Ghi chép của Viên
Dung-Huỳnh Tâm-Hải Âu
Binh lính của quân đội Việt Nam tử vong và bị thương tại những Núi Đất 48, 49, 50, 604, 605, 832, 968, 1058, bị quân Trung Quốc chôn vùi cùng một giao thông hào. Ảnh: Hải Âu (海鸥DF-1, Q27).
Những địa trong bài viết này được gọi theo ký hiệu của phía Trung Quốc; Chúng tôi chỉ nhận ra ký hiệu C 211 tương ứng với Cao điểm 685 mà phía Việt Nam gọi; Mỏm núi đá vôi này được CCB Hà Giang gọi là " Lò vôi thế kỷ" vì đá vôi bị đạn pháo 2 bên bắn cho tơi tả trắng xóa như vôi...Còn F là Cao điểm 1509, B là Cao điểm 772
Biên giới Việt Bắc
rung chuyển
Chúng tôi tranh thủ nghe cho hết lời tường
thuật của Hải Âu (海鸥DF-1, Q1) về chiến sự Lão Sơn, vào tháng 7 năm 1984. Tôi không
thể bỏ lỡ cơ hội để nghe câu chuyện về chiến tranh biên giới Việt-Trung. Tôi
hết lòng kiên nhẫn, ngồi ngóng đợi, nghe tiếp để tìm hiểu cho rõ quân đội Việt
Nam thắng hay bại, tinh thần có phấn khởi hay buồn bã. Đồng thời, phải vận dụng
trí nhớ, chú ý từng lời nói theo dõi diễn biến vùng biên giới của đất nước
Việt, xem Trung Quốc chiếm cứ tới đâu. Trưa nay tạm dùng “lương khô” cơm của
chiến trường, uống nước suối núi rừng Lão Sơn. Trong lúc ăn, chợt nhớ đến câu
thơ “chén đưa nhớ bữa hôm nay” trong trường ca Kiều của Nguyễn Du [1]
Hải Âu (海鸥DF-1, Q1) tường thuật tiếp:
– Trong đêm 11
tháng 7/1984. Thiếu tướng Trương Hựu Hiệp (张又侠- Zhang Youxia), Tham mưu trưởng Quân đoàn 40.
Con trai của Đại tướng Trương Tôn Tốn (张宗逊-
Zhang Zongxun. Tiếp nhận 2 mật lệnh của Quân Ủy trung ương (CPC).
Thiếu tướng Trương Hựu Hiệp (张又侠 – Zhang Youxia). Ảnh:
Hải Âu (海鸥DF-1, Q40)
Chuyển vào chiến
trường Laoshan mật lệnh “chiến thắng”, nội dung: (Giám sát chiến trường, binh
vận phân ly địch quân Việt Nam), và “tốc độ phía trước” (phản ứng nhanh, chuyển
địch quân ra khỏi Laoshan Tây Nguyên, phục hồi cao điểm 968). Trong khi ấy,
phiá địch quân do tên tướng Lê Duy Mật, Tư lệnh Trưởng mặt trận Hà Giang trực
tiếp chỉ huy. Đang huy động hoả lực hơi tàn, gồm các Sư đoàn 313, 356, và Sư
đoàn 316, chia thành 3 hướng, nhằm tấn công núi đất 968 (Tây Nguyên).
Pháo binh Việt Nam mở rộng pháo kích và vị trí phòng thủ của quân
đoàn 67, tại C211. Ảnh: NF3.86.
Hôm ấy quân ta có 18
chốt phòng ngự, đối đầu với 2 Sư đoàn của địch quân, nếu nói trận chiến thắng
này sẽ thuộc về ai, rất khó xác định, bởi địch quân cho ra hết hoả lực; lúc 3
giờ đến 3 giờ 30 phút, sáng ngày 12/7/1984. Địch quân mở đầu tấn công, đụng
phải pháo binh của ta đã chuẩn bị trước, các chốt phòng ngự xây dựng kiên cố,
nhằm mở rộng địa bàn phòng thủ, đúng lúc các vị trí pháo binh đã sẵn sàng cho
đạn vào nòng, theo lệnh quân đội ta đương nhiên phải phản ứng nhanh, lập tức 3
giờ 10 phút pháo binh cho mưa đạn đến 04 giờ 30 phút, cả hai bên ngưng lại để
thu tàn cuộc chiến.
Trong chiến trường khó
ai biết trước, bởi mọi sự đều xuất hiện trong giây phút bất ngờ, những núi đất
(Tây Nguyên) 146, 169, 142, 100, 116, và 1072, trước đây vài tháng do quân đội
Trung Quốc làm chủ, nay liên tục bị ăn pháo kích của Việt Nam. Sư đoàn 119,
phải cho 3 Tiểu đoàn, truy kích các ổ pháo của địch quận tại vùng núi Lão Sơn,
nhưng vô năng, do pháo binh địch quân thuộc địa hình, và di động binh vào ban
đêm.
Được biết hôm ấy, địch
quân (Việt Nam) đã có mặt ở phía Đông, và phía Bắc của các núi đất 156, 150
(Tây Nguyên), đang tăng cường tổ chức lại lực lượng, tuy nhiên những chỉ huy
của Sư đoàn 313 có phần bối rối, bởi cuộc tấn công quy mô cách 3 ngày trước
không thành công, quân tướng đã tổn hao khá nhiều. Đến ngày thứ tư, họ liên tục
thực hiện đưa quân bám chặt vùng núi đất 662-6, Laoshan. Địch quân bao vây quân
Trung Quốc kéo dài 8 km về phía trước.
Đúng 06 giờ 15, tại
núi đất 662-6, quân ta trở tay không kịp, báo tin cho Sư đoàn 74, và Trung đoàn
876, 198, 821 viện binh, hướng thẳng đến điểm núi 151, 145, 100. Áp lực vào
Trung đoàn 364 của địch quân, làm giãn bớt binh lực ra khỏi núi 662-6. Cùng lúc
tạo mọi nỗ lực để nắm bắt núi 662-6. Một nỗ lực khác đã xác định được vị trí
tấn công, Sư đoàn 119, Trung đoàn 120 bộ binh, yểm trợ 3 tiểu đoàn pháo binh, 1
tiểu đoàn tên lửa đưa đến núi 90, 92, 110, 164, 169, 140, 146, 647. Trung đoàn
85 pháo binh thuộc Sư đoàn 119 đi đầu chụp pháo xuống những đỉnh núi, hơn 583
tên lửa, ngăn chặn được quân tiếp viện của đối phương; Trung đoàn 120 cho Tiểu
đoàn Cannon 152 pháo, và Tiểu đoàn 130 tên lửa, tập trung chụp pháo trên đầu
ta, để mở rộng khu vực tấn công và xây dựng phòng thủ cho các điểm núi mới
chiếm được. Quân báo còn cho biết địch quân đang di chuyển 12 khẩu pháo đối đầu
với 52 pháo của quân ta.
Pháo binh Trung Quốc phủ đầu núi đất C211 Lão Sơn. Ảnh: NF3.86.
07 giờ 20. Thậm chí
quận ta, ra lệnh cho Trung đoàn 319 bỏ núi 169, 150 (Tây Nguyên), rút về núi
đất 149. Những Trung đoàn pháo binh khác, nhận nhiệm vụ kích lửa chụp lên núi
150, 156, 164, 169, tạo ra một hủy diệt lớn của pháo, trận này được xem chiến
thắng.
07 giờ 47. Bộ binh
chia ra hai hướng di chuyển đến điểm núi 149, 169, 150. Trung đoàn pháo 319
tiến quân chặt chẽ với pháo binh bắn phá toàn khu vực, một lần nữa quân ta
thương vong nhiều, buộc phải rút lui về phía Đông của vùng núi 169, và 150.
08 giờ 10, Trung đoàn
319 tiếp nhận sứ mệnh, phải rút lui khỏi núi đất 142, để bít lỗ (diệt tận) địch
quân Việt Nam. Mặc khác Trung đoàn 319 phản công bắn phá, và tiến quân lên điểm
đồn núi đất 251, 411. Cùng lúc cấp chỉ huy tăng cường Trung đoàn 876, đánh lên
núi 115, 634 Tây Nguyên, lập thế trận “gây sốc”. Quân đoàn 40 cho viện binh mật
danh “súng”, ngụ ý: Trung đoàn 120 lập tức di chuyển chủ lực pháo gồm 152 khẩu.
Cho cối pháo nổ tung chiến trường, đàn áp và bám sát núi đất 92, 113, 114, 412,
647. Hậu quả bị lửa thiêu cháy quân ta 138 tử vong, địch quân có 15 tên.
09 giờ 12, Bộ tư lệnh
chiến trường đề cập đến quyết định đưa Trung đoàn 319 pháo binh, công kích đỉnh
núi 156, 169, 140-146. Tiểu đoàn 85 pháo binh, và tên lửa 130 cho nghẽn lỗ nước
(súng phun hoá học), Trung đoàn 120 cho hai tiểu đoàn pháo binh hổ trợ 130 tên
lửa hầu ngăn chặn địch quân phía Nam núi đất 108, 511. Thậm chí còn tăng cường
pháo binh 152 Cannon để ngăn chặn địch quân phản công, sau đó 2 khẩu pháo 130
ngăn chặn được pháo binh Việt Nam, điểm núi 662,6, trở thành bấp bênh, quân ta
tập trung công kích thành công chiếm được núi 662,6.
Mỗi đêm, pháo binh Việt Nam-Trung Quốc thi nhau đốt cháy vùng
núi Lão Sơn. Ảnh: NF3.86.
Từ 7 giờ 30 sáng đến
12 giờ 48, trong lúc Trung đoàn 43 di chuyển đại bác, được tin có sự hỗ trợ của
Trung đoàn 15 pháo binh thuộc Sư đoàn 119, đã nhận lời mời nhảy vào mục tiêu
chiến đấu. 13 giờ 30, trước khi thông qua “xác định tấn công của địch quân”, Tư
lệnh Sư đoàn 45 bộ binh yểm trợ hỏa lực để phục hồi núi đất 142, 150, 169,
quyết khôi phục lại cả vùng núi Laoshan như theo tư thế phòng thủ ban đầu, giờ
khởi động chiến đấu trước màng đêm xuống.
14 giờ 05, Sư đoàn 119
hỗ trợ pháo binh, lấy lại được đồi núi 142. 15 giờ 30, Trung đoàn 319 theo
nhiệm vụ, cho pháo kích liên tiếp, ba loạt đạn trên 654 tên lửa, vào vị trí đồi
149 ở phía Đông. 16 giờ 10, chuẩn bị hoàn chỉnh phản công. 16 giờ 35, một khối
lượng tên lửa của Trung đoàn 319 pháo binh, làm chủ đồi núi 150, 169 và đến hai
lần ngăn chặn hàng loạt đám cháy trong trận chiến, tiếp theo Trung đoàn 319
khôi phục lại đồi núi 169. 17 giờ 41, lấy lại hai điểm núi 150, 662-6, tạm kết
thúc chiến đấu.
17 giờ 30 hôm sau, 1
Tiểu đội quân báo hướng dẫn Tiểu Đoàn 149 thi hành sứ mệnh đột kích hướng Nam
núi 968, 1072 làm chốt dựa cho hậu binh Tiểu đoàn 152 thuộc Trung đoàn 120 pháo
binh, tấn công lên núi đất 90, 93 và cả hai bên sườn thung lũng, chặn được
đường địch quân rút quân, tiêu diệt gọn gàng tại núi 968, 11 giờ 45 phút trưa
lửa pháo tập trung chiến đấu, địch quân núi đất 902 thất thủ .
18 giờ 20 đến 19 giờ
05, những cánh quân ta tập trung tấn công lên núi đất 121, Có những Trung đoàn
pháo binh trợ chiến, dán xuống đầu địch quân một đòn nặng. Kể ra địch quân cũng
kiên cường; quân của ta mở 8 cuộc tấn công núi đất 34, 35, 33, 32 cùng với hai
nhóm tên lửa pháo hỗ trợ. Hoả lực pháo binh và bộ binh trong trận chiến này,
tấn công mạnh mẽ lên đồn trại của địch quân, có kết quả sớm hơn dự định, Bộ chỉ
huy quân sự chiến trường Lão Sơn, cho biết hành động trả đũa của ta tạm kết
thúc, thu hồi được Laoshan, và xua đuổi địch quân ra khỏi biên giới.
Cuộc chiến tranh ngày
ấy, đã nghiền nát quân đội Việt Nam, không còn khả năng tăng cường tấn công quy
mô như trước đây, thiệt hại của ta có 27 bệ phóng, 10 súng phòng không, 21 súng
máy hạng nặng, 10 chiến xa, 9 radar quan sát YLC, hư hao trên 373 bộ phận pháo
binh, tiêu thụ 3.443 bom, 433 đạn lửa, 16.223 viên đạn cho bộ binh. Tiêu diệt
hơn 157 địch quân, và 9 tù nhân.
Từ trên đỉnh núi 277, pháo binh Trung Quốc chận trước cửa đường
tiến quân của Việt Nam lên đồn C211. Ảnh: NF3.86.
20 giờ 35 cùng ngày,
một cánh quân khác của ta, gồm Pháo binh hỗ trợ Bộ binh tấn công vị trí núi đất
968 và 604, đặc biệt có 2 Trung đoàn 20, và 12 cảm tử quân độc lập thuộc quốc
phòng có khoảng 280 binh sĩ, gọi là “hệ thống chữa cháy” hoạt động nghiêm ngặt
có phong cách riêng của nó, một tiểu đội đi đầu hành quân tiếp cận địch quân,
và hậu binh chiến đấu công sự đường ngầm, phục vụ trước khi Quân đoàn 27 và
Quân đoàn 39 tấn công trại của địch quân, tại vị trí núi đất 603, 604, 968
ngoài ra còn có cả Sư đoàn pháo hỗ trợ chiến đấu.
Đến ngày 10 tháng 10
năm 1986, quân ta làm chủ Lão Sơn, hoàn thành phục hồi những đỉnh núi, lập trại
binh, và phối trí phòng thủ, tăng cường phòng ngự, chuẩn bị mở chiến dịch mới,
tại núi đất 662,6 phối trí lại sinh hoạt an ninh quân đội, đưa cấu hình khẩu
pháo 85 vào hoạt động, tăng cường súng không giựt 105, súng máy 12,7, 14,5, tập
trung vào hướng của vị trí núi đất 50, 49, 48.
Trung đoàn Pháo binh
22 và 140 sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ phản công. Lúc 6 giờ sáng ngày
14/10/1986 chụp tên lửa pháo xuống núi đất 604, 968, phá hủy các điểm tấn công
từ núi 832 và 1058, có những khu vực công sự của địch quân. Hoả lực của ta
(Trung Quốc) chia thành 3 cánh quân mở hàng rào chiến đấu, tiến lên phía Nam
của núi đất 604 và 968, ở phía Đông Nam phòng ngự của địch quân có giao thông
hào tại vị trí núi đất 605 và 823, quân ta ngăn chặn không để địch quân trốn
thoát, diệt tận gốc.
13 giờ 52, Trung đoàn
82 bộ binh cùng Biệt kích của ta, đưa hoả lực chụp vào các vị trí núi đất 604,
968. Trực tiếp chuyển hoả lực, tập trung phá hủy các giao thông hào còn lại của
địch quân, hầu để tránh mối đe dọa tấn công của lực lượng địch quân.
Tại thời điểm này, các
pháo binh cố gắn hết sức mình để ngăn chặn địch quân, từ núi đất 832, 1058, và
khu vực phía Nam của Lão Sơn Âm, tránh được hỏa lực cối pháo của địch quân ở
dưới thung lũng triền núi đất 605, 606, 607, 608, 832, 1058, căn cứ của ta sẽ
an toàn hơn.
13 giờ 58, Bộ binh ta
chiếm đồi núi 968, một đỉnh cao chính của khu vực, địa hình này thuận lợi cho
phía Nam của hai nhóm đồi núi 968 phía Đông, tạo thành hướng kiển soát trước và
sau biên giới Trung Quốc-Việt Nam, một vị trí chiến lược quan trọng hiện nay.
Từ 14 giờ 12 đến 14
giờ 34, Trung đoàn 39, và 7 của ta, sẽ mở hai cuộc tấn công quy mô, gồm một
cánh hành quân dọc theo núi đất 832, cánh thứ hai vào vị trí núi đất 605, 968 thực
hiện đập đầu địch quân còn lại, ở đây, diễn ra một pha phản công cận chiến,
tung cối pháo đốt cháy núi đất 832, 605, pháo binh tăng hỏa lực còn lại để ngăn
chặn quân đội Việt Nam, và hỗ trợ bộ binh chiến đấu chống lại phản công của
Việt Nam.
14 giờ 52, Bộ binh
hoàn toàn quét sạch các vị trí núi đất 604, 968 của quân đội Việt Nam. Bộ binh
hoàn thành nhiệm vụ, giữ được bốn mục tiêu pháo binh, dập tắc được 5 vụ hỏa
hoạn của núi đất. Tiếp theo sử dụng súng lửa đuổi theo địch quân ra khỏi bìa
rừng, lập phòng thủ tên lửa, ngăn chặn phản công, và hủy diệt được địch quân
Việt Nam.
22 giờ 25. Theo lệnh
của Tổng tham mưu quân sự chiến trường Laoshan, điều động lực lượng Bộ binh rút
quân về vị trí ban đầu, một số pháo binh chuyển đổi vị trì, các radar giám sát
việc phản công của địch quân nếu có. Quả nhiên bộ phận giám sát và phản kích
mục tiêu chuẩn xác, địch quân tấn công, tiến lên núi đất 605, 968. Trung đoàn
39 đã chờ đợi từ lâu, 7 khẩu pháo sẵn sàng một pha lửa đạn, bộ binh bao vây,
địch quân ngạc nhiên không biết hỏa lực này từ đâu đến, thậm chí quân ta còn bố
trí tương tự, tại núi đất 65 trên sông Mao Ling (sông Lô), và núi đất 55, 307,
425, 395, do Trung đoàn 18 thực hiện tiêu diệt địch quân, được biết quân ta
tiêu diệt địch như thể bóc vỏ chuối, kẻ thù cho đây một sĩ nhục oan uổng.
Tại điểm núi C211. Pháo binh Việt Nam phản công, Pháo binh Trung
Quốc sợ hãi đáp lại lung tung. Ảnh: NF3.86.
Lúc 23 giờ 41, ngày 01
tháng 8 năm 1987. Tổng tham mưu trưởng chiến trường, thông báo trên 70 điểm núi
tại vùng Laoshan đã được phục hồi, tạm thời tăng cường Trung đoàn 24 và 144
pháo binh, một kết hợp mới đang chuẩn bị đàn áp các địa phương như bắn phá
Langdon, Lạng đỏ, Fung, và đẩy hành chính địa phương trước đây của Việt Nam ra
khỏi toàn vùng Laoshan, cùng lúc tổ chức đội phòng cháy chữa cháy cho hiệu quả
và ổn định phòng thủ.
