Thứ Ba, 6 tháng 2, 2018

Chủ trương đặc biệt mở đường xử đại án

06/02/2018 10:03 GMT+7

TTO - Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án TAND tối cao NGUYỄN HÒA BÌNH khẳng định điều này trong cuộc trao đổi với Tuổi Trẻ về những đại án đã, đang và sẽ xét xử (như vụ án xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí VN, OceanBank, Ngân hàng Xây dựng VN...).

Chủ trương đặc biệt mở đường xử đại án - Ảnh 1.
Phiên tòa xét xử vụ tham ô, cố ý làm trái tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) là một trong những phiên tòa cải cách tư pháp. Trong ảnh: các bị cáo được nói lời sau cùng tại phiên tòa - Ảnh: TTXVN
"Các vụ đại án vừa qua được dư luận quan tâm vì cùng với tính chất vụ án rất nghiêm trọng, quy mô rất lớn thì trong vụ án còn có những chủ thể đặc biệt. Và với những chủ thể đặc biệt phải có chủ trương đặc biệt, quyết định đặc biệt để mở đường cho việc khởi tố, truy tố, xét xử" - Chánh án Nguyễn Hòa Bình mở đầu cuộc trao đổi.
Đến nay, tòa án đã công bố được 50.000 bản án, hơn 2 triệu lượt người đã truy cập để đánh giá về bản án, có ngày có đến 30.000 - 40.000 lượt. Chỉ cần một nửa số người dân xem bản án góp ý kiến thôi là có quá nhiều bài học đối với các thẩm phán
Chánh án NGUYỄN HÒA BÌNH
Không điều gì bị bỏ qua
* Quyết định đặc biệt đó chắc chắn là đến từ cấp rất cao, không chỉ trong hệ thống cơ quan tố tụng?

Chuyên gia cảnh báo Trung Quốc sẽ sớm kiểm soát hoàn toàn Biển Đông


Trung Quốc xây đảo
Ảnh vệ tinh cho thấy các công trình mà Trung Quốc xây dựng phi pháp trên Đá Chữ Thập, quần đảo Trường Sa (Ảnh: AP)


Trung Quốc sẽ nhanh chóng kiểm soát Biển Đông, một chuyên gia hàng hải cảnh báo, trong bối cảnh Bắc Kinh đang ra sức cải tạo các hòn đảo nhân tạo trên tuyến hàng hải gây tranh cãi.
Hoạt động xây dựng quy mô lớn của Trung Quốc trên 7 rạn san hô ở quần đảo Trường Sa là một sự gia tăng quân sự rõ ràng, Giám đốc Sáng kiến ​​Minh bạch về Hàng hải châu Á Gregory Poling nói với báo Inquirer (Philippines) hôm thứ Sáu (3/2).
“Tôi nghĩ chúng ta đã biết rồi. Bạn đã thấy họ xây dựng các hòn đảo trên trang nhất của các tờ báo. Và kể từ đó, họ đã chuyển sang giai đoạn hai, đang đưa tất cả các cơ sở hạ tầng lên những hòn đảo đó. Và bây giờ, rõ ràng các cơ sở hạ tầng đó mang tính quân sự “, ông Poling nói.
Trung Quốc xây đảo
Trung Quốc xây dựng trái phép đường bay trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. (Ảnh dẫn qua giaoduc.net.vn)

TTCK đột biến "bay hơi" 8 tỷ USD: Điều gì đang diễn ra tiếp theo?

07:00 - 06/02/2018

Minh Minh



Chuyên gia cho rằng trong thời gian tới, thị trường chứng khoán sẽ tiếp tục điều chỉnh và có thể kéo dài trong vòng 2 tháng tới. Phiên giao dịch ngày 6/2, áp lực bán ra vẫn rất lớn.
Phiên giao dịch ngày 5/2 kết thúc chứng kiến sự náo loạn của thị trường khi sắc đó ngập tràn. Vn-Index đã giảm kỷ lục 56,33 điểm (tương đương 5,1%) xuống mức 1.048,71 điểm. Trong phiên giao dịch này, ước lượng thị trường "bay hơi" 8 tỷ USD vốn hóa. 
Thị trường chứng khoán giảm điểm kỷ lục ngày 5/2
Bên cạnh yếu tố tác động từ việc giảm mạnh của thị trường chứng khoán Mỹ trong những phiên giao dịch cuối tuần qua, thị trường Việt Nam cũng có một số yếu tố chính tác động đến sự đột biến trong phiên giao dịch này.

Người Ba Lan suýt ngăn được Cuộc chiến VN?

Mieczyslaw ManeliBản quyền hình ảnhMIECZYSLAW MANELI
Image captionSau khi bỏ sang Phương Tây năm 1968, nhà ngoại giao Mieczyslaw Maneli ra cuốn sách 'War of the Vanquished' nói về giai đoạn ở Việt Nam
Trong Cuộc chiến Việt Nam, Cộng hòa Nhân dân Ba Lan đã có một vai trò ngoại giao nhất định trong Ủy ban Đình chiến với hoạt động cả ở Hà Nội và Sài Gòn.
Đại sứ Mieczyslaw Maneli, người hai lần làm việc tại Ủy ban Đình chiến còn được một số báo Ba Lan ca ngợi là "từng có cơ hội ngăn cuộc chiến Việt Nam bùng nổ".
Nhưng sự thực lịch sử thì không đơn giản như vậy, theo tìm hiểu của nhà báo Nguyễn Giang:
Giáo sư luật Mieczyslaw Maneli nổi tiếng trong Chiến tranh Lạnh ở vai trò trưởng phái bộ Ba Lan trong Ủy ban Đình chiến sau Hiệp định Geneva về Việt Nam.
Ông sang Việt Nam tổng cộng 5 năm (1954-55 và 1962-64) và kể lại các hoạt động này trong cuốn 'War of the Vanquished: A Polish Diplomat in Vietnam', xuất bản năm 1971 ở Phương Tây, khi ông đã rời Ba Lan đi sống lưu vong.
Khi sang Việt Nam, ngoài công việc ở Ủy ban Đình chiến, ông Maneli còn theo dõi quan hệ Xô - Trung vốn nhiều mâu thuẫn sau khi Stalin chết cho chính phủ Ba Lan.
Ông đã gặp Cố vấn Ngô Đình Nhu tại Dinh Độc Lập năm 1963 với một đề nghị làm trung gian để Sài Gòn và Hà Nội đối thoại trực tiếp, trước khi Hoa Kỳ đổ quân vào.

Thứ Hai, 5 tháng 2, 2018

NHÀ VĂN NGUYỄN KHẮC PHÊ, EM TRAI HỌC GIẢ NGUYỄN KHẮC VIỆN SAO MÀ LẨN THẨN ĐẾN THẾ?

Phạm Viết Đào.

Tôi ít khi đọc Văn Nghệ, mặc dù được biếu theo tiêu chuẩn hội viên Hội Nhà văn VN. Tôi không đọc vì cảm thấy cái thể tạng tôi có vẻ rất ít khi hấp thu, tiêu hóa được những dưỡng chất tinh thần của tờ báo này, nó được coi là nơi đại diện, phát tiết cho cái gọi là tinh hoa, tinh túy của cái hội số 1 của đất nước có gần ngàn hội  viên.
Cầm tờ Văn Nghệ số Tết gộp 3 số 6+7+8, liếc qua một số đề mục, tôi dừng bài “Ngày xuân thăm quê nhà thơ Tố Hữu” của nhà văn Nguyễn Khắc Phê; Tôi để ý tới bài này vì được biết tác giả Nguyễn Khắc Phê là em trai nhà đại trí thứ Nguyễn Khắc Viện, một trí thức hàng đầu luôn có những suy nghĩ, tư tưởng cấp tiến so với thế hệ ông và cái thời mà ông sống…
Tôi dừng lại bài này vì lúc đầu nghĩ là bài khảo cứu, tìm đến ngọn nguồn, mạch thơ của một nhà thơ được coi là tiêu biểu của một thời; Cho đến bây giờ, bản thân tôi vẫn còn thuộc, nhớ nhiều câu thơ của Tố Hữu…
Huế ơi quê mẹ của ta ơi
Nhớ tự ngày xưa tuổi chin mười
Mây núi hiu hiu chiều lẳng lặng
Mưa nguồn gió biển
Mưa nguồn gió biển nắng xa khơi

Tiếng hát đâu mà nghe nhớ thương
Mái nhì man mác nước sông Hương
Hà ơi tiếng mẹ run he nhẹ
Cay đắng bao nhiêu nỗi đoạn trường…


Thế hệ chúng tôi là thế hệ buộc phải học thuộc lòng  thơ Tố Hữu, phải thi lên lớp, chuyển cấp, thi học sinh giỏi bằng thơ Tố Hữu. Tâm hồn non trẻ tuổi học trò đã bị ngáo, nhiễm một loại thơ mà bây giờ khi đầu đã bạc, trí óc đã bươn chải qua nhiều khu vực văn hóa, khu vực văn thơ mới ngộ ra không biết xếp thơ Tố Hữu là loại gì?

BỘ TRƯỞNG BỘ LĐ- TB- XH CHỦ TRƯƠNG: “XÃ HỘI HÓA VIỆC NÂNG CẤP, TU BỔ QUY TẬP CÁC LIỆT SĨ VỀ NGHĨA TRANG QUỐC GIA VỊ XUYÊN”?

Phạm Viết Đào.
Kết quả hình ảnh cho Trương Tấn Sang viếng nghĩa trang Vị Xuyên
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Đoàn công tác đặt vòng hoa và dâng huơng viếng nghĩa trang liệt sỹ huyện biên giới Vị Xuyên. 

Theo các CCB Hà Giang, nhiều vị lãnh đạo cao cấp đã lên Hà Giang, nhưng chỉ thấy mỗi ông Trương Tấn Sang đến thắp hương, viếng nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên Hà Giang; Các ông TT Nguyễn Tấn Dũng và TBT Nguyễn Phú Trọng và gần đây là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đều đã vi hành Hà Giang nhưng không đến viếng các liệt sĩ tại nghĩa trang Vị Xuyên ?



Trong chuyến công tác, làm việc với lãnh đạo tỉnh Hà Giang 9/9/2016, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã đưa ra chủ trương xã hội hóa việc tôn tạo, tu bổ và quy tập các liệt sĩ hy sinh tại mặt trận Vị Xuyên từ 1979-1990:
Trong chuyến công tác tại tỉnh và viếng liệt sỹ tại Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH đã cho chủ trương: Nâng cấp, tu bổ, tôn tạo, tiếp tục quy tập các liệt sỹ về nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên. Đề nghị Hà Giang tiếp tục làm tốt công tác xã hội hóa khi triển khai thực hiện nâng cấp, tu bổ, tôn tạo, tiếp tục quy tập các liệt sỹ về nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên…”
“Đồng thời, tỉnh Hà Giang triển khai xây dựng dự án tu bổ, tôn tạo, nâng cấp Nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Vị Xuyên theo hướng kết hợp và công tác xã hội hóa. Các Cục, Vụ trực thuộc Bộ cần thực hiện tốt công tác phối hợp với tỉnh để triển khai công tác tu bổ, tôn tạo, nâng cấp Nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Vị Xuyên đạt hiệu quả.” 

Trung Quốc và Việt Nam có thể lập hệ thống kiểm soát cửa khẩu chung-Một cái bẫy nguy hiểm ?


Minh Anh


mediaHàng tiểu ngạch từ Trung Quốc bò sang Việt Nam ở một cửa khẩu biên giớiReuters
Nhật báo Hồng Kông South China Morning Post ngày 04/02/2018 dẫn lời một quan chức Trung Quốc cho biết Bắc Kinh và Hà Nội đang thảo luận lập một hệ thống « Hai quốc gia, một trạm kiểm soát ». Dự án dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động vào tháng 5 năm nay.

Hoàng đế mới của Trung Hoa

Posted on  by The Observer

Print Friendly, PDF & Email
Nguồn: Chris Patten, “China’s New Emperor”, Project Syndicate, 25/10/2017.
Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Kết quả hình ảnh cho Tập Cận Bình
Một giai thoại về chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon vào năm 1972 từ lâu được xem như là sự chứng thực cho tầm nhìn dài hạn của các nhà lãnh đạo Trung Quốc về lịch sử. Chu Ân Lai, nhân vật số hai mẫn cán của Mao Trạch Đông, được cho là đã trả lời câu hỏi về các bài học của cuộc Cách mạng Pháp bằng cách nói rằng còn quá sớm để nói lên được điều gì. Nhưng thực tế, theo các nhà ngoại giao có mặt ở đó, Chu không tranh luận về cuộc cách mạng năm 1789, mà là về phong trào nổi dậy của sinh viên ở Paris năm 1968, do đó có lẽ đúng là vẫn còn quá sớm để có thể nói lên điều gì.

Chủ Nhật, 4 tháng 2, 2018

Băn khoăn từ một dự án nghĩa trang


Một góc nghĩa trang quân đồng minh trong thế chiến II ở Myanmar - Ảnh: T.L
Sáng 1.2, UBND TP.Hà Nội phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức lễ công bố quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Nghĩa trang Yên Trung (Thạch Thất, Hà Nội), rộng 120 ha, đã được Thủ tướng phê duyệt, để phục vụ nhu cầu an táng cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước; các anh hùng, danh nhân của đất nước với kinh phí lên tới 1.400 tỉ đồng.
Với người Việt,“nghĩa tử là nghĩa tận” nên người chết luôn được cố gắng chăm lo hậu sự trong khả năng có thể của người sống. Khổ nỗi, người sống cứ tăng thêm từng giờ, từng ngày mà đất thì không chịu sinh sôi. Thậm chí còn bị sút giảm vì sạt lở, xói mòn, ngập úng. Việc hậu sự của người chết vì vậy ngày càng khó khăn. Nghĩa trang nào cũng quá tải và chật cứng, phải nới rộng hoặc xây mới.
Tỉnh thành nào cũng có nghĩa trang liệt sĩ - những người đã hy sinh mạng sống mình vì an nguy của tổ quốc và nghĩa trang dành cho cán bộ viên chức.Thú thật, vào các nghĩa trang Việt Nam là lạnh gáy. Nghĩa trang liệt sĩ thường có các mộ phần giống nhau như đồng phục, chen chúc và lặng lẽ. Các nghĩa trang dành cho cán bộ thì to nhỏ bất thường, khác nhau từ vị trí, kiểu dáng cho đến vật liệu. Mấy nghĩa trang dòng họ ở Huế còn là nơi người sống khoe mẽ với nhau, nhìn vào cứ ngỡ lăng tẩm hoàng gia hoặc quý tộc. Chẳng bù cho nghĩa trang các nước. Các mộ phần chỉ tượng trưng. Bia nhỏ ghi tên, năm và nơi sinh và năm mất. Bên cạnh là những khóm hoa đủ loại, đủ sắc; lúc nào cũng tươi xanh và những câu nói bất hủ của họ hoặc lời nhắn gởi cho đời sau. Đại loại “Tự do hay là chết”, “Anh đã chết cho chúng tôi được sống”, “Anh sống mãi trong lòng gia đình và bạn bè”, “Chúng tôi không bao giờ quên chị”…
Mộ danh hài Yury Nikulin (1921 - 1997), diễn viên điện ảnh nổi tiếng Liên Xô và thế giới vào những năm 1960 - 1970 trong nghĩa tranh danh nhân Moskva - Ảnh: T.L

Kiến nghị: chuyển nghĩa trang cho CB cao cấp thành nghĩa trang liệt sĩ 17/2/1979

4-2-2018
Ảnh: internet
Kính thưa các vị Lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ,
Đúng dịp Kỷ niệm 88 năm ngày thành lập Đảng CSVN thì báo chí đưa tin “Sáng 1/2, UBND TP Hà Nội phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức lễ công bố Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Nghĩa trang Yên Trung, huyện Thạch Thất, Hà Nội”…
“Chính phủ chi 1.400 tỷ đồng xây nghĩa trang quốc gia dành cho cán bộ cao cấp”, tức là bằng tiền thuế của Dân…
Tin trên đã gây nên làn sóng phản ứng bất bình mạnh mẽ trong xã hội, khoét sâu thêm hố ngăn cách giữa Đảng và Dân (vì CB cao cấp toàn là đảng viên). Nếu các vị cố tình làm nghĩa trang này, sẽ gieo thêm những oán hận trong lòng Dân, gây hệ lụy lâu dài, rồi sẽ không biết xử trí ra sao!

NỠ LÒNG NÀO ĐẾN CHẾT VẪN XA DÂN

Trần Nhương

TNc: Tôi đọc tin đúng ngày kỉ niệm thành lập Đảng thì Hà Nội và Bộ Xay dựng công bố nghĩa trang cán bộ cao cấp đầu tư 1400 tỷ. Là một đảng viên tôi bức xúc nói lên tiếng nói của mình. Nếu thực hiện việc này là làm hại uy tin của Đảng đang chống tham nhũng, nhóm lợi ích, làm hại uy tín chính phủ liêm chính và kiến tạo. Cán bộ cấp nào về với đất cũng như ông bà cha mẹ chúng ta thường làm...
Bố mẹ tôi mất
Cháu con hỏa táng rồi an vị Nghĩa trang Thiên Đức
Gần trăm triệu cho vuông đất 4 mét vuông
Thế là vong linh ông bà thanh thản…
.
Hà Nội bỏ tiền thuế của dân 1400 tỷ
Xây nghĩa trang cho cán bộ cấp cao
Mỗi  vị hơn 30 mét vuông như một mảnh vườn
Con cháu không mất đồng nào
Tiền dân lo hết
(Rất lạ là không vị nào hỏa táng)
Cán bộ cấp cao ư ?
Chưa chắc vì tài năng đức độ
Có vị vừa cấp cao đã vào nhà đá
Lịch sử, lòng dân sàng lọc vàng thau

MỘ CHA VÀ NGHĨA TRANG MAI DỊCH

Nhà văn : Trương Vĩnh Tuấn
Tôi định không bao giờ thốt lên những điều này , chôn càng sâu trong lòng càng tốt . Nhưng hôm nay ngày 3 tháng 2 năm 2018 trên trang TranNhuong.com có in bài của Lưu Trọng Văn , khiến tôi không thể im lặng được , đành thốt ra cho nhẹ , cho thanh thản . Xin nói ngay là tôi chỉ kể câu chuyện này thôi nhé .
Năm 1955 cha tôi được đưa từ Bắc Giang về để tại nơi chôn nhau cắt rốn đó là cánh đồng làng Giảng Võ . Năm sau nghĩa trang Mai Dịch được xây dựng , cha tôi và nhiều liệt sĩ táng ở đồng làng đều được đưa vào nghĩa trang ở ngoài cổng ghi là Nghĩa trang liệt sĩ Mai Dịch Hà Nội . Ngày đưa cha tôi vào nghĩa trang tôi bé lắm , nhưng còn nhớ như in lời bác họ nói với mẹ tôi : “ thế là ổn rồi , cô còn trẻ phải đi bước nữa , chú sẽ được nhà nước trông nom hương khói “ .
Mẹ tôi đi lấy chồng . Năm 1965 tôi lên đường ra chiến trường . Hơn chục năm chiến đấu . Năm 1976 rời chiến trường , tôi về thẳng nghĩa trang để viếng cha . Cỏ mọc um tùm , nước ngập lênh láng , tôi và bạn tôi tay giật cỏ , mắt tìm đường mãi rồi cũng tìm thấy mộ cha . Thăp nén nhang cho cha mà lòng đau như cắt.

ÔNG VŨ HÙNG SAU MỘT THỜI GIAN " SƠ TÁN" SANG PARI, VỀ VIỆT NAM ĐƯỢC HỘI NHÀ VĂN VN TRAO "GIẢI VÌ SỰ NGHIỆP VĂN HỌC"...


Năm 2001, một đoàn nhà văn Việt Nam trên đường sang thăm Romania đã ghé qua Pari; Đoàn gồm có: Hữu Ước, Cao Tiến Lê, Mai Quốc Liên, Trần Nhương và Phạm Viết Đào...Tại Pari chúng tôi đã gặp nhà báo Bùi Tín và ông Vũ Hùng.

Trong các cuộc tò chuyện, anh em chúng tôi đã khuyên Vũ Hùng nên trở về Việt Nam sống vì Việt Nam hiện nay khác nhiều rồi. Ông Vũ Hùng vẫn tỏ ra e ngại...


Hiện Vũ Hùng đã về quê và sáng nay tại Tổng kết hàng năm 2018 của Hội Nhà văn VN, nhà văn Vũ Hùng được thừa nhận và chấp nhận là Hội viên Hội Nhà văn VN, được trao giải thưởng Vì sự nghiệp Văn học của Hội Nhà văn VN 2018.

Dưới đây là phát biểu của Chủ tịch Hội nhà văn VN Hữu Thỉnh về nhà văn Vũ Hùng...

Của cải và vị thế của người chết

Bởi
 AdminTD
 -

3-2-2018
Lăng mộ cho quan 1.400 tỷ có thể làm được gì?
Chết rồi còn muốn phân chia giai cấp và vị thế bằng cách xây nghĩa trang thật nguy nga dành riêng cho cán bộ cấp cao an táng.
Thế mới biết Karl Marx nói đúng, chỉ có loài súc vật mới quay lưng lại với đồng loại để chăn bẵm cho bộ lô của mình.