Thứ Sáu, 26 tháng 1, 2018

Đưa quan hệ hợp tác đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ đi vào chiều sâu; Việt Nam và Ấn Độ cùng cảnh giác với Trung Quốc; Bảo đảm an toàn cho người dân và các hoạt động kinh tế trên biển, đảo; Mỹ ủng hộ Việt Nam tôn trọng tự do hàng hải, hàng không; Mỹ thách thức 6 yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông

Việt Nam và Ấn Độ cùng cảnh giác với Trung Quốc

Thủ tướng Ân Độ Narendra Modi (phải) và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc trả lời báo chí bên lề thượng đỉnh ASEAN - Ấn Độ ở New Delhi hôm 24/1/2018
Thủ tướng Ân Độ Narendra Modi (phải) và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc trả lời báo chí bên lề thượng đỉnh ASEAN - Ấn Độ ở New Delhi hôm 24/1/2018
 AFP
Ngày 24/1, Thủ tướng Việt Nam ông Nguyễn Xuân Phúc có cuộc hội đàm với người tương nhiệm Ấn Độ ông Narendra Modi tại thủ đô New Delhi, nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao Kỷ niệm ASEAN - Ấn Độ và Lễ kỷ niệm lần thứ 69 Ngày Cộng hòa Ấn Độ.
Hai nhà lãnh đạo đã chứng kiến lễ trao các thỏa thuận hợp tác gồm Bản ghi nhớ giữa Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam và Bộ Thông tin và Phát thanh truyền hình Ấn Độ về hợp tác trong lĩnh vực thông tin và phát thanh truyền hình và Thỏa thuận giữa Cục Viễn thám Quốc gia và Cơ quan Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ về thực hiện Dự án “Xây dựng Trạm dò tìm, tiếp nhận dữ liệu và Trung tâm xử lý dữ liệu ảnh vệ tinh”
Cùng ngày, ông Nguyễn Xuân Phúc đã gặp gỡ Tống thống Ấn Độ Ram Nath Kovind và cùng thảo luận các biện pháp hiệu quả để đạt mục tiêu kim ngạch 15 tỷ đô la Mỹ giữa hai quốc gia vào năm 2020.

Về lĩnh vực an ninh quốc phòng, không thấy hai bên bàn luận chi tiết mà chỉ nói chung chung là sẽ thúc đẩy hợp tác hiệu quả hơn nữa. Về chuyện biển Đông ông Phúc đã hoan nghênh Ấn Độ hợp tác với Việt Nam thăm dò, khai thác dầu khí tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ở Biển Đông.
Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cũng đã gặp gỡ để thảo luận với các doanh nghiệp lớn của Ấn Độ có dự án ở Việt Nam như dự án thép và năng lượng của tập đoàn Tata, dự án đường tàu của L&T, dự án dầu khí với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Ấn Độ,…

Đưa quan hệ hợp tác đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ đi vào chiều sâu

Phương Mai - Tô Dũng (Ban Thời sự)-Thứ năm, ngày 25/01/2018 22:18 GMT+7

VTV.vn - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định coi trọng thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ, đưa quan hệ hợp tác đối tác toàn diện đi vào chiều sâu.

Chiều 25/1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp Đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng James Mattis dẫn đầu đang có chuyến thăm chính thức tại Việt Nam.
Bộ trưởng James Mattis bày tỏ vui mừng lần đầu tiên được đến thăm Việt Nam; đánh giá cao những thành tựu phát triển kinh tế và xã hội Việt Nam đạt được trong thời gian qua cũng như vị thế và vai trò ngày càng tăng của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. 
Bộ trưởng thông báo về những hợp tác thiết thực, đa dạng và hiệu quả trong lĩnh vực an ninh - quốc phòng giữa hai nước, đặc biệt trong các lĩnh vực gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, đào tạo quân y, an ninh hàng hải ở Biển Đông và thực thi pháp luật trên biển... Bộ trưởng cũng khẳng định, Hoa Kỳ coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác nhiều mặt với Việt Nam.
Đưa quan hệ hợp tác đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ đi vào chiều sâu - Ảnh 1.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis thăm Việt Nam, đánh giá cao kết quả hội đàm giữa hai Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và Hoa Kỳ, ghi nhận và bày tỏ hài lòng về những phát triển tích cực trong quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước thời gian qua. 
Tổng Bí thư khẳng định chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam coi trọng thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, đưa quan hệ hợp tác đối tác toàn diện đi vào chiều sâu. Tổng Bí thư cho rằng, chuyến thăm lần này của Bộ trưởng James Mattis sẽ góp phần củng cố và triển khai các thỏa thuận cấp cao giữa hai nước; bên cạnh việc tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực Việt Nam có nhu cầu và Hoa Kỳ có khả năng, hai bên cần tiếp tục thúc đẩy giải quyết hậu quả chiến tranh, trong đó có việc rà phá bom mìn, tẩy độc môi trường, hỗ trợ nhân đạo và tìm kiếm quân nhân mất tích, tăng cường lòng tin và sự hiểu biết lẫn nhau, gác lại quá khứ, cùng nhau vượt qua khác biệt, phát huy điểm đồng, hướng tới tương lai để đưa quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước không ngừng phát triển vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!




Bảo đảm an toàn cho người dân và các hoạt động kinh tế trên biển, đảo

XT (TTXVN/VIETNAM+) Bản in

Đội tàu đánh bắt xa bờ của huyện đảo Phú Quý. (Ảnh : Nguyễn Thanh/TTXVN)
Ads by AdAsia

You can close Ad in {5} s

Ngày 25/1, tại Hà Nội, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan và 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển tổ chức Hội nghị trực tuyến về công tác bảo đảm trật tự trị an, an toàn cho nhân dân và các hoạt động kinh tế trên biển, đảo.

Thượng tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì hội nghị.

Trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, chính quyền các địa phương ven biển, sự hỗ trợ, giúp đỡ của nhân dân, phát huy vai trò nòng cốt của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, công tác bảo đảm trật tự trị an, an toàn cho nhân dân và các hoạt động kinh tế trên biển đảo đã đạt được nhiều kết quả tích cực, tạo môi trường an ninh, an toàn, lành mạnh, phục vụ thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế biển.

Các lực lượng chức năng đã nắm chắc tình hình, kịp thời tham mưu với Đảng, Nhà nước nhiều chủ trương, giải pháp bảo vệ chủ quyền lãnh hải, góp phần ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động tiêu cực từ diễn biến phức tạp trên Biển Đông đến an ninh, trật tự trong nội địa.

Cấp ủy, chính quyền các địa phương ven biển đã chỉ đạo xây dựng, thực hiện có hiệu quả quy hoạch, nhiều dự án, đề án, phương án, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự trị an, an toàn cho nhân dân và các hoạt động kinh tế trên biển, đảo; quan tâm đầu tư tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh tại địa phương; chỉ đạo giải quyết kịp thời nhiều vụ việc phức tạp phát sinh về an ninh, trật tự vùng ven biển.

Tại hội nghị, các đại biểu nhấn mạnh trong thời gian tới, cần tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, yêu cầu của Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, công tác bảo đảm trật tự trị an, an toàn cho nhân dân và các hoạt động kinh tế trên biển, đảo, bảo đảm trật tự trị an, an toàn cho nhân dân và các hoạt động kinh tế trên biển, đảo.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Tô Lâm cho rằng cần thống nhất nhận thức trong các ngành, các cấp, các lực lượng về những thuận lợi cơ bản, khó khăn, thách thức, nhất là hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, các loại tội phạm cũng như vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng của công tác bảo đảm trật tự trị an, an toàn cho nhân dân và các hoạt động kinh tế trên biển, đảo đối với sự phát triển, ổn định bền vững vùng biển, đảo và tại các địa phương ven biển.

Bộ trưởng Tô Lâm đề nghị các bộ, Ủy ban Nhân dân các địa phương ven biển phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Bảo đảm trật tự trị an, an toàn cho nhân dân và các hoạt động kinh tế trên biển, đảo”; các giải pháp giảm thiểu tình trạng tàu cá, ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài; đấu tranh triệt xóa các đường dây vận chuyển ma túy, mua bán người, các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại trên tuyến biển.

Đồng thời, các bộ, ngành, địa phương triển khai có hiệu quả công tác bảo hộ công dân đối với ngư dân bị nước ngoài bắt giữ, xử lý; phối hợp giúp nhân dân phòng, chống thiên tai, lụt bão; tổ chức cứu hộ, cứu nạn, ứng cứu, khắc phục hậu quả sau bão, cung cấp thuốc men, lương thực, thực phẩm cho nhân dân vùng bị thiệt hại.

Bộ trưởng Tô Lâm yêu cầu Công an các đơn vị, địa phương ven biển cần làm tốt hơn nữa công tác bảo đảm trật tự trị an, an toàn cho nhân dân và các hoạt động kinh tế trển biển, đảo góp phần cùng cả hệ thống chính trị, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân phấn đấu hoàn thành mục tiêu Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 “đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho đất nước giàu, mạnh."

Đồng thời, các đơn vị tập trung nâng cao chất lượng công tác nắm tình hình, dự báo, tham mưu chiến lược; làm tốt công tác phối hợp thẩm định, giám sát các chương trình, đề án, dự án hợp tác quốc tế, đầu tư nước ngoài vào khu vực biển, đảo, nhất là ở các khu vực xung yếu về quốc phòng, an ninh; tham gia ngay từ đầu, từ khâu xét duyện, cấp phép và trong suốt quá trình triển khai để phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hoạt động xâm phạm an ninh, trật tự, kiến nghị xử lý việc thực hiện không đúng cam kết, gây lãng phí tài nguyên, ô nhiễm môi trường.

Công an các đơn vị, địa phương tập trung xây dựng bảo đảm chất lượng, tiến độ Đề án bảo đảm an ninh, trật tự các khu kinh tế hành chính đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc./.

Mỹ ủng hộ Việt Nam tôn trọng tự do hàng hải, hàng không


25/01/2018 23:19

Ngày 25-1, trong chuyến thăm chính thức Việt Nam, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã hội đàm với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch, tới chào Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trần Đại Quang.

Tại hội đàm, Bộ trưởng Quốc phòng hai nước nhất trí cho rằng kết quả hợp tác quốc phòng thời gian qua giữa hai bên đã đạt được hiệu quả thiết thực, phù hợp với mối quan hệ đối tác toàn diện; đáp ứng nguyện vọng, lợi ích của nhân dân hai nước, nhất là trong khắc phục hậu quả chiến tranh. Bộ Quốc phòng Việt Nam hoan nghênh Mỹ tiếp tục hợp tác để sớm khởi công Dự án xử lý môi trường nhiễm dioxin tại sân bay Biên Hòa và Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc. Bộ trưởng Quốc phòng hai nước cũng đã trình lãnh đạo cấp cao phê duyệt để tàu sân bay Mỹ thăm Đà Nẵng, dự kiến vào tháng 3-2018.
Mỹ ủng hộ Việt Nam tôn trọng tự do hàng hải, hàng không - Ảnh 1.
Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch đón Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis - Ảnh: LAM PHƯƠNG
Tiếp kiến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Bộ trưởng James Mattis cho rằng Mỹ coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác nhiều mặt với Việt Nam; đồng thời sẽ tiếp tục ủng hộ Việt Nam và các nước trong khu vực tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không, phù hợp với luật pháp quốc tế để cùng nhau phát triển thịnh vượng.
Tổng Bí thư và Chủ tịch nước khẳng định chủ trương nhất quán của Đảng và nhà nước Việt Nam coi trọng thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Mỹ, đưa quan hệ hợp tác đối tác toàn diện đi vào chiều sâu; vì lợi ích lâu dài của nhân dân hai nước; vì hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực và trên thế giới.
D.Ngọc

Mỹ thách thức 6 yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông

Lượt Chia Sẻ
0

Các tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ
Các tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ (Ảnh: Navy.com)

Hải quân Hoa Kỳ công bố báo cáo thường niên về hoạt động tự do hàng hải (FON) cho thấy số lần các tàu Mỹ thách thức tuyên bố chủ quyền quá mức của Trung Quốc ở Biển Đông.
Báo cáo cho biết, trong năm tài khóa 2017 Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã thách thức 6 yêu sách biển của Trung Quốc gần quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa ở Biển Đông.Các yêu sách quá mức mà Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ xác định bao gồm “các luật pháp trong nước làm hình sự hóa hoạt động khảo sát của các thực thể nước ngoài” ở Biển Đông, các hạn chế đối với máy bay nước ngoài bay qua Biển Đông và Biển Hoa Đông, và “các hành động / phát biểu nêu ra yêu sách chủ quyền xung quanh các thực thể không đáng được hưởng điều đó”.
Bộ Quốc phòng Mỹ cũng bác bỏ yêu sách của Bắc Kinh rằng các tàu nước ngoài phải xin phép Trung Quốc trước khi “có chuyến qua đường vô tội” gần quần đảo Hoàng Sa.
Mỹ thách thức 6 yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông
Mỹ thách thức 6 yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông (Ảnh: USNI)
Báo cáo khẳng định FON là “các hoạt động có mục đích chủ yếu là thách thức các yêu sách hàng hải quá mức”.
“Tất cả các nhiệm vụ đều được lên kế hoạch cẩn thận, được xem xét một cách hợp pháp, được phê duyệt đúng đắn và tiến hành một cách hợp pháp với tính chuyên nghiệp”.
Báo cáo ghi ngày 31/12/2017, nhưng chỉ mới được công bố trên USNI News vào ngày 25/1/2018.
Nhiều lãnh đạo hải quân Mỹ phê phán cựu Tổng thống Obama đã không cho phép các cuộc tuần tra tự do hàng hải trên Biển Đông từ năm 2012 đến năm 2015, theo tạp chí Hải quân (Navy Times) của Mỹ. Trong thời gian đó, Trung Quốc ra sức xây dựng các đảo nhân tạo và lắp đặt các thiết bị quân sự, tạp chí này cho biết.
Kể từ khi lên nắm quyền, Tổng thống Trump đã thể hiện một số động thái cứng rắn với Trung Quốc về Biển Đông. Tháng 7, ông phê duyệt kế hoạch một năm cho phép hải quân Mỹ tiến hành các hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông, trong khi dưới thời Obama mỗi hoạt động như vậy phải xin phép từng lượt.
Tháng 5, tàu chiến Mỹ đã tiến hành ‘cuộc thao diễn’ trong phạm vi 12 hải lý của hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng ở quần đảo Trường Sa. Động thái này chưa từng xảy ra dưới thời Obama và được cho là một thách thức trực tiếp đến hoạt động xây dựng phi pháp của Trung Quốc tại khu vực.

Việt – Mỹ gần nhau hơn khi Trung Quốc hiếu chiến ở Biển Đông

Lượt Chia Sẻ
29
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Jim Mattis (Ảnh: Getty)
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Jim Mattis (Ảnh: Getty)
Phát biểu hôm thứ Tư (24/1) khi bắt đầu chuyến thăm 2 ngày tại Hà Nội, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis ca ngợi Việt Nam đã tham gia trừng phạt Triều Tiên, theo Reuters.
Chia sẻ với các phóng viên trên máy bay trước khi hạ cánh, ông Mattis nói: “Tôi phải tôn trọng và cảm ơn họ vì sự hỗ trợ của họ đối với vấn đề Triều Tiên. Họ đã ủng hộ các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc, với một số tổn thất. Do đó, chúng tôi đánh giá cao giới lãnh đạo của họ về vấn đề này, gương mẫu đi đầu và đẩy mạnh [hành động]”.
Việc Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa có khả năng tấn công Mỹ, đã thúc đẩy việc gia tăng các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc, gây quan ngại về một cuộc xung đột quân sự.
Tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ Tillerson cho hay Hoa Kỳ đã có những bằng chứng rằng các lệnh trừng phạt “thực sự bắt đầu gây thiệt hại” cho Triều Tiên, mặc dù vẫn chưa có dấu hiệu cho thấy nó đã làm thay đổi những toan tính quân sự của Bình Nhưỡng.
Từng có thời điểm cả 2 nước cùng chịu ảnh hưởng của Liên Xô cũ, Việt Nam và Triều Tiên vẫn duy trì quan hệ ngoại giao và chính trị truyền thống.  Nhưng, những mối quan hệ này đã bị thử thách trong những năm gần đây, đặc biệt là sau khi một công dân Việt Nam liên quan đến vụ ám sát người anh cùng cha khác mẹ của ông Kim Jong Un trong năm 2017.
Theo Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc, Hà Nội đã trục xuất những người Triều Tiên trong danh sách đen vào năm ngoái, bằng cách yêu cầu họ tự nguyện rời đi khi tính đến “mối quan hệ truyền thống” giữa hai nước.
Trong một báo cáo gửi Hội đồng Bảo an LHQ vào tháng 4/2017, Việt Nam cũng nói rằng họ đã tiến hành các biện pháp để thực hiện các lệnh trừng phạt của LHQ đối với Triều Tiên.
Cho rằng Việt Nam đã tuân thủ các biện pháp trừng phạt của LHQ, ông Mattis lưu ý việc cắt đứt quan hệ thương mại với Triều Tiên đã khiến Việt Nam phải chịu một số tổn thất kinh tế nhất định. Ông Mattis giải thích: “CHDCND Triều Tiên bán than rất rẻ, và rõ ràng việc cắt đứt thương mại có thể có những tổn thất có liên quan”.
Biển Đông
Điểm dừng chân đầu tiên của ông Mattis tại Việt Nam là một văn phòng của Bộ Quốc phòng Mỹ ở Hà Nội, nằm ngay phía bên kia đường của Đại sứ quán Triều Tiên. Văn phòng này có sứ mệnh chính là tìm kiếm hài cốt quân nhân Mỹ, bị mất tích trong Chiến tranh Việt Nam 1965-1975. Theo một quan chức Mỹ, hiện vẫn có khoảng 1.293 hài cốt binh lính Mỹ vẫn chưa được tìm thấy.Chuyến đi của ông Mattis đến Hà Nội giữa lúc mối quan hệ Việt – Mỹ đang được tăng cường vững chắc, trong đó có cả hai lực lượng quân đội, vì cả hai nước đều muốn gác lại quá khứ chiến tranh.
Gần đây, mối quan hệ Việt – Mỹ chủ yếu được nhận thấy thông qua mối quan tâm chung của cả hai nước, trước hành vi hiếu chiến, hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông, nơi có hơn 3 nghìn tỷ đô la hàng hóa được vận chuyển qua lại hàng năm.
Việt Nam đã đang mua các thiết bị quân sự của Mỹ, bao gồm cả việc mua lại Tàu tuần tra cỡ lớn lớp Hamilton. Theo một quan chức Mỹ, con tàu này lớn hơn bất cứ thứ gì mà Việt Nam có được trong lực lượng hải quân của mình.
Tàu tuần tra cỡ lớn lớp Hamilton (Ảnh: Getty)
Tàu tuần tra cỡ lớn lớp Hamilton (Ảnh: Getty)
“(Việt Nam) có một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong khu vực, và do đó tự do hàng hải và tiếp cận ở Biển Đông sẽ là điều rất quan trọng đối với họ về mặt kinh tế, và tất nhiên là trong nỗ lực bảo đảm an ninh của họ”, ông Mattis nhận định.
Phạm Duy

Không có nhận xét nào: