Phùng Hoài Ngọc
1. Lược qua
đôi chút về lịch sử và địa vị báo Văn nghệ (Hội nhà văn)
Khai sinh từ
1948 với tên Tạp chí Văn nghệ, tập hợp hầu hết văn nghệ sĩ tên tuổi thời tiền
chiến và một số mới gia nhập. Người mới nhất là Tố Hữu nhưng lại mau chóng trở
thành thủ lĩnh không chính thức do trung ương uỷ nhiệm ngầm.
Năm 1946 Hội văn hóa cứu quốc tập hợp văn
nghệ sĩ toàn quốc (chủ yếu hoạt động ở miền Bắc) với diễn đàn là Tạp chí Văn
nghệ. Tháng 4/1957 Hội nhà văn Việt Nam tách ra khỏi Hội văn hoá cứu quốc, đổi
tên là tờ báo Văn nghệ mang tên như hiện nay. Tuy nhiên do tờ báo này ra đời đầu
tiên, nó nghiễm nhiên bao trùm sang các hội nghệ thuật khác lần lượt ra đời
sau. Và ngay cả khi các Hội nghệ thuật khác (âm nhạc, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh)
lần lượt ra đời và có báo riêng, báo Văn nghệ vẫn có khả năng bao quát tất cả
vì đặc điểm ngôn ngữ phản ánh thuận lợi của nó, dù không lấy đúng tên là báo
Văn học.
Do đặc điểm lịch sử và chức năng như trên,
nên Văn nghệ là tờ báo từng có nhiều độc giả qua mọi thời kỳ, dù khi thăng hay
trầm. Nhiều người còn nhớ những năm 1986 đến 1994 mọi tầng lớp độc giả Hà Nội
chỉ mua và đọc báo Văn Nghệ, đè bẹp các tờ báo Nhân Dân, Quân Đội, Hà Nội mới… ế
ẩm dài dài. Không ai quên vị tổng biên tập lúc ấy là nhà văn Nguyên Ngọc.
Công bằng mà nói, hơn nửa thế kỷ qua, báo
Văn Nghệ, dù sao cũng giữ được thể diện kẻ sĩ hơn tất cả báo
chí chính trị khác, mặc dù nó vẫn nêu cao khẩu hiệu trên vách tường “Vì chủ
nghĩa xã hội”. Trong lĩnh vực văn nghệ, bên cạnh “nhiệm vụ chính trị”, báo Văn
Nghệ còn có hoạt động mang tính hàn lâm văn nghệ thuần tuý, xen kẽ những đóng
góp nghệ thuật nhất định cho nền văn hoá dân tộc. (Khác hẳn với Xưởng Phim Truyện
chủ yếu và tuyệt đối làm nhiệm vụ tuyên truyền chính trị). Tuy vậy giới lãnh đạo
tuyên giáo tư tưởng vẫn để mắt cảnh giác canh chừng tờ báo này sát sao hơn các
báo chí nghệ thuật “hiền lành”khác (nhạc, hoạ, sân khấu, điện ảnh).
Giai đoạn tổng biên tập nhà văn Nguyên Ngọc mở đầu cởi trói tưng bừng đã lặng lẽ đi qua. Báo Văn nghệ bây giờ không hẹn ngày phục hưng tinh thần văn nghệ tiên phong nữa. Bây giờ lãnh đạo chỉ lo “tồn tại hay không tồn tại”, nói chi đến phục hưng.
2. Thảm cảnh báo Văn Nghệ 2016- 2017
Giai đoạn tổng biên tập nhà văn Nguyên Ngọc mở đầu cởi trói tưng bừng đã lặng lẽ đi qua. Báo Văn nghệ bây giờ không hẹn ngày phục hưng tinh thần văn nghệ tiên phong nữa. Bây giờ lãnh đạo chỉ lo “tồn tại hay không tồn tại”, nói chi đến phục hưng.
2. Thảm cảnh báo Văn Nghệ 2016- 2017
Cũng nên nhắc
qua các tên tuổi Ban chấp hành hiện tại (kể từ đại hội nhà văn IX ngày 8 -11
tháng 7 năm 20152015).
Tham dự ĐH có 542 hội viên, bầu được 6 nhà
văn vào ban chấp hành Hội. Tái đắc cử gồm: Hữu Thỉnh, Nguyễn Quang Thiều, cựu
Tbt Nguyễn Trí Huân, Tbt Khuất Quang Thụy. Hai ghế mới là Trần Đăng Khoa (đài
VOV) và Nguyễn Bình Phương (tạp chí Văn nghệ quân đội). Ngộ nhất là cả 6 vị đều
xuất thân hoặc hiện tại là cây bút quân đội và an ninh (ngẫu nhiên hay hữu ý
qui hoạch thì không biết nữa !)
Tuy vậy, đến năm 2016 - số phận báo VĂN NGHỆ
đang điêu tàn, sợ hãi nhìn XƯỞNG PHIM TRUYỆN Hà Nội bị khai tử bằng nhát đao “cổ
phần hoá”. May mà báo Văn nghệ không có Cty nào mua cổ phần, nếu không thì cũng
khó thoát bị chính phủ khai đao.
Vào dịp báo Văn Nghệ thượng thọ bảy chục tuổi
(1956-2016), xảy ra tình trạng nợ nần, không thể trả lương cán bộ. Xảy ra
mâu thuẫn mất đoàn kết từ chủ xị hai cấp Hữu Thỉnh liên thủ Trần Đăng Khoa phó
chủ tịch Hội kiêm bí thư đảng đoàn Hội, với bên kia là Ban lãnh đạo tờ báo. Câu
chuyện liên quan đến các nạn nhân là thư ký toà soạn Lương Ngọc An và một số
công chức bị “Thành Đức Trinh Bảo- bí thư chi bộ kiêm Phó TBT đánh” cho nghỉ việc.
Tổng biên tập Khuất Quang Thuỵ bênh vực nạn nhân, các Phó TBT và một số người
cùng phe phản đối Tổng biên tập và lãn công. Báo in ra thường bị ế, lỗ. Lại xảy
ra sự cố tờ Văn nghệ trẻ do nhà thơ Lương Ngọc An phụ trách đăng bài “Xe công
Đà Nẵng trùng biển số xe”. Đó là cái xe sang trọng vượt qui định của bí thư
Nguyễn Xuân Anh (do Vũ Nhôm tặng nhưng lúc ấy cả đảng bộ giấu nhẹm). Bí thư
Xuân Anh hung hăng phản pháo doạ kiện. Bộ 4T hăm hở phạt báo 30 triệu, bắt đổi
tên miền. Chủ Liên Hội Hữu Thỉnh hốt hoảng gửi công văn mắng mỏ BBT Văn nghệ trẻ.
Về sau, khi vụ Xuân Anh thất sủng vỡ lở bị đảng trừng phạt cách chức, bộ 4T tảng
lờ không hoàn trả tiền phạt cho khổ chủ đang nghèo rớt mùng tơi, Hữu Thỉnh thì
im lặng, vì khó ăn nói lại với báo VN trẻ.
Vấn đề nhân sự mờ ám: việc bổ nhiệm Lã
Thanh Tùng làm phó tổng biên tập báo Văn Nghệ cũng không lành mạnh, thiếu
minh bạch và nhiều khuất tất. Anh này lập công trong việc nhận kinh phí của Tập
đoàn TKV đi Tây Nguyên viết bài cổ vũ Bauxite. Lã Thanh Tùng vốn là một công
nhân gò hàn, mới về báo Văn Nghệ, chưa có cống hiến gì cho văn học và tờ báo,
uy tín trong văn đàn thấp, mới tham gia làm báo đã được “qui hoạch” phó TBT. Sự
việc này gây mất đoàn kết nội bộ khá trầm trọng.
Mỗi năm Hội Nhà văn Việt Nam nhận được 4,8
tỉ đồng từ Ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên năm 2016 Hội chỉ nhận được 2,4 tỉ đồng,
dành 2/3 số tiền đó phải chi ra để trả nợ cho báo Văn nghệ, tạp chí
Thơ, Hồn Việt (mỗi số báo ra, Hội Nhà văn đặt mua 1.000 tờ cho
khoảng 1.000 hội viên của mình, nay không thanh toán được).
Ngày nay các văn nghệ sĩ chân chính VN
không thể cam tâm làm “tuyên truyền” nữa. Làm tuyên truyền như xưa thì độc giả
quay lưng ngay lập tức. Mà trước hết các nhà văn nhà thơ cũngngượng tay bút,
không thể gõ những dòng thơ văn theo khẩu hiệu “Vì CNXH” to tướng trên đầu
trang 1 như xưa nữa.
Đảng Nhà nước cũng chẳng cần các anh “như ngày xưa” nữa. Thủ tướng bây giờ cần tiền để cứu Ngân sách luôn luôn khủng hoảng. Ai làm ra tiền thì thủ tướng mới coi trọng, không thì cho“cổ phần” luôn.
Nhà nước đã cắt giảm dần kinh phí chỉ để tờ báo sống cầm hơi, khỏi chết ngay tức khắc. Sau đó các anh chị tự lo liệu. (Bên sân khấu, các nhà hát, đoàn văn công đã khôn hồn đi trước một bước rồi).
Kinh tế thị trường đích thực (không có cái đuôi giả định hướng XHCN) đang phát huy tác dụng. Văn nghệ lao đao vì thực ra họ vẫn chưa vượt qua thói quen tự trói mình.
Đảng Nhà nước cũng chẳng cần các anh “như ngày xưa” nữa. Thủ tướng bây giờ cần tiền để cứu Ngân sách luôn luôn khủng hoảng. Ai làm ra tiền thì thủ tướng mới coi trọng, không thì cho“cổ phần” luôn.
Nhà nước đã cắt giảm dần kinh phí chỉ để tờ báo sống cầm hơi, khỏi chết ngay tức khắc. Sau đó các anh chị tự lo liệu. (Bên sân khấu, các nhà hát, đoàn văn công đã khôn hồn đi trước một bước rồi).
Kinh tế thị trường đích thực (không có cái đuôi giả định hướng XHCN) đang phát huy tác dụng. Văn nghệ lao đao vì thực ra họ vẫn chưa vượt qua thói quen tự trói mình.
Lam Khang Nguyễn Xuân Diện viết khúc ngâm “Đại hội nhà
vănngâm khúc”:
Báo Văn Nghệ
giờ đây ai cứu,
Việc làng văn
ai liệu ai lo ?
Hội trường lặng
ngắt như tờ
Một câu hỏi lớn
đến giờ còn treo!
3. Bỗng nhiên
Văn nghệ dở chứng đăng truyện ngắn “Bắt đầu và Kết thúc”
Truyện ngắn “Bắt đầu và Kết thúc” tác giả
Trần Quỳnh Nga đăng trên báo Văn Nghệ số 50 ra ngày 16 - 1 - 2017. Truyện ngắn
đã gây bão dư luận lập tức trên công luận và mạng xã hội từ suốt gần hai tuần
qua, làm bùng nổ các trao đổi trong và ngoài học thuật.
Báo Đại Đoàn Kết nhanh tay đăng bài của nhà
văn Trần Bảo Hưng “Hư cấu hay là xuyên tạc lịch sử ?”. Các báo nhà nước khác im
re tránh né đề tài nhạy cảm. Báo điện tử Việt Nam Thời Báo đăng bài “Sự liều
mạng của báo Văn Nghệ: truyện ngắn Bắt đầu và kết thúc” của Giang Nam.
Chịu nhiều truy vấn từ mọi phía, chủ liên Hội
Hữu Thỉnh bực bội uất nghẹn vì hoảng sợ vội yêu cầu tổ chức Toạ đàm tại báo Văn
nghệ. Tâm trạng uất ức của Hữu Thỉnh là “làm đầy tớ thằng khôn còn hơn làm thầy
thằng dại”.
Chiều 19-1-2018, đúng ngày kỷ niệm 44 năm
Trung Cộng dùng vũ lực cướp Hoàng Sa, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam số 9 Nguyễn
Đình Chiểu, Hà Nội, Ban Sáng tác của Hội đã tổ chức một cuộc tọa đàm ở phạm vi
hẹp về truyện ngắn “Bắt đầu và Kết thúc” của tác giả Trần Quỳnh Nga.
Chủ trì tọa đàm là Trần Đăng Khoa, Trưởng
ban Sáng tác kiêm Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam. Một số nhà văn, chuyên gia
về lý luận văn học đã có mặt: Hoàng Quốc Hải, Trần Đình Hiến, Trần Đình Sử,
Nguyễn Quang Thiều, Hữu Thỉnh, Văn Chinh, Nguyễn Văn Thọ, Lê Minh Khuê, Trịnh
Bá Đĩnh, Trần Bảo Hưng, Khuất Quang Thụy, Khuất Bình Nguyên, Nguyễn Bình
Phương, Lê Thành Nghị... Ông nhà văn Trần Văn Tuấn, chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM
đầy tai tiếng vì “phò chính trị” và lùm xùm chấm giải thưởng tào lao vừa
qua cũng lò dò bay ra dự tọa đàm. Có lẽ ông Tuấn bay ra hi vọng nạp thêm chút
năng lượng khí phách kẻ sĩ Hà thành...
Được biết, báo Văn Nghệ có ghi chép tại chỗ
và hứa đăng tường thuật trong số tới (thứ Bảy 27/1/2018).
Rất tiếc số
báo “hứa tuần sau” không dám tường thuật. Chúng tôi sử dụng ghi chép của một PV
giấu tên tường thuật sơ lược như sau đây.
“Mở đầu là
phát biểu của Ban tổ chức về việc cần thiết của cuộc tọa đàm. Sau đó nhà văn
Hoàng Quốc Hải phát biểu về vấn đề sáng tác về đề tài lịch sử, về hư cấu văn
học trong thể tài lịch sử và nhấn vào trường hợp truyện ngắn của Trần Quỳnh
Nga.
Tiếp theo là các phát biểu của hầu hết các
khách mời và BCH Hội Nhà văn. Ý kiến của các nhà văn xoay quanh hai nội dung:
- Làm rõ sự khác nhau giữa văn và sử. Những
góc khuất của lịch sử được văn học tái hiện bằng nghệ thuật ngôn từ. Văn học viết
về đề tài lịch sử thì hư cấu như thế nào, mức độ nào là chấp nhận được.
- Truyện ngắn "Bắt đầu và Kết
thúc" của Trần Quỳnh Nga viết về Trần Ích Tắc đã tái hiện một Trần Ích Tắc
vượt ra ngoài tâm thức dân tộc và sử sách. Ca ngợi một kẻ bán nước, và thi vị
hóa "tình yêu" của An Tư công chúa và tuướng giặc Thoát Hoan là điều
khó có thể chấp nhận. An Tư công chúa xả thân vì nước lại hoá ra kẻ phản bội tổ
quốc, bảo vệ Thoát Hoan cùng đào thoát.
Không cần quy chụp chính trị cho tác giả trẻ
Trần Quỳnh Nga, cũng không ai mạt sát nhau và mạt sát tác giả. Không có không
khí đấu tố xảy ra trong hội trường tọa đàm. Nhưng hầu hết các phát biểu đều rất
nghiêm khắc và thẳng thắn.
Có tới 4 nhà văn lên tiếng bênh vực và ca tụng
tác giả Trần Quỳnh Nga và truyện ngắn "Bắt đầu và Kết thúc". “BTV Văn
Chinh ào đến phòng họp như một cơn gió”. Vội vàng phát biểu hết lời ca tụng
truyện ngắn "Bắt đầu và Kết thúc” và cho đây là truyện ngắn sáng giá về đề
tài tình yêu, anh chàng Văn Chinh nói xong vội thoát ra khỏi phòng họp, sợ phải
đối mặt với các cây đa cây đề lý luận.
Hai phó chủ tịch Hội Nhà văn là Nguyễn
Quang Thiều và Trần Đăng Khoa (những người khéo ăn nói) đã khen tác giả Trần Quỳnh
Nga là có văn tài. Rồi lúng túng, không phân tích được tài năng như thế nào.
Cây bút Nguyễn Văn Thọ (Thọ muối) cũng khen cô nhà văn này có tài, nhưng ông
này cũng nói nếu là biên tập viên, ông sẽ gác lại chưa đăng truyện ngắn này, mà
dành để đến dịp 8/3 mới đăng (pha trò ngu xuẩn hết biết !). Thọ “muối”
cũng ú ớ nước đôi, sợ mất lòng phe báo Văn nghệ và cũng sợ mất lòng phe lý luận
gia phủ nhận cây bút Quỳnh Nga.
“Ông nhà văn Khuất Quang Thụy cựu chiến
binh, tổng Biên tập báo Văn Nghệ cũng có mặt. Ông ta đứng lên phát biểu, ngơ
ngác và xa lạ đến tội nghiệp”, dường như ông vẫn không hiểu sự việc ra làm sao
mà để đến nỗi Hội Nhà văn Việt Nam phải mở cuộc tọa đàm nghiêm trọng thế này
(!)
Hữu Thỉnh, chủ tịch 2 Hội xuất hiện khi cuộc
họp đã diễn ra được một lúc. Ông đến, ông ngồi xuống, ông đọc tài liệu (ông đọc
bài của nhà văn Trần Bảo Hưng, Ts.Chu Mộng Long và Ts.Trịnh Thu Tuyết) và ngồi
nghe các phát biểu.
Cuối cùng, Hữu Thỉnh đứng lên nói mấy lời
dường như để tổng kết cuộc tọa đàm. Điều gây sửng sốt đã đến, khi vừa đứng dậy
ông đã cầm ngay văn bản bài viết của TS. Chu Mộng Long trên mạng và dõng dạc
trích đọc bài . Ông đọc nguyên cả câu này trong bài của Chu Mộng
Long như đồng tình: "Đọc đi đọc lại “Bắt đầu và kết thúc”, tôi thấy
không có gì đáng viết. Tốt nhất hãy để tờ báo văn nghệ này chết hẳn trong lòng
bạn đọc sau những vụ lùm xùm đấu đá, những nợ nần và những cầu cứu các nguồn
tài trợ trong lẫn ngoài nước. (…) nên đành phải viết, coi như
giúp cho tờ báo mình thích một thời sống thêm".
Hữu Thỉnh khen ngợi bạn đọc trong nước (rất
hiếm khi Hữu Thỉnh khen công chúng, quả đây là sự lạ): “Bạn đọc họ thông
minh và hiểu biết lắm. Họ thông minh hơn chúng ta, và hơn chúng ta tưởng. Đây,
những bài viết ấy đây. Tờ báo Văn Nghệ của chúng ta không thể quay lưng với bạn
đọc, không thể vô trách nhiệm với bạn đọc và với lịch sử được. Chúng ta không
thể nào và không bao giờ có thể ủng hộ những khuynh hướng sáng tác như truyện
ngắn của Trần Quỳnh Nga. Phải làm rõ đúng sai. Không hy sinh chân lý được!
Không hy sinh lịch sử được. Có gì quý hơn dân tộc, có gì quý hơn sự thật mà phải
hy sinh ?! Chúng ta không quy chụp vội vã tác giả, nhưng phải chuyển đến tác giả
về những nhận thức sai sót của mình về lịch sử”.
Hữu Thỉnh yêu cầu phải có cuộc
họp giữa Ban chấp hành Hội Nhà văn VN với BBT Báo Văn Nghệ để kiểm điểm, để
đăng tải các ý kiến, và để có một lời cáo lỗi chân thành với bạn đọc.
Tôi nhớ “Tăng tử từng nói: Con chim sắp chết
thì tiếng kêu thương/ Con người sắp chết thì lời nói phải”. (Tăng tử thuyết:
Điểu chi thương tử, kỳ minh dã ai; Nhân chi thương tử, kỳ ngôn dã thiện-
sách Luận ngữ). Ẩn dụ cổ nhân nói chữ “chết” nhưng chúng ta đều hiểu danh
ngôn chỉ nói về mặt tinh thần thôi (mong ông Hữu Thỉnh đứng hiểu lầm chúng tôi
trù ông thì may lắm).
Cuộc tọa đàm bắt đầu lúc 14h và
kết thúc lúc 18h ngày 19 tháng 1 năm 2018 khi thành phố đã lên đèn. Lúc ấy,
trong dư luận còn đang cảm xúc: vừa đau buồn tưởng niệm 74 chiến sĩ Việt Nam hy
sinh trong trận Hải chiến Hoàng Sa ngày này 44 năm trước; vừa phẫn nộ khi Bộ
Văn hóa VN đã mời đoàn nghệ thuật Nội Mông của Tàu múa hát tại Nhà hát lớn
vào đêm 19.1.2018 và công luận đang hồi hộp theo dõi xem đêm diễn có bị hủy như
Bộ Văn hóa đã nói với báo chí không (sau đó
đã huỷ)”.
VÀI DƯ LUẬN
TRÁI CHIỀU YẾU ỚT
Tuy nhiên trên mạng xã hội, những cuộc
tranh cãi vô hồi kỳ trận, rõ ràng phần mạnh vẫn nghiêng về phủ nhận truyện ngắn
Quỳnh Nga. Tinh thần văn học và tinh thần dân tộc fặp lúc trùng hợp bùng lên.
Nhưng vẫn có những hiện tượng kỳ quái trái chiều bất ngờ.
Nhà văn Phạm Lưu Vũ vốn là cây bút phản biện
sắc sảo ở Hà Nội, chả hiểu sao lần này “ma dẫn lối quỉ đem đường” ông lại bị cô
Quỳnh Nga hút hồn. Ông bệnh vực “tự do sáng tác” của cô Nga.
Người bênh vực thứ hai là Bảo Thương nữ vũ
công múa bút hội viên Hội văn nghệ Bắc Giang (hẳn cũng có giao tình với nữ tác
giả Trần Quỳnh Nga Hội văn nghệ Hà Tĩnh). Có lẽ hai cô đồng bệnh tương
liên, đều thuộc loại thích “đốt đền” để nổi tiếng. Hãy nghe lý luận sống sít
chưa tiêu hoá, rất sến súa của Bảo Thương. Cô này thích tỏ ra ta đây hiện đại:
“Chúng tôi ghét (văn) Minh Họa
rồi, Ta thắng Địch thua, ai xấu, xấu cả chiều dài lịch sử, ai tốt, tốt cả ngàn
năm hậu thế. Hãy để văn học về đúng là văn học của nó.
Máu giặc cũng như máu ta…
Lâu lắm rồi, mới đọc một truyện
viết về lịch sử hay thế, chạm sâu đến thăm thẳm lòng người, tinh tế, giàu chất
văn học, đầy tâm trạng, đầy trăn trở, đầy đấu tranh giữa chung và riêng, giữa
nghĩa và tình, phá toang cái minh họa cũ kĩ; rất người, rất đời, chứ không phải
là chàng Đăm San trong sử thi oai phong lẫm liệt, chứ không phải tướng giặc mặt
đen, mắt dữ, râu vểnh ngược, hung tàn...
Tơ lòng tôi ngân lên đến giọt
cuối cùng khi đọc nó”.
Không thể kể những lời dân FB chửi mắng Bảo
Thương cây bút làm xấu mặt các hội văn nghệ tỉnh lẻ.
Tôi có cảm tưởng
hai cô văn sĩ này “tự lột quần áo” giống như các fan nữ U23 đêm 23/1 vậy. Yêu
quí U23 thì ít, muốn làm nổi hình ảnh mình thì nhiều.
À, hoá ra ông Hữu Thỉnh đã khôn ngoan vào
giờ chót, phút 89.
Phen này không nhanh tay thì mất tất cả.
Bên đảng chính phủ thì ghét bỏ vì tuyên
truyền ngu gây phản ứng ngược, mà bên công chúng bạn đọc cũng nguyền rủa và tẩy
chay.
Mất cả hai thì
sống với ai đây !
4. Hữu Thỉnh cứu
nguy báo Văn Nghệ
Đáng lẽ viết bài tổng thuật cuộc Toạ đàm
như lời hứa thì báo Văn nghệ ngày 27/1 chỉ đăng gọn hai bài.
1. Tham luận “Về truyện
Bắt đầu và kết thúc” của nhà văn Hoàng Quốc Hải cây bút chuyên viết tiểu
thuyết lịch sử.
2. Lời toà soạn coi
như bản tổng kết toạ đàm ngắn gọn và nhận lỗi của BBT, thực ra chưa chân thành
lắm vì chưa chỉ ra BTV nào sai trái.
Vì vậy chúng tôi bổ sung phần “tổng thuật”
lược gọn như trên để bạn đọc hiểu rõ tình trạng mâu thuẫn loạn xà ngầu của ban
chấp hành (xin lưu ý những ý kiến kém chuyên môn và vô trách nhiệm của 2 ông
phó Hội Nguyễn Quang Thiều, Trần Đăng Khoa và tay BTV Văn Chinh).
PHN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét