Thứ Hai, 5 tháng 2, 2018

NHÀ VĂN NGUYỄN KHẮC PHÊ, EM TRAI HỌC GIẢ NGUYỄN KHẮC VIỆN SAO MÀ LẨN THẨN ĐẾN THẾ?

Phạm Viết Đào.

Tôi ít khi đọc Văn Nghệ, mặc dù được biếu theo tiêu chuẩn hội viên Hội Nhà văn VN. Tôi không đọc vì cảm thấy cái thể tạng tôi có vẻ rất ít khi hấp thu, tiêu hóa được những dưỡng chất tinh thần của tờ báo này, nó được coi là nơi đại diện, phát tiết cho cái gọi là tinh hoa, tinh túy của cái hội số 1 của đất nước có gần ngàn hội  viên.
Cầm tờ Văn Nghệ số Tết gộp 3 số 6+7+8, liếc qua một số đề mục, tôi dừng bài “Ngày xuân thăm quê nhà thơ Tố Hữu” của nhà văn Nguyễn Khắc Phê; Tôi để ý tới bài này vì được biết tác giả Nguyễn Khắc Phê là em trai nhà đại trí thứ Nguyễn Khắc Viện, một trí thức hàng đầu luôn có những suy nghĩ, tư tưởng cấp tiến so với thế hệ ông và cái thời mà ông sống…
Tôi dừng lại bài này vì lúc đầu nghĩ là bài khảo cứu, tìm đến ngọn nguồn, mạch thơ của một nhà thơ được coi là tiêu biểu của một thời; Cho đến bây giờ, bản thân tôi vẫn còn thuộc, nhớ nhiều câu thơ của Tố Hữu…
Huế ơi quê mẹ của ta ơi
Nhớ tự ngày xưa tuổi chin mười
Mây núi hiu hiu chiều lẳng lặng
Mưa nguồn gió biển
Mưa nguồn gió biển nắng xa khơi

Tiếng hát đâu mà nghe nhớ thương
Mái nhì man mác nước sông Hương
Hà ơi tiếng mẹ run he nhẹ
Cay đắng bao nhiêu nỗi đoạn trường…


Thế hệ chúng tôi là thế hệ buộc phải học thuộc lòng  thơ Tố Hữu, phải thi lên lớp, chuyển cấp, thi học sinh giỏi bằng thơ Tố Hữu. Tâm hồn non trẻ tuổi học trò đã bị ngáo, nhiễm một loại thơ mà bây giờ khi đầu đã bạc, trí óc đã bươn chải qua nhiều khu vực văn hóa, khu vực văn thơ mới ngộ ra không biết xếp thơ Tố Hữu là loại gì?

Đã một đôi lần tôi đã tìm cách tuyển dịch thơ Việt Nam ra tiếng nước ngoài theo yêu cầu của các bạn yêu, quý Việt Nam, đến Tố Hữu quả rất khó chọn bài để dịch giới thiệu để chinh phục các bạn văn về cái gọi là tinh hoa văn học nước mình…Thôi chuyện thơ là chuyện của từng dân tộc, viecj dịch thơ thực ra rất khó thành công.
Trở lại bài của Nguyễn Khắc Phê, sau một vài đoạn mào đầu đưa đẩy, cuối cùng lòi ra không phải là một bài khảo cứu mà một bài dạng bút ký với chủ đề, thông điệp: than thở cho cái gia cảnh, cái ngôi nhà sinh ra một nhà thơ được Nguyễn Khắc Phê và nhiều người tôn vinh là “ thủ trưởng”, “ thủ lĩnh”, nói theo ngôn ngữ thời thượng của dân showbiz hiện nay gọi là “ soái thơ”…
Đọc xong tôi bần thần cả người, tại sao một người như Nguyễn Khắc Phê, em trai đại trí thức Nguyễn Khắc Viện lại lẩn thẩn đến lẩm cẩm tới mức này; Nguyễn Khắc Phê hoàn toàn ngược nghịch với người anh rất thức thời, mẫn thế, biết lực chọn, nhẫn chân đâu là dòng chảy tinh hoa thời thượng nhất của tri thức, của dân tộc, của đất nước?
Đọc xong bài viết mô tả cài nhà nơi sinh ra ông Tố Hữu, người viết thấy càng làm bộc lộ ra nhà thơ Tố Hữu là một con người giả dối, vô tâm; những rung cảm của ông, những cái được coi là tình cảm da diết của Tố Hữu về quê hương, xử sở đều là thứ hàng mã, chỉ để lòe người khác, những người nhẹ dạ cả tin, nông cạn và xu thời như Nguyễn Khắc Phê…
Không ai khác chính trong một bài thơ đưa tiễn Thanh Hải vào chiến trường, Tố Hữu từng viết:” Dẫu một cây chông trừ giặc Mỹ; Hơn ngàn trang giấy luận vận chương”…Nhiều người đánh giá cao Tố Hữu ở cái tư duy thực tế…
Có người còn soi ra Tố Hữu là dạng người khôn lỏi thể hiện qua câu thơ:” Ai vô đóvới đồng bàođồng chí. Nói với Nửa - Việt Nam yêu quý…” ( Ta đi tới) Sao ông không vào mà lại nói vọi qua người khác…Chắc ông sợ nguy hiểm; điều này chính Tố Hữu thú nhận trong một câu thơ trong bài “Mới được nghe giọng hờn dịu ngọt, Huế giải phóng nhanhmà anh lại muộn về!" (Nước non ngàn dặm)…
Tố Hữu lòi cái đuôi tình cảm không thành tâm, thành thật khi viết về cái chết của ông Hồ Chí Minh, người Tố Hữu coi là cha là bác là anh:
Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa 
Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa... 
Chiều nay con chạy về thăm Bác 
Ướt lạnh vườn cau, mấy gốc dừa! 

Con lại lần theo lối sỏi quen 
Đến bên thang gác, đứng nhìn lên 
Chuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa? 
Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn!
( Bác ơi )
Nhiều bạn đọc thẩm thơ không thể không băn khoăn trước tâm thế của Tố Hữu khi ông nghe tin Hồ Chí Minh mất: Một cái chết của ông Hồ được trời biết, đất biết suốt mấy hôm rày mà Tố Hữu làm sao đến chiều mới chạy về thăm mà lại chỉ “Đến bên thang gác, đứng nhìn lên”  mà không ào vào nơi ông Hồ Chí Minh nằm ?
Trở lại bài bút ký của Nguyễn Khắc Phê và cái kết lõi cuối cùng đặt ra và kêu gọi nhà nước to hay địa phương cần có động thái đổ tiền vào để bảo tồn cái nhà nơi sinh ra ông Tố Hữu được Nguyễn Khắc Phê mô tả đang rơi vào cảnh thê thảm:”Dè dặt và chậm rãi, tôi đi qua lối nhỏ giữa khu vườn các loại rau vùa lên xanh sau những tháng ngày mưa gió. Căn nhà ngói thấp bé vắng ngắt, một lát mới có một phụ nữ đã đứng tuổi từ phòng ra tiếp. Cả chủ nhà và khách đều thoáng chút bỡ ngỡ. Tôi xưng danh và xin được thắp hương lên bàn thờ. Cái bàn trống không chẳng ấm chén gì, chứng tỏ nhà rất ít khách. Được biết chủ ngôi nhà này gọi nhà thơ Tố Hữu bằng chú”…
Qua đoạn văn trên cho thấy chứng tổ bản thân ông Tố Hữu lúc còn sống chắc cũng chẳng có tình cảm mặn mà, gắn kết với con cháu, với chính cái ngôi nhà sinh ra mình, cài nơi giúp ông tuôn trào ra những vần thơ ngỡ là da diết ấy.
Ở đây có hai khả năng: Con cháu Tố Hữu do nghèo, do hoàn cảnh nên vô tâm hay do chính Tố Hữu cùng chẳng coi cái nhà cha ông mình để lại, một kỷ vật mà biết bao người cho là thiêng liêng ấy…Rất nhiều người mặc dù quyền thế không bằng Tố Hữu, bổng lộc, lương lậu không bằng Tố Hữu nhưng bao giờ họ cũng dành một phần san sẻ cho con cháu ở quê, cho từ đường dòng họ. Còn ngôi nhà này là ngôi nhà từng che chở tuổi thơ cho Tố Hữu; sao Tố Hữu lại không đói hoài, đếm xỉa gì ?
Sinh thời, Tố Hữu đã nhiều năm trong Ban Bí thư, ( Làm bí thư hoài có bí thơ), làm tới Phó Thủ tướng, ủy viên Bộ Chính trị; Trong số các nhà văn Việt Nam, Tố Hũu là người được in nhiều nhất, số lượng bản sách lớn nhất chỉ sau Hồ Chí Minh; trong khi đó nhà cửa, xe cộ đi lại được nhà nước cấp…Vậy số tiền nhuận bút của ông để đâu, tiêu vào việc gì mà sao không đưa cho con cháu một ít tu sửa từ đường, cái nhà che chở ông thời tấm bé?
Người viết đoán: Bản thân lúc còn sống ông Tố Hữu cũng chẳng quan tâm gì đến nhà cửa của cha ông để lại; Bây giờ nhà văn Nguyễn Khắc Phê lại viết bài kêu gọi nhà nước lấy tiền thuế của dân ra mà duy tu, bảo dưỡng, cái ý đó liệu có nên không, có phải đạo không ?
Trong xã hội, có những trường hợp do con cháu nghèo, không ăn nên làm ra đem cầm cố từ đường như trường hợp từ đường của danh sĩ Nguyễn Văn Siêu, cuối cùng Bộ Văn hóa phải bỏ tiền ra chuộc về…
Còn ngôi nhà của bố mẹ nhà thơ Tố Hữu để lại nơi sinh thành ra ông, trách nhiệm đáng lý ông Tố Hữu, gia đình con cháu ông Tố Hữu phải nghĩ, phải lo, sao nhà văn Nguyễn Khắc Phê không tỉnh ra điều đó. Khi báo Văn Nghệ lên tiếng chuyện này có nghĩa là tiền túi nhà nước có nguy cơ là bị cấu véo cho cái ý tưởng xây nhà lưu niệm của Tố Hữu ở quê Phù Lai. Đó là ngôi nhà mà bản thân khi đương còn sống chủ của nó cùng quên, nếu không muốn nói là hắt hủi thể hiện qua đoạn mô tả trong bài ký.
Đầu những năm 60, người ta đã bàn đến một bài thơ khác của Tố Hữu cho thấy sự vô tâm của ông như thế nào, đó là bài Mẹ Tơm, viết về một bà mẹ quê ở Hậu Lộc, Thanh Hóa, cách Hà Nội có 160 km, có công nuôi ông Tố Hữu tròng thời gian vượt ngục:
Mười chín năm rồi. Hôm nay lại bước 
Đoạn đường xưa, cát bỏng lưng đồi. 
Ôi có phải sóng bồi thêm bãi trước 
Hay biển đau xưa rút nước xa rồi?
Như đứa con đi, biệt xóm làng 
Nửa đời bỗng nhớ bóng quê hương 
Nhớ lều rơm ướt sương khuya sớm 
Bãi vắng đìu hiu lạc dấu đường... 

Con đã về đây, ơi mẹ Tơm 
Hỡi người mẹ khổ đã dành cơm 
Cho con, cho Đảng ngày xưa ấy 
Không sợ tù gông, chấp súng gươm
Bâng khuâng chuyện cũ: Một chiều thu 
Mười chín năm xưa, mấy bạn tù 
Vượt ngục, băng rừng, tìm mối Đảng 
Duyên may, dây nối, đất Hanh Cù. 

Đầu thôn, cồn vắng, túp lều rơm; 
Tổ ấm chim về. Có mẹ Tơm 
Hai đứa trai ngày đi cúp dạo 
Nồi khoai sớm tối lót thay cơm. 

Thương người cộng sản, căm Tây - Nhật 
Buồng Mẹ - buồng tim - giấu chúng con 
Đêm đêm chó sủa... Làng bên động? 
Bóng Mẹ ngồi canh lẫn bóng cồn...
Nhưng một đêm mưa, ướt bãi cồn 
Lính về, lính trói cả hai con 
Máu con đỏ cát đường thôn lạnh 
Bóng mẹ ngồi trông, vọng nước non! 

Ôi bóng người xưa, đã khuất rồi 
Tròn đôi nắm đất trắng chân đồi. 
Sống trong cát, chết vùi trong cát 
Những trái tim như ngọc sáng ngời!
Tố Hữu được gia đình Mẹ Tơm đùm bọc, chở che thậm chí 2 đứa con trai chấp nhận hy sinh vì việc che dấu cộng sản thế mà 19 năm sau Tố Hữu từ Hà Nội vượt quãng đường 160 km để về thắp mấy nén hương:
Đốt nén hương thơm, mát dạ Người 
Hãy về vui chút mẹ Tơm ơi! 
Nắng tươi xóm ngói, tường vôi mới 
Phấp phới buồm dong, nắng biển khơi...
Tóm lại đọc, xong bài ký của Nguyễn Khắc Phê được in vào số Văn Nghệ đặc biệt lại thấy ngậm ngùi cho văn sĩ nước nam ta chẳng còn biết phân biệt đâu là phải trái, đạo lý!
Lấy tiền thuế của dân để mà xây thêm một nhà lưu niệm cho Tố Hữu ở quê, một việc đáng lý ra Tố Hữu, con cháu ông phải đứng ra lo, thừa khả năng lo; Đây là một ý tưởng lẩn thẩn, trái đạo lý, là không nhân văn: Bòn nơi khố rách đãi kẻ quần hồng…được tô vẽ trong bài ký của Nguyễn Khắc Phê !
Các ông lớn hết đòi được quyền chôn mả to, miễn phí, lại đòi  tiền thuế dân đem tu bổ nhà riêng nữa thì chỉ có chết dân!

P.V.Đ

Không có nhận xét nào: