Thứ Năm, 14 tháng 9, 2017

Chu Mộng Long: HỎI TS.KH-PCT CHUYÊN TRÁCH HỘI ĐỒNG LÝ LUẬN-PHÊ BÌNH VH-NTTW PHAN ĐÌNH TÂN VỀ FREUD VÀ JUNG

Ông Phan Đình Tân. Ảnh: Thời báo.to đây

Chu Mộng Long

HỎI TS.KH. PHAN ĐÌNH TÂN VỀ FREUD VÀ JUNG

TSKH. Phan Đình Tân, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận, phê bình Văn học, nghệ thuật Trung ương, trả lời phỏng vấn của nhà báo Thanh Hằng về cuộc tranh luận sách Từ điển Nguyễn Lân và Phê bình khảo cứu của Hoàng Tuấn Công:

"Việc đám đông tấn công cá nhân, theo thuật ngữ hiện nay gọi là "ném đá" là xúc phạm những người tham gia phản biện, là hành vi cực đoan. Nhiều nhà tâm lý học như S. Freud, C.G. Jung... trong phân tâm học đã phân tích tâm lý đám đông rất nguy hiểm khi a dua, kích động xã hội tham gia bằng những hành vi không có tính văn hóa, ứng xử không văn minh". (hết trích)

Tôi không bàn về chuyện có hay không sự cực đoan của tâm lí đám đông, chỉ hỏi về S.Freud và C.G.Jung. Ở sách nào của Freud, Jung nói về "tâm lý đám đông rất nguy hiểm khi a dua, kích động xã hội tham gia bằng những hành vi không có tính văn hóa, ứng xử không văn minh"?

Tôi không dám khoe mình đọc hết Freud, Jung, nhưng đọc cũng gần hết và đọc nhiều lần. Tôi hoàn toàn nắm được tư tưởng chính của hai ông tổ Phân tâm học này. Quả thật tôi không thấy trang nào có khái niệm và ý nghĩa như ông nói, ông học rộng tài cao chỉ cho tôi biết với để học hỏi thêm.

Với sở học của tôi, tôi chỉ thấy:

1) Freud chỉ nói về các triệu chứng của cá nhân sinh ra từ các Cấm kị (Taboo). Cấm kị gây chấn thương và dịch chuyển dục vọng cá nhân vào giấc mơ và sáng tạo. Tất nhiên, Freud cũng có nói đến dịch chuyển tiêu cực dưới dạng Thanatos (bản năng chết), nhưng ông không cho đó là nguy hiểm, mà nếu có, bản năng chết là một tất yếu, hoàn toàn không do cá nhân mà do các cấm kị xã hội, bao gồm cả trấn áp của quyền lực. Ngay cả phức cảm Oedipus cũng hoàn toàn tích cực vì đó là cội nguồn của sáng tạo. Freud kêu gọi "đạo đức của nền văn minh chúng ta" là giải tỏa cấm kị và giải phóng dục vọng theo hướng chính đáng.

2) Jung là người phản biện Freud bằng khái niệm Vô thức tập thể và Cổ mẫu (Archetype). Nhưng khái niệm vô thức tập thể của Jung cũng không đồng nghĩa với "tâm lý đám đông rất nguy hiểm khi a dua, kích động xã hội tham gia bằng những hành vi không có tính văn hóa, ứng xử không văn minh". Vô thức tập thể là hoạt động tâm lí nằm ở một nhóm người, một cộng đồng, sâu hơn cả vô thức cá nhân. Jung ví như một thứ gene di truyền của nòi giống, dù bị các lớp văn hóa chồng lên dày đặc, nó vẫn được đánh thức một cách mãnh liệt và trở thành sáng tạo phi thường. Các biểu trưng văn hóa, nghệ thuật đều có gốc sâu xa từ các Cổ mẫu do Vô thức tập thể tạo ra. Mất những thứ này là mất cả cội nguồn.

Không biết ông học ở đâu trong Freud, Jung về sự miệt thị đám đông trong phát ngôn của ông? Hay ông cố bịa ra để khoe học nhiều hiểu rộng cho sang? Hay là ông định nhân danh Hội đồng Lý luận, phê bình trung ương muốn đả kích văn hóa nghệ thuật của nhân loại, của cộng đồng Việt, thậm chí đả kích các phong trào "đám đông" mà Đảng ta đã lãnh đạo thành công trong lịch sử cách mạng?

Ai quen biết TS.KH Phan Đình Tân thì chuyển hộ cho ông ấy câu hỏi của tôi. Trả lời đúng thì tôi học tập và bái làm sư tổ (tôi có nhiều sư phụ giỏi lắm rồi).

Tôi có đức biết thì nói, không biết thì học hỏi đến nơi đến chốn. Nhưng tôi tin không có điều đó. Bởi Freud và Jung thuộc thế hệ học thuật kiên trì một lập trường tư tưởng. Họ không tự vả vào mồm mình khi đưa ra luận điểm tréo ngoe như ông nói.


Nhà báo Thanh Hằng chuyển giúp cho ông Tân câu hỏi được không?

( Nguồn: Tễu Blog )

Đau lưng từ... não

13/09/2017 23:41 GMT+7

TTO - Đau lưng là một triệu chứng rất phổ biến và là nguyên nhân hàng đầu của tình trạng khuyết tật, ảnh hưởng đến khoảng 9,4% dân số trên toàn thế giới.

Đau lưng từ... não - Ảnh 1.
Đau lưng gây nhiều khó chịu trong sinh hoạt - Ảnh chụp màn hình
Khoảng 20% những người bị đau thắt lưng sẽ tiến triển thành đau lưng mãn tính với cơn đau kéo dài đến 12 tuần hoặc lâu hơn.
Trong một nghiên cứu mới đây trong lĩnh vực thần kinh về đau lâm sàng đăng tải trên tạp chi Science Reports, các nhà khoa học nhận thấy: ngoài một thiểu số trường hợp đau lưng do tổn thương cơ xương khớp thực thể, có đến 85% trường hợp đau lưng là xuất phát từ não! 
Điều này có nghĩa là cảm giác đau thắt lưng phần lớn do chủ quan, không phản ánh tình trạng thực tế của xương sống và khớp, mà có thể bị ảnh hưởng bởi một loạt các nhận thức khác như áp lực tinh thần (do stress, lo sợ, muộn phiền…) hoặc do các yếu tố  kích thích bởi thị giác hoặc thính giác, v..v…
Có khi cảm giác lưng bị co cứng chỉ là một phản ứng bảo vệ do não điều khiển, với mục đích báo cho chúng ta phải hạn chế vận động.
Theo Bác sĩ David Rakel, Giám đốc Chương trình Y học Tích hợp, Khoa Y học Gia đình, tại Trường Y Khoa và Y Tế Công Cộng Wisconsin (Mỹ) thì đau lưng là một trong những chứng đau phổ biến nhất và những tác động của nó đã nhanh chóng tạo ra một loạt các xét nghiệm và điều trị. 
Một số các phương pháp điều trị chưa được kiểm chứng, lại bị quảng cáo quá mức, dẫn đến chi phí điều trị gia tăng mà lại không chắc chắn về hiệu quả và sự an toàn, làm tăng tỉ lệ các biến chứng….
Thuốc thông thường như Paracetamol tỏ ra không có hiệu quả để làm giảm đau lưng. Các liệu pháp chích corticoid hay dùng các thuốc giảm đau trung tâm thuộc nhóm opioid (có tính gây nghiện như thuốc phiện) có kết quả không ổn định, mà lại gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.
Vì vậy, ngoài một số các trường hợp đau thực thể có thể phải cần dùng đến thuốc men hay phẫu thuật do bác sĩ chỉ định, nhiều nghiên cứu khoa học nghiêm túc cho thấy: các liệu pháp không dùng thuốc, bao gồm yoga, hoặc vật lý trị liệu như châm cứu, xoa bóp, nắn xương (chiropractice),.. - thực hiện bởi những người hiểu biết chuyên môn và được người bệnh tin tưởng, cũng có thể có hiệu quả tốt để điều trị hoặc làm giảm nhẹ chứng đau lưng. 
Những người thường vận động vừa phải hay tập luyện các động tác nhẹ nhàng như dưỡng sinh, khí công, bơi lội… cũng ít khi bị đau lưng.
                                                                                                          
HUỲNH TRÀ KIỆU

REUTERS: CHÍNH PHỦ NGUYỄN TẤN DŨNG XÁC NHẬN TRỊNH XUÂN THANH KHÔNG MẮC SAI PHẠM GÌ; PHẠM VIẾT ĐÀO: ÔNG TÔ HUY RỨA CHỊU TRÁCH NHIỆM TRONG VIỆC ĐIỀU CHUYỂN :CHUI" T.X.T VỀ HẬU GIANG-XỬ TXT ĐẾN CÙNG SẼ NGUY CƠ...LÀM VỠ BÌNH !; VOA: Cựu Thủ tướng Dũng bỏ qua, không kỷ luật Trịnh Xuân Thanh

Ông Trịnh Xuân Thanh đã từng được chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xác nhận không mắc sai phạm gì, hãng tin Reuters viết trong bài tường thuật độc quyền ra hôm 13/9.


Ông Trịnh Xuân Thanh "xin lỗi" trong đoạn phim chiếu trong chương trình thời sự của VTV tối 3/8
Ông Trịnh Xuân Thanh "xin lỗi" trong đoạn phim chiếu trong chương trình thời sự của VTV tối 3/8
Đức nói ông Trịnh Xuân Thanh đã bị bắt cóc tại Berlin hồi cuối tháng Bảy nhưng Việt Nam nói ông 'tự nguyện ra đầu thú' tại Hà Nội sau một thời gian trốn tránh.

Ông Thanh hiện đang đối diện các cáo buộc có sai phạm trong quản lý kinh tế liên quan tới hoạt động của Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC), một thành viên thuộc tập đoàn dầu khí quốc gia PetroVietnam.

Trưởng văn phòng phụ trách hoạt động của Reuters tại Việt Nam, ông Matthew Tostevin nói rằng theo nội dung các tài liệu mà Reuters được xem thì chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kết luận "không thấy có dấu hiệu tiêu cực nào" liên quan tới các hành động của ông Trịnh Xuân Thanh trong việc PVC thua lỗ 150 triệu đô la.

Nội dung lá thư đề ngày 18/5/2015 do Bộ trưởng Công Thương khi đó, ông Vũ Huy Hoàng ký trình Thủ tướng Dũng viết rằng "do vậy, các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đã đồng ý không tiến hành kỷ luật" ông Thanh.

Lá thư cũng viết rằng ông Thanh đã được thuyên chuyển sang vị trí khác trong Bộ và đã rất nỗ lực để xử lý các vấn đề tại PVC.

"Việc khắc phục hậu quả và thanh tra PVC sau đó đã được thực hiện hiệu quả, tuân thủ theo các yêu cầu của thủ tướng," lá thư viết.

BBC chưa có điều kiện tiếp cận tài liệu mà Reuters nhắc đến.

Ông Trịnh Xuân Thành được cho là đang làm thủ tục xin tỵ nạn ở Đức trước lúc
Ông Trịnh Xuân Thành được cho là đang làm thủ tục xin tỵ nạn ở Đức trước lúc "bị bắt cóc"
Tháng 9/2016 ông Trịnh Xuân Thanh đã bị khởi tố với tội danh Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, quy định tại Điều 165 Bộ luật Hình sự.

Điều này cho thấy Đảng Cộng sản đang có quan điểm cứng rắn hơn kể từ sau cuộc tranh giành quyền lực với kết quả là sự thất bại của cựu thủ tướng Dũng hồi năm ngoái, Reuters bình luận.

Đảng nói muốn xử lý tình trạng tham nhũng, nhưng một số người chỉ trích cho rằng giới cầm quyền hiện nay đang muốn triệt hạ đối phương bằng việc tiến hành các cuộc điều tra đối với các quan chức cao cấp.

Trả lời câu hỏi của Reuters về lá thư của ông Vũ Huy Hoàng, và về việc liệu có còn ai nữa bị truy tố liên quan tới vụ việc không, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nói Đảng và nhà nước cương quyết xử ‎lý tình trạng tham nhũng và vi phạm pháp luật, cho dù đối tượng là bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào.

Trịnh Xuân Thanh chỉ là quan chức cấp thấp trong số những người đang bị điều tra về hồ sơ PetroVietnam và trong ngành ngân hàng.

Ông Đinh La Thăng bị cảnh cáo và mất ghế Ủy viên Bộ Chính trị tại Hội nghị 5, BCHTƯ Đảng Cộng sản VN
Ông Đinh La Thăng bị cảnh cáo và mất ghế Ủy viên Bộ Chính trị tại Hội nghị 5, BCHTƯ Đảng Cộng sản VN 5/2017
Nhân vật chính trị cao cấp nhất cho đến nay bị ảnh hưởng là ông Đinh La Thăng, cựu chủ tịch PetroVietnam. Ông Thăng bị mất chức trong Bộ Chính trị trong dịp Hội nghị Trung ương 5, hồi 5/2017.

Hồi tháng Giêng, Ủy ban thường vụ Quốc hội Việt Nam ra Nghị quyết xóa tư cách nguyên Bộ trưởng Công Thương nhiệm kỳ 2011 - 2016 đối với ông Vũ Huy Hoàng.

Có những đồn đoán rằng sẽ có thêm các thành viên trong chính phủ của ông Dũng sẽ bị truy tố, Reuters nói.

(BBC)

 

Nụ cười "phớ lớ" khi nhận chức của Trịnh Xuân Thanh
Bài liên quan:

>

>


Theo thông tin báo chí:” Thanh từng là Chủ tịch HĐQT của Tổng công ty Xây lắp dầu khí (PVC) thuộc PVN từ tháng 2/2009 đến tháng 5/2013.

Đến tháng 9/2013, thời điểm con số lỗ của PVC lên tới hàng nghìn tỷ, ông Trịnh Xuân Thanh bất ngờ rời khỏi vị trí chủ tịch PVC và được bổ nhiệm giữ chức Phó chánh văn phòng Bộ Công thương - Trưởng đại diện Văn phòng miền Trung của Bộ Công thương tại Đà Nẵng.

Không lâu sau đó, ông Trịnh Xuân Thanh tiếp tục được Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng bổ nhiệm giữ chức vụ Vụ trưởng - Trưởng ban Đổi mới doanh nghiệp Bộ Công thương. Đến tháng 5/2015, ông Thanh tiếp tục được luân chuyển làm Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2011-2016…”


Cũng theo thông tin báo chí, trong năm 2012, Thanh tra Chính phủ đã thanh tra Tập đoàn Dầu khí trong đó có PVC, khi báo chí hỏi về việc điều chuyển Trịnh Xuân Thanh từ PVC về Bộ Công thương, Phó tổng Thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh đã cho biết: “Thanh tra Chính phủ chỉ có trách nhiệm kiến nghị xử lý cán bộ vi phạm đến với đơn vị quản lý Nhà nước.

Việc xử lý sai phạm không thuộc trách nhiệm của Thanh tra Chính phủ, mà do đơn vị quản lý cán bộ đó xử lý", ông Khánh nói rõ.

Phó Tổng thanh tra Chính phủ cho biết thêm, một số dự án lớn có liêm quan tới PVC đã, đang thanh tra (nhà máy nhiên liệu Xăng sinh học ở Phú Thọ, Xơ sợi Đình Vũ ở Hải Phòng…) bước đầu cho thấy, PVC có sai phạm.

“Một số dự án, PVC được giao thầu với tư cách tổng thầu. Toàn bộ việc thực hiện hợp đồng với tư cách nhà thầu, PVC có vi phạm, khuyết điểm.

Căn cứ vào những vi phạm đó, chúng tôi sẽ kiến nghị xử lý theo đúng quy định của pháp luật”, ông Khánh nói.”

(http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Thanh-tra-Chinh-phu-phat-hien-them-sai-pham-cua-PVC-tai-nhieu-du-an-lon-post169612.gd)

Liên quan đến việc bổ nhiệm ông Thanh và những vi phạm trước khi được bổ nhiệm, Ban Bí thư từng kết luận từ 4/10/2013: “Đồng chí Trịnh Xuân Thanh là người chịu trách nhiệm chính về các khuyết điểm, vi phạm và thua lỗ ở Tổng Công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam, lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ và cho thôi các chức vụ Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty.

Mặc dù đồng chí không đủ điều kiện, tiêu chuẩn để được đề bạt, bổ nhiệm, quy hoạch các chức vụ cao hơn và không thuộc diện cán bộ luân chuyển theo Thông báo kết luận số 146-TB/TW, ngày 04/10/2013 của Bộ Chính trị khóa XI. Nhưng đồng chí vẫn đề nghị và để các cơ quan chức năng làm quy trình tiếp nhận, bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo ở Bộ Công Thương và tỉnh Hậu Giang là thể hiện sự thiếu trung thực, thiếu trách nhiệm và thiếu gương mẫu.

Những khuyết điểm, vi phạm của ông Trịnh Xuân Thanh rất nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước và cá nhân ông này. Trong quá trình kiểm điểm, ông Trịnh Xuân Thanh chưa nghiêm túc, thiếu trung thực; chưa thành khẩn, tự giác nhận các vi phạm, khuyết điểm…”


Như vậy, việc bổ nhiệm một cán bộ như Trịnh Xuân Thanh đã có sai phạm lớn trong giai đoạn đảm nhận chức trách Chủ tịch Hội đồng quản trị PVC, sai phạm này đã được Thanh Tra Chính phủ kết luận và kiến nghị xử lý; Sai phạm của Trịnh Xuân Thanh đã được Ban Bí thư có kết luận bằng văn bản khá nặng nề về năng lực, phẩm chất thế mà BT Vũ Huy Hoàng vẫn cất nhắc, bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh vào một loạt ghế tại Bộ Công thương ?
Kết quả hình ảnh cho vũ huy hoàng

Như vậy, ông Vũ Huy Hoàng đã phạm tội cố ý làm trái chứ không phải là vô tình làm trái Điều 165 của bộ Luật Hình sự... 

Tiếp tay cho việc cố ý làm trái này của BT Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng còn có Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn và một Phó Ban ban tổ chức TW ông Trần Lưu Hải…Bởi vì, những chức trách mà Trịnh Xuân Thanh đảm nhận thuộc diện quản lý của Bộ Chính trị, Ban tổ chức TW và Bộ Nội vụ…

Riêng việc điều chuyển Trịnh Xuân Thanh về Hậu Giang, cơ cấu để Thanh ứng cử đại biểu Quốc hội chắc chắn không thuộc phạm vi trách nhiệm của mấy ông thứ trưởng Bộ Nội vụ và Phó ban Tổ chức TW…vì những phần việc này không bao giờ được phân cấp cho cấp phó ?!

 Nghị quyết số 11-NQ-TW ngày 25/1/2002  về việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý đã quy định: “Ban Tổ chức Trung ương chủ trì phối hợp với cấp uỷ và các ban đảng có liên quan giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư xây dựng kế hoạch luân chuyển cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý và giúp Bộ Chính trị đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết trong toàn Đảng, định kỳ tổng hợp tình hình báo cáo Bộ Chính trị…” 

Như vậy việc “ chuyện luân chuyển chui” này không thể quy trách nhiệm cho một mình ông Trần Lưu Hải phải chịu trách nhiệm và với hình thức kỷ luật cảnh cáo…Ông Trần Lưu Hải chỉ phải một mình gánh chịu trách nhiệm ở những phần việc được phân cấp và nếu làm sai ?

Chắc chắn ông Trần Lưu Hải không được phân cấp chuyện luân chuyển cán bộ thuộc diện quản lý của Bộ Chính trị và Ban Bí thư như Trịnh Xuân Thanh; Đối với việc luân chuyển Trịnh Xuân Thanh về Hậu Giang thì bản thân Trưởng ban tố chức TW cũng chỉ là người giúp việc Bộ Chính trị, ông Hải nếu đã ký việc luân chuyển này là “ký trộm, ký chui” vượt, trái thẩm quyền…

Do đó, Ban Kiểm tra TW đề nghị hình thức ký luật cảnh cáo với ông Trần Lưu Hải là không công minh, trái Điều lệ Đảng, vi phạm pháp luật nhà nước…

Ủy ban kiểm tra TW cần phải bạch hóa việc ông Trần Lưu Hải ký luân chuyển Trịnh Xuân Thanh về Hậu Giang, đảm nhận chức vụ Phó chủ tịch Hậu Giang; Trần Lưu Hải chỉ chịu ở mức cảnh cáo nếu ký thừa lệnh, theo lệnh của người khác. Nếu ông Trần Lưu Hải tự ý ký, không thông qua Trưởng ban Tổ chức TW thì đây là hành vi phải bị khai trừ khỏi Đảng và phải bị xử lý về mặt hình sự vì liên quan tới tội danh: Tội cố ý làm trái-Điều 165 của Bộ Luật hình sự…

Kết quả hình ảnh cho tô huy rứa
Trưởng ban tổ chức TW Tô Huy Rứa là thành viên của Bộ Chính trị và Ban Bí thư chắc chắn đã tham gia việc bàn thảo để ra văn bản kết luận về Trịnh Xuân Thanh, tất phải biết rõ về Trịnh Xuân Thanh, vậy thì tại sao lại lờ cho Phó ban, người giúp việc mình ký quyết định luân chuyển Trịnh Xuân Thanh về Hậu Giang trái với Nghị quyết của Bộ Chính trị?

Tại sao Ban Bí thư, Bộ Chính trị đã nhận được kết luận và kiến nghị của Thanh tra Chính phủ về các sai phạm của PVC và Trịnh Xuân Thanh; đã ra văn bản kết luận rất nặng về cá nhân Trịnh Xuân Thanh mà tại sao lại không chỉ đạo Ban cán sự Đảng Bộ Công thương có hình thức kỷ luật với Trịnh Xuân Thanh ?

Phải chăng do ngay từ 2013, Bộ Chính trị và Ban Bí thư cũng đã hữu khuynh, thiếu kiên quyết, nghiêm minh trong việc xử lý Trịnh Xuân Thanh, nương nhẹ Trịnh Xuân Thanh nên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng mới làm càn, dấn lên đẩy Trịnh Xuân Thanh đi tiếp vào Hậu Giang? 

Bây giờ nếu đưa ông Vũ Huy Hoàng ra xử lý đến nơi đến chốn về mặt hình sự thì Bộ chính trị và Ban Bí thư, Trưởng ban Tổ chức TW  không thể không liên đới chịu trách nhiệm ? Cái khó của việc “đánh chuột sợ vỡ bình” chính là ở cái chốt khóa này đây ?

Việc bổ sung Trịnh Xuân Thanh vào ban chấp hành tỉnh ủy Hậu Giang, phải có quyết định của Ban Bí thư? Vậy ông Lê Hồng Anh là Thường trực Ban Bí thư giai đoạn 2013-2015, có biết việc luân chuyển này không và đã phân công ai ký bổ sung Trịnh Xuân Thanh vào cấp ủy của đảng bộ tỉnh Hậu Giang ?

Báo chí đã đưa tin về việc để bổ sung ông Lê Trương Hải Hiếu tham gia Ban chấp hành đảng bộ TPHCM thì Ban Bí thư phải ký quyết định này; Do vậy, Trịnh Xuân Thanh được bổ sung cấp ủy Hậu Giang cũng tương tự như thế, phải do Ban Bí thư ký quyết định? Nếu không có quyết định của Ban Bí thư mà vẫn ngồi chỗm hỗm thì Bí thư tỉnh ủy Hậu Giang đã vi phạm Điều lệ Đảng nghiêm trọng ?

Dư luận không thể không đặt dấu hỏi về kết luận sau đây của Ban bí thư:“Mặc dù đồng chí không đủ điều kiện, tiêu chuẩn để được đề bạt, bổ nhiệm, quy hoạch các chức vụ cao hơn và không thuộc diện cán bộ luân chuyển theo Thông báo kết luận số 146-TB/TW, ngày 04/10/2013 của Bộ Chính trị khóa XI. Nhưng đồng chí vẫn đề nghị và để các cơ quan chức năng làm quy trình tiếp nhận, bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo ở Bộ Công Thương và tỉnh Hậu Giang là thể hiện sự thiếu trung thực, thiếu trách nhiệm và thiếu gương mẫu…”

Làm sao Trịnh Xuân Thanh tự mình đề bạt, ra quyết định, luân chuyển mình về Hậu Giang được ? Bây giờ Ban Bí thư lại đổ cho Thanh không trung thực, do lỗi Thanh đề nghị nên mới được bổ nhiệm thì quả là nực cười…

Qua vụ này cho thấy nếu quy trách nhiệm vụ luân chuyển, bổ sung vào tỉnh ủy Hậu Giang và ứng viên đại biểu Quốc hội của Trịnh Xuân Thanh theo “quy trình chui”, bất chấp điều lệ Đảng và luật pháp nhà nước cho một mình Phó ban Tổ chức TW Trần Lưu Hải, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn và Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng phải chịu trách nhiệm là không công minh, là nhẹ trên nặng dưới…

Qua vụ Trịnh Xuân Thanh đổ bể làm tóe loe ra cái chuyện một mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư rất biết và đã kết luận rất nặng nề về các sai phạm của Trịnh Xuân Thanh từ năm 2013;  tay phải thảo quyết định ra thông báo:” “Đồng chí Trịnh Xuân Thanh là người chịu trách nhiệm chính về các khuyết điểm, vi phạm và thua lỗ ở Tổng Công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam, lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ và cho thôi các chức vụ Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty…” 

Còn tay trái thì lại ký quyết định bổ sung Trịnh Xuân Thanh vào tỉnh ủy Hậu Giang? Lờ cho Phó ban tổ chức TW ký quyết định luân chuyển Thanh về Hậu Giang để ứng cử đại biểu Quốc hội ?

( Còn nữa…)

Phạm Viết Đào

(Blog Phạm Viết Đào)

Cựu Thủ tướng Dũng bỏ qua, không kỷ luật Trịnh Xuân Thanh




Ông Trịnh Xuân Thanh, người mà chính phủ Đức nói đã bị Hà Nội bắt cóc tại thủ đô Berlin và đưa về nước xử lý, đã được chính phủ tiền nhiệm bỏ qua, không kỷ luật về cáo buộc gây thiệt hại tài chính tại Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam PetroVietnam (PVC).

Hãng tin Reuters hôm 13/9 tường thuật rằng mở lại vụ án Trịnh Xuân Thanh và quyết tâm xử lý vụ việc này cho bằng được cho thấy thái độ cứng rắn hơn của Đảng Cộng sản đương quyền kể từ khi cơ quan an ninh Việt Nam thâu tóm thêm quyền lực từ cuộc đấu đá nội bộ hồi năm ngoái, mà kết quả là cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị hất cẳng.

Bản tin của Reuters nói Đảng Cộng sản Việt Nam bày tỏ quyết tâm muốn giải quyết nạn tham nhũng, nhưng một số nhà phê bình cáo buộc giói lãnh đạo là đã khởi sự một cuộc “săn lùng phù thủy” sau khi phát động chiến dịch điều tra nhiều nhân vật từng nắm giữ các chức vụ cao hơn.

Theo Reuters, cuộc đấu đá nội bộ ở Việt Nam đã thu hút sự chú ý của thế giới hồi tháng trước khi Đức cáo buộc Hà Nội bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ở Berlin.

Ông Thanh bị buộc tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng, gây thiệt hại 150 triệu đôla cho công ty PVC trong thời gian ông làm chủ tịch hội đồng quản trị từ năm 2009 đến năm 2013.

Tuy nhiên, theo một lá thư ngày 18/5/2015 của cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng gửi cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông Thanh đã nhận trách nhiệm nhưng chính phủ của Thủ Tướng Dũng lúc bấy giờ "không tìm thấy dấu hiệu tiêu cực" nào liên quan đến hành động của ông Thanh.

Bức thư viết: “Do đó, các cơ quan, đơn vị đồng ý không tiến hành kỷ luật đối với ông Thanh.”

Thư còn cho biết ông Thanh đã chuyển sang làm việc tại Bộ Công thương, và tại đây ông tích cực làm việc để giải quyết các vấn đề tại PVC.

Bức thư có đoạn: "Công việc phục hồi và hậu thanh tra sau khi xử lý PVC đã được thực hiện có hiệu quả và phù hợp với yêu cầu của thủ tướng."

Trả lời câu hỏi của Reuters về bức thư này và liệu có còn những vụ truy tố liên quan tới vụ án hay không, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói Đảng và nhà nước kiên quyết xử lý các hành động tham nhũng hoặc bất cứ vi phạm luật pháp nào do bất kỳ tổ chức, hay cá nhân nào thực hiện.

Bà Thu Hằng nói: “Dựa trên kết quả điều tra, các cơ quan chức năng sẽ xử lý nghiêm những người vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật Việt Nam."

Sau khi trở về Việt Nam, ông Thanh xuất hiện trên truyền hình nhà nước và xác nhận ông đã quyết định ra đầu thú. Bản tin của Reuters nói chính phủ Việt Nam không cho biết làm thế nào mà ông Thanh đã có thể trở về nước.

Theo Reuters, ông Thanh là một quan chức tương đối thấp trong số những người đang bị điều tra liên quan đến hoạt động của PetroVietnam cũng như trong ngành ngân hàng.

VOAReuters

TS Trần Ðình Thiên, VT Viện Kinh Tế Việt Nam: Tố DNNN làm hại nền kinh tế ?

“…Dù được giao nhiệm vụ ‘nòng cốt’ cho nền kinh tế nhưng nhiều mục tiêu không thực hiện được. Thậm chí một số doanh nghiệp nhà nước còn là yếu tố gây mất cân đối, phá vỡ ổn định vĩ mô.”
Kết quả hình ảnh cho Trần Đình Thiên
Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên

Ðó là lời nhận định của ông Trần Ðình Thiên, viện trưởng Viện Kinh Tế Việt Nam thấy đăng tải trên tờ Trí Thức Trẻ (TTT) cuối tuần qua về các doanh nghiệp quốc doanh lâu nay từng nổi tiếng “lời giả lỗ thật.”

Những năm qua, mỗi khi họp đảng và đưa ra các kế hoạch phát triển kinh tế tài chính, khối xí nghiệp quốc doanh (thường được gọi là doanh nghiệp nhà nước và viết tắt là DNNN) gồm rất nhiều đại gia nắm giữ độc quyền trên nhiều lãnh vực vẫn được xưng tụng là “chủ đạo” cho cả nền kinh tế.

Tuy nhiên, nhiều vụ án xử các quan chức cầm đầu một số tập đoàn, tổng công ty quốc doanh về các tội từ tham nhũng đến cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng, bộc lộ cho mọi người thấy cái hệ thống được dựng làm xương sống nuôi chế độ lại ăn tàn phá hại hơn là đóng góp cụ thể để giúp chế độ “tiến lên xã hội chủ nghĩa.”

Theo ông Trần Ðình Thiên, “Trên thực tế, nhiều khi DNNN lại là yếu tố gây mất cân đối, phá vỡ ổn định vĩ mô, gây tổn thất lớn cho nền kinh tế, cả trực tiếp như mất vốn, gây lãng phí lớn, lẫn gián tiếp như méo mó môi trường kinh doanh… Nó được minh chứng bởi thực trạng của nhiều dự án ‘đắp chiếu,’ nhiều doanh nghiệp ‘xác sống,’ gánh nặng nợ-nợ xấu của khu vực DNNN đang trở thành ‘vấn nạn’ phát triển thật sự của nền kinh tế.”

Không thấy tờ TTT thuật lời ông Thiên nêu ra tên tuổi những đại gia quốc doanh nào, người ta hiểu ông nói đến “quả đấm thép” Vinashin và tổng công ty tàu thủy Vinalines mà những người cầm đầu hiện đang nằm trong tù sau khi đẩy doanh nghiệp tới bờ vực phá sản. Hiện nhà cầm quyền vẫn đang loay hoay đối diện với 12 đại dự án của các tập đoàn dầu khí, hóa chất và xi măng, chưa kể những dự án nhỏ hơn, đang “đắp chiếu” sau khi đã đốt của ngân sách nhà chục ngàn tỉ đồng. Không những vậy, hàng chục ngàn tỉ đồng vay nợ còn treo lơ lửng.

Theo ông Thiên, tuy dựa vào thế nhà nước, các DNNN hưởng đủ mọi thứ ưu đãi từ đất đai, tiền vốn, và được giao những dự án lớn, có vị trí độc quyền nhưng “hiệu quả kinh doanh còn thấp.” Ông dẫn chứng cho thấy, so với các thành phần kinh tế khác, hiệu quả sử dụng vốn của khu vực DNNN là thấp nhất trong giai đoạn 2011-2014.

“…nếu như các DNNN phải cần đến 1.63 đồng vốn (năm 2011) và 2.15 đồng vốn (năm 2014) mới tạo ra 1 đồng doanh thu thì các doanh nghiệp tư nhân chỉ cần bỏ ra 1.21 đồng vốn (năm 2011) và 1.42 đồng vốn (năm 2014) để tạo ra 1 đồng doanh thu; còn các doanh nghiệp FDI chỉ mất 1.05 đồng vốn năm (2011) và 1.12 đồng vốn (năm 2014) để tạo ra 1 đồng doanh thu,” TTT thuật lời ông Thiên dẫn chứng.

Trước sự thúc ép của các định chế tài trợ quốc tế, tính đến cuối năm 2016, tổng số DNNN là 718 doanh nghiệp, giảm xuống từ 12,000 doanh nghiệp của những năm đầu thập niên 2000. Theo báo cáo của chế độ Hà Nội về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc đến cuối năm 2015, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước có tổng số nợ phải trả lên đến 1.5 triệu tỷ đồng.

Một bản báo cáo viết rằng, “Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu bình quân năm 2015 là 1.23 lần, trong đó có 25 DNNN có tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần, đứng đầu là Tổng công ty Phát thanh truyền hình thông tin, Tổng Công Ty Xăng Dầu Quân Ðội, Tổng Công Ty Cơ Khí Xây Dựng…” Theo ông Trần Ðình Thiên, một số công ty quốc doanh còn nợ gấp 10 lần vốn sở hữu.

Theo tin tức những tháng đầu năm nay, Bộ Công Thương có 12 dự án và doanh nghiệp “chậm tiến độ, kém hiệu quả, làm ăn thua lỗ,” nổi bật là nhà máy sản xuất xơ sợi Ðình Vũ, dự án nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, nhà máy nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất, nhà máy đạm Ninh Bình… Tổng tài sản của 12 nhà máy là hơn 57,600 tỷ đồng, thì tổng nợ phải trả là hơn 55,000 tỷ đồng.

Chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị của xơ sợi Ðình Vũ là Vũ Ðình Duy hiện đã trốn ra nước ngoài. Dự báo, trong năm 2017, mức hụt thu ngân sách do DNNN làm ăn thua lỗ có thể lên tới khoảng 12,000-14,000 tỷ đồng.

Như những con số được tiết lộ hồi cuối năm 2015, tổng số nợ mà đám quốc doanh có trách nhiệm phải trả là 1.5 triệu tỉ đồng hay khoảng 64 tỉ đô la. Con số này hiện lên đến bao nhiêu, không người dân nào được biết vì nó bị coi là “bí mật nhà nước.”

Nợ công của Việt Nam, hồi giữa năm 2015, theo Ngân Hàng Thế Giới là 110 tỉ đô la. Như vậy, nợ của đám DNNN thời gian này chiếm đến khoảng 58% trong nợ công của Việt Nam.

Người ta sợ rằng con số 64 tỉ đô la cũng chưa chắc đã đúng vì Bộ Tài Chính của chế độ Hà Nội chỉ nhìn nhận nợ công bao gồm nợ của chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh, nợ của chính quyền địa phương. Chuyên gia kinh tế tài chính quốc tế đều cho rằng nợ công phải bao gồm cả các khoản vay của các xí nghiệp quốc doanh.

Vì thiếu tiền nuôi guồng máy cai trị, chế độ Hà Nội thường xuyên phải vay nợ nên nợ công của Việt Nam ngày một phình ra lớn hơn. Thậm chí, ông thủ tướng đã nhiều hơn một lần hối thúc Ngân Hàng Nhà Nước nghiên cứu cụ thể các kế hoạch vay đô la và vàng của dân chúng. Tuy nhiên chưa thấy có một “phương án” nào được loan báo. 

(Người Viêt)

9/10/2017 GS.TS Trần Đình Thiên  Trí thức trẻ



Tăng trưởng của Việt Nam chủ yếu dựa vào vốn và lao động thiếu kỹ năng.Tại: Năm nút thắt của kinh tế, thách thức bài toán hội nhập? Có một điều rõ ràng là được cái này thì phải trả giá cái khác. Các ngân hàng chỉ khu trú nợ xấu lại mà không giải quyết triệt để thì rủi ro cao.Tại: TS Trần Đình Thiên: 'Xích' nợ xấu lại, giá phải trả rất đắt

TS. Trần Đình Thiên khi nhận xét về DNNN đã chỉ ra hai trạng thái đối nghịch. Thứ nhất, DNNN vẫn góp phần to lớn trong sự phát triển của nền kinh tế và phát huy vai trò của kinh tế nhà nước.

Thực tế cho thấy những doanh nghiệp này vẫn “chốt giữ” những ngành, lĩnh vực then chốt, địa bàn quan trọng. Bên cạnh đó, DNNN vẫn là lực lượng vật chất quan trọng để bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và góp phần thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội, là công cụ quan trọng giúp ổn định vĩ mô, đối phó với những biến động thị trường, kiềm chế lạm phát, giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của các “cú sốc” từ bên ngoài.

Tuy nhiên, nhìn về tổng thể, DNNN chưa đóng tròn vai “lực lượng nòng cốt” của lực lượng kinh tế “chủ đạo”, chưa hoàn thành sứ mệnh dẫn dắt và tạo động lực phát triển cho cả nền kinh tế.

Như TS. Trần Đình Thiên chỉ ra, động lực phát triển tự thân của chính DNNN đang yếu đi – hiệu quả sử dụng vốn, tốc độ tăng năng suất lao động giảm mạnh.

“Hiện nay, DNNN chính là lực lượng “đóng góp” nhiều nhất vào gánh nặng nợ quốc gia – cục máu đông cản trở phát triển kinh tế lớn nhất”, TS. Thiên bình luận.

Cụ thể, dù được giao trọng trách là “nòng cốt” của khu vực kinh tế chủ đạo, song các DNNN chưa thực sự làm tốt vai trò nòng cốt, mở đường, hướng dẫn, hỗ trợ phát triển. Trên thực tế, nhiều khi DNNN lại là yếu tố gây mất cân đối, phá vỡ ổn định vĩ mô, gây tổn thất lớn cho nền kinh tế, cả trực tiếp như mất vốn, gây lãng phí lớn, lẫn gián tiếp như méo mó môi trường kinh doanh...

Nó được minh chứng bởi thực trạng của nhiều dự án “đắp chiếu”, nhiều doanh nghiệp “xác sống”, gánh nặng nợ - nợ xấu của khu vực DNNN đang trở thành “vấn nạn” phát triển thật sự của nền kinh tế.

Mặt khác, TS. Thiên cũng cho rằng so với nguồn lực được giao, với những ưu đãi, đặc quyền, hỗ trợ của Nhà nước…, và đặc biệt, nếu so với “trọng trách” phải gánh vác thì những đóng góp của DNNN là chưa tương xứng.

Khu vực DNNN có nhiều thuận lợi về đất đai, tiền vốn, và được giao những dự án lớn, có vị trí độc quyền…, nhưng hiệu quả kinh doanh còn thấp. Kết quả các cuộc điều tra doanh nghiệp cho thấy, so với các thành phần kinh tế khác, hiệu quả sử dụng vốn của khu vực DNNN là thấp nhất trong giai đoạn 2011-2014

TS. Thiên cũng nói thêm rằng nếu như các DNNN phải cần đến 1,63 đồng vốn (năm 2011) và 2,15 đồng vốn (năm 2014) mới tạo ra 1 đồng doanh thu thì các doanh nghiệp tư nhân chỉ cần bỏ ra 1,21 đồng vốn (năm 2011) và 1,42 đồng vốn (năm 2014) để tạo ra 1 đồng doanh thu; còn các doanh nghiệp FDI chỉ mất 1,05 đồng vốn năm (2011) và 1,12 đồng vốn (năm 2014) để tạo ra 1 đồng doanh thu.

Một đặc điểm gây lo ngại cho hoạt động kinh doanh của các DNNN, theo TS. Trần Đình Thiên, là tình trạng “tay không bắt giặc”. "Trong cấu trúc tài sản của DNNN, vốn tự có chiếm tỷ lệ thấp hoặc rất thấp. Tỷ lệ nợ phải trả so với vốn chủ sở hữu ở các tập đoàn, tổng công ty nhà nước gấp 3-10 lần", ông nói.

Theo đó, nguyên lý “đánh mượn sức” – một nghệ thuật chiến đấu tuyệt vời của phương Đông được các DNNN Việt Nam vận dụng vào kinh doanh một cách dễ dàng đang trở thành nguồn gây rủi ro tiềm tàng to lớn: tỷ lệ vốn vay NH lớn và vốn chiếm dụng lẫn nhau cao cho thấy thực lực tài chính yếu kém và thực trạng tài chính đầy nguy cơ của các DNNN.

"Trên thực tế, hoạt động của các DNNN không chỉ dẫn đến nguy cơ phá sản của chính họ mà còn làm tăng gánh nặng nợ quốc gia", TS. Trần Đình Thiên bình luận.

Theo Trí thức trẻ