Thứ Năm, 1 tháng 3, 2018

Liệu ông Tập có rời sân bóng sau 2023?

9 giờ trước

Tập Cận BìnhBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionCó ý kiến nói kiến nghị sửa Hiến pháp sẽ cho phép ông Tập Cận Bình cầm quyền quá nhiệm kỳ Chủ tịch nước thứ nhì dự kiến kết thúc năm 2023
Gia hạn nhiệm kỳ cho Chủ tịch nước Tập Cận Bình sẽ là "trò hề", theo ý kiến nêu công khai của ông Lý Đại Đồng, cựu tổng biên tập một tạp chí của Trung Quốc.
Nhà báo từng phụ trách tạp chí Băng Điểm của nhật báo Đoàn Thanh niên Trung Quốc đã gửi thư tới Đoàn Đại biểu Quốc hội Bắc Kinh, nơi ông cư trú, phản đối đề nghị gia hạn các nhiệm kỳ chủ tịch và phó chủ tịch nước.
Nếu được thông qua, sửa đổi Hiến pháp về nhiệm kỳ "quá ba lần" này sẽ cho ông Tập Cận Bình cầm quyền quá năm 2023.
Các báo quốc tế đã nói đây là động thái giúp ông Tập Cận Bình trở thành nhân vật số một "như Mao Trạch Đông".
Truyền thông nhà nước Trung Quốc đã lên tiếng bảo vệ cho đề nghị sửa hiến pháp về nhiệm kỳ của lãnh đạo cao nhất, và ca ngợi ông Tập Cận Bình.
Báo China Daily nói bỏ hạn chế về nhiệm kỳ là cần thiết để "hoàn thiện hệ thống lãnh đạo Đảng và Nhà nước".

Nguy cơ trai thừa gái thiếu ở Việt Nam; Hơn 70% cô dâu ngoại ở Hàn Quốc là người Việt

28/02/2018

Các cô dâu Việt tham dự một lớp học tiếng Hàn ở Seoul.

Gần 73% phụ nữ nước ngoài kết hôn với nam giới Hàn Quốc là người Việt Nam và có độ tuổi trẻ hơn nhiều năm so với tuổi trung bình kết hôn của các cô gái Hàn Quốc, Korea Times trích thống kê từ năm 2014-2016 của nước này cho biết hôm 28/4.
Theo số liệu của Bộ Bình đẳng giới và Gia Đình của Hàn Quốc, độ tuổi trung bình của các chú rể Hàn Quốc tại thời điểm kết hôn với các cô dâu ngoại là 43,6, cao hơn gần hơn 11 năm so với độ tuổi trung bình kết hôn lần đầu của đàn ông nước này năm 2017 (32,8 tuổi).

Thứ Tư, 28 tháng 2, 2018

SAO LẠI CHỤP CHO GORBACHIOP CÁI MŨ PHẢN, BỘI BÁN ĐỨNG BẠN BÈ MÀ KHÔNG THỪA NHẬN ÔNG LÀ NGƯỜI ANH HÙNG GIẢI PHÓNG MỘT SỐ QUỐC GIA THOÁT KHỎI ÁCH CS ?

Gorbachev đã thỏa thuận bí mật gì với Reagan khiến Liên Xô gục ngã?

Phan Việt Hùng | 
Gorbachev đã thỏa thuận bí mật gì với Reagan khiến Liên Xô gục ngã?
Tổng bí thư ĐCSLX Mikhail Gorbachev và Tổng thống Mỹ Ronald Reagan.

Mặc dù kết quả Hội nghị thượng đỉnh Xô-Mỹ được đánh giá là thất bại, nhưng ít ai biết rằng nó là bước khởi đầu cho những sự thay đổi của nền chính trị thế giới.

Hơn 30 năm trước, vào tháng 10/1986, tại thủ đô Reykjavík của Iceland đã diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Liên Xô.
Hội nghị thất bại, nhưng...
Đứng đầu phái đoàn Liên Xô là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô (ĐCSLX) Mikhail Gorbachev, còn phía Mỹ là Tổng thống Ronald Reagan. Nếu chỉ nhìn vào biên bản Hội nghị, sẽ không ai tìm thấy điều gì bất thường, bởi trong đó chỉ thể hiện ý kiến của lãnh đạo 2 cường quốc liên quan đến việc giải trừ vũ khí hạt nhân.
Nhà sử học Aleksandr Ostrovsky từ Saint Peterburg dành nhiều năm nghiên cứu về quan hệ Xô-Mỹ và năm 2011 đã xuất bản cuốn sách "Sự ngu muội hay phản bội? Điều tra về sự sụp đổ của Liên Xô" tại NXB Cầu Crymea, Moskva. Ông dành sự quan tâm đặc biệt đến sự kiện Hội nghị thượng đỉnh Reykjavík tháng 10/1986, tức chỉ hơn 1 năm sau khi ông Gorbachev giữ chức Tổng bí thư ĐCSLX.
Ông Aleksandr Ostrovsky viết:
"Từ cuộc gặp thượng đỉnh đó đến nay đã 20 năm, vậy mà mùa thu 2006 tại Reykjavík bỗng khánh thành một đài tưởng niệm, ghi nhớ Hội nghị thượng đỉnh Xô-Mỹ, như là một bước ngoặt trên lộ trình chấm dứt Chiến tranh Lạnh. Câu hỏi được đặt ra là đài tưởng niệm này có ý nghĩa gì, nếu như Hội nghị này đã thất bại, và thay vì làm quan hệ Xô Mỹ nồng ấm lên, thì nó đã làm cho mối quan hệ này thêm nguội lạnh?
Điều đó có nghĩa là nó được dựng lên, không phải để ghi nhớ đến những gì mà chúng ta biết, mà là những gì người ta vẫn giấu giếm."

TÔI KHÔNG TIN TẬP CẬN BÌNH CÓ THỂ “ĐÈ ĐẦU CƯỠI CỔ” ĐƯỢC 1,3 TỶ DÂN TRUNG QUỐC NHƯ 1 ÔNG VUA?

Phạm Viết Đào.

Báo chí Trung Quốc và thế giới đang bình luận rôm rả về việc Bộ Chính trị Đảng CS Trung Quốc đưa chủ trương sửa đổi hiến pháp, sửa đổi cái quy định Chủ tịch nước chỉ được đảm nhiệm trong 2 khóa, 10 năm…
Với cái thể chế độc tài toàn trị kiểu Trung Quốc, việc đưa ra Đại hội đại biểu nhân dân ( Quốc hội) để biểu quyết chắc chắn chỉ là hình thức và sự thông qua là điều không bàn cãi. Có điều, khi nắm được bảo bối này rồi, liệu Tập Cận Bình có thể cai trị, đè đầu cưỡi cổ 1,3 tỷ dân Trung Quốc như Tần Thủy Hoàng, như Hán Vũ Đế, như Chu Nguyên Chương, như Mao Trạch Đông được không ? Chúng ta sẽ chờ xem…
Theo người viết bài này, với việc sửa đổi hiến pháp: Chủ tịch nước Trung Hoa không bị giới hạn bởi 2 nhiệm kỳ được thiết lập từ thời Đặng Tiểu Bình,sè là một thứ thuốc “trường sinh”…để duy trì quyền lực cho Tập Cận Bình và phe cánh của ông ta cho tới lúc chết không?

Tham vọng quân sự của Trung Quốc ở Cam Bốt và trong khu vực

RFI

mediaBộ trưởng Quốc Phòng Cam Bốt Tea Banh tiếp một chỉ huy hải quân Trung Quốc tại Phnom Penh, ngày 17/10/2016.REUTERS/Samrang Pring
Trong khuôn khổ « Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện », Trung Quốc và Cam Bốt sẽ tổ chức cuộc diễn tập quân sự « Rồng Vàng » lần thứ hai vào tháng 03/2018. Trong khi đó, Cam Bốt đã hủy bỏ cuộc tập trận « Angkor Sentinel » hàng năm với Hoa Kỳ, và nêu lý do là cần huy động quân đội để bảo đảm sự ổn định trong việc tổ chức các cuộc bầu cử trong năm 2017 và 2018.
Ngày 08/02/2018, giáo sư Carlyle Thayer, thuộc Học viện Quốc Phòng Úc, trả lời các câu hỏi của báo giới về quan hệ quân sự giữa Trung Quốc và Cam Bốt. RFI Tiếng Việt xin giới thiệu.

CHÍNH PHỦ HÀN SAO "ÁC" VỚI NGUYÊN TỔNG THỐNG CỦA MÌNH THẾ; SAO KHÔNG HỌC VN, CÁC "ÔNG NGUYÊN" KHÔNG BỊ TÙ MÀ CÒN ĐÓNG GÓP LÃNH ĐẠO ĐẤT NƯỚC ?

Cựu tổng thống Hàn Quốc bị đề nghị 30 năm tù

28/02/2018

Trong bức hình ngày 10 tháng 10, 2017, cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye (trái) đến dự phiên tòa về việc kéo dài thời gian câu lưu bà ở Tỏa án Quận Trung tâm Seoul, ở Seoul, Hàn Quốc
Các công tố viên hôm thứ Ba đề nghị mức án 30 năm tù cho cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye vì cáo buộc nhận hối lộ, lạm dụng quyền lực và các tội danh khác khác trong vụ án tham nhũng đánh dấu sự sụp đổ của nhà lãnh đạo nữ đầu tiên và cũng là biểu tượng của phe bảo thủ.

Tăng thuế xăng dầu, do chi tiêu bất hợp lý chứ không hẳn vì bảo vệ môi trường

Dân trí "Việc tăng thuế thời điểm này sẽ làm người dân hiểu rằng ngân sách khó khăn, do chi tiêu không hiệu quả nên tăng thuế chứ không phải vì bảo vệ môi trường. Do vậy muốn được sự đồng thuận của người dân, cần phải cân nhắc yếu tố này", TS. Huỳnh Thế Du (Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright) nói với Dân trí.
 >> Tăng thuế BVMT xăng dầu kịch khung: Người dân "than vãn", Bộ Tài chính lên tiếng
 >> Tăng thuế bảo vệ môi trường là đẩy gánh nặng thu ngân sách lên vai người nghèo
 >> Tăng thuế môi trường kịch khung: Giá xăng tăng thêm 1.000 đồng/lít

Nếu thực sự để bảo vệ môi trường, ông Huỳnh Thế Du cho rằng: Khi đưa ra đề xuất tăng thuế, Bộ Tài chính phải làm rõ thu bao nhiêu từ đề xuất này, sẽ chi bao nhiêu vào bảo vệ môi trường...
Nếu thực sự để bảo vệ môi trường, ông Huỳnh Thế Du cho rằng: Khi đưa ra đề xuất tăng thuế, Bộ Tài chính phải làm rõ thu bao nhiêu từ đề xuất này, sẽ chi bao nhiêu vào bảo vệ môi trường...
Bộ Tài chính vừa đưa ra lấy ý kiến dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tăng thuế bảo vệ môi trường, trong đó có việc tăng mạnh thuế với xăng dầu.
Theo dự thảo, Bộ đề nghị tăng mức thuế bảo vệ môi trường lên kịch khung đối với cả xăng và dầu. Riêng với xăng đề xuất tăng từ 3.000 đồng/lít lên kịch khung là 4.000 đồng/lít, dầu diesel tăng từ 1.500 đồng/lít lên kịch khung 2.000 đồng/lít…

CHÍNH PHỦ MỜI HẠM ĐỘI MỸ VÀO ĐÀ NẴNG NHƯNG LẠI CẤM CÔNG DÂN VIỆT TỰ DO ĐI LẠI TRÊN BỜ...TIN MỸ HƠN DÂN HAY CP PHỦ CHO RẰNG CHƠI VỚI MỸ LÀ ĐỘC QUYỀN CỦA CP, "DÂN CHƯA ĐỦ TUỔI'...HE...HE...

Các nhà hoạt động ở HN bị an ninh tăng canh giữ, cấm đi lại

27/02/2018




Một nhóm nhân viên an ninh theo dõi nơi ở của nhà hoạt động Trịnh Bá Phương, 27/2/2018
Hàng chục nhà hoạt động ở Hà Nội nhận thấy chính quyền tăng cường canh giữ, theo dõi họ, thậm chí cấm đi lại đối với một số người hôm 27/2. Anh Trịnh Bá Phương nói diễn biến này có thể là do chính quyền “lo lắng” về một cuộc gặp mặt đầu xuân của giới đấu tranh.

RFI: Ý nghĩa của việc hàng không mẫu hạm Mỹ thăm Việt Nam; Bắc Kinh cho báo chí chế nhạo ý định tuần tra Biển Đông của Anh; Tàu khoa học Pháp khảo sát san hô ở vùng biển quanh Trung Quốc




RFI


mediaHàng không mẫu hạm Mỹ USS Carl Vinson đang hoạt động tuần tra trên Biển Đông.REUTERS/Erik De Castro
Từ ngày 05 đến 09/03/2018, hàng không mẫu hạm Mỹ USS Carl Vinson tới thăm Việt Nam, cập cảng Đà Nẵng. Ngày 22/02 vừa qua, giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia về Việt Nam, từng làm việc tại Học Viện Quốc Phòng Úc trả lời các câu hỏi của báo giới về sự kiện này.



Câu hỏi 1 : Một số truyền thông Việt Nam đưa tin rằng chuyến thăm Việt Nam sắp tới của hàng không mẫu hạm Mỹ USS Carl Vinson tại Đà Nẵng sẽ là một sự hiện diện lớn nhất của Mỹ về quân sự tại Việt Nam kể từ khi kết thúc chiến tranh 1975. Một số truyền thông khác thì miêu tả chuyến thăm này như là một dấu hiệu đáng kể về việc tăng cường quan hệ quân sự giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Giáo sư đánh giá thế nào về những phát biểu này ?

Kami - "Chính trị Bình dân" cẩm nang xóa mù chính trị: Bước đi đúng hướng

Kết quả hình ảnh cho Phạm Đoan Trang
Nước mà có chính trị hay, dù hèn yếu nhưng sau sẽ hùng cường. 
Nước mà chính trị dở  thì nước có lớn nhưng có ngày suy nhược. - (Tả Truyện)

Hình minh họa
Không chỉ về văn hóa, xã hội mà kể cả về ý thức chính trị của dân chúng trong các nước thuộc khu vực Đông Nam Á (Asian) có nhiều nét tương đồng. Song ý thức chính trị hay ý thức đối với cộng đồng của người Việt đứng ở mức thấp trong bảng xếp hạng là điều không thể chối bỏ. Rõ ràng là thấp hơn rất nhiều so với Myanmar hay Campuchia. Đó cũng chính là nguyên nhân vì sao Myanmar hay Campuchia đã thành công trọng việc thay đổi thể chế chính trị, từ độc tài quân phiệt sang một nhà nước pháp quyền. Dẫu rằng gần đây nền dân chủ ở các quốc gia đó có những dấu hiệu thụt lùi đáng kể.
Kết quả hình ảnh cho Phạm Đoan Trang

TQ trấn áp ý kiến bất đồng với đề xuất đưa chủ tịch lên ‘ngôi hoàng đế’

27/02/2018
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Nhà chức trách Trung Quốc bắt đầu mạnh tay trấn áp các ý kiến bất đồng bình luận trên mạng xã hội, phản đối việc giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc tìm các sửa đổi hiến pháp để hủy bỏ giới hạn hai nhiệm kỳ lãnh đạo cho chức vụ chủ tịch.
Hàng loạt các từ khóa bị chặn trên mạng như “sửa đổi hiến pháp”, “quy định của hiến pháp”, “hoàng đế”, thậm chí cụm từ “tôi không đồng ý” cũng bị kiểm duyệt trên trang mạng xã hội SinaWeibo.

THƠ NGUYỄN TRỌNG TẠO: TỰ VẤN

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người và trong nhà
Nguyễn Trọng Tạo 
 ·
Có nhiều người vẫn đi rao giảng những điều mà chính họ cũng không tin. Nhưng mà họ rao giảng rất giỏi, mê hoặc người nghe. Chỉ chính họ mới sám hối về điều đó.

TỰ VẤN
(Tặng bạn tôi)

ngày vung vãi đức tin
đêm gặp mình đơn độc
ranh khôn giữa muôn nghìn
trở về thành thằng ngốc
mướn niềm vui kẻ khác
có gì như tham lam
mướn nỗi buồn kẻ khác
có gì như nhàm nhàm
cây khế nở hoa cam
cây bàng nở hoa bưởi
ăn mãi món mật ong
biết đâu đời đắng lưỡi?
11.1991



Nguyễn Trọng Tạo
(Rút từ tập thơ ĐỒNG DAO CHO NGƯỜI LỚN - Giải thưởng Nhà nước về VHNT)


Sau Sangapo, đến lượt Chính phủ Malaysia chi 1,6 tỷ USD phân phát cho người dân


Malaysia
Chính phủ Malaysia chi 1,6 tỷ USD cho người dân. (Hình ảnh: Shutterstock)


Chính phủ Malaysia sẽ chi khoảng 3 tỷ ringgit (BR1M – tương đương 1,6 tỷ USD) cho hàng triệu cư dân trong tuần này.
7 triệu công dân Malaysia đã được lựa chọn đầu tiên để nhận trước 3 đợt chi trả trong năm nay với mức 1.200 RM (tương đương 307 USD), bắt đầu từ ngày 26/3,  theo Business Insider.
Động thái này được người dân hồ hởi đón nhận, tuy nhiên phe đối lập đã cáo buộc khoản tiền là “kẹo ngọt” của chính phủ để mua chuộc lòng dân trước cuộc tổng tuyển cử của Malaysia sẽ được tổ chức trước tháng 8.

Hai tàu hỏa suýt lao thẳng vào nhau trên đường sắt Bắc – Nam

18:51, 27/02/2018

Hai đoàn tàu dừng lại khi khoảng cách chỉ còn hơn 10m. (Ảnh: Ba Tý)
Sáng 27/2, trên tuyến đường sắt Bắc – Nam đã xảy ra một sự cố nghiêm trọng giữa tàu khách và tàu hàng tại khu vực ga Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Hai tàu đối đầu nhau và chỉ kịp dừng khi cách nhau chỉ còn 10 mét.
Ông Hoàng Quang Vinh, Giám đốc xí nghiệp đầu máy, toa xe Sài Gòn, xác định sự việc hai đoàn tàu suýt đấu đầu nhau ở địa phận tỉnh Đồng Nai xảy ra vào rạng sáng 27/2, theoZing.
“Ngay sau khi dừng lại, ga Dầu Giây hướng dẫn tàu SE25 chạy lùi lại ga đợi tàu hàng chạy qua rồi tiếp tục hành trình về ga Sài Gòn như kế hoạch. Hiện chúng tôi đã làm báo cáo gửi lên Tổng công ty nên chưa thể cung cấp nguyên nhân sự việc”, ông Vinh cho biết.
Theo đó tàu khách SE25 trên hành trình từ Hà Nội vào Sài Gòn suýt đấu đầu một tàu hàng chạy ngược chiều ở khoảng cách chỉ chừng 10m ở gần ga Dầu Giây (Đồng Nai).