Campuchia cấm xuất cát ra nước ngoài
Chính phủ Campuchia cấm xuất cảng cát ra nước ngoài.
Đây là nội dung một nghị định của chính phủ Phnom Penh được ký vào ngày 10/07 vừa qua, theo đó cấm xuất khẩu cát từ tỉnh duyên hải Koh Kong ra nước ngoài. Việc mua bán và khai thác cát trong nước vẫn tiếp tục.
Các nhà hoạt động môi trường ở Campuchia hoan nghênh nghị định này nhưng nghi ngờ tính hiệu quả của nó vì trước đây đã từng có lệnh cấm như vậy, nhưng hoạt động xuất khẩu cát vẫn được tiến hành.
Giới hoạt động môi trường tại Xứ Chùa Tháp cũng nói rằng họ muốn cấm hoạt động khai thác cát trên toàn quốc, trong đó có việc hút cát trên sông Mekong, chứ không chỉ cấm khai thác cát biển tại tỉnh Koh Kong mà thôi như trong lệnh cấm của chính phủ.
Người ta cho rằng hoạt động khai thác cát tại bờ biển và trên các dòng sông sẽ ảnh hưởng nặng nề đến môi trường thiên nhiên của Campuchia.
Cát khai thác được ở Campuchia được xuất khẩu sang Singapore dùng cho nhiều công trình xây dựng ở đó.
Tình hình tương tự cũng xảy ra ở Việt Nam, chính quyền và người dân đang phải vất vả chống lại nạn khai thác cát lậu trên các dòng sông để xuất khẩu ra nước ngoài. Hoạt động này, theo các nhà khoa học đang làm xói lở các bờ sông, và đe dọa đồng bằng sông Cửu Long trước hiện tượng xói mòn và lún chìm khi nước biển dâng cao.
Cấp phép 'nhận chìm' bùn thải ở Hòn Cau: Bộ TN&MT tin kiểm soát được tình hình
14/07/2017 00:33 GMT+7
- Chiều 13/7, ông Phạm Ngọc Sơn - Phó tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo đã thay mặt Bộ TN-MT báo cáo trước kỳ họp lần 4 HĐND Bình Thuận khóa X về toàn bộ quá trình thẩm định cấp phép “nhận chìm” gần 1 triệu m3 bùn thải do nạo vét xây dựng cảng Vĩnh Tân tại vùng biển cách khu bảo tồn Hòn Cau 8km.
Xả thải hay nhận chìm?
Giải thích về lý do tại sao dùng từ nhấn chìm, ông Sơn cho biết: khái niệm “nhận chìm vật chất” là một khái niệm chính thức đã được quy ước trong Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 mà Việt Nam là thành viên.
Khu vực nhận chìm bùn thải cách khu bảo tồn Hòn Cau 8km |
Theo quy định của Luật Tài nguyên Môi trường Biển & Hải đảo (TMMTB&HĐ) của Việt Nam và Công ước của Liên Hiệp Quốc thì nhận chìm là sự trút bỏ có ý thức xuống biển các loại chất thải, chất trơ, chất nạo vét…Trong đó, Luật TNMTB&HĐ đã quy định cụ thể về việc nhận chìm, về vật chất được nhận chìm, trình tự thủ tục và cấp có thẩm quyền cấp phép nhận chìm”.
Ông Sơn cho biết thêm, mặc dù Việt Nam chưa có kinh nghiệm về quản lý nhận chìm, nhưng cơ sở để Bộ TN-MT nghiên cứu xây dựng Luật TNMTB&HĐ quy định cụ thể việc nhận chìm, là căn cứ vào kinh nghiệm của quốc tế và Nghị định thư London 1996. Do vậy những quy định của Luật này đều tương tự như các quy định của quốc tế.
Giải thích vật chất nhận chìm có phải là chất thải hay không, ông Sơn cho biết Luật quy định có trường hợp là chất thải, nhưng cũng có trường hợp không là chất thải. Riêng chất nhận chìm tại Vĩnh Tân không phải là chất thải từ nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân.
“Đây là chất có từ lâu đời dưới biển, nay vì nhu cầu cho tàu vào chúng ta phải đào nó lên và đem chuyển nó đi chỗ khác. Nó là của biển và chúng ta đưa nó về biển” ông Sơn cho biết.
'Cấp phép đúng pháp luật...'
Trình bày trước HĐND tỉnh Bình Thuận ông Sơn nói: “khi nhận được bộ hồ sơ xin nhận chìm của Công ty TNHH Vĩnh Tân 1, Bộ TN-MT đã hết sức thận trọng trong quá trình xem xét. Mặc dù không có quy định, nhưng Bộ đã thành lập Hội đồng thẩm định hồ sơ cấp phép gồm 22 nhà khoa học, hải dương học, các ngành,… “
Ông Phạm Ngọc Sơn trình bày quan điểm của Bộ TN-MT trước HĐND tỉnh Bình Thuận |
Quá trình thẩm định Bộ TN-MT đã bám sát 4 yếu tố theo quy định của Luật: không được là chất chứa phóng xạ, chất độc vượt tiêu chuẩn môi trường; không tác hại ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và nguồn lợi thuỷ sản; không thể lưu giữ trên đất liền hoặc không hiệu quả về KTXH; và thuộc danh mục được phép nhận chìm. Cả 4 yếu tố này qua thẩm định thì đều đáp ứng, nên theo quy định của pháp luật phải cấp phép nhận chìm cho hồ sơ này.
Về khu vực nhận chìm, theo Luật TNMTB&HĐ, khu vực nhận chìm phải đảm bảo Quy hoạch sử dụng biển và Quy hoạch khai thác bền vững vùng tài nguyên vùng bờ. Tuy nhiên 2 luật này Việt Nam chưa có, do vậy Bộ TN-MT đã căn cứ vào Báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và đã được phê duyệt từ năm 2014 để làm cơ sở pháp lý cấp phép.
Khó ảnh hưởng Hòn Cau
Trả lời câu hỏi của đại biển Nguyễn Toàn Thiện (Chủ nhiệm Đoàn luật sư Bình Thuận) về chất nhận chìm cụ thể là gì và giải pháp hạn chế tác động của nó, ông Sơn cho biết, theo hồ sơ của Công ty Vĩnh Tân thì chất nhận chìm có hàm lượng 80% là sạn sỏi cát, chỉ có 2% là bùn và sét, còn lại là là vỏ ốc, sò…nên khả năng phát tán ra môi trường biển khi nhận chìm là rất thấp. Ngoài ra vị trí nhận chìm là vùng sâu hơn rất nhiều so với khu vực Hòn Cau nên việc dịch chuyển vật chất đã nhận chìm ngược lên khu vực Hòn Cau là ít có khả năng xảy ra.
Đại biểu HĐND Nguyễn Toàn Thiện chất vấn tại hội trường
|
Căn cứ vào điều kiện thời tiết, thuỷ triều, động lực biển…ở khu vực này, Bộ TN-MT đã tính toán cho phép nhận chìm từ tháng 6 – 10 tức vào mùa gió Tây Nam để hạn chế thấp nhất khả năng phát tán, nếu có thì chỉ phát tán ra biển chứ không đi vào phía Hòn Cau.
Ngoài ra ông Sơn cho biết đã yêu cầu Công ty Vĩnh Tân áp dụng giải pháp: Dùng xà lan mở đáy cách mặt biển 5m vận chuyển chất thải đến khu vực nhận chìm để xả xuống biển nhằm hạn chế sóng, gió bề mặt gây phát tán và dùng lưới chắn quây khu vực nhận chìm để ngăn ngừa phát tán.
Bản đồ khu vực nhận chìm chất bùn thải |
Về vấn đề hậu kiểm trong quá trình thực hiện, ông Sơn thông báo đã chỉ định Viện Hải dương học tiến hành giám sát độc lập tại 13 điểm quan trắc hằng ngày nhằm nắm các thông số trong nước biển khi thi công nhận chìm. “Chỉ cần 1 trong 13 vị trí quan trắc trên nếu phát hiện một số liệu vượt quy chuẩn chất lượng môi trường nước thì phải dừng hoạt động nhận chìm ngay” ông Sơn nói.
Về trách nhiệm giám sát, Bộ TN-MT sẽ thành lập tổ công tác liên ngành cùng với tổ giám sát đặc biệt gồm 29 người của UBND tỉnh Bình Thuận và Viện Hải dương học để phối hợp tiến hành giám sát.
“Chúng tôi quan niệm phát triển kinh tế, không đánh đổi môi trường. Tuy nhiên quá trình thực hiện ít nhiều có tác động, vấn đề là làm sao giảm thiểu thấp nhất trong khuôn khổ theo quy định của pháp luật. Với những giải pháp như vậy chúng tôi tin rằng chúng ta có thể kiểm soát được tình hình. Việc người dân quan tâm đến hoạt động này là rất đúng. Chúng tôi hoan nghênh các đánh giá phản biện của dư luận và các nhà khoa học. Hiện nay chúng tôi đang bàn với Viện Hàn lâm khoa học đánh giá lại một lần nữa các giải pháp về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhận chìm này…”.
Về lâu dài có tiếp tục cho nhận chìm tại khu vực này hay không, ông Sơn đề nghị tỉnh Bình Thuận phải nghiên cứu đánh giá, có thể tìm một vị trí khác. “Hiện nay Vĩnh Tân 2, 3 đã nộp hồ sơ xin nhận chìm 2,4 triệu m3 rồi nhưng có tiếp tục cho hay không thì chúng tôi sẽ tiếp tục xem xét” ông Sơn cho biết.
Vụ biển Hòn Cau: ‘Không đánh đổi môi trường lấy kinh tế’
Ông Nguyễn Ngọc Hai, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã phát biểu như trên tại kỳ họp HĐND tỉnh sau khi thông tin cắt bỏ diện tích khu bảo tồn biển Hòn Cau “làm nóng” nghị trường.
Phát hiện bể chứa bùn thải hôi khủng khiếp ở nhà máy giấy Lee&Man
Bà Thủy mục sở thị bên trong nhà máy giấy đã sốc nặng vì phát hiện bể chứa bùn thải có mùi hôi gấp chục lần mùi hôi bay qua phía khu dân cư.
168 tấn bùn bô xít trên tàu Formosa nhập về
Phát hiện tàu hàng Formosa có 168 tấn bùn bô xít, các lực lượng chức năng Hà Tĩnh đang cho kiểm tra và lấy mẫu gửi đi phân tích.
Bùn đỏ tràn ra biển do vỡ hồ chứa nước khai thác titan
Hồ chứa nước khai thác titan của Công ty Tân Quang Cường (xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận) bất ngờ vỡ khiến một lượng lớn bùn đất tràn qua đường quốc lộ, chảy xuống biển.
Lê Huân
Đổ ra biển chất thải điện than: Đừng hi sinh môi trường
GS. TSKH Nguyễn Ngọc Trân
(Diễn đàn trí thức) – Để chủ trương “Không đánh đổi môi trường với tăng trưởng kinh tế” được thực hiện…
Ngày 28/6, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã ký giấy phép chấp thuận cho Công ty TNHH điện lực Vĩnh Tân 1 nhận chìm gần 1 triệu m3 bùn, cát ra vùng biển thuộc xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong (Bình Thuận).
Cho phép đổ ra biển một triệu m3 thải của nhà máy nhiệt điện than Vĩnh Tân chắc chắn tác hại đến môi trường biển trước mắt và lâu dài, chẳng những tại chỗ mà còn lan tỏa ra.
Nguy hiểm hơn đó là một tiền lệ. Đã có một công ty khác thuộc tập đoàn EVN đang xúc tiến xin phép đổ xuống biển xã Vĩnh Tân 2,4 triệu m3 chất thải. Chắc rồi đây nhà máy nhiệt điện than Duyên Hải (Trà Vinh) cũng sẽ làm như thế vì cùng lý do không đủ chỗ chứa thải trong đất liền.
Nạo vét bến cảng chuyên dùng của Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1. Ảnh Nhân dân
Tại sao có tình hình này? Vấn đề nằm ở chỗ hồ sơ của rất nhiều dự án đầu tư, nhiệt điện than nói riêng, mới ở mức tiền khả thi đã được thông qua chủ trương đầu tư. Báo cáo đánh giá tác động môi trường làm để đối phó. Tổng dự toán đội lên gấp 2 – 3 lần khi đi vào triển khai. Ngân sách nhà nước bị cài vào thế “đã phóng lao, phải theo lao”. Môi trường ở vào thế phải chấp nhận bị hy sinh.
Cấp thiết phải giải quyết tại gốc: chấn chỉnh việc chuẩn bị các hồ sơ dự án đầu tư trong đó có vấn đề bãi chứa thải đối với các nhà máy nhiệt điện than. Chủ trương đầu tư sẽ không được phê duyệt chừng nào hồ sơ không làm rõ vấn đề này và chứng minh không tác động xấu đến môi trường.
Theo quy hoạch chiến lược phát triển ngành điện Việt Nam, nhiệt điện than sẽ đóng vai trò chủ đạo trong ngành năng lượng cả nước, khác với xu thế chung trên thế giới, kể cả Trung Quốc, là không xây mới, và có lịch trình ngưng các nhà máy nhiệt điện than đang hoạt động.
Để chủ trương “Không đánh đổi môi trường với tăng trưởng kinh tế” được thực hiện, phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường cho từng nhà máy và báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược cho các nhà máy nhiệt điện than tại từng khu vực, trong đó có khu vực ven biển, làm nghiêm túc và được thông qua đúng theo quy định của pháp luật.
GS. TSKH Nguyễn Ngọc Trân (Nguyên Chủ nhiêm Chương trình khoa học nhà nước 60-B “Điều tra cơ bản tổng hợp đồng bằng sông Cửu Long” (1983-1990). Đại biểu Quốc hội các khóa IX, X, XI)
Nguồn: http://baodatviet.vn/dien-dan-tri-thuc/do-ra-bien-chat-thai-dien-than-dung-hi-sinh-moi-truong-3338929/
SOS! CLIP PHÓNG SỰ VTC 14 ĐÃ CHÍNH THỨC VẠCH TRẦN: THỨ TRƯỞNG BỘ TNMT NGUYỄN LINH NGỌC ĐÃ NÓI DỐI, LỪA DÂN
VTC14 vừa công bố bản phóng sự quay cận cảnh dưới đáy biển Vĩnh Tân, Tuy Phòng, Bình Thuận, vùng bị cho phép nhấn chìm 1 triệu mét khối bùn. Kết quả cho thấy màn chắn bùn của công ty điện lực Vĩnh Tân 1 (95% vốn Trung Quốc) đã được nhanh chóng triển khai, nhưng rất thưa thớt, mong manh và nhiều khe hở.
Đặc biệt nhất dưới đáy biển vùng này có nhiều đá, san hô và thảm thực vật, sinh vật tầng đáy. Điều này hoàn toàn khác với những gì ông thứ trưởng Bộ tài nguyên môi trường Nguyễn Linh Ngọc đã từng nói, rằng đáy biển vùng bị cấp phép xả thải chỉ toàn cát (https://goo.gl/RmeXkY).
Vậy là thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc đã nói dối, lừa dân để cấp giấy phép cho xả thải. Đây rõ ràng là một sự lừa đảo, đổi trắng thay đen và là một tội ác, bởi vì nó sẽ gây ra một đại họa môi trường không thể cứu vẫn cho vùng biển Bình Thuận và Ninh Thuận.
Với sự lừa dối và tội ác này, thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc phải bị cách chức và thậm chí phải bị truy tố. Giấy phép cho xả thải phải bị thu hồi.
Người dân các tỉnh Nam Trung Bộ, nạn nhân của âm mưu và hiểm họa môi trường này, cần bằng mọi giá lên tiếng và hành động để ngăn chặn việc này lại.
(Nguồn #VTC14)
Đặc biệt nhất dưới đáy biển vùng này có nhiều đá, san hô và thảm thực vật, sinh vật tầng đáy. Điều này hoàn toàn khác với những gì ông thứ trưởng Bộ tài nguyên môi trường Nguyễn Linh Ngọc đã từng nói, rằng đáy biển vùng bị cấp phép xả thải chỉ toàn cát (https://goo.gl/RmeXkY).
Vậy là thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc đã nói dối, lừa dân để cấp giấy phép cho xả thải. Đây rõ ràng là một sự lừa đảo, đổi trắng thay đen và là một tội ác, bởi vì nó sẽ gây ra một đại họa môi trường không thể cứu vẫn cho vùng biển Bình Thuận và Ninh Thuận.
Với sự lừa dối và tội ác này, thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc phải bị cách chức và thậm chí phải bị truy tố. Giấy phép cho xả thải phải bị thu hồi.
Người dân các tỉnh Nam Trung Bộ, nạn nhân của âm mưu và hiểm họa môi trường này, cần bằng mọi giá lên tiếng và hành động để ngăn chặn việc này lại.
(Nguồn #VTC14)