Cuộc chiến tranh này,
sử dụng 56 Tiểu đoàn pháo binh kết nối thành một mạng tấn công và phòng thủ,
riêng núi C211 phải bắn trên 463 lần cối pháo mỗi ngày, tiêu thụ đạn dược mỗi
ngày 26.619 viên đạn, núi 1509 bắn trên 752 lần cối pháo, và 216 lần tên lửa
mỗi ngày, Bộ binh tiêu diệt được 65 địch quân. Tổng kết của ta có Trung đoàn
157 pháo binh độc lập bị xóa sổ, Trung đoàn pháo binh 39 bị thương vong 12 binh
sĩ. Bên địch quân ta tiêu diệt được 19 pháo, 22 súng máy, xóa sổ Tiểu đội quan
sát 13, phá hủy hàng loạt 122 công sự.
Tại đỉnh núi 968, có đến 216 binh lính Việt Nam trở thành “liệt
sĩ”. Quân đội Trung Quốc pháo kích về hướng trú quân của Việt Nam. Ảnh: NF3.86.
Sáng sớm ngày 05 tháng
8 năm 1987. Nhận được tin, mưa cối pháo từ phiá Việt Nam, tập kích đổ xuống núi
đất 255 (Tây Nguyên). Lập tức phiá Trung Quốc do Trung tá Vương Triệu Đông (王肇东– Wang Zhaodong) chỉ huy Trung đoàn 595 và
Tiểu đoàn 1, trực tiếp tấn công vào mục tiêu quân Việt Nam, giao tranh mãnh
liệt. Trung đoàn 595 lấy lại được phong độ nhờ dưới sự che chở của Biệt kích
quân. Mở cuộc tấn công lần thứ hai, phối hợp với hai Trung đội 258, 457 chống
đở đạn pháo của Việt Nam từ dưới đồi 255 câu lên như thể muốn tái chiếm núi đất
255. Trung đoàn 595 tránh thương vong nhiều, đổi chiến thuật tấn công cho phù
hợp với địa hình, mặt khác nhận được lệnh chờ phút quyết định cuối cùng, từ bộ
chỉ huy chiến trường. Thời điểm này rất quan trọng đối với Trung đoàn 595, theo
phong cách chiến đấu, điểm danh, củng cố lại lực lượng. Đỉnh núi 255 sẽ là nơi
hứa hẹn nổi lửa đạn nấu thịt người.
Trên đây là lời tường thuật của Hải Âu (海鸥DF-1, Q1) về cuộc
chiến Lão Sơn.
Khói lửa rung chuyển cả vùng Việt Bắc, không
điểm núi nào của Lão Sơn được yên ổn, như 2F, 2P, 6, 28, 32, 33, 34, 35, 48,
49, 50, 78, 79, 90, 92, 93, 100, 109, 110, 111, 113, 114, 115, 116, 121, 123,
124, 128, 129, 130, 131, 136, 139, 140, 142, 143, 144, 145, 146, 147, 148, 149,
151, 153, 156, 603, 604, 605, 164, 167, 168, 169, 172, 211, 255, 262, 277, 344,
405, 412, 508, 604, 634, 647, 662-6, 832, 902, 968, 1058, 1072, 1509, 1580.
Lần đầu tiên chúng tôi kiểm chứng qua tư liệu
chiến tranh biên giới Việt Nam-Trung Quốc 1984 và được biết dãy núi Lão Sơn có
đến 72 đỉnh núi, chạy dài từ Lào Cai qua Hà Giang, địa hình rừng núi hiểm trở,
thuận lợi cho biên phòng giữ nước.
Tiếp theo Bộ chỉ huy chiến trường tại Vân Nam
đang di chuyển Sư đoàn 43 Bộ binh, áp quân vào biên giới mở đường thọc sâu qua
lãnh thổ Việt Nam. Sư đoàn 40 pháo binh, Trung đoàn 564 tên lửa làm tiền đạo
hành quân vào núi đất 662,6, kéo theo Trung đoàn 319 Bộ binh, và Trung đoàn 15
vũ trang toàn súng liên thanh, phối trí chiến thuật cấu hình tiến vào 6 thôn
bên hồ Thanh Thủy.
Bộ phận súng máy không khí và tên lửa HY-5,
trở thành phòng thủ chống tăng, cũng là nơi dự trữ 73 mũi tên lửa đỏ, với 85
khẩu pháo. Ngoài ra còn tăng cường tại biên giới 15 Tiểu đoàn Bộ binh, và các
Trung đoàn 18, 130, 122 pháo binh phòng thủ, nơi đây sẽ nã pháo theo hình cấu
thang vào lãnh thổ Việt Nam. Trung Quốc tăng cường hỏa lực mạnh hơn có 41 Trung
đoàn chiến đấu, Trung đoàn 130 tên lửa pháo, ghi tên tham chiến, và Quân đoàn
11 phòng không chống phi cơ, chuẩn bị lên đường tham chiến, căn cứ, vũ khí hiện
bí mật chưa công bố.
Trong đầu của kẻ tổ chức và phát động chiến
tranh lúc nào cũng có mưu toan chiến lược tương lai, đảng CS Việt Nam cũng
không ngoại lệ. Sau năm 1954, CS Việt Nam và Trung Quốc thi nhau bố trí lực
lượng nằm vùng tại miền Nam Việt Nam. Lực lượng này gồm những gián điệp người
Việt chuyên nghiệp, sống và làm việc không để lộ hành tung. Không ai rõ lập
trường chính trị của họ vì họ hoạt động theo phương thức ẩn náu trong “lòng
địch”, họ luôn sống theo qui luật nép mình, không ai phát hiện đời tư của họ.
Họ âm thầm thu thập tin tức, ngấm ngầm khủng bố và tiêu diệt những thành phần
chống cộng tinh nhuệ của miền Nam Việt Nam.
Đứng trên bình diện chiến lược, Trung Quốc
vượt hơn hẳn trí tuệ của đảng CS Việt Nam. Trung Quốc là ông chủ cho vay tư
tưởng ý thức hệ Mao, là Cố vấn lập mật khu an toàn Pắc Bó Việt Bắc, đưa quân
vào Việt Nam hạ đồn Điện Biên Phủ, là chuyên gia tổ chức chiến tranh, là nhà tổ
chức chuyên nghiệp cướp chính quyền để dựng lên chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng
Hòa.
Một ông chủ cho vay nợ hậu hĩnh, cung cấp tài
chính, vũ khí, nhân sự hành chánh, tài chính, tổ chức cơ cấu đảng CSVN, quân
đội, bộ máy tuyên truyền tư tưởng Mao. Từ thập niên 60, đảng CS Việt Nam đã nhờ
Trung Quốc cung cấp kỷ thuật công binh đào khoét đường mòn Hồ Chí Minh, cho
phép Trung Quốc cài gián điệp để phá rối trật tự xã hội của miền Nam Việt Nam
và cuối cùng tiến chiếm vào ngày 30/4/1975.
Huỳnh Tâm
[1] “Lương khô” ngoài chiến trường binh lính
ăn một thứ bánh ép hỗn hợp SH22
Bài Liên quan:
>LÃO SƠN: 1 LÍNH VIỆT ĐƯƠNG ĐẦU 10 LÍNH TRUNG QUỐC; BÌNH QUÂN NGÀY: 148 LÍNH TQ VÀ 70 LÍNH VIỆT TỬ THƯƠNG…
GIẶC ĐÃ ÙA VÀO NHÀ VIỆT NAM – KỲ 11
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét