Thứ Hai, 22 tháng 1, 2018

BAO CAND TẤN CÔNG ĐÁM GÂY BÃO MẠNG NHÂN VỤ ÁN ĐINH LA THĂNG

Nhận diện chiêu trò thổi bão, kéo lệch bản chất vụ án ở Tập đoàn Dầu khí

08:54 22/01/2018
Hôm nay (22-1), phiên tòa sơ thẩm xét xử ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và 20 đồng phạm khép lại. Các bản án sẽ được HĐXX cân nhắc kỹ lưỡng các mặt, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nhân thân, điều kiện, tính chất hành vi phạm tội của các bị cáo.

Tuy nhiên, với diễn biến phiên tòa hơn 2 tuần qua cho thấy, với sự cộng hưởng của mạng xã hội đã tạo ra những luồng bão dư luận vượt khỏi tính chất một phiên tòa xét xử vụ án kinh tế, tham nhũng thông thường, trong đó rất nhiều vấn đề bị thổi sai lệch bản chất vụ án, đẩy vấn đề đi quá xa. Các thế lực xấu lợi dụng vụ án này suy diễn, xuyên tạc thành “vấn đề chính trị, nội bộ”, từ đó ra sức đả kích, bôi nhọ chế độ...

Từ vụ án này, có mấy vấn đề đặt ra: 
Thứ nhất, lần đầu tiên trong lịch sử tố tụng, ông Đinh La Thăng – người từng là Ủy viên Bộ Chính trị bị truy tố, xét xử trước tòa. Tuy nhiên, dư luận lại suy diễn sai lệch về tư cách chính trị của ông Đinh La Thăng khi phạm tội. Ông Đinh La Thăng bị truy tố với các sai phạm trong thời gian ông là Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), giai đoạn 2007-2011. Khi đó, ông chưa tham gia Trung ương Đảng, Bộ Chính trị.

Ông Đinh La Thăng bị tuyên 13 năm tù, Trịnh Xuân Thanh chung thân; Tuyên phạt bị cáo Đinh La Thăng 13 năm tù, Trịnh Xuân Thanh chung thân


Hoàng Đan | 

Ông Đinh La Thăng bị tuyên 13 năm tù, Trịnh Xuân Thanh chung thân
Các bị cáo tại phiên tòa. Ảnh: TTXVN.

Sau 4 ngày nghị án, HĐXX đã tuyên mức án 13 năm tù đối với bị cáo Đinh La Thăng, buộc bồi thường 30 tỷ đồng, bị cáo Trịnh Xuân Thanh lĩnh án chung thân.



Sáng 22/1, theo lịch, Tòa án nhân dân TP Hà Nội tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC).
Trịnh Xuân Thanh lĩnh án chung thân
Đến 10h30 thẩm phán chủ tọa phiên tòa tuyên án đối với bị cáo Đinh La Thăng về tội cố ý làm trái với hình phạt 13 năm tù. Bị cáo Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh chịu trách nhiệm liên đới bồi thường trách nhiệm dân sự trong tội cố ý làm trái là 60 tỷ đồng, trong đó chia theo tỷ phần mỗi bị cáo 30 tỷ đồng.
Cấm bị cáo Thăng đảm nhiệm các vị trí quản lý kinh tế tài chính trong doanh nghiệp nhà ngước 5 năm sau khi chấp hành hình phạt. bị cáo Trịnh Xuân Thanh 14 năm tù về tội làm trái, chung thân tội tham ô. Tổng hợp là chung thân, xử phạt 50 triệu đồng.
Thời hạn phạt tù tình từ ngày bị bắt tạm giam.

VNTB - Đại sứ cá mập; Khi ngành ngoại giao VN quá kém; Rắc rối chuyện thay "Vang Chile" bằng "Vang Đà Lạt" tại quốc yến APEC; ĐẠI SỨ QUÁN VN TẠI BẮC KINH CÓ “ĂN CƠM NHÀ VÁC TÙ VÀ” TRUNG QUỐC ?


Từ Thức (VNTB) Các thiếu nữ đang phơi ngực diễn hành ở trong nước, bày tỏ sự kiêu hãnh của đội bóng tròn VN đã ‘’đặt Á Châu dưới chân‘’ (theo một tờ báo lề phải ), nên biết ở nước ngoài, người ta ít nói tới chuyện đó hơn là chuyện toà Đại sứ VN ở Chili phơi vây cá trên nóc nhà.
Hàng trăm vây cá mập phơi trên nóc tòa nhà DSQ VN tại Chile. Ảnh http://m.elmostrador.cl
Chuyện hy hữu trong lịch sử ngoại giao : một cơ quan đại diện cho quốc gia, dân tộc, làm chuyện bất hợp pháp để kiếm tiền như một tổ chức trộm cướp. Làm chuyện man rợ, góp phần vào việc tàn phá môi trường trong khi nhiệm vụ của mỗi quốc gia là phải chung sức với thế giới bảo vệ môi sinh.

Dưới đây là tóm tắt bài của tờ báo địa phương Elmostrador :

Xác cá mập còn tươi phơi trên nóc nhà toà đại sứ Cộng hoà XHCN Việt nam.

U 23 VIỆT NAM: DÙNG CÁCH CHỐT- CHẶN “THẦN SẤM”, “CON MA” MỸ CỦA MIG 17 ĐỂ TRANH KHU TRUNG TUYẾN VỚI QATA

.Kết quả hình ảnh cho MIG 17
Phạm Viết Đào

Kết quả hình ảnh cho Thần Sấm F 105

Trong bóng đá hiện đại, khu trung tuyến là một địa bàn chiến lược vô cùng quan trọng và lợi hại; bên nào nắm, làm chủ được khu vực này sẽ nắm chắc được 60 % lợi thế cho thế trận công-thủ của đội mình…
Nếu lơi là, hoặc không bố trí được những cầu thủ thiện chiến chốt giữ khu vực này, thì tiền đạo đội nhà khó lòng có bóng để ghi bàn; còn thủ môn thì sẽ lao đao vì khung thành luôn ở cái thế của “ Alibaba” tranh bóng với “40 tên cướp”…
Không là một chuyên gia bóng đá, nhưng qua các trận đấu lớn và nhất là qua trận U 23 Việt Nam đè bẹp U 23 Iraq trong trận ngày 20/1, người viết xin “ đánh trống qua cửa nhà sấm” vài ý kiến sau đây…
Về đội U 23 Qata, người viết không biết nhiều thông tin về sở trường và sở đoản của đội này; chưa biết được bài vở, thế trận mà đội này sẽ xuất quân trong trận gặp U 23 Việt Nam…Điều này phải chờ vào nhà cầm quân Park Hang Seo mục thị sở thị tại trận nên không mạo muội lạm bàn.
Vả lại, muốn đọc vị được bài vở của đối phương đòi hỏi phải có kiến thức trường lớp. Người viết xin bàn góp đôi điều với U 23 Việt Nam về chiến thuật tranh cướp bóng ở khu vực trung tuyến, vốn là sở trường của lối đá Việt Nam, hy vọng sẽ là sở đoản của U 23 Qata…

Kết quả hình ảnh cho Hồng Sơn tiền vệKết quả hình ảnh cho David Beckham


















                       Tiền vệ Hồng Sơn và Davis Beckham

Báu vật vô giá của con người rốt cuộc là gì?; Chuyện người nông dân lười biếng và kế hoạch của Đức Chúa Trời

11:00, 21/01/2018

Lượt Chia Sẻ
370



Mỗi người chúng ta đều có một khối bảo vật vô giá, nếu sử dụng tốt, nó có thể khiến thiên hạ an định và bản thân bình an…
Trong “Long Môn Tử ngưng đạo kí” của Tống Liêm – nhà chính trị, nhà sử học, nhà văn, nho sĩ, đại thần cuối thời Nguyên đầu thời Minh có ghi chép lại một câu chuyện như sau:
Thời xưa, ở đất Tây Vực có một thương nhân họ Hồ mang một khối bảo ngọc đem bán. Khối bảo ngọc ấy có màu hồng thuần khiết, giống như màu hồng của hoa anh đào, dài mười phân, có giá hơn mười vạn đồng.
Long Môn Tử hỏi thương nhân họ Hồ: “Bảo ngọc này có thể chống lại đói khát không?”
Người họ Hồ nói: “Không thể!”
“Bảo ngọc này có thể chữa khỏi bệnh tật không?”
“Không thể!”
“Vậy bảo ngọc này có thể xua đuổi ôn dịch không?”
“Cũng không thể!”
“Bảo ngọc này có thể dạy con cái hiếu thảo với cha mẹ, anh em thuận hòa với nhau không?”
“Không thể!”

NÓI VỚI CÁC "VĂN TÀI" CỦA HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM




Trong cuộc tọa đàm hẹp về truyện ngắn Bắt đầu và kết thúc tại Hội Nhà văn Việt Nam, không ít nhà văn như Văn Chinh, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Văn Thọ… đã "liên tài" hay chữa thẹn bằng cách ngợi ca Trần Quỳnh Nga là một “văn tài”.

Trần Quỳnh Nga có là “văn tài” thật hay không thì tôi đã có bài phê bình mà Hữu Thỉnh đã nhắc đến và đọc to lên trong cuộc tọa đàm. Phê bình về lối viết sến sáo mượn từ cải lương. Phê bình về sự cóp nhặt từ phim Tàu. Đặc biệt phê bình về tư tưởng nô dịch, bởi cách viết “phản lịch sử” của Trần Quỳnh Nga chỉ là ăn theo nói leo thứ đã có sẵn. Việc lật ngược chân lý: biến kẻ cướp nước thành kẻ “chinh phục”, “bảo hộ”, “khai hóa” cho giống man di, hóa kẻ bán nước cầu vinh thành “yêu nước”, "thương dân" bằng quan hệ hòa hiếu với kẻ cướp nước đã từng xuất hiện nhan nhản. Chủ nghĩa bá quyền và chủ nghĩa thực dân đã từng tuyên truyền như vậy khi xâm lược nước ta.

Ông Thăng và Thanh ‘cầu cứu’ Tổng bí thư Trọng?

Ông Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh tại tòa.
Ông Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh tại tòa.
Một ngày trước khi tòa tuyên án trong vụ xử “gây rúng động” dư luận, có ý kiến cho rằng ông Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh dường như đang “cầu xin” Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng “nương tay”.
Cũng có thể đó là một cái nghệ thuật để mà gây ra thương cảm cho hội đồng xét xử và hoặc là lấy lòng dư luận rồi của những người đằng sau đó nữa.
Luật sư Trần Thu Nam nói.
Trong khi ông Thăng “nghẹn ngào” nói rằng “cảm nhận được sự nhân văn sâu sắc của tổng bí thư” với tuyên bố “xử lý cán bộ không phải dập cho người ta không ngóc lên được” thì ông Thanh lại “rưng rưng” xưng “cháu” và “bác” để “xin lỗi” ông Trọng, theo báo chí Việt Nam.
Luật sư Trần Thu Nam nói với VOA Việt Ngữ rằng hành động của các bị cáo từng có thời “thét ra lửa” có gì đó “không bình thường”.

Gốc vững bền của một quốc gia chỉ có thể là Dân Chủ

Lưu Trọng Văn
Sáng nay tí tởn làm vườn, ngồi lau mồ hôi… mèm mẹp tự dưng gã nhớ đến cụ Nguyễn Trãi. Cụ có câu thơ “Lật thuyền mới biết dân là nước”. Gã nhớ lần về Côn Sơn thắp nhang tưởng nhớ cụ, rồi lọt vào một vườn vải, một lão nông kể lại gã nghe vụ án Lệ Chi Viên.
Thương quá Ức Trai ơi!
Gã giật mình khi lão nông Côn Sơn kia hỏi gã: Chú đi nhiều nơi, đọc nhiều sách, quen nhiều người, trả lời giùm lão câu hỏi này. Lê Lợi, Lê Sát, Nguyễn Trãi đều là người yêu nước nằm gai nếm mật với nhau chống giặc Minh, vì sao sau này lại hại nhau, giết nhau?
Một câu hỏi của… nước mắt.
Một câu hỏi đến giờ vẫn hôi hổi thế sự.
Chao ôi hơn 600 năm trước cái điều Nguyễn Trãi nói: “Lật thuyền mới biết Dân là nước” đâu phải ai cũng thấu, cũng hiểu đâu. Ừ nhỉ, vì sao cùng là người yêu nước khi thái bình rồi lại có thể giết nhau?

Những giọt nước mắt trước tòa

Phạm Nhật Bình – 
Thông thường ở mọi quốc gia có nền tư pháp độc lập, điều còn xa lạ đối với hệ thống tư pháp tại Việt Nam, pháp đình vốn là nơi thực hiện công lý cho mọi công dân mà không dành cho nước mắt. Cho dù đôi khi cũng có những giọt nước mắt trước vành móng ngựa, do nỗi oan sai của bản án mà bị cáo phải gánh chịu nhưng không nói được thành lời.
Qua vụ án Tập Đoàn Dầu Khí, ông Trịnh Xuân Thanh nhất định không nhận tội và cho rằng mình bị oan và tố cáo sai. Khi tự bào chữa, ông Thanh nêu ra một ví dụ về nỗi oan của mình chung quanh Hợp đồng mang số 33. Ông chỉ nhận bản thân đã không đầy đủ trách nhiệm khi đồng ý ra nghị quyết ký hợp đồng 33 mà “không đọc các điều khoản”. Nhưng người ta tin rằng Thanh và ngay cả ông Thăng đều biết rằng hợp đồng 33 sai mà vẫn ký và cấp chuyển tiền cho các công ty con đang điêu đứng vì thiếu tài chánh. Nghe chuyện một tổng giám đốc không đọc qua các điều khoản mà nhắm mắt ký, ai cũng thấy đó là chuyện lấp liếm vụng về.
Trong khi đó, ông Thăng thì nhất mực cho rằng ông chỉ làm theo khuôn khổ chỉ thị và hướng dẫn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và nhất là Bộ Chính trị mà thôi. Ông Thăng đổ thừa lên Bộ Chính trị không phải không đúng vì việc rầm rộ thành lập Tập đoàn Dầu khí cũng như những tập đoàn kinh tế khác trước đây là “chủ trương lớn” của đảng, không thể không có quyết định của Bộ Chính trị. Điều này thể hiện một cách đáng hãnh diện câu “đảng lãnh đạo toàn diện và triệt để”.
Ông Đinh La Thăng (đứng) và ông Trịnh Xuân Thanh (ngồi phía sau) tại phiên tòa ngày 18-01-2018. Ảnh: TTXVN

Đào tạo cán bộ Việt Nam ở Liên Xô – Vài nhận định

PGS TS Lê Văn Thịnh[1]

1. Vấn đề Liên Xô giúp đỡ Việt Nam trong đào tạo cán bộ là một mảng đề tài lớn, trong phạm vi một báo cáo không thể nói hết.
Việc Liên Xô giúp đỡ Việt Nam trong đào tạo cán bộ được bắt đầu từ đầu những năm 20 của thế kỷ XX, trong khuôn khổ chương trình đạo tạo của Quốc tế Cộng sản, giành cho các dân tộc phương Đông, trong đó có Việt Nam và sau này, từ năm 1950, sau khi có quan hệ ngoại giao giữa hai nhà nước, được Chính phủ Liên Xô tiếp tục trong khuôn khổ các Hiệp định, Nghị định thư ký kết với Chính phủ Việt Nam.
2.Căn cứ vào tính chất, mục tiêu, có thể chia quá trình Liên Xô giúp đỡ Việt Nam trong đào tạo cán bộ ra các giai đoạn:
Giai đoạn đầu tiên, từ năm 1923 đến năm 1950, khi có quan hệ ngoại giao giữa hai nhà nước. Trong giai đoạn này, dưới danh nghĩa Quốc tế Cộng sản, Chính phủ Liên Xô đã giúp Việt Nam đào tạo 67 cán bộ[2], chủ yếu là cán bộ chính trị, quân sự, phục vụ mục tiêu thành lập Đảng Cộng sản, lãnh đạo cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của Việt Nam. Lúc bấy giờ, các sinh viên Việt Nam sang Liên Xô học tập qua hai con đường: từ Pháp, do Ủy ban thuộc địa Đảng Cộng sản Pháp giới thiệu và từ Trung Quốc. Cả hai con đường này đều do Nguyễn Ái Quốc xác lập và thúc đẩy. Người đầu tiên sang Liên Xô học tập là Nguyễn Ái Quốc (1923) với tấm hộ chiếu mang tên Cheng Vang – tức Trần Vương.

Chủ Nhật, 21 tháng 1, 2018

TƯỜNG THUẬT: HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM TỔ CHỨC TỌA ĐÀM VỀ TRUYỆN NGẮN "BẮT ĐẦU VÀ KẾT THÚC" CỦA TRẦN QUỲNH NGA CA NGỢI TRẦN ÍCH TẮC

Dao Pham Viet đã chia sẻ bài viết của Nguyễn Xuân Diện.
1 giờ
Nguyễn Xuân Diện đã thêm 5 ảnh mới — cùng với Chú Tễu và 50 người khác.
1 giờHà Nội

Chiều 19-1-2018, đúng ngày kỷ niệm 44 năm Trung Cộng dùng vũ lực để cướp Hoàng Sa, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam số 9 Nguyễn Đình Chiểu, HN, Ban Sáng tác của Hội đã tổ chức một cuộc tọa đàm ở phạm vi hẹp về truyện ngắn “Bắt đầu và Kết thúc” của tác giả Trần Quỳnh Nga.
Chủ trì tọa đàm là Ông Trần Đăng Khoa, Trưởng Ban Sáng tác, kiêm Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam. Một số nhà văn, chuyên gia về lý luận văn học đã có mặt: Hoàng Quốc Hải, Trần Đình Hiến, Trần Đình Sử, Nguyễn Quang Thiều, Hữu Thỉnh, Văn Chinh, Nguyễn Văn Thọ, Lê Minh Khuê, Trịnh Bá Đĩnh, Trần Bảo Hưng, Khuất Quang Thụy, Khuất Bình Nguyên. Nhà văn Trần Văn Tuấn chủ tịch Hội nhà văn Tp HCM cũng có mặt…. Được biết, báo Văn Nghệ có ghi chép tại chỗ và đăng số tới (tuần sau).