Thứ Tư, 1 tháng 11, 2017

Do bài viết này của BBC:"Chủ nghĩa tư bản 'khuyết tật nhưng phát triển"; Nên bài viết trên TCCS đã bị gỡ: Thời kỳ phát triển định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Thời kỳ phát triển định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Chủ nghĩa xã hội dù đang khủng hoảng cả về lý luận và thực tiễn, nhưng với cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại, nhân loại đã bước vào một thời kỳ phát triển mới – thời kỳ tiến lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Với Đổi mới, Việt Nam đã vượt qua khủng hoảng, nắm bắt thời cơ, phát huy lợi thế, khai thác động lực mạnh mẽ bước vào thời kỳ phát triển mới nhằm sớm thực hiện mục tiêu dân giầu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Hình minh họa
Phát triển định hướng xã hội chủ nghĩa xã (XHCN) không qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa (TBCN) là một vấn đề lý luận cốt yếu trong lý luận cách mạng XHCN không chỉ đối với Việt Nam, mà cả với sự phát triển lý luận cách mạng XHCN ở các Đảng Cộng sản và phong trào công nhân quốc tế.

Mấy chục năm qua, các học giả đã có hàng chục nghìn công trình, bài viết nghiên cứu xoay quanh chủ đề con đường phát triển chủ nghĩa xã hội (CNXH). Các thành tựu nghiên cứu đạt được rất đa dạng, phong phú, tuy nhiên, những kết quả ấy lại rất khác nhau, và thường không đạt được sự đồng thuận giữa các nhà nghiên cứu, kể cả những nhà nghiên cứu theo lập trường mác-xít. Đó là do mục đích nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, cách tiếp cận, lập trường tư tưởng… khác nhau.

Hơn thế, phong trào XHCN vừa trải qua khủng hoảng toàn diện, nghiêm trọng cả về thực tiễn và lý luận. Đó là hệ thống lý luận xây dựng CNXH theo mô hình Xôviết trước đây là giáo điều, xơ cứng, chủ quan, duy ý chí, bất chấp quy luật khách quan… đã thực sự lỗi thời, không phù hợp với những thay đổi nhanh chóng của xã hội hiện đại. Đó là hệ thống CNXH hiện thực rơi vào khủng hoảng toàn diện, tan rã ở châu Âu. Những nước XHCN còn lại đã mở cửa, đổi mới toàn diện và đã bước vào một giai đoạn phát triển mới không còn theo mô hình cũ.

Về mặt lý luận và thực tiễn cần phải nhìn nhận một cách khách quan, khoa học rằng sau hơn 30 năm cải cách ở Trung Quốc và 30 đổi mới ở Việt Nam, mô hình lý luận và thực tiễn xây dựng CNXH mới mà hai quốc gia này chủ trương và tiến hành hiện thực hóa đã khác rất xa mô hình CNXH Xôviết trước đây. Tuy nhiên, cả lý luận và thực tiễn xây dựng CNXH ở Việt Nam và Trung Quốc cơ bản là khác nhau, mặc dù về nguyên tắc và mục tiêu XHCN là tương đồng.

Dù có nhiều điểm khác nhau nhưng, sau cải cách, đổi mới các nước phát triển theo con đường XHCN mới đã tạo ra sự phát triển kinh tế – xã hội được đánh giá là thần kỳ. Trong khi, các nước Đông Âu và Liên Xô sau khi hệ thống XHCN ở châu Âu tan rã và không ít nước rơi vào khủng hoảng toàn diện cả kinh tế, chính trị và xã hội. Cho đến nay, mặc dù đã qua 30 năm, nhiều nước vẫn chưa thực sự thoát ra khỏi khủng hoảng. Mặc dù vậy, vào thời điểm hiện nay, dù nhiều quốc gia còn bất ổn, đời sống của người dân còn rất khó khăn nhưng hầu như đa số người dân ở các quốc gia này, không muốn quay trở lại xây dựng CNXH theo mô hình như trước đây.

Rõ ràng, niềm tin của người dân về CNXH theo mô hình trước đây ở những quốc gia châu Âu đã từng xây dựng CNXH hiện thực ở thế kỷ XX đã bị tổn thương nặng nề. Chủ nghĩa xã hội như đã tồn tại trở thành nỗi ám ảnh trong đời sống nhân loại. Chính điều này đặt ra cho những nhà nghiên cứu cần phải có cách tiếp cận mới với lý luận về CNXH của nghĩa Mác – Lênnin. Cần phải vận dụng sáng tạo lý luận ấy không chỉ bởi những điều kiện đặc thù của mỗi quốc gia, mà phải đặt nó trong bối cảnh mới của tiến trình lịch sử thế giới. Trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày nay không một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển nếu không nằm trong chỉnh thể vận động và phát triển chung của toàn nhân loại.

Qua nghiên cứu, phân tích, tìm hiểu các quan điểm của các nhà kinh điển, của các học giả mác-xít và ngoài mác-xít xung quanh vấn đề CNXH và con đường XHCN ở các quốc gia theo mô hình Xôviết trước đây; tìm hiểu những nhân tố tác động đến quá trình phát triển định hướng XHCN không trải qua giai đoạn TBCN; các nhân tố thời đại và nhân tố đặc thù của mỗi nước; thực trạng công cuộc đổi mới theo định hướng XHCN ở nước ta 30 năm qua, bước đầu chúng tôi xin trao đổi một số vấn đề lý luận căn bản về thời kỳ phát triển định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay.

Thứ nhất, vấn đề bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa

Nêu vấn đề thời kỳ phát triển định hướng XHCN về mặt lý luận sẽ liên quan tới quan điểm “quá độ lên CNXH, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa”. Đây là một vấn đề lý luận hiện nay đã được khẳng định. Tìm hiểu quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề này từ khi thành lập đến nay ta thấy đây là một vấn đề lý luận cốt yếu nhưng cũng đã có nhiều sự điều chỉnh trong các thời kỳ cách mạng khác nhau.

Thật vậy, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1930 đến nay để tiến lên CNXH, đã có sự thay đổi căn bản: Từ “tiến thẳng lên CNXH”, đến “bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN”, và hiện nay là “bỏ qua chế độ TBCN”. Cần làm rõ: có thể bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa (TBCN) với tư cách là một chế độ xã hội được không ? Bỏ qua chế độ TBCN nhưng có sử dụng và phát huy những nhân tố nào của giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa?.

Đặt vấn đề về mặt tư duy: bỏ qua chế độ TBCN có phải là sự khẳng định chế độ TBCN là chế độ xã hội xấu xa đã lỗi thời, không còn phù hợp với sự phát triển của nhân loại, do đó cần phải “bỏ qua”, loại bỏ chế độ đó trong quá trình phát triển của lịch sử loài người hay không. Như vậy, có nhận thức đúng sự tồn tại khách quan, tất yếu hiện nay của CNTB không? có phù hợp với sự phát triển tự nhiên của lịch sử không? và có tiếp tục gây ra sự kỳ thị, đối kháng, đối đấu giữa sự phát triển của Việt Nam hiện nay với phần còn lại của thế giới là TBCN hay không? Có tách biệt sự vận động và phát triển của Việt Nam hiện nay ra khỏi quỹ đạo phát triển chung của thế giới ngày nay hay không? Đây là một vấn đề lý luận rất cốt yếu.

Với sự nhận thức phát triển của Việt Nam hiện nay là “thời kỳ phát triển định hướng xã hội chủ nghĩa” nghĩa là chúng ta chỉ xác định con đường và đích đến của riêng Việt Nam, không đề cập, không làm tổn thương đến sự phát triển và mô hình phát triển của các quốc gia khác, các chế độ chính trị khác. Thực tế là với toàn cầu hóa, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế, Việt Nam ngày càng tham gia một cách toàn diện vào đời sống chung của toàn cầu và đã trở thành một thực thể tích cực có nhiều đóng góp cho phát triển chung của khu vực và thế giới.

Thứ hai, về những điều kiện tiên quyết để tiến lên chủ nghĩa xã hội ở “các nước lạc hậu” trong thời đại ngày nay

Những điều kiện tiên quyết mà C. Mác, Ph. Ănghen, V.I. Lê-nin đã dự đoán khả năng các nước lạc hậu phát triển lên CNXH, bỏ qua chế độ TBCN đó là:

– Chủ nghĩa tư bản đã phát triển lên tới đỉnh cao ở các nước tiên tiến;
– Cách mạng vô sản đã thắng lợi ở Tây Âu;
– Cách mạng vô sản ở Tây Âu kết hợp với cách mạng ở các nước lạc hậu;
– Sự nêu gương và sự ủng hộ tích cực của cách mạng XHCN ở phương Tây đối với các nước lạc hậu đi theo con đường XHCN;
– Những lực lượng tiên tiến của các nước “lạc hậu” chủ động thực hiện quá trình phát triển bỏ qua CNTB.

Rõ ràng, những điều kiện tiên quyết mà các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin, dự báo khi đó đến nay hầu như không còn nữa /hay không còn phù hợp. Tuy nhiên, nhìn một cách khách quan các điều kiện này ta thấy, vào thời điểm đó, trong tư duy của các ông luôn thường trực ý thức quyết liệt rằng, giữa CNTB và chủ nghĩa cộng sản luôn hiện diện trong tình trạng đấu tranh sinh tử “một mất một còn”, kiểu như “chủ nghĩa xã hội là người đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản”. Nghĩa là CNTB và CNXH luôn đối đấu và phủ định nhau. Nhân loại được đặt trước lựa chọn duy nhất: hoặc CNTB, hoặc CNXH. Hệ lụy của tư duy ấy là đã chia thế giới thành hai phe, hai hệ thống đối đầu nhau, tìm mọi cách tiêu diệt nhau… đã dẫn đến chiến tranh lạnh, chạy đua vũ trang và cuối cùng là góp phần dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn hệ thống XHCN ở châu Âu nửa cuối thế kỷ XX. Trong cuộc đối đầu “một mất một còn” ấy CNXH hiện thực theo mô hình Xô viết về cơ bản đã bị tiêu diệt và CNTB với rất nhiều khuyết tật của nó vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển.

Vì lẽ đó, trong điều kiện hiện nay, khi mà các điều kiện tiên quyết nêu trên không còn thì để tiến lên CNXH chúng ta phải làm thế nào?.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và các thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, thế giới đã ở một trạng thái hoàn toàn mới. Có người gọi đó là một “thế giới phẳng”. Hầu như mọi rào cản giữa các quốc gia, các khu vực cơ bản đã được dỡ bỏ. Mọi quốc gia tồn tại trong trạng thái tùy thuộc lẫn nhau. Một sự kiện kinh tế, chính trị, an ninh, môi trường… diễn ra ở một quốc gia có thể ảnh hưởng đến nhiều quốc gia khác. Đặc biệt sau khi hệ thống CNXH ở châu Âu sụp đổ và chiến tranh lạnh kết thúc thì CNTB trở thành “nhân vật chính” của vũ đài thế giới và sự vận động, phát triển của lịch sử thế giới ngày nay nhìn chung bị chi phối bởi CNTB hiện đại.

Trong điều kiện hiện nay, Việt Nam đã trở thành một quốc gia có quan hệ hữu nghị với hầu như các quốc gia trên thế giới; đặc biệt có quan hệ đối tác chiến lược với hầu như các cường quốc. Việt Nam không chỉ là thành viên tích cực của cộng đồng thế giới mà còn là thành viên có vai trò và vị trí quan trọng trong các thế chể, định chế, các liên minh kinh tế, xã hội rộng lớn toàn cầu.

Trong bối cảnh mới, mặc dù chúng ta gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng rõ ràng chúng ta cũng có nhiều điều kiện và cơ hội phát triển hơn. Vấn đề là ta phải đặt mình vào trong bối cảnh ấy, một cách khách quan và đề cao tính mục đích của thời kỳ phát triển định hướng XHCN để ta có chiến lược, chủ trương, biện pháp và giải pháp hướng tới ngăn chặn nguy cơ, hạn chế thách thức, có nhiều điều kiện để tận dụng thời cơ và cơ hội hơn cho sự phát triển kinh tế – xã hội đất nước. Vấn đề quan trọng là trong quá trình mở cửa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng chúng ta cần phải đề cao tính mục đích của sự phát triển – đó là CNXH, từ sự đề cao mục đích, chúng ta phải biết tận dụng nhiều điều kiện, cơ hội khách quan, kịp thời nắm bắt thời cơ – nghĩa là tìm phương tiện, phương thức, nguồn lực, động lực để sớm đạt được mục đích xây dựng thành công CNXH ở Việt Nam.

Muốn vậy chúng ta phải ngày càng thực sự trở thành một thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng thế giới; cũng như thực sự trở thành “bạn” của mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới. Đây chính là một điều kiện “tiên quyết”, “bắt buộc” để chúng ta thực hiện được các mục tiêu và nhiệm vụ của thời kỳ phát triển định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thực là những điều kiện khách quan và chủ quan cho sự phát triển của mỗi quốc gia ở những thời điểm nhất định chỉ xuất hiện vào đúng những thời điểm đó, vì vậy, những dự báo lý luận dù có thần kỳ đến mấy cũng không thể bao chứa hết.

Thứ ba, xuất phát điểm của Việt Nam khi bước vào thời kỳ phát triển định hướng xã hội chủ nghĩa

Xuất phát từ tình hình cụ thể, hoàn cảnh lịch sử cụ thể của mỗi quốc gia là nguyên tắc chỉ đạo quan trọng nhất. Đây cũng chính là một nguyên tắc cơ bản của phép biện chứng duy vật. Chỉ có xuất phát từ thực tiễn mới nắm vững được thực trạng đời sống xã hội, các xu thế vận động cũng như quy luật vận động của thực tiễn. Xa rời thực tiễn, chủ quan, duy ý chí, giáo điều, quan liêu, bất chấp quy luật khách quan là những bài học đắt giá mà Đại hội VI của Đảng ta đã chỉ ra.

Không xuất phát từ thực tiễn đất nước sẽ ban hành những chỉ thị, nghị quyết không phù hợp với thực tiễn vì vậy sẽ không đạt được hiệu quả mong muốn. Không xuất phát từ thực tiễn khi áp dụng những kinh nghiệm quốc tế thường dập khuôn, máy móc, giáo điều xa lạ đối với tâm tư nguyện vọng của nhân dân. Khi đó, người dân sẽ không tích cực tham gia vào các chương trình, kế hoạch phát triển đất nước.

Chẳng hạn, đối với nước ta hiện nay, nhiều người do xa rời thực tiễn, máy móc, giáo điều, duy ý chí… nên khi nhận định về xuất phát điểm của nước ta tiến hành “quá độ lên CNXH, bỏ qua chế độ TBCN”, nghĩa là khi bước vào thời kỳ phát triển định hướng XHCN họ vẫn “một mực” khẳng định xuất phát điểm của Việt Nam vẫn từ “một nước nông nghiệp lạc hậu”, “thực dân nửa phong kiến”, “chúng ta vừa bước ra từ chiến tranh và chịu hậu quả nặng nề của hai cuộc chiến tranh tàn khốc”… Với sự nhận diện như thế, rõ ràng chúng ta không thể có chủ trương, đường lối, chính sách sát hợp để lãnh đạo và chỉ đạo công cuộc đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng CNXH hiện nay.

Thực ra, chúng ta đã “từ giã” nước “nông nghiệp lạc hậu”, “thực dân, nửa phong kiến” gần 70 năm, chúng ta đã bước ra khỏi chiến tranh đã 40 năm, và chúng ta đã có 30 năm thực hiện thành công công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Thực tiễn nước ta hiện nay, khác rất xa những năm trước năm 1945, những năm trước năm 1975. Sau 30 năm đổi mới chúng cũng đã khác rất xa năm 1986 khi đất nước ta bước vào đổi mới. Thành tựu của công cuộc đổi mới đã đưa nước ta trở thành một thành viên có vai trò, vị trí và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, đã trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình… Vì vậy, nếu không xuất phát từ tình hình thực tiễn đất nước thì rõ ràng chúng ta không thể nhận diện đúng thời cơ, thách thức, nguồn lực, động lực… và do đó sẽ không thể có được các chủ trương, đường lối, chính sách phù hợp để phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay. Do đó, cũng sẽ không thực hiện được những nhiệm vụ và mục tiêu của thời kỳ phát triển định hướng XHCN mà chúng ta đã đề ra.

Thứ tư, vấn đề phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Sau 30 năm đổi mới thành tựu to lớn nhất, quan trọng nhất của chúng ta là sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có thể khẳng định là đột phá về mặt lý luận và thực tiễn. Lý luận kinh tế thị trường định hướng XHCN đã soi sáng cho sự phát triển của đời sống kinh tế của nước ta 30 năm qua. Tuy nhiên, xã hội là một cơ thể thống nhất và đồng bộ. Các lĩnh vực của đời sống xã hội trong quá trình vận động và phát triển dù có thể có sự phát triển không đều nhưng về căn bản các lĩnh vực, bộ phận phải tương thích, đồng bộ và thống nhất với nhau tạo thành một tổng thể hoàn chỉnh. Không có một cơ thể xã hội hài hòa ổn định thì không thể phát triển bền vững được.

Sự thành công hết sức thuyết phục của kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta thời gian qua chỉ cho ta thấy rằng cần phải xác định đúng thời điểm hiện nay Việt Nam đang tồn tại và phát triển ở trạng thái là thời kỳ phát triển định hướng XHCN. Đây không phải là cách diễn đạt khác của “thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” mà là sự nhận diện thực trạng xã hội và xu hướng vận động tất yếu của nó. Ai cũng biết mọi sự vận động phát triển đều là thời kỳ quá độ từ trạng thái này sang trạng thái khác một cách phổ biến. Xác định thời kỳ phát triển định hướng XHCN nghĩa là đề cao tính mục đích của sự phát triển. Nói cách khác, sự phát triển là quá trình vận động theo những quy luật khách quan nhưng có sự tham gia của nhân tố chủ quan để đạt tới mục đích đề ra.

Thứ năm, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của thời kỳ phát triển định hướng XHCN một điều kiện tiên quyết có tính nguyên tắc là phải kiên quyết giữ vững vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam và phải kiên quyết đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội.

Đảng Cộng sản cộng sản Việt Nam người tổ chức và lãnh đạo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam hơn 85 năm qua. Điều này đã được lịch sử khẳng định. Lịch sử cũng cho thấy vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản với cách mạng Việt Nam không phải bằng lý luận mà bằng chính thực tiễn đời sống.

Với xuất phát điểm là một xã hội chưa trải qua thời kỳ phát triển TBCN hội nhập vào sự phát triển chung của nhân loại, nếu theo sự phát triển bình thường của quá trình lịch sử tự nhiên thì như nhiều quốc gia khác, chúng ta tiến lên CNTB là một lẽ bình thường. Trong khi, CNTB sau hơn 200 tồn tại mặc dù mang lại cho nhân loại rất nhiều thành tựu nhưng cũng có những thời kỳ đen tối nhiều máu và nước mắt đối với tiến trình phát triển nhân loại. Chế độ bóc lột, phân tầng xã hội, phân hóa giầu nghèo, chiến tranh và tha hóa con người là những sản phẩm tất yếu của chủ nghĩa tư bản mà bất cứ quốc gia nào đi theo con đường TBCN không thể tránh khỏi.

Trong khi đó, giai đoạn hiện nay, nhiều nước tư bản phát triển đang đứng trước ngưỡng cửa của một thời đại mới, một chế độ xã hội mới. Đó là thời đại của sự phát triển đỉnh cao của nhân loại. Đó không còn là chủ nghĩa tư bản với đúng nghĩa của nó nữa. Có người gọi đó là xã hội hậu tư bản. Thực tiễn cho thấy, trong các nước tư bản phát triển ở đỉnh cao hiện nay đã xuất hiện rất nhiều nhân tố của chủ nghĩa cộng sản như các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác dự báo.

Với Việt Nam từ một quốc gia đang phát triển với mức sống trung bình của thế giới trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay phát triển theo định hướng XHCN là hoàn toàn hiện thực và đó là một tất yếu khách quan. Thực chất, đây là một sự phát triển rút ngắn mà lịch sử cho thấy có nhiều dân tộc đã từng trải qua.

Vấn đề cốt lõi ở đây là chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam mới là người lãnh đạo đất nước ta đi theo con đường XHCN. Vì vậy, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam là một vấn đề có tính nguyên tắc, một điều kiện tiên quyết. Tuy nhiên, để giữ vững được nguyên tắc này Đảng Cộng sản Việt Nam cần thực hiện một số vấn đề cốt lõi sau:

Một là, Đảng Cộng sản không phân chia quyền lãnh đạo quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam cho bất cứ lực lượng chính trị nào khác nhằm đảm bảo sự thống nhất và tính nhất quán của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN;

Hai là, Đảng phải đổi mới toàn diện về tổ chức và phương thức lãnh đạo đối với Nhà nước và xã hội.

Ba là, Đảng cần kiên quyết chỉnh đốn xây dựng đảng. Kiên quyết chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong đảng viên nhất là đội ngũ lãnh đạo cao cấp; Kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng xây dựng lòng tin trong nhân dân; Kiên quyết giải tán các tổ chức đảng cơ sở suy thoái, mất sức chiến đấu; Kiên quyết loại bỏ những phần tử thái hóa, biến chất ra khỏi đội ngũ Đảng.

Bốn là, Kiên quyết đấu tranh chống những thế lực phản động trong nước và quốc tế nhằm xóa bỏ chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vai trò lãnh đạo của Đảng. Kiên quyết chống “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, giữ vững vai trò lãnh đạo của đảng, giữ vững ổn định chính trị;

Năm là, Mở rộng quan hệ quốc tế, kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước, bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo đảm đời sống hòa bình cho nhân dân.

PGS.TS. Nguyễn Linh Khiếu

28/10/2017 11:2′

(Tạp chí Cộng Sản)

Chủ nghĩa tư bản 'khuyết tật nhưng phát triển'


LeninBản quyền hình ảnhMAXIM MALINOVSKY
Image captionBelarus là nơi vẫn có các triển lãm về Lenin, nhiều năm sau khi hệ thống XHCN sụp đổ
Nhân kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng 10 Nga (1917-2017), Tạp chí Cộng sản ở Việt Nam có bài xác nhận mô hình Liên Xô như đã tồn tại về cơ bản đã bị tiêu diệt.
Cùng lúc, bài của Phó Giáo sư Tiến sỹ Nguyễn Linh Khiếu cho rằng chủ nghĩa Tư bản có "rất nhiều khuyết tật nhưng vẫn tồn tại và phát triển", và đây là một thực tế mà hệ thống chính trị ở Việt Nam cần quan tâm.
Bài cũng nói cả về lý luận và thực tiễn, mô hình chính trị và định hướng xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc và Việt Nam "khác nhau".
Cuộc đối đầu trong Chiến tranh Lạnh giữa hai hệ thống gây ra "chạy đua vũ trang và cuối cùng là góp phần dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn hệ thống XHCN ở châu Âu nửa cuối thế kỷ XX," bài báo viết.
"Trong cuộc đối đầu "một mất một còn" ấy CNXH hiện thực theo mô hình Xô Viết về cơ bản đã bị tiêu diệt và CNTB với rất nhiều khuyết tật của nó vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển."
Trên thực tế, "sau khi hệ thống CNXH ở châu Âu sụp đổ và Chiến tranh Lạnh kết thúc thì CNTB trở thành "nhân vật chính" của vũ đài thế giới và sự vận động, phát triển của lịch sử thế giới ngày nay nhìn chung bị chi phối bởi CNTB hiện đại".
Và dù chủ nghĩa xã hội tại Liên Xô đã tan rã năm 1991, nay bài báo đi tới nhận thức rằng, "hầu như đa số người dân ở các quốc gia này, không muốn quay trở lại xây dựng CNXH theo mô hình như trước đây".
Cách nhận định lịch sử Liên Xô và sự kết thúc của mô hình cộng sản Đông Âu trong bài của TS Nguyễn Linh Khiếu có vẻ khác với đánh giá của TS Tạ Ngọc Tấn.
Phát biểu trên VTV1 gần đây, ông Tạ Ngọc Tấn, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Đảng CSVN, cho rằng "sai lầm của Liên Xô dẫn tới sụp đổ là "đưa một loạt những kẻ cơ hội, đặc biệt là ông Gorbachev lên vị trí cao nhất".
'Hội nhập quốc tế, thực tiễn gần dân, không giáo điều'
Tuần lễ thời trang MoscowBản quyền hình ảnhANADOLU AGENCY
Image captionTuần lễ thời trang Moscow: diện mạo nước Nga ngày nay đã khác xa thời XHCN và "hầu như đa số người dân không muốn quay trở lại xây dựng CNXH theo mô hình như trước đây"
Tiến sỹ Nguyễn Linh Khiếu nêu ra một số nhận xét mang tính định hướng đáng chú ý cho Việt Nam, nhấn mạnh tới thành quả và nhu cầu hội nhập quốc tế tích cực, và ra các chính sách căn cứ vào thực tế, không giáo điều, duy ý chí như một thời gian trước.
Quan điểm này nêu rằng trong bối cảnh này, Việt Nam, do Đảng Cộng sản lãnh đạo "phải ngày càng thực sự trở thành một thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng thế giới; cũng như thực sự trở thành "bạn" của mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới".
"Đây chính là một điều kiện "tiên quyết", "bắt buộc" để thực hiện được các mục tiêu và nhiệm vụ của thời kỳ phát triển định hướng xã hội chủ nghĩa," tác giả viết.
Nhắc lại giai đoạn trước 1986, Tiến sỹ Nguyễn Linh Khiếu cảnh báo:
"Xa rời thực tiễn, chủ quan, duy ý chí, giáo điều, quan liêu, bất chấp quy luật khách uan là những bài học đắt giá mà Đại hội VI của Đảng ta đã chỉ ra."
"Không xuất phát từ thực tiễn đất nước sẽ ban hành những chỉ thị, nghị quyết không phù hợp với thực tiễn vì vậy sẽ không đạt được hiệu quả mong muốn."
"Không xuất phát từ thực tiễn khi áp dụng những kinh nghiệm quốc tế thường dập khuôn, máy móc, giáo điều xa lạ đối với tâm tư nguyện vọng của nhân dân. Khi đó, người dân sẽ không tích cực tham gia vào các chương trình, kế hoạch phát triển đất nước."

Nhiều yếu tố 'cộng sản' ở xã hội tư bản ngày nay

Hàng hóa xứ Wales, Anh QuốcBản quyền hình ảnhMATT CARDY
Image caption"...nhiều nước tư bản phát triển đang đứng trước ngưỡng cửa của một thời đại mới, một chế độ xã hội mới"
Một điều đáng chú ý nữa là bài báo nhận định rằng tại các xã hội Phương Tây ngày nay, "nhiều nước tư bản phát triển đang đứng trước ngưỡng cửa của một thời đại mới, một chế độ xã hội mới".
"Đó là thời đại của sự phát triển đỉnh cao của nhân loại. Đó không còn là chủ nghĩa tư bản với đúng nghĩa của nó nữa. Có người gọi đó là xã hội hậu tư bản."
"Thực tiễn cho thấy, trong các nước tư bản phát triển ở đỉnh cao hiện nay đã xuất hiện rất nhiều nhân tố của chủ nghĩa cộng sản như các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác dự báo."
Nhưng bài báo không nói bằng cách nào Việt Nam có thể đạt được trình độ phát triển như vậy.
Có vẻ như giải pháp đề ra vẫn là nhấn mạnh vai trò "Đảng lãnh đạo" nhưng kiến nghị Đảng Cộng sản Việt Nam "phải đổi mới toàn diện về tổ chức và phương thức lãnh đạo đối với Nhà nước và xã hội".
Đà Nẵng khai trương Trung tâm Báo chí APECBản quyền hình ảnhZING.VN
Image captionViệt Nam thúc đẩy hội nhập quốc tế mạnh mẽ: Đà Nẵng vừa khai trương Trung tâm Báo chí APEC để phục vụ hội nghị thượng đỉnh quan trọng bậc nhất tại châu Á hàng năm
Trong công cuộc chỉnh đốn Đảng, thậm chí cần phải xóa cả một số cơ sở Đảng suy thoái, tác giả kiến nghị:
"Kiên quyết giải tán các tổ chức đảng cơ sở suy thoái, mất sức chiến đấu; Kiên quyết loại bỏ những phần tử thái hóa, biến chất ra khỏi đội ngũ Đảng."
Sau Đại hội 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, vai trò của các nhà lý luận kiêm tham mưu cao cấp cho lãnh đạo của Đảng này được đề cao.
Điều này cho thấy để giải quyết vấn đề khó khăn, mang tính nội tại của hệ thống chính trị kiểu Trung Quốc, và một phần tương tự là Việt Nam, người ta rất cần lý luận.
Tuy thế, như Giáo sư ĐH Harvard, Niall Ferguson viết trên trang Sunday Times tại Anh hôm 29/10/2017, 'chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc' thực chất chỉ là cách gọi khác đi của 'chủ nghĩa tư bản' do nhà nước quản trị.
Xem thêm về chủ nghĩa cộng sản và Liên Xô:

Thứ Ba, 31 tháng 10, 2017

Việt Nam dự kiến chi ngân sách nhà nước năm 2018 ra sao?; Bức tranh nợ công Việt Nam qua số liệu mới công bố: Nợ năm 2017 giảm nhẹ

5:37 pm - 31/10/2017




Theo phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2018, Việt Nam dự tính chi ngân sách khoảng 1,52 triệu tỷ đồng cho năm tới, tăng so với mức 1,39 triệu tỷ đồng ước tính cho năm 2017.
Chi thường xuyên sẽ chiếm phần lớn tỷ trọng của chi ngân sách, dự kiến vào khoảng 434 nghìn tỷ đồng.
Trong năm 2018, chính phủ dự kiến chi cho dự trữ quốc gia 970 tỷ đồng, viện trợ 1,3 nghìn tỷ đồng, dự phòng ngân sách trung ương 15,8 nghìn tỷ đồng, trả nợ lãi 110 nghìn tỷ đồng, đầu tư phát triển 187 nghìn tỷ đồng.
Theo dự toán, ngân sách phân bổ cho trung ương dự kiến vào khoảng 948 nghìn tỷ đồng, còn chi cho địa phương khoảng 800 nghìn tỷ đồng.
Như vậy, bội chi năm 2018 dự kiến bằng 3,7% GDP, tăng 0,2 điểm phần trăm so với năm 2017.
Năm nay, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1,21 triệu tỷ đồng, trong đó số thu 9 tháng đầu năm đạt 843 nghìn tỷ đồng, đạt 69,5% kế hoạch năm.
Chi ngân sách cả năm 2017 dự kiến ở mức 1,39 triệu tỷ đồng, theo đó tạo ra mức bội chi 174,3 nghìn tỷ đồng.
Bội chi ngân sách năm 2017 dự kiến ở mức 3,5% GDP, trong mục tiêu Quốc hội cho phép.
Quang Minh (TH)
Xem thêm:

Bức tranh nợ công Việt Nam qua số liệu mới công bố: Nợ năm 2017 giảm nhẹ

Tỷ lệ nợ công của Việt Nam giảm nhẹ trong năm 2017. (Ảnh: Thời báo tài chính)

Quốc hội Việt Nam ngày 31/10 sẽ bắt đầu thảo luận về tình hình phát triển kinh tế – xã hội năm 2017 và kế hoạch năm 2018, trong đó có vấn đề nợ công.
Theo báo cáo trước đó của Chính phủ gửi tới Quốc hội, nợ công của Việt Nam năm 2017 ước tính đạt 3,13 triệu tỷ đồng, tương đương 62,6% GDP, giảm nhẹ so với tỷ lệ của năm trước.
Tuy nhiên, nợ công năm 2018 dự báo sẽ quay lại mức 63,6% GDP từng ghi nhận vào năm 2016.
Dự báo nợ công sẽ quay lại mức 63,6% GDP vào năm 2018. (Ảnh: VnExpress)
Trong số nợ công, nợ chính phủ tính đến năm 2017 ước vào khoảng 2,59 triệu tỷ đồng, tăng so với con số 2,36 triệu tỷ đồng của năm 2016.
Nợ do chính phủ bảo lãnh dự kiến đạt 498 nghìn tỷ đồng, tăng so với mức gần 462 nghìn tỷ đồng của năm trước.
Về cơ cấu vay nợ, tỷ trọng nợ nước ngoài của Việt Nam năm 2017 đã tăng lên mức 45% từ con số 39,6% của năm 2015, trong khi nợ trong nước giảm xuống 55% từ mức 60,4%.
Trong năm 2017, chính phủ đã dùng hơn 260 nghìn tỷ đồng để trả nợ, sau khi chi 251 nghìn tỷ đồng trong năm 2016.
Với số liệu mới nhất được công bố, ước tính mỗi người Việt Nam hiện đang gánh bình quân 33 triệu đồng tiền nợ công, tăng 4 triệu đồng so với năm 2016.
Thống kê cho thấy mỗi năm nợ công của Việt Nam đã tăng thêm khoảng 300.000 tỷ đồng trong 5 năm trở lại đây.
Minh Tuệ (th)

RẮC RỐI CHUYỆN THAY “VANG CHILE” BẰNG “VANG ĐÀ LẠT” TẠI QUỐC YẾN APEC 2006

La Quán Cơm.



Trên mạng hiện nay vẫn còn lưu rất nhiều bài ca ngợi thương hiệu vang Đà Lạt, loại vang được đưa vào làm khai vị trong quốc yên đãi các nguyên thủ trong Hội nghị APEC 2006…
Theo một nguồn tin khá tin cậy: nhân Hội nghị APEC 2006 tổ chức tại Hà Nội- Việt Nam, để bày tỏ thịnh tình và cũng để quảng cáo cho “ quốc tửu” của mình, Chính phủ Chile đã gửi tặng Chính phủ Việt Nam 1 comterner vang Chile loại thượng hạng cho quốc yến APEC…
Không biết do tình cảm riêng tư với vang Đà Lạt hay để suy tôn thương hiệu hàng nội nên Ban tổ chức đã có “ sáng kiến” không sử dụng vang Chile mà dùng vang Đà Lạt. Việc thay này có thể nhằm thực hiện chủ trương “ người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”; dùng vang Đà Lạt trong quốc yến cũng là cách, cơ hội quảng bá cho vang Đà Lạt với các đoàn nguyên thủ APEC.
Cũng có thể vì lý do gì đó, chẳng hạn như Ban tổ chức có khi cũng muốn được nếm vài chai coi vang Chile mùi vị ra răng ? Có hơn vang Bordeau của Pháp không ?
Kết quả khi đưa vang Đà Lạt vào quốc yến thì nghe nói bị ế, ít quan khách thử loại vang mà họ không biết danh; Họ chỉ sử dụng vài ly votka, Lúa mới của Việt Nam…
Sau vụ rượu vang bị thay này, phía Chile đã lên tiếng đòi lại số vang gửi tặng APEC vì đã bị sử dụng sai mục đích, đối tượng ?
Phía Việt Nam đã phải tìm cách giải tỏa cái sự rắc rối này khá chật vật; không rõ bằng cách nào những rồi phía Chile cũng đành phải im. Chắc để cho nó đẹp đội hình APEC, bởi làm to chuyện này ra thì Chile lại mang tiếng bủn xỉn, ky bo,”xấu chàng hổ ai” vì Chile là quốc gia đưa ra sáng kiến tụ tập Diễn đàn APEC…
Vì chuyện rượu chè, vài chai rượu vang bị sử dụng sai mục đích và đối tượng mà bêu xấu Việt Nam, một dân tộc anh hùng thì không nên…
Chuyện thay rượu được ỉm đi cho đến bây giờ; nhân APEC 2017, L.Q.C xin kể lại chuyện đổi rượu này với hy vọng: APEC 2017, nếu Chile hay một hãng rượu vang nổi tiếng nào đó có thịnh tình gửi vang quý đến dự quốc yến APEC 2017 sẽ không bị thay như vụ vang Chile tại APEC 2006 để khỏi rắc rối…

L.Q.C.

Mộ cổ của Tôn Ngộ Không được phát hiện, Tề Thiên Đại Thánh là có thật?

Rất nhiều người thích nhân vật Tôn Ngộ Không tài phép, nhưng cho đó chỉ là một nhân vật hư cấu trong thần thoại. Tuy nhiên vào năm 2005, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra bia mộ có thể chính là của nhân vật này.

tôn ngộ không, Tây du kí, mo co,
Ngôi mộ có hai tấm bia dựng thẳng ở chính giữa, bia bên trái có khắc chữ “Tề Thiên đại thánh”, bên phải khắc “Thông Thiên đại thánh”. (Ảnh: Epoch Times)
Hầu hết mọi người đều cho rằng Tôn Ngộ Không chỉ là một nhân vật thần thoại. Tuy nhiên, vào năm 2005, các nhà khảo cổ học phát hiện trong miếu Song Thánh Bảo Sơn ở tỉnh Phúc Kiến có một ngôi mộ cổ, ước tính rộng 2,9 m, sâu 1,3 m.
Ngôi mộ có hai tấm bia dựng thẳng ở chính giữa, bia bên trái có khắc chữ “Tề Thiên đại thánh”, bên phải khắc “Thông Thiên đại thánh”, phần dưới cùng của mỗi bia đều có hai chữ nhỏ “Thần vị”. Điều này khiến các nhà khảo cổ đặt ra câu hỏi, chẳng lẽ Tôn Ngộ Không thật sự tồn tại?
tôn ngộ không, Tây du kí, mo co,
Bức tượng Tôn Ngộ Không trong ngôi mộ cổ. (Ảnh: Chinanews)
Ngôi miếu này được xây dựng vào cuối thời nhà Nguyên, đầu nhà Minh, với diện tích chỉ hơn 17m2, các nhà khảo cổ đã xác định được niên đại của chúng và kết quả vô cùng bất ngờ, chúng đã xuất hiện trước khi tác phẩm Tây Du Kí của Ngô Thừa Ân ra đời.
Vương Ích Dân, người phụ trách nghiên cứu miếu Song Thánh, phát hiện vào những năm cuối thời nhà Nguyên của Mông Cổ có một vở hí kịch “Hành trình đến Tây phương” của Dương Cảnh Hiền viết, trong đó có đoạn Tôn Ngộ Không tự bạch: “Tiểu thánh huynh đệ tỷ muội năm người: Đại tỷ lão mẫu Ly Sơn, nhị tỷ Thầy pháp Chi Chi, Đại huynh Tề Thiên đại thánh, tiểu thánh Thông Thiên đại thánh, Tam đệ Tam Lang hiếu động”.
tôn ngộ không, Tây du kí, mo co,
Các nhà khảo cổ đang tiến hành khai quật ngôi mộ trong miếu Song Thánh. (Ảnh: Fun Story)
Vương Ích Dân cho rằng, Ngô Thừa Ân lấy cảm hứng từ truyền thuyết 5 chị em gia đình này, hơn nữa đem bản lĩnh cao siêu vốn có trong năm người huynh đệ tỷ muội, toàn bộ tập trung vào Tôn Ngộ Không, tạo ra một hình mẫu anh hùng huyền thoại truyền rộng lại cho các thế hệ tương lai.
Tuy nhiên, một số học giả tin rằng Tôn Ngộ Không là nguyên mẫu của nhà sư thời Đường là Thích Ngộ Không. Thích Ngộ Không là danh tính tục gia của một cư sĩ theo xe hầu tá Đường Tăng. Năm 751, ông theo phò tá Huyền Trang đi Tây phương, vì trở bệnh tại nước Gandhara (Kiền Đà La quốc) nên quay lại kinh thành vào năm 789.
tôn ngộ không, Tây du kí, mo co,
Hậu trường phim “Tây Du Kí”. (Ảnh: Chinadaily)
Thích Ngộ Không đồng hành cùng Huyền Trang suốt 40 năm, tại phương Tây cùng tham gia phiên dịch và truyền giáo, để lại rất nhiều sự tích cùng truyền thuyết.
Có học giả lại cho rằng, câu chuyện về quá trình lấy kinh dài đằng đẵng cũng đã có nhiều thay đổi. Người dân dần dần đem cái tên Thích Ngộ Không ghép với tên “Hầu Hành Giả” – người cùng đi lấy kinh với Đường Tăng trong truyền thuyết, rồi hình thành một hình tượng nghệ thuật “Tôn Ngộ Không”.
Bách Thông biên dịch

Để bếp nấu gà nguyên nội tạng cho trẻ mầm non, hiệu trưởng bị xét trách nhiệm

ĐỖ LINH


(GDVN) - Một số phụ huynh kiểm tra bếp ăn của trường mầm non Tân Phong phát hiện gà chuẩn bị cho vào luộc vẫn còn nội tạng bên trong.
Ngày 30/10, ông Bùi Đức Thảo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Kiến Thụy (Hải Phòng), cho biết huyện này đã yêu cầu Trường mầm non xã Tân Phong kiểm điểm làm rõ trách nhiệm do không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trước đó, sáng 26/10, một số phụ huynh đưa con đến học tại Trường mầm non Tân Phong bất ngờ vào kiểm tra tại bếp ăn của trường, phát hiện gà còn nguyên nội tạng để trong nồi chuẩn bị luộc.
Một phụ huynh cho biết con gà trong nồi vẫn còn nguyên diều, cuống họng rất mất vệ sinh. Phụ huynh học sinh đã yêu cầu làm rõ trách nhiệm.
Phụ huynh kiểm tra bếp ăn phát hiện gà phục vụ bữa ăn của trẻ nhỏ chưa đảm bảo vệ sinh
Chiều 28/10, Ủy ban nhân dân xã Tân Phong đã chủ trì cuộc làm việc với lãnh đạo Trường mầm non Tân Phong, đơn vị cung cấp thực phẩm là Công ty Phúc Khang cùng phụ huynh học sinh để làm rõ việc chế biến thực phẩm không đảm bảo vệ sinh cho trẻ.
Bà Đỗ Thị Ánh, Hiệu trưởng Trường mầm non Tân Phong, đã thẳng thắn nhận trách nhiệm với phụ huynh học sinh.
Theo bà Ánh, Trường đã ký hợp đồng cung cấp thực phẩm sạch với Công ty Phúc Khang để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho các cháu.
Tuy nhiên, đã xảy ra sự cố mất vệ sinh do có sự nhầm lẫn trong giao nhận thực phẩm giữa đơn vị cung cấp và trường. 

Công ty Khánh Thịnh cấp thức ăn bị nghi gây ngộ độc học sinh trường Chu Văn An

Đại diện công ty Phúc Khang cam kết sẽ không để xảy ra sự cố đáng tiếc như hôm 26/10, đồng thời xin chịu trách nhiệm về sản phẩm mà đơn vị này cung cấp.
Ông Đoàn Đắc Thuật, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã Tân Phong, nhận khuyết điểm vì đã không thường xuyên kiểm tra, giám sát bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tại trường.
Theo ông Thuật, sự cố mất vệ sinh xảy ra, trách nhiệm chính thuộc về Công ty Phúc Khang. Sau cuộc làm việc, xã đã báo cáo với huyện.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Kiến Thụy Bùi Đức Thảo cho biết trong ngày 30/10, huyện đã cử cơ quan chuyên môn xuống kiểm tra, đồng thời tiến hành kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của trường.
Theo ông Thảo, sau sự cố ở trường mầm non Tân Phong, huyện sẽ triển khai kiểm tra chấn chỉnh nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong tất cả các trường.
Đỗ Linh

" VĂN HÓA BOT"... CỦA CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN

Chặn xe cô dâu vì thiếu tiền đóng góp xây dựng Nông thôn mới: ĐBQH lên tiếng!


N. Huyền



Hành vi đó là vi phạm pháp luật, “anh cản trở giao thông. Anh cưỡng đoạt, chứ không chỉ là anh thu tiền đâu. Anh cưỡng đoạt tài sản của người khác. Nếu anh thu tiền được rồi, hành vi là hoàn thành tội cưỡng đoạt. Nếu cao hơn đây là cướp, trấn lột.
ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng
Hành vi phản cảm
Nợ 1,5 triệu đồng tiền làm đường bê-tông nông thôn, gia đình bà Nguyễn Thị Thu (Sơn Tây) bị trưởng thôn và đoàn thể thôn Sơn Tây, xã Sơn Thành Tây, huyện Tây Hòa, Phú Yên chặn xe đám cưới để... đòi nợ.
Trao đổi với phóng viên báo điện tử Infonet bên hành lang Quốc hội sáng nay, ĐB Lưu Bình Nhưỡng (đoàn Bến Tre) cho biết, ông hành vi của Bí thư, rồi trưởng thôn huy động mọi người ra chặn đường xe cô dâu là “hình ảnh vô cùng phản cảm”.
 “Làm gì, có thứ người đứng ra để thực hiện công quản lý, phải làm công tác tư tưởng mà làm những việc tôi cho rằng không đúng chức năng, tôi cho rằng họ không đúng thẩm quyền làm điều đó hết sức đáng tiếc. Đừng nói đến chuyện nhận thức của người dân, nhận thức của cán bộ nhà mình còn chưa đến nơi đến chốn. Cái đó là sai”- ĐB Lưu Bình Nhưỡng nói.
Theo ĐB Lưu Bình Nhưỡng, gia đình người ta đã nói rất rõ, con cái người ta đã đóng góp ở nơi khác 3,5 triệu rồi cho nên miễn cho họ. “Tôi cho rằng, giải thích của gia đình nhà này cũng không chấp nhận đâu. Bởi vì, ở đâu có ở đó, anh sống ở đâu thì đóng góp ở đó. Ý của người ta là người ta không phải chây ì, không phải không đóng góp, không phải phản đối với chế độ chính sách ấy, tức là anh phải giải thích cho người ta rằng là các bác đóng ở đằng kia ở đây thôn mình”- ĐB Nhưỡng nói.
Tuy nhiên, ông Nhưỡng cho rằng “ngày thiêng liêng như vậy, anh ra chặn xe, chặn cô dâu chú rể cả một tiếng đồng hồ, tôi cho rằng hành vi này là vô cùng phản cảm”.
Vị đại biểu tỉnh Bến Tre cũng đặt câu hỏi “không biết họ coi đám cưới, đám ma, đám giỗ của gia đình họ như thế nào để mà họ làm những việc như thế?’
“Xây dựng nông thôn mới ta làm rất nhiều, huy động các nguồn lực để làm. Thực hiện các biện pháp nào, giám sát như thế nào để sử dụng được tất cả các nguồn lực là vô cùng quan trọng. Chỗ này phải cần công khai, minh bạch, có chính sách rõ ràng. Phương pháp xử lý, nếu quản lý nhà nước thì phải tính toán.
"Không thể lẫn lộn giữa biện pháp quản lý xã hội và quản lý nhà nước. Anh không thể tự cho anh cái quyền mà có thể muốn chặn ai, bắt ai bất kỳ lúc nào”- ĐB Lưu Bình Nhưỡng nhấn mạnh.
Cần xem xét trách nhiệm
ĐB Nhưỡng cho rằng các cơ quan chức năng cần xem xét trách nhiệm cán bộ đã thực hiện hành vi sai phạm nếu chúng ta đối chiếu với các quy định chung. Tùy tính chất mức độ để  xử lý.
Trả lời câu hỏi, qua vụ việc như vừa rồi, làm thế nào để ngăn chặn các hành vi kiểu “cường hào” mới của nông thôn, ĐB Lưu Bình Nhưỡng cho rằng: Thực ra mà nói, nói cường hào hơi quá, nhưng “tôi cho rằng đây là hành vi phản cảm, thứ nữa làm mất đi ý nghĩa của xây dựng nông thôn mới. Chúng ta xây dựng nông thôn mới mà những người lãnh đạo ở những vùng nông thôn mới ấy không phải là con người mới. Hành vi của họ không phải của lãnh đạo vùng nông thôn mới. Đó là hành vi hơi hạ đẳng, một cán bộ của Đảng (Bí thư chi bộ, trưởng thôn) đi làm một việc hô hào mọi người ra chặn xe để thu tiền. Cái đó không đúng”- ông Nhưỡng cho biết.
Thẳng thắn bày tỏ quan điểm, ĐB Nhưỡng khẳng định hành vi đó là vi phạm pháp luật, “anh cản trở giao thông. Anh cường đoạt, chứ không chỉ là anh thu tiền đâu. Anh cưỡng đoạt tài sản của người khác. Nếu anh thu tiền được rồi, hành vi là hoàn thành tội cưỡng đoạt. Nếu cao hơn đây là cướp, anh trấn lột”.
“Đề nghị cơ quan có thẩm quyền, cơ quan chuyên môn phải vào cuộc xem xét phân tích đánh giá hành vi đó, để làm bài học chung, giáo dục chung đồng thời chúng ta cũng phải thực hiện việc  xử lý cho nghiêm để đảm bảo cho việc xây dựng NTM như ủy  viên Ủy ban Thường vụ QH Phan Xuân Dũng nói “ làm sao ở đó vẫn còn tiếng chim hót, còn tình cảm thôn quê, phải để cho vẫn còn ấm áp tình người, tình làng nghĩa xóm” chứ không phải xây dựng NTM để chúng ta vì câu chuyện, vì khoản tiền đóng góp để chúng ta đi  cưỡng đoạt nhau”- ĐB Nhưỡng nêu.
Để ngăn chặn tình trạng này, ĐB Bình Nhưỡng cho rằng phải có sự chỉ đạo chung, Chính phủ phải giao cho Bộ Nông nghiệp có sự chỉ đạo địa phương làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng.
“Đảng và Nhà nước có đi xui địa phương với  cán bộ cơ sở làm động tác ấy đâu? Một mặt chúng ta rất thông cảm với cán bộ cơ sở khi họ chịu sức ép về các chỉ tiêu, nhưng ở đây chỉ  tiêu đó không phải thực hiện bằng mọi giá, việc xâm phạm vào quyền lợi ích  hợp pháp của bà con nông dân đặc biệt ở nông thôn có rất nhiều hộ gia đình vô cùng khó khăn. Mà anh lại sử dụng quyền nhà nước của mình làm những chuyện vượ quá thẩm quyền đấy, sự lạm quyền, lộng quyền ở địa phưng cần có sự giáo dục chỉ đạo ngay lập tức.
Đối với những  trường hợp này xử lý ngay và công khai… tức khắc các địa phương khác không dám làm như thế”-  ĐB Nhưỡng kiến nghị.