“Câu chuyện vẻ rời rạc vì cả chủ lẫn khách tuy là chỗ quen biết
nhưng dường như đều không muốn nói gì nhiều. Người bạn hỏi chuyện đã xảy ra với
ông Thăng như thế nào. Thì ra buổi sáng thứ Sáu ngày mồng 8/12, vợ chồng Thăng,
chị Lê dự định cùng xuống Cát Bà họp lớp. Ông chồng có điện việc gì đó đã vuột
đi. Chị Lê vẫn giữ liên lạc. Lịch giờ đi Cát Bà đã qua. Chiều, ông Thăng
vẫn chưa về. Ông Thăng vẫn hẹn về ăn cơm. Đến hơn 6 giờ chiều thì điện thoại
chỉ còn tò te tí…”
Chiều lạnh
ghé nhà một người vừa nằm xuống
TP - Dãy nhà bạt dã chiến nho nhỏ đã được thiết lập ngay chỗ đất
trống đầu hồi nhà CT4 kèm tấm biển cáo phó báo tang thân phụ ông Đinh La Thăng,
cụ Đinh Văn Nhu mới mất.
Nhớ bữa phiên tòa xử ông
Thăng mở vài hôm có người bạn trong Nam vốn là chỗ quen thân với ông Đinh La
Thăng ghé Hà thành hối tôi dẫn đến nhà để làm cái việc thăm hỏi.
Nhảy lên taxi của một
hãng quen, ông bạn buông thõng câu đến
CT4 Sông Đà… Chưa dứt lời cậu lái xe nhanh nhảu các chú đến nhà ông Đinh La Thăng ạ?
Giật cả mình. Sao chú
chàng này lại biết nơi chúng tôi định đến nhỉ?
Trên xe hỏi ra mới hay,
hóa ra là trước đây chú này thường xuyên đưa khách đến Khu chung cư Sông Đà có
căn hộ của ông Đinh La Thăng. Tôi với ông bạn thoáng ngay ánh mắt ngạc nhiên
của bà Lê, vợ ông Đinh La Thăng. Tôi cũng ngạc nhiên suýt không nhận ra thiếu
phụ trong bộ đồ đen. Da xạm và quầng mắt đen tố giác sự thiếu ngủ và sức lực
không được vượng. Đâu rồi hình ảnh cô Lê xinh xắn một thuở Sông Đà?
Căn hộ vốn rộng nay cảm
giác càng thênh thang trống vắng hơn khi thấp thoáng ngoài bà chủ nhà chỉ mấy
người cháu. Chợt nhớ cái câu vặc lại Trịnh Xuân Thanh của một anh phó ở phiên
tòa hôm đó đại ý, thôi
anh đừng có mà giở tình anh em chiến hữu ra nữa? Trước khác, nay khác… Cô
cháu cũng ngập ngừng xác nhận rằng từ hôm chú cháu gặp nạn cũng chả người nhiều
người ghé nhà…
Câu chuyện vẻ rời rạc vì
cả chủ lẫn khách tuy là chỗ quen biết nhưng dường như đều không muốn nói gì
nhiều. Người bạn hỏi chuyện đã xảy ra với ông Thăng như thế nào. Thì ra buổi
sáng thứ Sáu ngày mồng 8/12, vợ chồng Thăng, chị Lê dự định cùng xuống Cát Bà
họp lớp. Ông chồng có điện việc gì đó đã vuột đi. Chị Lê vẫn giữ liên
lạc. Lịch giờ đi Cát Bà đã qua. Chiều, ông Thăng vẫn chưa về. Ông Thăng
vẫn hẹn về ăn cơm. Đến hơn 6 giờ chiều thì điện thoại chỉ còn tò te tí…
Ông bạn tôi hỏi sức khỏe
cụ thân sinh Đinh La Thăng và anh em tôi định vào thăm cụ Đinh Văn Nhu, nguyên
là cán bộ công đoàn năng nổ tích cực của Nhà máy dệt Nam Định. Cụ Nhu vốn năng
khiếu sáng tác các làn điệu chèo, trống quân, chầu văn… Cụ chơi thành thạo đàn
nguyệt, nhị là hạt nhân của phong trào văn nghệ từ thuở tiếng hát át tiếng bom.
Đáp lại chúng tôi, chị Lê chỉ có lắc đầu mặt buồn rượi… Gạn mãi, chị mới cho
hay cụ ông sau khi biết việc con trai đã đột ngột trở bệnh. Hiện cụ đang cấp
cứu tại A9 Bệnh viện Bạch Mai. Mấy ngày rét bệnh tình có cơ trở nặng. Cụ sáng
nay vừa sinh thiết khối u nghe đâu tiên lượng xấu… Hai người chị gái của Đinh
La Thăng đang phải ngày đêm chăm sóc cụ.
Anh bạn tôi tò mò hỏi
việc cụ hay tin dữ như thế nào? Thời các cơ quan chức năng đến nhà chăng? Hay
có người nói? Chị Lê kể lại vắn tắt là cụ nhà được các nhà chức việc tôn
trọng nên việc thi hành phận sự, họ làm khéo và kín. Nhưng rồi chuyện sau đó
cũng loang ra. Là do ti vi mở âm lượng hơi lớn thoảng tạt vào phòng cụ mặc dù
cả nhà giấu biệt. Nói tới đây chủ nhà khóc nức lên… Rằng, cho đến thời điểm này
cụ ông vẫn chưa biết thêm con trai mình là Thắng bị bắt giam mà chỉ biết mỗi
Thăng dính vòng lao lý. Và ngay cả Đinh La Thăng thì đâu có được biết. Chuyện
ông bố cấp cứu ở A9 lúc ấy, cả nhà bàn nhau chưa cho ông Thăng biết vội.
Nhưng rồi chuyện ông bố
ở bệnh viện và việc hai con trai trong trại giam tất cả đều biết tin dữ! Có lẽ
nhịp đập của con tim tuổi gần 90 đã quá tải? Cụ Nhu được đưa vội về và trút hơi
thở cuối cùng ở nhà.
…Hôm nay vẫn cô Lê vợ
ông Thăng. Mới có mấy bữa mà xọp đi nhiều. Chị đang thẫn thờ giữa những
anh em bạn bè sông Đà một thuở, một thời. Nghĩa tử nghĩa tận. Không chỉ có
người sông Đà, trước lúc tôi đến, có hẳn một cuộc ngồi của Ban tổ chức lễ tang
11 vị gồm người của Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Giao thông Vận tải, Tập đoàn Dầu
khí Quốc gia để bàn soạn và quyết định hoàn tất các việc hậu sự cho cụ
Nhu.
Ghé gian ngoài. Một băng
ghế dài. Tôi thoáng thấy vài vị đứng tuổi, khuôn mặt gồ ghề và nét đăm đăm
thương khó. Lạnh thế mà chả tất giày gì. Bàn chân nứt nẻ để hờ trên những đôi
đôi dép nhựa xù xì, lỗi mốt. Hỏi thăm được biết các bác ấy vừa ở quê Ý Yên,
Ninh Bình lên. Chỉ thiếu chút kèn trống nữa là phảng phất cái không khí đám
hiếu vẫn thường gặp các vùng quê. Lại có mấy cụ sù sụ tùm hum khăn ấm. Hỏi thêm
thì là các bác trong Hội Bảo thọ của phường. Chưa kịp hỏi phường tên gì
trong cái địa danh bao la Mỹ Đình nhưng qua chuyện với một bác thì Đình Thôn là
tên cũ nằm trong xã Mỹ Đình. Mà cụ Nhu như là linh hồn hạt nhân của hội bảo thọ
lẫn hưu trí của Đình Thôn bởi tài khéo thơ phú lẫn văn nghệ. Rằng cụ hát chầu
văn chơi đàn nguyệt, đàn đáy thì thôi rồi. Cụ Nhu theo con trai về CT4 này bao
lâu mà có mối thâm giao với các cụ các bác ở phường này như vậy? Nghe thêm
chuyện các nhà chức việc của phường khẩn nài gia đình vui lòng để cụ Nhu nằm
lại trong nghĩa trang của Đình Thôn thấy cái tình thời buổi này quả là quý!
Một bóng áo đen chậm
chạp lướt qua. Ai như cháu Ly. Trời ơi ngó xơ xác quá. Bố vướng nạn, Ly như con
thoi nối Tòa với nhà.
Đường con cái, ông Thăng
kém may. Trong 2 cô con gái, cô em chẳng may tiên thiên bất túc mắc chứng thần
kinh như ông bộc bạch trong phiên tòa rằng một cháu không phát triển bình thường
rất cần đến sự chăm sóc của cả bố và mẹ. Ly may bình thường,
được học hành tử tế. Bố Thăng thường nói vui tuy là con gái nhưng mà quá tốt. Ly rất
tự hào về ông nội. Ông có tài làm thơ rất nhanh. Tính hài hước của ông đã nhẹ
nhõm đi rất nhiều những khó khăn nặng nề nếu có. Tất nhiên cháu nào mà
chả quý ông. Nhưng cái tình của ông nội có lẽ hơi bị đặc biệt. Ngày hỏi mẹ Lê
cho bố Thăng, ông đạp xe đèo bà nội từ Nam Định lên Hà Nội. Ly sinh ở Hòa Bình
được hơn một tuổi thì ông bà đón về quê chăm cho bố mẹ rảnh tay lo việc công
trường. Ngày Ly du học xa nhà ông tiễn ra tận sân bay. Khi về ông cũng lên đón
ở Nội Bài. Ngày Ly lấy chồng ở thành phố Hồ Chí Minh, ông nội cũng đưa về nhà
chồng tận trong đó. Ly sinh con, ông dậy từ 3 giờ sáng giục đưa đi bệnh
viện. Và cụ cũng là người đón chắt từ bệnh viện về nhà.
Bà nội mất đột ngột bỏ
lại ông nội ở tuổi 71. Ly vẫn nhớ câu thơ ông nội khóc vợ bảy mốt tuổi tưởng yên vui/ Vợ lại
vĩnh viễn cuộc đời ra đi.
Ly nói về cái tài thơ
của ông nội là thế nào? Tôi chợt nhớ đến nhà thơ Thanh Thảo. Cụ Nhu có mối quan
hệ khá thâm tình với Thanh Thảo. Chắc nhà thơ biết cụ Nhu qua ông Thăng? Thanh
Thảo đã đứng cao hơn sự kiện, đã giải mã khá tinh tường và nhân hậu về
hiện tượng thơ nghiệp dư như trường hợp cụ Đinh Văn Nhu. Tôi đã đọc lời giới
thiệu của Thanh Thảo về một tập thơ của cụ. Xin dẫn ra một đoạn:
“Tôi đọc tập thơ Ân nghĩa cội nguồn của
cụ Đinh Văn Nhu tuổi đã 81 như đọc những lời tự bạch nôm na chân thành. Đôi khi
cứ như cụ khẽ hát lên một điệu chầu văn điệu hát tiêu biểu cho đồng chiêm quê
cụ Trường Sơn vách đá
dựng ngăn / Vang lên một khúc hát văn quê nhà…
Những câu thơ mộc mạc
như thế người nông dân có thể hát lên bất cứ lúc nào khi buông tay hái nó dễ
dàng có thể giản đơn nhưng thật lòng và nhiều khi thấm thía.
Những câu thơ dung dị và
thú vị. Nhiều người bảo chỉ có ở Việt Nam mới có nhiều người làm thơ
nghiệp dư như vậy. Nhưng tôi nghĩ không hẳn. Ngay bên Pháp hằng năm vẫn có hàng
trăm ngàn tập thơ được in ra. Thơ ấy không phải là thơ của những nhà thơ chuyên
nghiệp. Thơ ấy do những người yêu thơ làm nên. Họ viết thơ trước hết cho họ,
cho con cháu người thân. Nếu sau hữu duyên chẳng hạn thì được những người ngoài
ghé mắt cập lòng tới. Sức sống âm thầm và mãnh liệt của thi ca có thể tính từ
đó.
… Là nhà thơ chuyên
nghiệp nhưng thú thật mình không thể viết được những câu thơ như gửi lời qua máy phóng thanh câu
thơ cực kỳ nôm na mà xiết bao gần gũi cảm động Nghe trong đất mẹ thầm thì/ Các con hãy nhớ đường đi lối
về”.
Thoáng một giật thột lẫn
sững người khi bắt gặp lại câu nôm na dân dã của cụ Nhu mà nhà thơ Thanh Thảo
đã dẫn!
Các con hãy nhớ đường đi
lối về.
Chao ôi cái lối về của
hai người con trai cụ bây giờ, quên thì chưa hẳn nhưng nó hẹp, nghẽn biết dường
nào?
Đêm 28/1/2018
Thoáng một giật thột lẫn
sững người khi bắt gặp lại câu nôm na dân dã của cụ Nhu mà nhà thơ Thanh Thảo
đã dẫn!
Các con hãy nhớ đường đi
lối về.
Chao ôi cái lối về của
hai người con trai cụ bây giờ, quên thì chưa hẳn nhưng nó hẹp, nghẽn biết dường
nào?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét