Nhà văn : Trương Vĩnh Tuấn
Tôi định
không bao giờ thốt lên những điều này , chôn càng sâu trong lòng càng tốt .
Nhưng hôm nay ngày 3 tháng 2 năm 2018 trên trang TranNhuong.com có in bài của Lưu Trọng Văn
, khiến tôi không thể im lặng được , đành thốt ra cho nhẹ , cho thanh thản .
Xin nói ngay là tôi chỉ kể câu chuyện này thôi nhé .
Năm 1955 cha tôi được đưa từ Bắc Giang về để tại nơi chôn nhau cắt rốn đó là cánh đồng làng Giảng Võ . Năm sau nghĩa trang Mai Dịch được xây dựng , cha tôi và nhiều liệt sĩ táng ở đồng làng đều được đưa vào nghĩa trang ở ngoài cổng ghi là Nghĩa trang liệt sĩ Mai Dịch Hà Nội . Ngày đưa cha tôi vào nghĩa trang tôi bé lắm , nhưng còn nhớ như in lời bác họ nói với mẹ tôi : “ thế là ổn rồi , cô còn trẻ phải đi bước nữa , chú sẽ được nhà nước trông nom hương khói “ .
Mẹ tôi đi lấy chồng . Năm 1965 tôi lên đường ra chiến trường . Hơn chục năm chiến đấu . Năm 1976 rời chiến trường , tôi về thẳng nghĩa trang để viếng cha . Cỏ mọc um tùm , nước ngập lênh láng , tôi và bạn tôi tay giật cỏ , mắt tìm đường mãi rồi cũng tìm thấy mộ cha . Thăp nén nhang cho cha mà lòng đau như cắt.
Năm 1955 cha tôi được đưa từ Bắc Giang về để tại nơi chôn nhau cắt rốn đó là cánh đồng làng Giảng Võ . Năm sau nghĩa trang Mai Dịch được xây dựng , cha tôi và nhiều liệt sĩ táng ở đồng làng đều được đưa vào nghĩa trang ở ngoài cổng ghi là Nghĩa trang liệt sĩ Mai Dịch Hà Nội . Ngày đưa cha tôi vào nghĩa trang tôi bé lắm , nhưng còn nhớ như in lời bác họ nói với mẹ tôi : “ thế là ổn rồi , cô còn trẻ phải đi bước nữa , chú sẽ được nhà nước trông nom hương khói “ .
Mẹ tôi đi lấy chồng . Năm 1965 tôi lên đường ra chiến trường . Hơn chục năm chiến đấu . Năm 1976 rời chiến trường , tôi về thẳng nghĩa trang để viếng cha . Cỏ mọc um tùm , nước ngập lênh láng , tôi và bạn tôi tay giật cỏ , mắt tìm đường mãi rồi cũng tìm thấy mộ cha . Thăp nén nhang cho cha mà lòng đau như cắt.
Sau năm tám mươi tôi nhận được giấy báo vào nghĩa trang để chuyển mộ cha .
Tất cả các liệt sĩ chống Pháp được gom lên hai phía bên của tượng đài , chia lô chia hàng , chia khu đánh số . Mừng rơi nước mắt , thoát cảnh lội nước tìm mộ cha .
Và rồi khu đất thu hồi của các liệt sĩ chống pháp được cải tạo để giành cho các cán bộ cao cấp , rộng rãi , xây gạch hoa cương , có cây tùng cây bách , có đinh nhang , có sân rộng phía trước , có lối đi rộng rãi xung quanh , nhìn sang hai khu liệt sĩ chống Pháp quả là hai đẳng cấp khác nhau . Nhưng thôi tư an ủi rằng cha mình được ở đây thế là may rồi . Chợt nghĩ hồi còn làm báo tôi để xảy ra một sự cố nghiêm trọng . Nghe rằng cấp trên đã định cách chức tôi . Hồi đó sau khi bảo vệ tôi bất lực , nhà thơ Hữu Thỉnh thủ trưởng trực tiếp của tôi đành thở dài mà nói :” Nó là lính chiến trường mười năm , bố nó đang ở nghĩa trang Mai Dịch đấy , làm gì nó thì làm .” thế là tôi thoát kỉ luật .
Năm
2016 có lẽ để khu mộ liệt sĩ đỡ mộc mạc , người ta sửa chữa lại , Ghép đá xẻ
cho mỗi ngôi mộ , làm lại bia , nhưng sự chênh lệch thì không thay đổi . Ngày
27 tháng 7 năm 2016 con tôi vào thắp hương cho ông , tối nó khóc gọi điện “
người ta thay tên ông bố ạ “ . Hôm sau từ Vĩnh Phúc tôi tá hỏa xuống xem sao .
Thì quả thật cha tôi có dấu sắc , nhưng họ đã bỏ đi và thay vào đó dấu nặng .
Vào ban quản trang , sau khi tra sổ ông phụ trách hứa sẽ sửa ngay trong thánh 8
. Tết đến con tôi lại bảo họ chưa sửa . Tôi gọi điện lại xin lỗi và hứa . nhưng
ngày 27 thang 7 năm 2017 con tôi lại gọi “ họ đã thêm dấu sắc nhưng vẫn để
nguyên dấu nặng “ Nghia là phần mộ cha tôi có hai tên .
Chán không muốn gọi nữa , con tôi bảo sao bố không cho lên báo . Thôi mà con , để bố nghĩ .
Tôi phải làm gì bây giờ khi ở đây không còn nguyên vẹn nghĩa trang liệt sĩ Mai Dịch nữa .
( Theo Trannhuong.com)
Chán không muốn gọi nữa , con tôi bảo sao bố không cho lên báo . Thôi mà con , để bố nghĩ .
Tôi phải làm gì bây giờ khi ở đây không còn nguyên vẹn nghĩa trang liệt sĩ Mai Dịch nữa .
( Theo Trannhuong.com)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét