“Trung Quốc là một quốc gia lớn và bạn là những quốc gia nhỏ. Đó là một thực tế”, ông Yang Jiechi cho biết.
Cái tên “Yang Jiechi” không phải là tất cả những gì mà người Úc biết, theo ABC.
Ông Yang là người tạo dựng hình ảnh của Trung Quốc trên toàn thế giới. Ông là cựu Bộ trưởng Ngoại giao, hiện là một trong những người đứng đầu trong nhóm lãnh đạo đối ngoại của Trung Quốc.

Trong năm 2010, ông đã đưa ra một cảnh báo cho các quốc gia châu Á khác: “Trung Quốc là một quốc gia lớn và bạn là những quốc gia nhỏ. Đó là một thực tế”.  
Đây là một chặng đường dài từ phương châm của cựu lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình: “Ẩn giấu khả năng để chờ đợi thời cơ”.
Kỷ nguyên “ẩn mình chờ thời” đã kết thúc.
Xét trên một số phương diện nào đó, Trung Quốc là một nền kinh tế lớn nhất thế giới. Và quốc gia này cũng có quân đội đứng hàng đầu thế giới. Hơn nữa, Trung Quốc cũng là nhà sản xuất và xuất khẩu hàng đầu thế giới.
Và đây là quốc gia duy nhất có thể thách thức một cách hợp lý sự thống trị toàn cầu của Mỹ.
Điều này có thể gây ra một số lo sợ về “bẫy Thucydides”. Đó là gì? Đây là bài học từ cuộc chiến Peloponnes, khi nhà sử học Hy Lạp cổ đại Thucydides nói rằng nỗi lo sợ về sự nổi lên của Athens sẽ gây ra một cuộc chiến tranh không thể tránh khỏi với Sparta.
Kể từ đó, nó đã trở thành một cụm từ nổi tiếng. “Bẫy Thucydides” có nghĩa một quyền lực đang nổi lên sẽ đe doạ một trật tự hiện có.
Trung Quốc
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có lẽ là người đàn ông quyền lực nhất trên thế giới. (Ảnh: AP)
Có thể thoát khỏi ‘bẫy Thucydides’?
Trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, đó là cuộc đọ sức giữa Đức với Anh; bây giờ là Trung Quốc đấu với Hoa Kỳ.
Ông Graham Allison, một chiến lược gia quốc phòng, tính toán rằng 12 trong số 16 trường hợp kể từ những năm 1500, sự cạnh tranh địa chính trị đã kết thúc bằng chiến tranh.
Ông Allison nói “câu hỏi xác định về trật tự toàn cầu là liệu Trung Quốc và Hoa Kỳ có thể thoát khỏi bẫy Thucydides hay không”.
Ông Allison tin rằng chiến tranh không chỉ là có thể xảy ra, mà còn có nhiều khả năng xảy ra hơn là chúng ta nghĩ.
Nhà báo Richard MacGregor đã được biết đến rộng rãi ở khu vực châu Á. Trong một cuốn sách mới nhất của ông, tạm dịch là “Sự phán xét của châu Á”, ông đã tính toán những rạn nứt của khu vực.
Ông nói rằng sự thù địch lịch sử giữa các cường quốc khu vực Trung Quốc và Nhật Bản có thể leo thang thành một cuộc xung đột toàn diện. Nó sẽ lôi kéo Hoa Kỳ và Úc tham gia.
Ông MacGregor trích dẫn một câu thành ngữ cổ của Trung Quốc: “Hai hổ không thể sống chung một núi”.
“Nếu chiến tranh bắt đầu, các tranh chấp về lãnh thổ giữa Trung Quốc và Nhật Bản, và ở Biển Đông sẽ được xảy ra đầu tiên”, ông nói.
Trung Quốc đã chiếm đất và xây dựng đường băng, bến cảng để triển khai các máy bay chiến đấu và tàu chiến.
Trung Quốc: Chúng tôi trỗi dậy trong hòa bình
Trung Quốc luôn luôn lập luận rằng sự nổi lên của họ là hòa bình. 
Trung Quốc là động cơ tăng trưởng kinh tế của thế giới, và sự thiếu thốn nguồn lực đã làm nó trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Úc.
Trung Quốc
Gordon Chang nói những điểm yếu cơ bản trong nền kinh tế Trung Quốc sẽ gây ra những thay đổi chính trị
Trung Quốc đã trở nên gắn kết hơn với trật tự toàn cầu. Nước này là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới. Trung Quốc cũng đóng góp vào các hoạt động gìn giữ hòa bình và tham gia cứu trợ nhân đạo cho các cuộc khủng hoảng trên thế giới.
Một năm trước, tạiDiễn đàn Kinh tế Thế giới Davos, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cam kết rằng Trung Quốc sẽ là quốc gia dẫn đầu của toàn cầu hóa và thương mại quốc tế.
Năm nay, Tân Hoa Xã,hãng thông tấn chính thức của chính phủ Trung Quốc, công bố một bài xã luận rằng thế giới cần phải lựa chọn giữa “hai viễn cảnh cơ bản khác nhau… tự làm trung tâm của chính sách “Nước Mỹ trên hết”… hoặc là cách tiếp cận hợp tác kiểu Tập”.
Có những người tin rằng Trung Quốc sẽ sụp đổ trước khi nó dẫn đầu thế giới.
Nhà theo dõi Trung Quốc Gordon Chang nói Đảng Cộng Sản Trung Quốc không được trang bị để đối phó với một nền kinh tế đang vượt qua giới hạn của sự tăng trưởng.
Ông không chấp nhận những con số thống kê chính thức và nói rằng có những điểm yếu cơ bản đang đe dọa sự giàu có của đất nước và gây ra những thay đổi chính trị.
Chắc chắn, Trung Quốc đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nợ. Nợ xấu đã tăng gấp đôi chỉ trong hai năm, và ngày càng có nhiều công ty Trung Quốc chịu lãi suất nợ nhiều hơn mức lợi nhuận mà họ kiếm được sau thuế.
Điều này đồng nghĩa nền kinh tế đòi hỏi nhiều tín dụng hơn trong khi tăng trưởng giảm.
Thách thức các bài học của lịch sử
Trung Quốc đang cố gắng tạo ra một cường quốc: duy trì một quốc gia độc đảng, kiểm soát chặt chẽ quyền tự do chính trị và tự do hóa nền kinh tế.
Nó thách thức các bài học của lịch sử. Nhưng, lịch sử vẫn còn nặng nề trong toàn bộ câu chuyện của Trung Quốc. Liệu lịch sử – những bài học của Thucydides – sẽ dẫn chúng ta tới cuộc chiến toàn cầu?
Cuộc chiến đó có gây ra sự thù địch lịch sử giữa Trung Quốc và các đối thủ châu Á của họ?
Hiểu được lịch sử là chìa khóa để hiểu Trung Quốc.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhắc nhở người dân của họ về “hàng trăm năm nhục nhã” của các cường quốc nước ngoài.
Chủ nghĩa dân tộc là hình ảnh của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
An Bình
Xem thêm: