Thứ Hai, 29 tháng 1, 2018

4 ĐIỂM YẾU CỐT TỬ CỦA U 23 VIỆT NAM BỘC LỘ QUA ASIAD THƯỜNG CHÂU

Phạm Viết Đào.

Kết quả hình ảnh cho đội tuyển u23 việt nam

Qua những trận đấu giằng co, quyết liệt tại ASIAD Thường Châu Trung Quốc kỳ này của U 23 Việt Nam cho thấy đội tuyển Việt Nam vẫn phơi ra đấy: những điểm yếu cố hữu không chỉ qua kỳ cọ xát lần này. Mặc dù U 23 dành được ngôi Á quân; một thành tích xứng đáng nhưng vẫn tưởng là mơ; Bởi vì chưa bao giờ đội Việt Nam đạt được phong độ và thành tích bóng đá ở tầm châu lục như lần này.
Ngay sau khi kết thúc giải, huấn luyện viên trưởng Park Hang-sen cũng đã thừa nhận với báo giới: Đội Việt Nam chưa phải đã hoàn thiện nhất…; tức vẫn còn những điểm khiếm khuyết cần được kịp thời khắc phục, rèn dũa.
Người viết xin tạm nêu lên 4 điểm yếu sau đây để đội tuyển tham khảo và bà con cư dân mạng góp lời:

Điểm yếu thứ nhất: “Đọc bài thế trận” chưa chuẩn

Trong nhiều trận đấu của đội tuyển Việt Nam bị thua đậm, nhiều trận bị vỡ trận rất sớm, mặc dù trên sân cầu thủ vẫn chạy như ngựa vía. Đá thất thần do không có khả năng “ đọc bài” được thế trận của đối phương.

Do không có khả năng đọc bài thế trận, giải được đấu pháp cũng như các bài vở, các mũi tấn công của đổi phương nên đội tuyển Việt Nam đã bị cầu thủ đối phương đã áp đặt lối chơi, buộc đội tuyển chúng ta bị động chạy theo trái bóng…Khuyết điểm này do bởi huấn luyện viên nhất là các huấn luyện viên nội. Các trận đấu trên sân cỏ thế giới thường là các cuộc đấu trí của các huấn luyện viên…
Tại ASIAD lần này, may mắn chúng ta có được “tuệ nhỡn “ của Park Hang sen; ông đã có những đáp trả về chiến thuật, thế trận ứng phó với từ trận đấu. Ông đã kịp thời điều chính lối chơi, điều chỉnh cầu thủ nên đã khắc chế được đối phương, đưa đội tuyển cầm cự, vô hiệu được đối phương.
Cả 3 trận gặp Syrie, Iraq và Qatar đều cho thấy tài đọc vị thế trận của trận đấu của Park Hangsen nên ông đã cầm hòa được suốt 120 phủ của trận đấu chính…Hai trận gặp Iraq và Qatar đội Việt Nam đã chiến thắng trên chấm phạt 16,5m do thần kinh thép của thủ môn Bùi Tiến Dũng.
Trước đây 2 huấn luyện viên Afred Ride và Calisto có nắm được bài vở này nhưng 2 ông này chỉ gặt hai được thành công trong một vài mùa giải, khi các ông bị bắt bài thì đội tuyển Việt Nam rơi vào ngõ cụt.
Park Hang sen hơn 2 vị trên là do tài tiếp biến, sử ứng xử linh hoạt, nhạy bén của tư duy chiến lược, chiến thuật nên ông đã giúp cầu thủ bảo vệ được khung thành đội tuyến Việt Nam.

Điểm yếu thứ 2: Nền tảng thể lực của đội tuyển không đủ sức đảm bảo 90 phút thi đấu
Qua ASIAD Thường Sơn lần này, các cầu thủ không chỉ thi đấu trong 90 phút mà cả 3 trận liền đều kéo dài hơn 120 phút mà cầu thủ của chúng ta vẫn đua tranh được với đối thủ. Phép thần ở đây không do nền tảng thể lực của đội tuyển Việt Nam: thấp, bé, nhẹ cân hơn mà bí quyết nằm ở chế độ dinh dưỡng đáp ứng cho các cầu thủ…
Xin trích dưới đây đoạn trả lời báo Dân trí của Huấn luyện viên trưởng Park Hangsen:
“Ông đã thay đổi chế độ ăn uống có họ thế nào?
Tôi nghĩ điều quan trọng nhất là sức chịu đựng và thể lực. Các cầu thủ có thể lực hơn những gì tôi nghĩ nhưng vẫn chưa bằng những đồng nghiệp Hàn Quốc. Trên tất cả, vấn đề dinh dưỡng rất quan trọng. Nó giúp cầu thủ có thể theo trận đấu từ phút 70 trở đi. Tôi đã yêu cầu những người có liên quan kê thực đơn của họ trong 1 tháng. Họ nói rằng chưa từng làm điều này trong quá khứ. Họ chỉ ăn món thông thường ở Việt Nam. Tôi đã yêu cầu phải bổ sung salad cá hồi hay bò bít tết trong thực đơn, bên cạnh những món ăn phổ thông.
Ông có yêu cầu gì khác không?
Lúc đầu, tôi yêu cầu ở khách sạn 4 sao và tập huấn nước ngoài nhưng như vậy quá tốn kém. Ngân sách dành cho bóng đá khó lòng đáp ứng nổi. Vì thế, tôi yêu cầu VFF ít nhất cũng đáp ứng việc duy trì thực đơn như ở khách sạn cao cấp cho các tuyển thủ. May mắn thay, yêu cầu đó đã được chấp nhận.
Thông thường, vấn đề ăn uống liên quan tới văn hóa. Ông có nhận được sự phản ứng từ các cầu thủ?
Tôi đã phải giải thích cặn kẽ với mọi người rằng tại sao phải ăn món này hay không nên ăn món kia. Rất may, các cầu thủ vui vẻ với thực đơn của tôi. Những món như bò bít tết hoặc các món họ chưa từng ăn… đều mang tới sự hứng thú, giúp họ ngon miệng. Trong số các nhà tài trợ có một hãng sữa, họ yêu cầu các cầu thủ kiểm tra dinh dưỡng thường xuyên và kịp thời bổ sung nếu thiếu. Tôi nghe nói chuyện đó chưa từng xảy ra trước đây.( Dân trí)
Qua đoạn phỏng vấn trên cho thấy: các trận khác trước đây đội tuyển Việt Nam bã người khi đấu vào những phút cuối hiệp 2 là do chế độ dinh dưỡng cho các cấu thủ bất cập.
Đội tuyển Việt Nam có đầy đủ khả năng, tố chất để đấu tới 120 phút trên sân; điều này đã được chứng minh qua 3 trận gặp các đội Iraq, Qatar và Uzbekistan…Nhiều người hâm mộ, kể cả Ban huấn luyện của đội tuyển Uzbekistan tỏ ra e ngại cho thể lực của đội tuyển Việt Nam. Thế nhưng khi trận đấu nổ ra, U 23 Việt Nam vẫn tỏ ra ngoan cường đâu có kém cạnh gì của dân chơi quen tuyết.
Như vậy, qua ASIAD lần này cho thấy: những chuyên gia dinh dưỡng của Liên đoàn bóng đá Việt Nam từ trước đến này chỉ toàn lã lũ ăn hại, thối tha, ngu dốt. Bọn chúng không mảy may có một chút kiến thức gì về việc cung cấp năng lượng cho các cầu thủ bóng đá nước nhà. Trong tình thế của chúng ta, Việt Nam có đầy đủ khả năng cung cấp đủ khẩu phần ăn cho các cầu thủ đá bóng; Các cầu thủ bóng đá Việt Nam có đầy đủ thế chất để thi đấu nghiêng ngửa với những đội hàng đầu của châu lục…
Nếu lần này, không nhờ Huấn luyện viên Park Hangsen chỉ cho cách ăn, cách tập, cách bài binh bố trận thì lại đổ cho hoàn cảnh…
Tại ASIAD Thường Châu lần này, Huấn luyện viên Park Hangsen mới khắc phục được 2 điểm yếu đó mà đã giúp U 23 Việt Nam “ rũ bùn, đứng dậy, chói lòa niềm tin”…
Vậy còn những điểm nào mà Huấn luyện viên Park Hangsen cho rằng đội tuyển Việt Nam cần hoàn thiện. Theo người viết bài này có 2 điểm yếu cốt tử sau đây vẫn đang bộc lộ trong ASIAD và các trận trước đây:

Điểm yếu thứ 3: Kỹ thuật “chạy không bóng” của đội tuyển Việt Nam còn chưa ngang tầm khu vực
Trong hình ảnh có thể có: 4 người, mọi người trên sân khấu
Tuyển thủ phải học kỹ năng " chạy không bóng" của "tiền đạo" Nguyễn Lân Trung

Khi tiếng còi trọng tài cất lên, qua bóng bắt đầu bay trong sân thì điều quan trọng đó là: các cầu thủ phải lao vào tranh bóng, tranh vị trí thuận lợi nhất để hứng được chặn được bóng, chọc được bóng vào những điểm huyệt của đội hình đối phương, sân đối phương, làm rối loạn hàng phòng thủ của đối phương.
Khi bị mất bóng, các tuyển thủ Việt Nam đã nhạy bén phân công nhau, kèm cầu thủ đội ban, quan sát phán đoán những điểm địa bàn chiến lược, chiến thuật hiểm yếu, đề phòng cầu thủ đối phương lao vào quấy phá, dồn ép, đe dọa chọc thủng hàng phòng ngự và cầu môn đội nhà…
Về thế trận phòng thủ, nhìn chung trong các trận vừa qua ở ASIAD U 23 Việt Nam đã làm tốt, đạt yêu cầu, không đáng bị chê trách. Điều mà U 23 chưa đáp ứng được đó là khả năng “ chạy không bóng” khi bóng trong chân đội nhà.
Khi bóng vào chân 1 cầu thủ đội nhà, các tuyền thủ phải lao đi tìm vị trí thuận lợi, hiểm yếu, tìm những khoảng trống để đón các đường chuyền của đồng đội. Chỉ khi chọn được vị trí xung yếu, lừa, vô hiệu được hàng trung vệ phòng ngự của đối phương thì mới có cơ chọc thủng lưới đối phương.
Trong trận gặp Uzbekistan, tiền đạo của chúng ta rất ít khi áp sát được khung thành của đội bạn do vậy khả năng “chạy không bóng” của U 23 không qua mắt, qua mạng lưới phòng thủ của đội bạn…
Do điểm yếu này, nói cách khác, do đội tuyển chúng ta chưa có khả năng “chạy không bóng” tài giỏi, chưa vượt trội hơn đối phương để đưa đối phương vào tròng nên: chúng ta vẫn phải thắng đối phương nhờ vào “thần kinh thép” và “bàn tay nhựa” của Bùi Tiến Dũng và những cú xút “quỷ khóc, thần sầu” của Ngô Quang Hải…

Điểm yếu thứ 4: Những cú xút xa không đúng địa chỉ
Tiền đạo đội Việt Nam không bén mảng được khu vực sân trước vòng cấm địa của Uzbekistan bởi chúng ta thiếu những cú xút xa kẻ chỉ, quỷ khóc thần sầu..Nhiều trận, cầu thủ tiền đạo đã tìm được khoảng trống để chờ bóng nhưng đồng đội lại không chuyển được bóng cho họ. Chúng ta thường hay mất bóng ở những cú xút xa.
Chiến thuật phối hợp nhỏ và chơi bóng ngắn là chiến thuật dựa vào nền tảng thể lực và thế mạnh của khả năng dắt rê bóng, một sở trường của đội Việt Nam. Thế nhưng nếu chỉ dựa vào mỗi “ bài tủ” này thì đội Việt Nam khó lòng bay cao, bay xa.
Do vậy, trong thời gian tới, đội tuyển Việt Nam cần phải tăng cường, bổ túc thêm kỹ năng xút xa kết hợp nhuẫn nhuyễn với kỹ thuật chạy không bóng; Có như thế mới có thể tạo nên những cú đột phá bật ngờ, những pha chọt bóng đủ khả năng làm cho đối phương phải bị chết đứng như Từ Hải…
Sơ bộ tạm “ đánh trống qua của nhà sấm” 4 điểm mà người viết cho là cố hữu, cốt tử của đội tuyển Việt Nam; Nếu khắc phục được 4 điểm yếu này thì người viết tin rằng đội tuyển Việt Nam sẽ xuất trình một “ Tứ tử trình làng” với làng bóng đá thế giới…


P.V.Đ.

Không có nhận xét nào: