Thứ Ba, 30 tháng 1, 2018

CON TRAI CỰU TBT LÊ DUẨN, TS LÊ KIÊN THÀNH: LỖI HỆ THỒNG THÌ NÊN CAN ĐẢM THAY ĐỔI HỆ THỐNG

Lỗi hệ thống thì nên can đảm thay đổi hệ thống
TS Lê Kiến Thành, con trai TBT Lê Duẩn
Trang An Ninh Online ngày thứ Hai 29/1/2018 ông TS Lê Kiến Thành, con trai TBT Lê Duẩn và là đảng viên Đảng CSVN, có trả lời bài phỏng vấn khá dài và khá lý thú (bit.ly/2nsPnaX), trong đó ông cho rằng sự sụp đổ của chế độ chính yếu là do sự rệu rã ở bên trong Đảng CSVN mà ra.

Tôi cứ nghĩ đến Đảng Cộng sản Liên Xô và các nước Đông Âu mà lo sợ. Vì chính họ chứ không phải các thế lực bên ngoài đã làm cho họ bị suy yếu rồi diệt vong”.

chúng ta nhìn thấy sự lâm nguy ấy do chính chúng ta tạo ra

“… đây là lần đầu tiên chúng ta đối diện với nguy cơ đe dọa sự tồn vong mà nguy cơ ấy do chính chúng ta tạo ra. Và nó nguy hiểm hơn nhiều”.

Nghị quyết TƯ 4 Khóa XI… nhắm vào những lực lượng ghê gớm nhất trong Đảng – lực lượng thao túng mọi vấn đề về kinh tế… đẩy quá trình của Đảng đến sụp đổ”.

Ông Thành than thở:

Buồn vì trong khoảng một thời gian dài chúng ta gần như sống một cuộc đời mà cứ thấy một ông quan to là mặc định rằng đó là nhân vật không bao giờ được động tới”.Nhưng ông Thành nên hiểu rằng khoảng 200 trung ương uỷ viên là lực lượng thành trì để bảo vệ chế độ, tại sao? Vì đó là bảo vệ cho chính họ và giai cấp đặc quyền đặc lợi của họ, nay nếu “Cái lò đã nóng lên rồi thì củi tươi vào cũng phải cháy” thì mắc mớ gì họ phải bảo vệ chế độ nữa khi không biết mình bị thảy vào lò lúc nào!?

Ông Thành than rằng, “hệ thống giám sát và chọn lọc con người của chúng ta có vấn đề”.

Đó là lỗi hệ thống do độc tài độc đảng sinh ra, ông cựu chủ tịch quốc hội Nguyễn Văn An đã từng thú nhận, ông Thành không dám đụng đến hệ thống do cha của ông để lại mà vẫn mơ ước dân chủ độc đảng trị vì, một mơ ước tương tự như “thiên đàng địa giới” của chủ nghĩa cộng sản, tuy ông biết rõ rằng lãnh đạo nên do sự chọn lựa của dân mà ra, nếu người dân không thích thì người dân có thể thay thế họ được qua những cuộc bầu cử trực tiếp và thường kỳ.

Ông Thành công nhận là Việt Nam cần có dân chủ nhưng vẫn mơ ước một hệ thống được designed/chế tạo ra cho mục đích độc tài có thể làm được chuyện đó:

Tôi nghĩ sự chọn lọc tự nhiên vĩ đại nhất, hữu ích nhất của chúng ta trong hoàn cảnh này chính là xã hội. Nếu ta đẩy mạnh dân chủ cho nhân dân lên, để những người lãnh đạo đó là do nhân dân chọn lọc thì chúng ta sẽ chọn được những vì tinh tú. Tiếc là bây giờ vai trò của người dân trong việc chọn lựa người lãnh đạo hầu như không có”.

Tôi rất buồn việc một cơ quan dân cử như Quốc hội mà lại có hơn 90% là đảng viên”.

chúng ta không tin vào người dân”.

Ông công nhận đảng đã mục rữa: “Vào Đảng bây giờ đi kèm với quyền lực và lợi ích… Đảng bây giờ đang ngày càng chứa trong mình những thành phần cơ hội”.

việc phê và tự phê sẽ hoàn toàn chỉ là hình thức. Sâu mọt trong Đảng sinh ra từ đó”.

trong lòng dân tộc ta bây giờ, cả đại nghĩa và chí nhân đều bị phân hóa ra”.

Ông Thành lấy kinh nghiệm của chính bản thân ông để phơi bày chế độ đội lốt dân chủ và Đảng hay mỵ dân bằng từ “dân chủ tập trung” để diễn tả sự độc tài toàn diện:

“… tôi là đảng viên, tôi muốn bầu TBT thì bầu như thế nào? Thứ nhất, phải bầu đại biểu của chi bộ nơi tôi đang sinh hoạt đi họp đại hội đảng bộ cấp trên; rồi đại hội đảng bộ cấp trên bầu ra người đi họp đại hội đảng bộ thành phố. Đảng bộ thành phố bầu ra người tham gia Đại hội Đảng toàn quốc rồi những người này bầu ra Ban Chấp hành TƯ…hơn 100 người này bầu ra TBT…4 lần như vậy thì sự dân chủ không còn nữa”.

Và giải pháp ông Thành đề ra để sửa chửa vẫn là độc tài độc đảng: duy trì hiến pháp độc đảng 2013, đảng chỉ định chủ tịch nước, quốc hội giơ tay “Yes, Sir”.

Khi một người dân muốn bầu ra một ông Chủ tịch nước theo như Hiến pháp thì họ được phép bầu ra ông Đại biểu Quốc hội, ông Đại biểu Quốc hội được ngồi vào Quốc hội và khi TƯ giới thiệu ông Chủ tịch nước thì ông Đại biểu Quốc hội được phép bầu ông Chủ tịch nước. Như vậy, người dân phải bỏ phiếu bầu ông Chủ tịch nước qua một nấc là ông Đại biểu Quốc hội mà thôi”.

Đã là lỗi hệ thống thì ông Thành nên chứng tỏ “con hơn cha cả nhà có phước”, can đảm đứng lên thay đổi hệ thống thay vì than vãn và dằn vật nội tâm mình.
Lê Minh Nguyên
(Tiếng Dân)

Không có nhận xét nào: