thái đặc biệt, hầu như tất cả tổ chức xã hội đen đều bị cưỡng bức hoặc dụ dỗ tham gia âm mưu ám sát kinh người. Tuy nhiên, ông Lý không xuất hiện ở Hồng Kông, khiến kế hoạch một lần nữa thất bại.
Hành động ám sát lần lượt thất bại khiến Giang và Tăng sợ hãi khó hiểu, mà thành viên đội đặc công cũng liên tiếp gặp sự cố khó hiểu mà qua đời, cuối cùng phải giải thể.
Quan chức Trung Quốc sống trong sợ hãi
Từ các vụ ám sát, âm mưu tranh đoạt quyền lợi trong đảng, không có gì khó hiểu khi các nhà lãnh đạo và quan chức Trung Quốc đều sống trong sợ hại, rất nhiều người lo lắng một ngày nào đó mình sẽ chết dưới họng súng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến họ đưa người thân ra nước ngoài sinh sống. Cách duy nhất có thể ngăn chặn làn sóng sợ hãi mà người lãnh đạo Trung Quốc cũng biết chính là giải thể ĐCSTQ. Nói cách khác, ĐCSTQ không tan rả thì thủ đoạn ám sát như vậy vĩnh viên không kết thúc.
Iris, theo NTDTV

BBC:Tàu đánh cá TQ vào sâu biển VN được thả

  • 2 giờ trước
Tàu đánh cá Trung Quốc (ảnh minh họa)Bản quyền hình ảnhISSOUF SANOGO/AFP/GETTY IMAGES
Image captionTàu đánh cá Trung Quốc (ảnh minh họa)
Hải đội 2 Biên phòng Quảng Bình hôm 3/3 đã phóng thích hai tàu cùng chín ngư dân Trung Quốc ra vùng hải phận quốc tế.
Hai tàu này bị lực lượng biên phòng Quảng Bình truy đuổi và vây bắt hôm 2/3 khi vào đánh bắt cá sâu trong vùng biển Việt Nam ngày 2/3, truyền thông trong nước đưa tin.
Sự việc xảy ra chỉ ít ngày sau khi Trung Quốc hôm 27/2 công bố việc cấm đánh bắt cá ở Biển Đông từ 12h ngày 1/5 đến 16/8 trong phạm vi từ 12 độ vĩ Bắc đến vịnh Bắc Bộ và "giao tuyến hải vực Mẫn Áo", là diện tích bao gồm cả một số vùng biển của Việt Nam.
Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Lê Hải Bình khẳng định "Việt Nam kiên quyết phản đối và bác bỏ quy chế này của phía Trung Quốc."
Ông Vũ Duyên Hải, Phó Vụ trưởng vụ Khoa học Công Nghệ và Hợp tác Quốc tế, Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông Nghiệp Phát triển Nông thôn (NNPTNT) nói Bộ NNPTNT sẽ "chỉ đạo lực lượng kiểm ngư tập trung nhiều tàu kiểm ngư vào khu vực cấm biển để bảo vệ và hỗ trợ ngư dân sản xuất đánh bắt hải sản", trang Dân Việt đưa tin ngày 3/3.
Chi cục Thủy sản Nghệ An, thuộc Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Nghệ An, đã ra công văn hôm 28/2 chỉ đạo chính quyền các cấp thông báo cho ngư dân "nắm rõ Lệnh cấm khai thác hải sản của Trung Quốc". Công văn này cũng cảnh báo ngư dân "không khai thác qua phía đông đường phân định tại Vịnh Bắc Bộ và không vượt qua các vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên các vùng biển".
Văn bản của Chi cục Thủy sản Nghệ An về lệnh cấm bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông ngày 28/2Bản quyền hình ảnhOTHER
Image captionVăn bản của Chi cục Thủy sản Nghệ An về lệnh cấm bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông ngày 28/2

Bắt giữ tàu đánh cá TQ

Có ba tàu đánh cá Trung Quốc bị radar của Hải quân Việt Nam phát hiện đã vào sâu trong vùng biển Việt Nam sáng hôm 2/3, chỉ cách đường giới hạn phía tây vùng đánh cá chung giữa Việt Nam và Trung Quốc khoảng 13 hải lý, theo VnExpress.
Sau đó, phía Việt Nam đã cho hai tàu thuộc Hải đội 2 Biên phòng Quảng Bình "xuất kích, đẩy đuổi" nhóm tàu cá Trung Quốc, với kết quả hai tàu cùng chín ngư dân Trung Quốc bị bắt giữ, một tàu đánh cá còn lại chạy ra khỏi vùng biển Việt Nam.
Trước khi phóng thích các tàu và ngư dân Trung Quốc, lực lượng biên phòng Quảng Bình đã kiểm soát và lập biên bản cảnh cáo.
Tàu đánh cá Trung Quốc ra khơi (ảnh minh họa)Bản quyền hình ảnhXINHUA
Image captionTàu đánh cá Trung Quốc ra khơi (ảnh minh họa)

Lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương của Trung Quốc

Từ năm 2009 tới nay, Trung Quốc đã đơn phương đưa ra lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm.
Các tổ chức, hội đoàn thủy sản của Việt Nam nhiều năm nay đã cáo buộc rằng lệnh cấm của Trung Quốc gây thiệt hại đáng kể cho ngư dân Việt Nam. Có năm, hàng trăm hộ ngư dân phải ở lại bờ vì sợ bị bắt và đòi tiền phạt.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, lệnh cấm đánh cá trong khu vực Biển Đông của các quốc gia đã kí kết vào Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) là cần thiết để bảo vệ nguồn hải sản cho tương lai ở vùng biển này, nhất là trong ba tháng vào mùa cá sinh sản.
Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất ra lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông. Hồi tháng 11/2016, Tổng thống Philippinnes Rodrigo Duterte tuyên bố vùng cạn trên bãi Scarborough do Trung Quốc kiểm soát sẽ trở thành một khu bảo tồn biển nơi các ngư dân Philippines và Trung Quốc bị cấm đánh bắt cá.

Thứ Sáu, 3 tháng 3, 2017

THẾ NGỒI KHIÊM NHƯỜNG CỦA NHẬT HOÀNG AKIHITO KHI TIẾP XÚC CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO VIỆT NAM

Nhật hoàng Akihito mặc dù là vua của một cường quốc của thế giới nhưng khi tiếp xúc với các nhà lãnh đạo Việt Nam trong chuyến thăm mấy ngày qua, thông qua các bức ảnh do các phóng viên đưa lên phương tiện truyền thông, mọi người đều thấy Ngài luôn có một dáng ngồi rất khiêm nhường, cầu thị, nhún nhường trước các đối tác đối thoại...
Nhật hoàng Akihito luôn có dáng, thế ngồi nhất quán: Ngài thường ngồi hơi nghiêng, khoanh tay, chống tay, lưng hơi cúi trước chủ nhà, và luôn tỏ thái độ chăm chú lắng nghe người đối thoại...
Qua dáng ngồi chúng ta không cảm thấy không hề thấy một chút vẻ tự phụ, nghênh ngang của một vị hoàng đế đang trị vì một cường quốc được xếp vào tốp đầu của thế giới về nhiều phương diện...
Qua dáng ngồi của Nhật hoàng, thấy Ngài luôn nhất quán, tự nhiên, không tỏ vẻ dáng cho thấy văn hóa ứng xử lễ độ, cầu thị, nhún nhường của người Nhật; Điều này được thể hiện từ Nhật hoàng Akihito đến quan chức cao cấp khác của Nhật...




Nam Định: Dịch cúm gia cầm A/H5N1 bùng phát, 70 người được theo dõi sức khỏe

Từ đầu năm 2017 đến nay, dịch cúm gia cầm A/H5N1 bùng phát và diễn biến phức tạp. Hiện 70 người tiếp xúc với gia cầm nhiễm cúm đang thuộc diện theo dõi sức khỏe.

nam định, h5n1, dịch bệnh, cúm gia cầm,
Cơ quan chức năng Quảng Ngãi phun thuốc tiêu độc, khử trùng vùng xảy ra dịch cúm gia cầm. (Ảnh: Zing)
Chiều ngày 2/3, ông Đỗ Đức Lưu, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Nam Định cho biết, từ đầu năm 2017 đến nay, dịch cúm gia cầm A/H5N1 bùng phát ở 8 hộ chăn nuôi của 3 xã thuộc huyện Vụ Bản và Trực Ninh (Nam Định) với tổng số gia cầm phải tiêu hủy lên tới trên 9.100 con.
Đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh Nam Định còn 5 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 tại các hộ chăn nuôi ở xã Trực Thuận, huyện Trực Ninh đang thuộc diện theo dõi vì chưa qua 21 ngày. “Đối với 70 người ở các hộ chăn nuôi có gia cầm nhiễm cúm ốm, chết và những người có liên quan trong khu vực có dịch đã được các cơ sở y tế lập danh sách theo dõi tình hình sức khỏe theo quy định. Những người này sức khỏe vẫn bình thường và sinh hoạt tại gia đình”, ông Lưu nói.
Cũng theo ông Lưu, dù dịch cúm gia cầm đang có diễn biến phức tạp tại địa phương, nhưng bằng các biện pháp phòng chống, đến thời điểm này tại Nam Định chưa phát hiện trường hợp nào bị nhiễm cúm liên quan đến gia cầm.
Ông Lưu cũng cho biết, nếu trong trường hợp phát hiện những người nghi nhiễm cúm gia cầm với triệu chứng như: sốt cao liên tục trên 39 độ C; đau đầu, đau mỏi cơ, ho, đau họng; đau nhức cơ bắp… sẽ được đưa vào phòng cách ly ở các khoa truyền nhiễm tại các bệnh viện trong tỉnh và làm các xét nghiệm cần thiết để đưa ra kết luận chính xác nhất.
Để phòng dịch cúm A/H5N1 lây từ gia cầm sang người, ngành y tế khuyến cáo người dân tuyệt đối không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; thực hiện nguyên tắc ăn chín, uống sôi; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.
Cùng với đó, không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và các sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc. Khi phát hiện gia cầm ốm, chết phải báo ngay cho chính quyền địa phương và cơ quan thú y trên địa bàn xử lý.
Nếu thấy có các biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở liên quan đến gia cầm thì đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.
Theo khampha.vn

Yonhap: Trung Quốc cấm tất cả công dân du lịch tới Hàn Quốc

VietnamPlus 

Chính phủ Trung Quốc đã cấm tất cả các công dân nước này du lịch tới Hàn Quốc trong một động thái công khai trả đũa nhằm vào các công ty du lịch Hàn Quốc sau khi Seoul đồng ý triển khai THAAD.
Yonhap: Trung Quoc cam tat ca cong dan du lich toi Han Quoc - Anh 1
Khách hàng tại một cửa hàng miễn thuế của Lotte. (Nguồn: nikkei.com)
Ngày 2/3, hãng thông tấn Yonhap đưa tin Chính phủ Trung Quốc đã cấm tất cả các công dân nước này du lịch tới Hàn Quốc.
Yonhap dẫn nguồn tin từ một số doanh nghiệp lữ hành Trung Quốc cho biết chính quyền nước này cùng ngày đã triệu tập cuộc họp với các công ty du lịch tại Bắc Kinh và chỉ thị dừng hoàn toàn việc cung cấp các dịch vụ du lịch tới Hàn Quốc.
Theo đó, tất cả các đoàn khách du lịch định đến Hàn Quốc sẽ bị cấm mua vé máy bay và cấm xuất cảnh tới Hàn Quốc, bất kể thông qua các công ty lữ hành hay du lịch tự do.
Trung Quốc cho biết từ trung tuần tháng 3/2017, nước này sẽ hủy bỏ các gói du lịch tới Hàn Quốc, kể cả các gói hợp đồng đặt trước cũng sẽ bị hủy.
Kề từ cuối năm 2016, Trung Quốc đã giảm khoảng 20% đối với chỉ tiêu khách du lịch đến Hàn Quốc, một biện pháp công khai trả đũa nhằm vào các công ty du lịch Hàn Quốc, sau khi Seoul đồng ý để Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) trên lãnh thổ Hàn Quốc.
Hiện, giới chức Trung Quốc chưa đưa ra bình luận gì về thông tin nêu trên./.

Lý do khiến Kim Jong-Nam bị ám sát

Việc Kim Jong-Nam bị ám sát có liên quan đến cuộc đối đầu giữa Tập Cận Bình và Kim Jong-Un. Kim Jong-Nam chính là người mà Tập Cận Bình quyết định dùng để thay thế Kim Jong-Un.

Tại sao Tập Cận Bình luôn cự tuyệt không gặp mặt Kim Jong-un
Kể từ khi nhậm chức cho đến nay ông Tập Cận Bình chưa từng đến thăm Bình Nhưỡng cũng như cho phép lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đến thăm Bắc Kinh. Vậy nguyên nhân sâu xa là từ đâu?
Gần đây những sự kiện chấn động thế giới liên quan đến Trung Quốc và Triều Tiên đã liên tiếp xảy ra, đầu tiên là việc tỷ phú Trung Quốc Tiêu Kiến Hoa bị “bắt cóc” tại một khách sạn ở Hồng Kông, tiếp đó là sự kiện anh trai của lãnh đạo Triều Tiên là Kim Jong Nam bị ám sát, Triều Tiên thử tên lửa, và mới đây nhất là việc Trung Quốc lệnh cấm nhập khẩu than đã từ Triều Tiên.
Theo tờ Epoch Times và Đài truyền hình Tân Đường Nhân, những kênh truyền thông theo sát tình hình chính trị Trung Quốc nhiều năm nay, thì những sự kiện diễn ra ở trên là hoàn toàn có xâu chuỗi, và liên quan mật thiết đến việc tranh đấu chính trị giữa hai phe Tập Cận Bình và Giang Trạch Dân trong nội bộ ĐCSTQ.
Hiên tại trong 7 lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ, tức 7 Ủy viên Thường vụ Bộ chính trị ĐCSTQ, thì phe Tập có 4 người (Tập Cận Bình, Vương Kỳ Sơn, Du Chính Thanh và Lý Khắc Cường), 3 người còn lại thuộc phe Giang (Lưu Vân Sơn, Trương Đức Giang và Trương Cao Lệ). Ở các cấp bên dưới, số lượng lãnh đạo cấp cao thuộc phe Giang là rất đông đảo, nhưng số lượng này đang ngày càng giảm dần vì hiện tại ông Tập Cận Bình đang dùng chiêu bài chống tham nhũng “đả hổ diệt ruồi”, từ từ hạ bệ các lãnh đạo của phe Giang, đưa người của phe mình lên thay thế.
Xét về tương quan lực lượng thì phe Tập đang có phần chiếm ưu thế, nhưng phe Giang vẫn đang còn rất mạnh, vì trong thời gian dài nắm quyền kiểm soát Trung Quốc từ năm 1989 – 2012 (chính thức và không chính thức), cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân đã xây dựng được lực lượng vây cánh rộng lớn và rất đông đảo từ khắp trung ương đến cả các địa phương nhỏ lẻ như huyện, xã.
Song song với việc xây dựng phe cánh tại Trung Quốc, Giang Trạch Dân còn vươn vòi ra bên ngoài điều khiển thao túng chính quyền gia tộc Kim của Triều Tiên, mục đích trước đó là sử dụng nước này như một lá bài để đấu với Mỹ, và hiện tại là khuấy động nhằm gây căng thẳng ngoại giao giữa chính quyền của ông Tập với Hoa Kỳ.
Theo đó, các cán bộ cấp cao thuộc phe cánh Giang, cụ thể là Chu Vĩnh Khang, Tăng Khánh Hồng, Trương Đức Giang, Lưu Vân Sơn đều từng đến thăm Triều Tiên, và bày tỏ sự ủng hộ dành cho lãnh đạo đương thời là Kim Jong Un.
Lưu Vân Sơn, Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc, trong một chuyến thăm Bình Nhưỡng. (Ảnh: CNN)
Lưu Vân Sơn, Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc, trong một chuyến thăm Bình Nhưỡng. (Ảnh: CNN)
Lưu Vân Sơn, Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc, trong một chuyến thăm Bình Nhưỡng. (Ảnh: CNN)
Lưu Vân Sơn, Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc, trong một chuyến thăm Bình Nhưỡng. (Ảnh: CNN)
chu-vinh-khang-trieu-tien
Do đó, đằng sau các sự kiện “Triều Tiên thử vũ khí hạt nhân” đều có thể có sự tham gia của thành phần thuộc phe cánh Giang, mục đích như đã nói chính là gây khó dễ cho chính sách cải thiện quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ của ông Tập Cận Bình.
Vì thế mối quan hệ giữa ông Tập Cận Bình và Kim Jong-un là đối đầu, và ông Tập đã chuẩn bị sẵn phương án thay thế Kim Jong-un sau khi thành trừ được phe Giang, mà người được chọn thay chính là Kim Jong-nam anh trai cùng cha khác mẹ của Kim Jong-un, người đã bị ám sát vào hôm 13/02 vừa qua.

Dưới đây là xâu chuỗi những sự kiện diễn ra gần đây:

Tỷ phú Tiêu Kiến Hoa bị bắt tại Hông Kông 27/01/2017: Phía chính quyền Trung chưa có thông tin chính thức nào công nhân sự việc này, tuy giới báo chí bên trong và bên ngoài Trung Quốc đều xác định Tiêu Kiến Hoa bị ông Tập bắt để điều tham nhũng của phe Giang, và phía ông Tập cũng không có ý định giấu diếm sự việc này.
Ông Tập phải sử dụng chiêu “bắt cóc” là vì hiện tại Hồng Kông vẫn đang nằm trong quyền kiểm soát của phe Giang, nên không thể phối hợp với chính quyền Hông Kông, mà phải sử dụng cảnh sát Trung Quốc. Lý do không công khai sự việc đơn thuần chỉ là để tránh việc bị quốc tế lên án can thiệp đến quyền tự chủ của Hồng Kông, vì địa khu này hiện là một quốc gia hai chế độ.
Tiêu Kiến Hoa chính là “cổ máy rửa tiền của phe Giang”, liên quan đến hầu hết các vụ án tham nhũng lớn của gia tộc Tăng Khánh Hồng, nhân vật cấp cao thứ 2 trong phe Giang cũng như các Thường ủy Bộ chính trị hiện tại của phe Giang. Việc ông Tập bắt giữ Tiêu Kiến Hoa chính là nhắm các lãnh đạo cao nhất của phe Giang, cũng là đưa ra cảnh báo rằng Hồng Kông không còn là địa bàn của phe Giang. Đồng thời, đây cũng là một động thái quan trọng dọn đường cho cuộc bầu của trưởng đặc khu Hồng Kông diễn ra vào tháng 3 sắp tới. Ông Tập thể hiện quan điểm rất rõ ràng muốn giành lại quyền kiểm soát Hồng Kông.
Ngày 12/2, Triều Tiên bắn thử tên lửa đạn đạo: Phe Giang sử dụng Triều Tiên để đáp trả bước tiến tại Hồng Kông của ông Tập Cận Bình. Bởi vì Mỹ luôn khiển trách Trung Quốc là không cứng rắn với Triều Tiên về vấn đề hạt nhân, và điều này sẽ khiến cho chính sách cải thiện quan hệ Hoa Kỳ của ông Tập sẽ gặp trở ngại rất lớn.
Ngày 13/2, Kim Jong-un ám sát anh trai tại Malaysia: Lâu nay Kim Jong-nam vẫn luôn được phe ông Tập bảo hộ, vì thế vụ việc cho thấy chính quyền Kim Jong-un đã vượt qua làn ranh đỏ, đồng thời nhận thức chung trong nội bộ ĐCSTQ đã bị phá bỏ, đây chính là đòn đáp trả cân não của phe Giang giành cho ông Tập.
Ngày 18/2, Trung Quốc ban hành lệnh cấm nhập khẩu than đá từ Triều Tiên. Điều này có nghĩa là ông Tập Cận Bình đưa ra lời cảnh báo, sẽ chơi bài ngửa triệt hạ hoàn toàn nên kinh tế của Triều Tiêu nếu Kim Jong Un vẫn ngang ngược. Bởi than là mặt hàng xuất khẩu chính của Triều Tiên với tỉ lệ chiếm tới 35% quy mô nền kinh tế Triên Tiên. Năm 2016, Trung Quốc nhập khẩu thương phẩm và dầu nhiên liệu của Triều Tiên với tổng giá trị lên tới 450 triệu USD. Có thể nói Trung Quốc chính là nơi “viện trợ dân sinh” cho Triều Tiên. Vì thế nếu ông Tập làm mạnh tay hơn nữa, chắc chắn nền kinh tế Triều Tiên sẽ sụp đổ.
Sự ngông cuồng mà Kim Jong-un thể hiện chính là vì đằng sau có thế lực của phe Giang của ĐCSTQ chống đỡ, vì thế có thể nói quan hệ giữa Tập Cận Bình và Kim Jong-un là không đội trời chung. Đó cũng chính là lý do vì sao ông Tập chưa từng gặp mặt vị lãnh đạo đương nhiệm của Triều Tiên.
Lê Hiếu tổng hợp
Theo tinhhoa.net

MỐI QUAN HỆ “BẰNG MẶT KHÔNG BẰNG LÒNG” GIỮA TRƯỜNG CHINH-LÊ DUẨN VÀ HỒ CHÍ MINH…( Phần 6)

Phạm Viết Đào.


Lịch sử mai đây cần phải bạch hóa bài toán nhân sự của Đảng Lao động Việt Nam giai đoạn sau cải cách ruộng đất; Mối quan hệ và vai trò của ông Hồ Chí Minh với 2 vị đầu lĩnh là Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp: Vì sao 2 con người lừng danh này chịu thúc thủ trước cái gậy chỉ huy của ông Hồ Chí Minh.
Tạm nêu ra 3 giả thuyết:
1/ Ông Hồ Chí Minh là một nhà chính trị kiệt xuất, ông là người sử dụng được các thế võ của một chính khách già rơ khiến cho những “đầu lĩnh” dưới trướng của ông chịu lép; Ông Hồ Chí Minh đã triệt để lợi dụng các mối quan hệ sẵn có với các lãnh tụ CS quốc tế như Stalin và Mao Trạch Đông để củng cố vị trí lãnh tụ độc tôn của mình, lấn lướt đàn em...
Vào giai đoạn đó chỉ có ông Hồ Chí Minh là người được tiếng là từng “bắt chân bắt tay” với 2 vị đứng đầu đảng của Liên Xô và Trung Quốc là Stalin và Mao Trạch Đông; Trong chính phủ Việt Minh những vị từng được Liên Xô đào tạo thì không còn ai…Muốn đánh được Pháp phải dựa vào 2 lực lượng CS này. Ông Hồ có được lợi thế vượt trội đó…
2/ Thể chế cộng sản với chế độ “ tập trung dân chủ” lợi hại, thực chất đây là thể chế dùng sức mạnh của số đông, sức mạnh của biển người để áp đặt ý chí chính trị của kẻ cầm đầu…
Thể chế chính trị cộng sản là thể chế ưa dùng, lợi hại mà các nhà độc tài mới thích dụng vì nó cái nhãn mác rất bắt mắt dễ lừa mị số đông: Đảng CS là đội tiền phong của giai cấp vô sản; họ là tinh hoa là đại diện ưu tú của giai cấp này…
Không phải ngẫu nhiên mà một thời gian dài tại các cuộc mit tinh lớn do các đảng cs tổ chức, tại trụ sở quan trọng của các đảng CS thường chưng khẩu hiệu: VÔ SẢN TOÀN THẾ GIỚI LIÊN HIỆP LẠI !
Đây là một khẩu hiệu, một “bùa chú” có khả năng uy hiếp, làm bạt vía những nổ lực cá nhân, những khát vọng đòi tự do dân chủ cho cá nhân; có ý định đi ngược, chống lại số đông…
Đây là lý do giải thích vì sao Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp cam phận lui về tuyến 2 nhường cờ cho Lê Duẩn…

3/ Về bản chất và thành phần xuất thân, cả Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp đều xuất thân trong các gia đình có truyền thồng nho học. Không phải ngẫu nhiên mà Tướng Giáp lấy bí danh là Văn. Họ không phải là những chiến tướng thành danh trên lưng ngựa như Hàn Tín. Bản chất ở 2 vị “ tư lệnh” mang phong cách của “nho tướng” Tiêu Hà hơn là “ võ tướng” Hàn Tín. Chính vì thế nên họ nhanh chóng bị ông Hồ “ tái cơ cấu” và bị Lê Duẩn lẩn lướt mặc dù Lê Duẩn mới chân ướt chân ráo từ Nam Bộ ra…
Lê Hoan người đang cầm cương ngựa...gương mặt giống Lê Duẩn...

Lê Duẩn có chân trong thường vụ Đảng CS Đông Đương giai đoạn 1937-1939, sinh ra tại Quảng Trị và có nguồn tin cho biết ông là con rơi của Lê Hoan (1856-1915) còn có tên là Lê Tôn; là đại thần cuối triều Nguyễn. Năm 1905, Lê Hoan được lệnh về Huế làm Thượng thư bộ Binh kiêm Đô sát viện Hữu đô ngự sử…
Lê Duẩn sinh năm 1907; Năm 1939, ông được bầu vào Ban thường vụ Trung ương Đảng. Cuối năm 1939, tham dự Hội nghị Trung ương lần thứ 6; Năm 1940 ông bị thực dân Pháp bắt và kết án 10 năm tù…
Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp, Lê Duẩn dường như không có công trạng gì đặc biệt; tháng 9/1945 ông mới được cứu từ Côn Đảo về. Sau một thời gian ra Việt Bắc, ông quay lại Nam Bộ và nhận trách nhiệm lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp ở chiến trường này nhưng không có chiến công gì nổi bật…
Để hiểu thêm về con người và sự nghiệp của Lê Duẩn trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp, cần phải thông tin thêm về quan hệ của ông với Lê Đức Thọ là Tướng Nguyễn Bình, bạn chiến đấu với ông giai đoạn này…
Vào năm 1947, khi cuộc kháng chiến chống Pháp chuyển từ giai đoạn phòng ngự sang giai đoạn phản công, tại chiến khu Việt Bắc ông Hồ Chí Minh đã quyết định điều 2 người vào giúp Lê Duẩn đó là Lê Đức Thọ và Trung tướng Nguyễn Bình…Đưa 2 đầu lĩnh này vào để mục đích phân lửa ra các chiến trường, thúc đẩy cuộc kháng chiến ở Nam Bộ…
Người chủ trương đưa Lê Đức Thọ vào giúp Lê Duẩn là Trường Chinh, một người cùng quê làng Hành Thiện với Lê Đức Thọ. Sở dĩ Trường Chinh chủ trương đưa Lê Đức Thọ vào Nam vì Trường Chinh sớm nhận ra Lê Đức Thọ cũng là một “đầu lĩnh” ghê gớm, một kẻ đang ôm ấp mộng mưu bá đồ vương…
Có nhân chứng cho biết, khi cử Lê Đức Thọ vào nam để thúc đẩy cuộc kháng chiến chống Pháp, Trường Chinh có dặn Lê Đức Thọ đại ý: Hoặc là giúp hoặc là thay Lê Duẩn…Đưa Lê Đức Thọ vào giúp Lê Duẩn là đẩy “ 2 hổ vào một núi”. Nếu Lê Đức Thọ giỏi thì hãy trổ tài, giành lấy vai trò đẫu lĩnh ở chiến trường này từ tay Lê Duẩn, thúc đẩy cuộc chiến ở Nam Bộ.
Khi vào tới Nam Bộ, Lê Đức Thọ đã không tranh giành với Lê Duẩn và chấp nhận chân phò tá Lê Duẩn. Mối quan hệ này kéo dài cho tới những năm cuối đời của 2 vị đầu lĩnh này của CS Việt Nam sẽ thông tin chi tiết ở kỳ sau…
Mối quan hệ thứ 2 mà người viết muốn đề cập đó là quan hệ giữa Lê Duẩn và Tướng Nguyễn Bình; đây là một mối quan hệ mà lịch sử mai đây cùng cần bạch hóa vì còn nhiều khoảng tối về cái chết của viên tướng dạn dày chiến trận này…
Nguyễn Bình là người duy nhất được ông Hồ Chí Minh ký lệnh phong Trung tướng ngày 20 tháng 1 năm 1948, ông được Chính phủ phong quân hàm Trung tướng và cử làm tổng chỉ huy chiến trường Nam Bộ.
36 tướng phong đợt đầu này: 1 đại tướng, 1 trung tướng còn lại là thiếu tướng bây giờ còn 1 vị duy nhất còn sống đó là Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh…
Người quyết định cử Tướng Nguyễn Bình vào đốc chiến chiến trường Nam Bộ chính là ông Hồ Chí Minh; ông Hồ Chí Minh cử Nguyễn Bình vốn là một viên tướng từng trải trận mạc, tài cầm quân có đánh du kích…
Khi nói tới chiến khu được giải phóng trước 9/1945 thì người có công đó tướng Nguyễn Bình và Chu Văn Tấn chứ không phải là Tướng Võ Nguyên Giáp.
Chiến khu Đông Triều, còn gọi là chiến khu Trần Hưng Đạo ở khu vực Đông Bắc Việt Nam được giải phóng là do tài dùng binh của tướng Nguyễn Bình; mặc dù lúc đó lực lượng của ông chưa đông, lấy súng Nhật trang bị cho quân mình để đánh chiếm các đồn bốt Nhật…
Nguyễn Bình xuất thân là một Tướng Quốc dân đảng…
Ông Hồ Chí Minh cử Nguyễn Bình vào giúp Lê Duẩn đẩy mạnh cuộc kháng chiến ở Nam Bộ, đoàn kết các lực lượng của các giáo phải, các lực lượng lục lâm thảo khấu ở bưng biền Nam Bộ như Bảy Viễn, Trịnh Minh Thế…lôi kép họ về với Việt Minh…
Lê Duẩn là cán bộ chính trị, muốn nói chuyện với đám lục lâm thảo khấu này thì phải là Nguyễn Bình, phải dùng Nguyễn Bình mới yểm được đám này…
Năm 1948 Nguyễn Bình được cử vào và đã thu phục được đám lục lâm này, một số đã quay sang ủng hộ Việt Minh vì họ chịu tài Nguyễn Bình chứ không phục tài Lê Duẩn…
Như vậy, mối quan hệ giữa Lê Duẩn-Nguyễn Bình đã lặp lại tấn bi kịch của Lưu Bang-Hàn Tín khi xưa; Lê Duẩn sớm nhận ra uy tín đầu lĩnh của mình bị thách thức bởi Tướng Nguyễn Bình…
Hiện nay một vài nhân chứng cho rằng cái chết của Nguyễn Bình là cái chết bị “ đá phản lưới nhà”; Nguyễn Bình đang tung hoành ngang dọc tại chiến trường này thì đột nhiên có lệnh điều trở lại Việt Bắc…Một cái lệnh đầy khuất tất, có ý kiến cho là lệnh giả ?
30 vệ binh dưới quyền chỉ huy của Lê Đức Anh sau này trở thành Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dưới thời Lê Duẩn mà lại không bảo vệ được Nguyễn Bình, khiến cho ông bị phục kích bắn chết ở Cămpuchia ?
( Theo WikiPedia thì người tháp tùng bảo vệ Tướng Nguyễn Bình ra Việt Bắc là Tiểu đoàn trường Nguyễn Văn Sĩ, nay là Thiếu tướng nghỉ hưu tại Thành phố Hồ Chí Minh; Còn theo Tướng Lê Duy Mật, người từng chiến đấu với Tướng Nguyễn Bình ở chiến khu Đông Triều thì chịu trách nhiệm bảo vệ Nguyễn Bình là Lê Đức Anh ?)
Một nhân chứng kể: khi nghe tin Nguyễn Bình bị phục kích bắn chết trên đường ra Việt Bắc, ông Hồ Chí Minh đã bật dậy đi đi lại lại trong lán, dậm chân: Nguyễn Bình mà bị phục kích bắn chết ư ???
Ông Hồ Chí Minh là người biết tài đánh du kích của Nguyễn Bình; thế nhưng cuối cùng thì viên tướng này lại bị chính cái võ du kích đốn hạ. Cái chết của Nguyễn bình giống như Trương Phi thời Tam Quốc một tiếng thét làm bạt vía ngàn vạn quân Tào cuối cùng bị chọc tiết bới 1 tay thợ cắt tóc…
Gần đây dư luận chăm chú về loạt bài trên báo CAND phỏng vấn 2 con trai của ông Lê Duẩn về phép đối nhân xử thế của ông Lê Duẩn khi ngồi trên chiếc ghế TBT Đảng. Cùng trên báo này lại có loạt bài viết khá kỹ về cuộc đời binh nghiệp của viên tướng Nguyễn Bình, một viên tướng lừng danh giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống pháp và giai đoạn cướp chính quyền trước 8/1945... (Nguyễn Bình – Vị tướng huyền thoại: Đặc phái viên quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh - ANTG-CAND )
Đọc loạt bài viết về Lê Duẩn-Nguyễn Bình trên báo Công an nhân dân đưa gần đây không khỏi làm cho người đọc chạnh lòng liên tưởng tới mối quan hệ “ điểu tận thì cung tàn” giữa Lưu Bang và Hàn Tín trong giai đoạn Hán-Sở tranh hùng…
P.V.Đ.

( Còn nữa…)