Thứ Hai, 22 tháng 1, 2018

VNTB - Đại sứ cá mập; Khi ngành ngoại giao VN quá kém; Rắc rối chuyện thay "Vang Chile" bằng "Vang Đà Lạt" tại quốc yến APEC; ĐẠI SỨ QUÁN VN TẠI BẮC KINH CÓ “ĂN CƠM NHÀ VÁC TÙ VÀ” TRUNG QUỐC ?


Từ Thức (VNTB) Các thiếu nữ đang phơi ngực diễn hành ở trong nước, bày tỏ sự kiêu hãnh của đội bóng tròn VN đã ‘’đặt Á Châu dưới chân‘’ (theo một tờ báo lề phải ), nên biết ở nước ngoài, người ta ít nói tới chuyện đó hơn là chuyện toà Đại sứ VN ở Chili phơi vây cá trên nóc nhà.
Hàng trăm vây cá mập phơi trên nóc tòa nhà DSQ VN tại Chile. Ảnh http://m.elmostrador.cl
Chuyện hy hữu trong lịch sử ngoại giao : một cơ quan đại diện cho quốc gia, dân tộc, làm chuyện bất hợp pháp để kiếm tiền như một tổ chức trộm cướp. Làm chuyện man rợ, góp phần vào việc tàn phá môi trường trong khi nhiệm vụ của mỗi quốc gia là phải chung sức với thế giới bảo vệ môi sinh.

Dưới đây là tóm tắt bài của tờ báo địa phương Elmostrador :

Xác cá mập còn tươi phơi trên nóc nhà toà đại sứ Cộng hoà XHCN Việt nam.

Hàng trăm vây cá mập phưi trên nóc nhà Sứ quán khiến cộng đồng khoa học quốc gia và thế giới phẫn nộ

Ngỡ ngàng, khó tin và kinh ngạc . Ba từ ngữ này tóm tắt phản ứng của cộng đồng khoa học ở Chili và trên khắp thế giới khi đọc tin, ngày 18/01 , vây cá mập phơi trên nóc nhà toà đại sứ VN Ở Chili, Nam Mỹ.

Những vây cá mập, phơi trên nóc nhà một trụ sở của sứ quán đã khiến người trong khu để ý vì mùi hôi thối. 

Việc bắt giết cá mập, bất hợp pháp ở Chili cũng như hầu hết các quốc gia trên thế giới vì luật pháp bảo vệ một sinh vật đang bị đe dọa tuyệt chủng. Mỗi năm 100 triệu cá mập bị giết, nhiều hơn số cá sinh nở. Một số dân chài lưới làm chuyện bất hơp pháp này vì vây cá mập rất được giá trong những tiệm ăn Tàu và Việt.

Đây là lần đầu tiên người ta thấy chuyện phơi vây cá mập còn tươi ngay trong thành phố. Alex Munoz, giám đốc vùng Mỹ Châu La tinh của tổ chức Pristine Seas, thuộc National Geographic Society, nói : “ Tôi không tin nổi. Tôi vẫn muốn biết người ta đã phơi vây cá ở đâu, nhưng không bao giờ nghĩ có thể ở ngay trong thành phố. Đây là lần đầu tiên tôi thấy chuyện này ở Chili’’

Việc khám phá vây cá mập phơi trên nóc nhà một toà đại sứ gây tiếng vang lớn, vì rơi đúng lúc bà Sylvia Earle, một trong những chuyên viên bảo vệ môi trường được kính nể nhất thế giới, đang thuyết trình về hiểm họa diệt chủng của cá mập, và từ đó, hiểm họa mất cân bình của biển cả, tại hội nghị về tương lai của trái đất, một hội nghị khoa học quan trọng nhất tại Nam Mỹ. 

Bà nói phá sự cân bằng sinh sôi nẩy nở ở biển cả là tàn phá nguồn sống của nhân loại

Max Bello, một trong những chuyên viên đã bỏ cả đời trong việc bảo vệ cá mập, nói : giết hại cá mập kiểu này là gây đại họa cho biển cả. Cá mập giữ thăng bằng môi sinh, loại trừ bệnh tật và những hiện tượng bất bình thường ở loài cá. 

Matias Asun, giám đốc Greenpeace tại Chili, nói bắt cá, chặt vây là một hành động man rợ, đe dọa môi trường, việc bảo vệ cá mập phải được sự công tác của tất cả các quốc gia.

Việc khám phá vây cá mập phơi trên nóc nhà toà đại sứ có thể gây một vấn đề ngoại giao, vì nhân viên sứ quán đã lạm dụng quyền bất khả xâm phạm của các cơ sở lãnh sự để làm chuyện phi pháp

Trước áp lực của các hội đoàn bảo vệ môi trưòng, Bộ ngoại giao Chili cho hay đã tìm mọi cách liên lạc với toà đại sứ Việt Nam để làm sáng tỏ vấn đề, nhưng toà đại sứ không trả lời. Mỗi lần vấn đè được nêu ra, họ ngang nhiên cúp điện thoại. 


Tổ chức bảo vệ môi trường Greenpeace tuyên bố chính quyền địa phương phải có thái độ, phải làm sáng tỏ chuyện này. Phải coi là rất hệ trọng một chuyện như vậy có thể xẩy ra trên lãnh thổ Chili. 

Nguyên văn bài báo trên tờ Elmostrador :


Bản dịch Pháp ngữ bài nói trên ( rất ngây gô, vì dịch tự động, kiểu Google :

https://translate.google.fr/translate?hl=fr&sl=es&u=http://www.elmostrador.cl/cultura/2018/01/19/cientos-de-aletas-de-tiburon-sobre-tejado-en-providencia-conmociona-a-la-comuni

Khi ngành ngoại giao VN quá kém


Tôi cố gắng hết sức để tìm ra một điểm sáng nào đó nhằm không đứng về phe phái hay đả kích cá nhân hay tổ chức nào, nhất là soi vào kinh tế, chính trị của VN thì việc tìm ra một điểm sáng nhằm ca tụng người nhà của đảng CSVN mà bất thành, là nó còn khó hơn mò kim đáy bể, nên cuối tuần tôi lại đi sang lĩnh vực khác là ngành ngoại giao đối ngoại của VN thì thấy điểm kém và điểm xấu dễ hơn là đi mua lọ nước hoa,…

Đó sau khi VN tổ chức APEC xong thì mọi thứ gần như im lặng đáng sợ, đó là sự thất bại của cái Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương-TPP, dù rằng nó được đổi tên Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), và đối tác Canada gần như mất tích là bây giờ vẫn không hồi âm, mặc dầu Canada mới là quốc gia có nhiều lợi ích nhất về ngoại thương CPTPP cùng với VN.

Rồi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và quy tụ tới 28 nước thành viên EU, đó là cái EVFTA này VN đeo đuổi nhiều năm tốn kém, và hiện nay nó cũng hết còn đề cập nữa. Còn cái Hiệp định Đối tác Toàn diện Khu vực, hay Regional Comprehensive Economic Partnership, gọi tắt là RCEP, do TQ dẫn đầu đề xuất thì nó cũng bị sứt mẻ, vì ai cũng ngại hàng hóa của TQ tràn ngập thị trường họ,…

Đã thế trong hành động gần đây thì nhiều nước như Mỹ, EU, Thổ Nhĩ Kỳ nhắm thuế vào ngành thép của VN vì lý do họ nghi ngờ thép TQ mang nhãn mác VN, phía VN thì phản ứng phát ngôn mơ hồ ấp úng, rồi thủy sản tôm cá của VN cũng thế,…

Trong đối thoại và hợp tác với nước đàn em Campuchia, đó là VN cũng gặp thất bại ê chề là bất chấp ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thăm Campuchia, và cả ngành ngoại giao, rốt cuộc sau đó Campuchia đã gây sốc cho VN nhiều điều khó tưởng tượng nổi là họ lên kế hoạch trục xuất người VN ở Campuchia, kể cả những người VN sống lâu năm ở xứ này,…

Thậm chí là trong chiến lược tranh giành sự ủng hộ của quốc tế về tranh chấp Biển Đông thì ngành ngoại giao của VN thất bại ê chề là kém xa rất nhiều ngành ngoại giao của Philippines, có thể nói Philippines thể hiện đẳng cấp vượt bậc VN về chuyện này, mặc dầu Philippines lại là quốc gia cực kỳ kém cỏi trong vấn đề bang giao quốc tế, vậy mà họ luôn thể hiện sự đẳng cấp vượt chội cao hơn VN, dù rằng quan chức Philippines không được đào tạo bài bản như VN.

Mặc dầu ngành ngoại giao của VN bị thất bại tồi tệ trong năm 2017 vừa qua, nhưng người ta vẫn quen thói khó sửa là vẫn ca ngợi là một năm đầy thành công của ngành ngoại giao VN, nó giống như con bệnh đang mắc chứng bệnh quá nặng, thay vì cần khai bệnh tật ra để mà cải sửa thì họ vẫn nói là họ khỏe mạnh, kết cục bệnh nhân ngày càng ốm yếu là hết thuốc chữa.

Hãy nhớ rằng, kể từ năm 2013 trở về năm 2018, hay kể cả trước đây, đó là ngành ngoại giao của VN thất bại nghiêm trọng là quá kém cỏi trong công tác đối ngoại bang giao quốc tế.

Có một điều tôi xem lại hồ sơ trong năm 2017 vừa qua khi ngoại giao của VN thất bại nghiêm trọng, có thể là đổ vỡ hoàn toàn trong chiến lược đối ngoại từ chính trị cho tới kinh tế.

Mặc dầu ai cũng rất ngạc nhiên là lĩnh vực ngoại giao của VN bổ nhiệm rất chặt chẽ là từ người phát ngôn  Bộ Ngoại giao Việt Nam cho tới Bộ trưởng Bộ ngoại giao cũng thế, chưa tính cấp phó, thì hầu hết được đào tạo bài bản là chặt chẽ không chút sơ hở nào. Đó là họ phải tốt nghiệp rất chặt chẽ chuyên môn về ngoại giao như vào chuyên ngành Học viện Quan hệ Quốc tế,  Học viện Ngoại giao Việt Nam,… tức là quốc gia này có hẳn một trường đại học, gọi là Học viện Ngoại giao để đào tạo quan chức về ngoại giao mà còn đưa ra nước ngoài gọi là học cử tuyển để lấy bằng thạc sĩ, hay tiến sĩ về ngoại giao, bang giao quốc tế.

Không nói về những ông Bộ trưởng Bộ ngoại giao mà chỉ cần nói về “Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam” thì rất ít sơ hở, ví dụ như Lê Hải Bình, từng giữ chức à Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam. Đó là còn với thành tích kinh nghiệm quá chặt chẽ tới mức không một chút sơ hở nào, là ông Lê Hải Bình này từng là “là Vụ trưởng Vụ Thông tin báo chí của Bộ Ngoại giao”, rồi nay là kinh nghiệm “Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao thuộc Bộ Ngoại giao”,…

Còn thời nay thì bà Lê Thị Thu Hằng, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, và bà này còn đương chức vụ trước đó là “Vụ trưởng Vụ Thông tin báo chí của Bộ Ngoại giao”m bà này có bằng thạc sĩ Ngoại giao và Truyền thông Quốc tế, Đại học West of England (UK),…Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/bo-ngoai-giao-co-nu-phat-ngon-vien-moi-363974.html

Đó là câu chuyện hiếm có nơi nào trên thế giới như ở VN là ngành ngoại giao được chọn lọc rất kỹ càng, nhưng khốn nỗi họ hay phát biểu trước quốc tế hay quốc nội rất nhàm chán là hay lặp đi lặp lại câu nói gần như họ học thuộc lòng như một cái máy tính được lập trình cài đặt sẵn trong đầu. Còn phát biểu trước quốc tế thì rất tệ là không sáng tạo từng tình huống bị phóng viên hay đối tác hỏi chệch hướng thì trả lời lẩm cẩm,…

Chuyện khó hiểu là ngành ngoại giao các nước tiên tiến như Mỹ, Âu châu, Nhật,… thì những người được bổ nhiệm vào chức vụ ngoại giao như Bộ trưởng Bộ ngoại giao thì thường là họ không nhất thiết phải kinh nghiệm hay được đào tạo từ ngành ngoại giao. Họ có thể là một luật gia, một chuyên gia, hay nhà kinh tế học, hoặc một kỹ sư, hoặc chủ tịch và giám đốc điều hành một tập đoàn kinh tế nào đó,…ví dụ Mỹ có Rex Tillerson, là chủ tịch và giám đốc điều hành của ExxonMobil, thậm chí bà Hillary Clinton (chẳng liên quan đến ngoại giao), hay viên tướng 4 sao, là đại tướng Colin Powell – từng giữ chức vụ chỉ huy tối cao các  Lực lượng Bộ binh Mỹ tại Vùng Vịnh, và giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Tham mưu Liên quân, và là Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ lần thứ 65, đó là Colin Luther Powell cũng chẳng liên quan gì tới ngành ngoại giao trong việc giáo dục cả.

Các chính quyền các nước Âu châu, Nhật,… nổi tiếng về ngoại giao rất thận trọng, nhưng những nhân vật ngoại giao đều cũng chả liên quan gì nhiều tới giáo dục phải là chính trị ngoại giao cả, đó là họ chỉ cần những người có kinh nghiệm giao tiếp hay có kinh nghiệm chiến lược trong nghề nghiệp của họ,…


Thậm chí Mark Zuckerberg ( Chairman & Chief Executive Officer, FB) sau đang âm mưu tranh cử tổng thống thứ 46 của Mỹ thì nếu đắc cử tổng thống thì cũng có thể  tiến cử nữ Sheryl K. Sandberg - Chief Operating Officer & Director làm Bộ trưởng Bộ ngoại giao Mỹ, mà đố ai “bẻ lưỡi” được Sheryl K. Sandberg.

Rắc rối chuyện thay "Vang Chile" bằng "Vang Đà Lạt" tại quốc yến APEC


Trên mạng hiện nay vẫn còn lưu rất nhiều bài ca ngợi thương hiệu vang Đà Lạt, loại vang được đưa vào làm khai vị trong quốc yên đãi các nguyên thủ trong Hội nghị APEC 2006…

Theo một nguồn tin khá tin cậy: nhân Hội nghị APEC 2006 tổ chức tại Hà Nội- Việt Nam, để bày tỏ thịnh tình và cũng để quảng cáo cho “ quốc tửu” của mình, Chính phủ Chile đã gửi tặng Chính phủ Việt Nam 1 comterner vang Chile loại thượng hạng cho quốc yến APEC…

Không biết do tình cảm riêng tư với vang Đà Lạt hay để suy tôn thương hiệu hàng nội nên Ban tổ chức đã có “ sáng kiến” không sử dụng vang Chile mà dùng vang Đà Lạt. Việc thay này có thể nhằm thực hiện chủ trương “ người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”; dùng vang Đà Lạt trong quốc yến cũng là cách, cơ hội quảng bá cho vang Đà Lạt với các đoàn nguyên thủ APEC.

Cũng có thể vì lý do gì đó, chẳng hạn như Ban tổ chức có khi cũng muốn được nếm vài chai coi vang Chile mùi vị ra răng ? Có hơn vang Bordeau của Pháp không ?

Kết quả khi đưa vang Đà Lạt vào quốc yến thì nghe nói bị ế, ít quan khách thử loại vang mà họ không biết danh; Họ chỉ sử dụng vài ly votka, Lúa mới của Việt Nam…

Trong hình ảnh có thể có: văn bản
Sau vụ rượu vang bị thay này, phía Chile đã lên tiếng đòi lại số vang gửi tặng APEC vì đã bị sử dụng sai mục đích, đối tượng ?

Phía Việt Nam đã phải tìm cách giải tỏa cái sự rắc rối này khá chật vật; không rõ bằng cách nào những rồi phía Chile cũng đành phải im. Chắc để cho nó đẹp đội hình APEC, bởi làm to chuyện này ra thì Chile lại mang tiếng bủn xỉn, ky bo,”xấu chàng hổ ai” vì Chile là quốc gia đưa ra sáng kiến tụ tập Diễn đàn APEC…

Vì chuyện rượu chè, vài chai rượu vang bị sử dụng sai mục đích và đối tượng mà bêu xấu Việt Nam, một dân tộc anh hùng thì không nên…

Chuyện thay rượu được ỉm đi cho đến bây giờ; nhân APEC 2017, L.Q.C xin kể lại chuyện đổi rượu này với hy vọng: APEC 2017, nếu Chile hay một hãng rượu vang nổi tiếng nào đó có thịnh tình gửi vang quý đến dự quốc yến APEC 2017 sẽ không bị thay như vụ vang Chile tại APEC 2006 để khỏi rắc rối…

Trong hình ảnh có thể có: đồ uống

La Quán Cơm (Phạm Viết Đào)

(FB Phạm Viết Đào)

ĐẠI SỨ QUÁN VN TẠI BẮC KINH CÓ “ĂN CƠM NHÀ VÁC TÙ VÀ” TRUNG QUỐC ?

                         Phạm Viết Đào.
Tình cờ chúng tôi vào trang Website của Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh tại địac chỉ: http://www.vnemba.org.cn/vi/nr050707201302; Trang Web…có 7 mục gồm: Tin tức; Quan hệ Việt-Trung; Công tác lãnh sự; Tổng quan về Trung Quốc; Chuyên đề kinh tế Trung Quốc; Hợp tác giáo dục; Hợp tác giao lưu kinh tế-văn hóa.
Trong 7 mục này thì có 2 mục bỏ trắng không có tin tức đó là: Hợp tác giáo dục; Hợp tác giao lưu kinh tế-văn hóa.
Mục tin tức đưa tin hoạt động ngoại giao bình thường của Bộ Ngoại giao; Mục Công tác Lãnh  sự giới thiệu các thủ tục và các nhiệm vụ của lãnh sự;
Trang Website chứa nhiều bài và tin nhất là 2 mục: Tổng quan về Trung Quốc; Chuyên đề kinh tế Trung Quốc…
Chúng tôi tự hỏi: Liệu trang Website của Đại sứ quán VN tại Bắc Kinh mở 2 chuyên mục này có lấn sân của Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam không ?
Theo thiển ý của chúng tôi, Đại sứ quán là cơ quan ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài có nhiệm vụ chủ yếu: quảng bá hình ảnh quốc gia mình ra với thế giới.
Theo dõi nhiều trang Website của nhiều nước tại Hà Nội chúng tôi thấy họ giành để giới thiệu những thông tin về đất nước họ là chính. Việc giới thiệu này thường bằng tiếng Việt hoặc tiếng thông dụng chứ họ ít khi sử dụng ngôn ngữ của quốc gia họ để phục vụ cho độc giả trong nước họ.
Việc cung cấp tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa giáo dục của các Đại sứ quán về các nước sở tại thường cung cấp trực tiếp cho các cơ quan chức năng của quốc gia họ như: Chính phủ, Bộ Ban ngành có liên quan…
Các Đại sứ quán không có chức năng nhiệm vụ mang tính công vụ: cung cấp thông tin cho báo chí tuyên truyền cho nước sở tại mà mình làm chức trách đại sứ.
Ngược lại họ có nhiệm vụ mang tính công vụ: Cung cấp thông tin, tình hình kinh tế xã hội của quốc gia mình cho các cơ quan chức năng của các nước sở tại trong đó có báo chí của quốc gia sở tại.
Đọc trang Website của Đại sứ quán VN tại Bắc Kinh, chúng tôi thấy chỉ bằng tiếng Việt và đưa nhiều thông tin về tình hình kinh tế-văn hóa Trung Quốc; đây liệu có phải là việc làm giống như việc: ăn cơm nhà vác tù và Trung Quốc không?
Theo chúng tôi quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay đang nổi cộm lên khá nhiều vấn đề phức tạp, hiểm nghèo. Việc Đại sứ quán VN tại Bắc Kinh đưa những bài ví như trong bàiTổng quan về Trung Quốc, tại mục 
6 viết:” Về đối ngoại, Trung Quốc khẳng định sẽ tiếp tục đi theo con đường phát triển hòa bình, kiên trì mở cửa đối ngoại, sẵn sàng hợp tác cùng có lợi với các nước trên thế giới, trong đó Trung Quốc hết sức coi trọng phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước láng giềng theo phương châm “mục lân, an lân, phú lân” (thân thiện với láng giềng, ổn định với láng giềng và cùng làm giàu với láng giềng).Có nên không và có chính xác không ? Đây không phải là trang tin điện tử thông thường mà tiếng nói của một đại diện ngoại giao tại nước ngoài?
Nếu bài viết này do Đại sứ quán Trung Quốc tại VN đưa lên trang Website của họ thì đó là chuyện bình thường; đáng tiếc bài viết lại do Đại sứ quán VN tại Bắc Kinh viết và giới thiệu trên trang Websiet bằng tiếng Việt, chả nhẽ để lấy lòng các cơ quan ngoại giao Bắc Kinh chăng?
Đọc thông tin của bài viết chúng tôi thấy Đại sứ quán VN tại Bắc Kinh hiểu sâu những vấn đề lịch sử-văn hóa của Trung Quốc nhiều hơn của Việt Nam ?
Tôi dám cá cược: các nhân viên ngoại giao VN rằng: họ có khả năng hiểu và nắm được gì về văn hóa Đông Sơn, Hòa Bình của Việt Nam phát triển rực rỡ như thế nào, nó tỏa sáng ra các vùng Đông Nam Á ra sao? ( Chúng tôi đã vào thăm bảo tàng ở Malaixia, Sangapo đều thấy họ quy chiếu lịch sử phát triển của họ theo 2 nền văn hóa phát xuất từ Việt Nam .)
Thế nhưng trong bản tin của Đại sứ quán VN tại Bắc Kinh lại viết rất rõ, kỹ và chính xác, cụ thể về người vượn Bắc Kinh về nhà Chu, nhà Tần, nhà Minh… của Trung Quốc?
Điều cuối cùng chúng tôi lấy làm lạ là trang Website của một cơ quan ngoại giao trực thuộc Chính phủ, không thấy đưa ảnh của lãnh tụ nước mình là ông Hồ Chí Minh nhưng lại đưa ảnh ông Mao Trạch Đông và các di chỉ do triều đại Tần Thủy Hoàng rất trang trọng và hoành tráng trên trang chủ?
Ảnh ông Mao Trạch Đông trên trang chủ của Website Đại sứ quán VN tại Trung Quốc.
Trong lịch sử bằng chữ viết còn lưu lại của Việt Nam, Tần Thủy Hoàng là vị vua Trung Quốc đầu tiên sát nhập Việt Nam vào Trung Quốc, coi Việt Nam là một quận: quận Cửu Chân? Đưa hình ảnh này lên, phải chăng ông Đại sứ VN tại Bắc Kinh đang “bồi hồi” hồi tưởng lại cái thuở Việt Nam vốn là một quận của Trung Quốc?
Thưa Ngài Đại sứ VN tại Bắc Kinh, năm 1979 hàng vạn lính Trung Quốc với sự thôi thúc của những chiếc tù và tràn qua biên giới Việt Nam chém giết theo chiến thuật biển người; chúng tôi không thể không lo ngại về những thông tin, hình ảnh trên trang Website của Đại sứ quán VN: liệu có đang là một thứ “ tù và “ không, thưa Ngài ?
P.V.Đ 

Không có nhận xét nào: