Linh Quang, tổng hợp
22-1-2018
Nỗi lo âu của gia đình và luật sư bào chữa cũng chính đáng, bởi vì ông Thanh vẫn có thể bị kết án tử hình trong phiên tòa xét xử khác. Thứ Tư tuần này, phiên toà kế tiếp sẽ bắt đầu tại Toà án Nhân dân Hà Nội. Lần này ông Thanh phải chống lại những cáo buộc nặng nề hơn: Trong một dự án xây dựng ở Hà Nội, ông Thanh đã nhận tiền hối lộ nửa triệu euro.
Hãng thông tấn Đức EPD đưa tin, Chính phủ Đức ghi nhận rằng không có tuyên án tử hình. Đối với tội trạng này mức án cao nhất là tử hình. Vụ xét xử này phần lớn phù hợp với những gì được ấn định trong Bộ luật hình sự Việt Nam, một nữ phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Đức nói. Theo một cách nào đó, người ta quan sát thấy sự cố gắng để có một phiên tòa xét xử phù hợp theo nhà nước pháp quyền.
Chính phủ Đức sẽ nỗ lực để trong thời gian tới luật sư Đức có thể tiếp cận tốt với thân chủ ở Việt Nam và các phương tiện truyền thông quốc tế có thể vào tham dự quan sát phiên tòa. Vài ngày trước khi bắt đầu phiên tòa xét xử kéo dài hai tuần, bà luật sư Schlagenhauf đã không được vào Việt Nam mà không có lời giải thích.
Ông Thanh đã bị đặc vụ tình báo và sứ quán Việt Nam bắt cóc đưa về nước hồi tháng 7 năm ngoái, chỉ riêng lý do này đã làm cho phiên tòa xét xử không thể nào đúng với chuẩn mực nhà nước pháp quyền, bà luật sư Schlagenhauf nói với hãng thông tấn Tin Lành của Đức (EPD). Toàn bộ từ đầu đến cuối không thể nào chấp nhận được. Bản án đã được ấn định từ trước và với động cơ chính trị. Nước Đức không thể bỏ qua được. Bà luật sư nghĩ rằng ông Thanh sẽ kháng án lên tòa phúc thẩm.
Còn Hãng thông tấn Đức DPA nhận định rằng, với khéo léo ngoại giao cũng có thể sẽ đạt được điều như sau, ông Thanh [ngồi tù] trong một vài năm thực sự có thể quay trở lại Berlin – mặc dù ông bị kết án tù chung thân. Do đó người ta có thể hiểu được, thay vì chỉ trích, Bộ Ngoại giao Đức ở Berlin đã tuyên bố: “Những quan sát mà chúng tôi nhận được từ trong phòng [dành cho báo chí theo dõi phiên tòa qua màn hình] thì phần lớn phù hợp với nhà nước pháp quyền, [theo nghĩa thực hiện đúng] những gì được ấn định trong Bộ luật Hình sự Việt Nam”.
Bà Đàm Thị Ngọc Kha, mẹ của Trịnh Xuân Thanh, đã tỏ ra rất thất vọng với bản án. “Tôi rất buồn và không hài lòng“, bà nói với hãng thông tấn DPA. “Họ vẫn cáo buộc ông ta về tội trạng đó, nhưng con trai tôi đã không biển thủ tiền“. Bà Petra Schlagenhauf, luật sư Đức của ông Thanh – mà chính bà không được phép nhập cảnh vào Việt Nam – lên tiếng phản đối tại Berlin về việc ông Thanh sau khi “bị bắt cóc – một hành vi tội phạm” – đã bị xét xử trong một “phiên tòa trái với chuẩn mực nhà nước pháp quyền”.
Thân chủ của bà đã về Việt Nam như thế nào, không được nói đến trong phiên tòa. Bà luật sư Schlagenhauf giải thích với thực tế là chỉ đề cập tới một vụ “bắt cóc” sẽ dẫn đến việc trả thù thêm. Không có một lời nào trong bản án, mà cả trong các tường thuật ngày Thứ Hai hôm nay của báo chí nhà nước Việt Nam cũng không có một chữ nào nói đến. Tất cả đều theo đường lối nhà nước là ông Thanh đã tự nguyện trở về đầu thú.
Nỗi lo âu của gia đình và luật sư bào chữa cũng chính đáng, bởi vì ông Thanh vẫn có thể bị kết án tử hình trong phiên tòa xét xử khác. Ngày Thứ Tư tuần này, phiên toà kế tiếp sẽ bắt đầu tại Toà án Nhân dân Hà Nội. Lần này ông Thanh phải chống lại những cáo buộc nặng nề hơn: Trong một dự án xây dựng ở Hà Nội, ông Thanh đã nhận tiền hối lộ nửa triệu euro. Dự kiến tòa sẽ tuyên án vào tuần thứ hai của tháng Hai.
Bình Luận từ Face
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét