Thứ Tư, 14 tháng 3, 2018

Bỏ giới hạn nhiệm kỳ Chủ tịch nước: Vì sao truyền thông Trung Quốc đột ngột im lặng? ( SỢ DÂN)


Hồng Anh | 

Bỏ giới hạn nhiệm kỳ Chủ tịch nước: Vì sao truyền thông Trung Quốc đột ngột im lặng?
Một nhà báo tại phiên khai mạc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (Chính Hiệp) hôm 3/3. Ảnh: EPA.

Theo ông Wang Xiangwei, cựu tổng biên tập báo SCMP, sự im lặng của Trung Quốc sẽ phản tác dụng và tiềm ẩn nhiều vấn đề lớn về địa chính trị.

* Bài viết thể hiện ý kiến và quan điểm của ông Wang Xiangwei, cựu tổng biên tập báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP – Hồng Kông).
Nhân viên Tân Hoa Xã có nguy cơ bị kỉ luật?
Tân Hoa Xã (THX) là cơ quan truyền thông đầu tiên đưa tin về việc Đảng Cộng sản Trung Quốc(ĐCSTQ) đề xuất sửa đổi Hiến pháp hôm 25/2 vừa qua. Bài đăng với tiêu đề "NÓNG: Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã đề xuất thay đổi điều khoản quy định giới hạn nhiệm kỳ của Chủ tịch nước trong Hiến pháp" cùng thông tin Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chính là người đưa ra đề xuất trên, đã trở thành vấn đề khiến dư luận xôn xao trong những ngày qua.
THX không chỉ là cơ quan ngôn luận thông thường. Với quyền lực ngang cấp bộ, THX được coi là cơ quan ngôn luận chính thức của nhà nước, và đảm đương nhiệm vụ công bố các tài liệu và báo cáo quan trọng của lãnh đạo Trung Quốc. Điều này có nghĩa là THX luôn phải đảm bảo tính chính xác về mặt chính trị đối với các bài đăng của mình.
Gần đây có thông tin rằng một số biên tập viên lâu năm của THX sắp bị kỉ luật vì đăng tải thông tin trước khi báo cáo chính thức được công bố. Điều này không chỉ thể hiện sự nhạy cảm của đề xuất sửa đổi Hiến pháp, mà quan trọng hơn, nó còn khiến quan ngại quốc tế gia tăng.
Bỏ giới hạn nhiệm kỳ Chủ tịch nước: Vì sao truyền thông Trung Quốc đột ngột im lặng? - Ảnh 1.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: EPA.

Khai thác bauxite Tây Nguyên: Các chuyên gia nêu rõ những nguy cơ

Đến nay vẫn chưa thấy báo cáo của các ban ngành trong dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên - Ảnh: Internet
GS.TS Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài cho biết khi Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (TKV) làm 2 dự án này, rất nhiều chuyên gia đã cảnh báo điều quan ngại ở 2 dự án này là hiệu quả kinh tế và tác động môi trường.
Bộ Tài nguyên và Môi trường mới đây đã có đánh giá về môi trường ở hai dự án bauxite có quy mô lớn tại khu vực Tây Nguyên. Trong đó nhấn mạnh chất lượng thiết bị của nhà thầu cung cấp, các thiết bị phục vụ công tác bảo vệ môi trường. Bởi qua thực tế kiểm tra, sau 9 năm triển khai các thiết bị ở Nhà máy Alumin Tân Rai và thiết bị tại một số hệ thống xử lý môi trường đã xuống cấp, khả năng tuổi thọ của các thiết bị này không được như mong muốn.

Tướng Nguyễn Văn Vịnh và nỗi oan 3.000 ngày:

Kỳ 1: Được phục hồi, nhưng nỗi oan sau nửa thế kỷ vẫn chưa được giải mã

Trung tướng Nguyễn Văn Vịnh sau lễ phong hàm trung tướng năm 1959
Trung tướng Nguyễn Văn Vịnh, nguyên Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa 3, nguyên Thường trực Quân ủy T.Ư, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân VN kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Thống nhất T.Ư (hàm bộ trưởng) là một trong 4 trung tướng được phong hàm theo sắc lệnh năm 1959 của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thế nhưng, phải hơn 8 năm sau khi bao oan trái ập đến với mình, ông mới được minh oan và Bộ Chính trị đã kết luận ông "không liên quan đến nhóm xét lại, chống Đảng" và được phục hồi chức vụ khi tuổi đã 59 (tháng 10.1977).
Nhân 100 năm ngày sinh (2.2.1918-2.2.2018) của vị tướng tài ba, đức độ và tận trung với nước, gần đây chúng tôi có viết bài: “Vị tướng một lòng vì nước quên thân...” đăng trên báo Thanh Niên ra các ngày 26 và 27.2.2018 (bạn đọc có thể đọc lại 2 kỳ bài viếttại đây). Sau khi bài báo được đăng, nhiều bạn đọc đã liên hệ và muốn biết đầy đủ hơn về vị tướng tài ba, nhân nghĩa, trí dũng song toàn ấy, người đã có nhiều đóng góp quan trọng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ .

Mobifone và AVG hủy hợp đồng: ưu tiên thu hồi tài sản hơn truy tố?


Trùm Năm Cam khi chết có câu để đời: cái gì không mua được bằng tiền sẽ mua đươc bằng rất nhiều tiền.

Cuộc họp chiều 12.03, Mobifone và AVG thống nhất huỷ hợp đồng chuyển nhượng


Lợi thì có lợi!

Kết quả của cuộc họp là sự thương lượng giữa những người liên quan giữa AVG với những lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước, và là sự vận dụng nguyên tắc ‘ưu tiên thu hồi tài sản hơn truy tố’ của TBT Nguyễn Phú Trọng.

Với bản thống nhất hủy hợp đồng chuyển nhượng nêu trên, AVG sẽ hoàn trả 30% tổng giá trị hợp đồng trong 10 ngày, nghĩa là con số sẽ ở mức 11.000 tỷ đồng. Điều này tương đương với việc hồi trả lại 11.000 tỷ vào lại ngân sách nhà nước.

Thứ Ba, 13 tháng 3, 2018

XÂY CHUNG CƯ 40 TẦNG QUẢNG AN- SUNGROUP VI PHẠM NGHIÊM TRỌNG QUY CHẾ XÂY CÔNG TRÌNH CAO TẦNG VEN HỒ TÂY CỦA UBNDTP HÀ NỘI

Phạm Viết Đào.
Phối cảnh chung cư 58 tấng lấy từ Website http://sungroupquangan.com/

Ngày 4/4/2016, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định 11/2016/QĐ-UBND quản lý quy hoạch kiến trúc công trình ...https://thuvienphapluat.vn/.../Quyet-dinh-11-2016-QD-UBND-quan-ly-quy-hoach-kie...

Đã quy định tạiĐiều 5. Phân khu vực quản lý
6. Khu vực Hồ Tây và phụ cận (ký hiệu A6 trong Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Quy chế này), có quy mô diện tích khoảng 1009,02 ha (ranh giới cụ thể quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Quy chế này). Thực hiện theo Quy hoạch phân khu đô thị liên quan được cp có thm quyn phê duyệt.
Ranh giới tuân th theo ranh giới quy định tại Quy hoạch phân khu đô thị khu vực Hồ Tây và phụ cận (A6), tỷ lệ 1/2000 đã đưc UBND thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết đnh số 4177/QĐ-UBND ngày 08/8/2014
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÂN KHU ĐÔ THỊ KHU VỰC HỒ TÂY VÀ PHỤ CẬN (A6), TỶ LỆ 1/2000: Địa điểm: quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội


Tại Phụ lục 02 quy định Khu vực xung quanh HồTây - Ký hiệu A6


“Tại mục 4.2.2. Yêu cầu tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan- Thiết kế đô thị:
- Việc khai thác và sử dụng mặt nước Hồ Tây tuân thủ Quy định về quản lý Hồ Tây đã được UBNDThành phố ban hành tại Quyết định số: 92/2009/QĐ-UBND ngày 19/8/2009.

Vụ đánh bạc ở Phú Thọ: Tướng Nguyễn Thanh Hóa được hưởng lợi thế nào?

Thứ Ba, 13/03/2018 11:50 AM GMT+7

Nguyên cục trưởng Nguyễn Thanh Hóa sẽ được hưởng 20% lợi nhuận mà Nguyễn Văn Dương - người cầm đầu đường dây đánh bạc nghìn tỷ đồng vừa bị triệt phá.
Vì sao đường dây đánh bạc xuyên quốc gia với số tiền hàng nghìn tỷ đồng hoạt động trong một thời gian dài mà không bị triệt phá? Nguyên cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm công nghệ cao (C50) Nguyễn Thanh Hóa có vai trò như thế nào? 
Cơ quan điều tra đã mất nhiều ngày để bóc tách từng "chân rết" và phá thành công vụ án này.
Nguyên cục trưởng ký hợp đồng hưởng lợi nhuận
Quá trình điều tra, cơ quan chức năng xác định đường dây đánh bạc do Nguyễn Văn Dương (chủ tịch HĐQT Công ty TNHH đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao - CNC) cầm đầu bắt đầu hoạt động từ năm 2014. 
Chỉ một thời gian ngắn, đường dây này đã "vươn vòi" ra tận 13 tỉnh, thành trên cả nước với 25 đại lý. Máy chủ điều hành được đặt tại Hà Nội. 
Ngoài ra còn có một máy chủ đặt tại nước ngoài để những "con bạc" không chỉ trong nước mà ở nước ngoài cũng có thể tham gia "sát phạt". Số lượng người tham gia đánh bạc tăng chóng mặt lên đến hàng chục triệu tài khoản đăng ký.
Vu danh bac o Phu Tho: Tuong Nguyen Thanh Hoa duoc huong loi the nao? hinh anh 1

Cơ quan công an tiến hành khám xét nhà ông Hóa tối 11/3. ( Ảnh: G.LONG)

Điều đáng nói, một đường dây đánh bạc với quy mô rất lớn tại sao ngang nhiên tồn tại suốt thời gian dài mà không bị triệt phá? Bằng biện pháp nghiệp vụ, Công an Phú Thọ đã phát hiện dấu hiệu có cán bộ trong ngành tham gia "bảo kê" cho đường dây đánh bạc. 

Những lần vượt ngục bất thành của người lính Gạc Ma khỏi nhà tù Trung Quốc xâm lược

Thứ Ba, 13/03/2018 11:21 AM GMT+7

(VTC News) - Trong hơn 3 năm bị giam cầm tại Trung Quốc, những người lính Gạc Ma không sợ hãi trước những chiêu trò và đòn roi của địch, nhiều lần tìm cách vượt ngục để trở về.
Biệt giam và những trận đòn
Hầu như năm nào đến ngày tưởng niệm 64 liệt sĩ hi sinh trong trận Trung Quốc xâm lược Gạc Ma (14/3/1988) tôi đều tìm đến nhà anh Trần Thiên Phụng (SN 1967, trú TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị) để nghe anh kể những câu chuyện tưởng chừng như vô hạn về cuộc chiến đầy máu và nước mắt tại Gạc Ma năm 1988.
Năm nay, anh Phụng lại ngồi suy tư, trầm ngâm hồi nhớ lại quãng thời gian sống trong nhà tù Trung Quốc.
Anh Phụng kể, tối 13/3/1988, tàu của ta đến Gạc Ma, đến sáng 14/3/1988, quân ta được chia thành 2 nhóm, một nhóm bơi lên đảo để cắm cờ khẳng định chủ quyền trước khi quân Trung Quốc đến; nhóm còn lại vận chuyển vật liệu để xây dựng đảo.
Trong khi bộ đội ta đang cắm cờ, quân Trung Quốc đến gây hấn và nổ súng tấn công vào các chiến sĩ Hải quân Việt Nam.
7h30 ngày 14/3/1988, tàu HQ. 604 bị quân Trung Quốc bắn chìm khiến những người lính Hải quân Việt Nam mãi mãi nằm xuống lòng biển sâu lạnh giá.
Nhung lan vuot nguc bat thanh cua nguoi linh Gac Ma khoi nha tu Trung Quoc xam luoc hinh anh 1
 Tàu HQ. 604 bị Trung Quốc bắn chìm tại Gạc Ma ngày 14/3/1988. (Ảnh tư liệu)
Lúc tàu chìm, anh Phụng may mắn bám được vào khúc gỗ rồi cùng nó trôi lênh đênh trên biển. Chiều tối cùng ngày thì anh bị quân Trung Quốc bắt giữ và đưa về trại giam ở bán đảo Lôi Châu.

“Trùm cờ bạc” Nguyễn Văn Dương từng “tay không bắt giặc” BOT?

Dân trí Không nhiều thông tin công khai về Nguyễn Văn Dương, nhân vật thứ hai điều hành đường dây cờ bạc qua internet quy mô hàng nghìn tỷ đồng, tuy nhiên, những dữ liệu ban đầu cho thấy, nhân vật này không chỉ một lần gây xôn xao dư luận mà còn có nhiều bê bối trong kinh doanh.
 >> “Trùm” đường dây đánh bạc khiến tướng Nguyễn Thanh Hoá bị bắt là ai?

​Điều hành đường dây đánh bạc nghìn tỷ là hai doanh nhân trẻ
​Điều hành đường dây đánh bạc nghìn tỷ là hai doanh nhân trẻ
“Ông trùm” bí ẩn
Vụ án “Sử dụng mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, tổ chức đánh bạc, đánh bạc, mua bán trái phép hóa đơn và rửa tiền xảy ra tại Phú Thọ và một số tỉnh thành” được Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ khởi tố hồi cuối năm 2017 đang gây chú ý sau khi cựu tướng Nguyễn Thanh Hoá – Cục trưởng Cục Phòng chống tội phạm công nghệ cao (C50) bị bắt.

Tham vọng và cú trượt của Phan Sào Nam - người muốn trở thành "Mark Zuckerberg Việt Nam"


Lam Thiên | 

Tham vọng và cú trượt của Phan Sào Nam - người muốn trở thành "Mark Zuckerberg Việt Nam"

Đặt mục tiêu biến Go.vn trở thành "mạng của các loại mạng" nhưng giống như nhiều dự án khác của Phan Sào Nam, mạng xã hội từng phổ biến nhất thị trường vào những năm 2010 đã sớm lụi tàn. Còn chủ nhân của dự án kiểu "Facebook của Việt Nam" vướng vào vụ án đánh bạc lên tới con số nghìn tỷ.

Go.vn là dự án chiến lược của Tổng Công ty Truyền thông Đa phương tiện VTC, được giao cho công ty con là VTC Online thực hiện với mục tiêu cung cấp các tính năng và nội dung theo định hướng giáo dục - giải trí - giao tiếp hữu ích. Go.vn chính thức ra đời vào tháng 5/2010, với số vốn đầu tư dự tính trong vòng 5 năm lên tới 1.000 tỷ đồng.
Dự án tham vọng của Phan Sào Nam được xây dựng trong 2 tháng với 350 người trực tiếp tham gia thực hiện (chưa kể đội ngũ hỗ trợ). Đội ngũ kỹ sư (khoảng 200 người) của VTC khi đó đã viết 6 triệu dòng lệnh cho Go.vn, sử dụng 300 máy chủ và 120TB (1TB = 1.024GB) dung lượng lưu trữ cho mạng xã hội này.

Thứ Hai, 12 tháng 3, 2018

Từ tố cáo của dân, phát hiện đường dây đánh bạc nghìn tỉ liên quan đến cục trưởng C50; Phan Sào Nam sở hữu bao nhiêu vốn VTC Online?

Trong số hàng nghìn người tham gia vào đường dây cờ bạc do Phan Sào Nam và Nguyễn Văn Dương điều hành, nhiều "con bạc" đã đi lừa đảo để có tiền chơi bạc.


Các game cờ bạc trá hình hiện nhan nhản trên mạng internet /// Ảnh Thái Sơn

Các game cờ bạc trá hình hiện nhan nhản trên mạng internet
ẢNH THÁI SƠN
Theo nguồn tin của Thanh Niên, Nguyễn Văn Dương, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Công ty đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao, và Phan Sào Nam, nguyên Chủ tịch HĐQT VTC Online, là những người trực tiếp tham gia điều hành đường dây đánh bạc nghìn tỉ bị Công an tỉnh Phú Thọ triệt phá.

TRUNG TƯỚNG PHAN VĂN VĨNH CHƯA BỊ BẮT, VỪA TRẢ LỜI PHỎNG VẤN DÂN VIỆT QUA ĐIỆN THOẠI

Trung tướng Phan Văn Vĩnh nói gì sau vụ bắt ông Nguyễn Thanh Hóa?

authorPV Thứ Hai, ngày 12/03/2018 14:32 PM (GMT+7)

(Dân Việt) Sáng 12.3, khi nhận được điện thoại của phóng viên, Trung tướng Phan Văn Vĩnh, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát (Bộ Công an) đã nhấc máy.

   
 trung tuong phan van vinh noi gi sau vu bat ong nguyen thanh hoa? hinh anh 1
Trung tướng Phan Văn Vĩnh khi còn công tác (ảnh IT).
Khi phóng viên đề cập đến chuyện những thông tin trên mạng xã hội có liên quan đến cá nhân ông, cũng như việc Công an tỉnh Phú Thọ vừa khởi tố, bắt tạm giam cựu Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa, cựu Cục trưởng Cục cảnh sát phòng, chống tội phạm về sử dụng công nghệ cao, tướng Vĩnh cho hay không có ý kiến gì. Ông nói thêm, có vấn đề gì thì hỏi những đồng chí đang công tác. Khi được hỏi ông đang sinh sống tại quê (Nam Định) hay ở Hà Nội, tướng Vĩnh nói vui “đang lang thang”.

Công ty đánh bạc đặt trụ sở tại cơ quan thuộc Bộ Công an?

Đường dây đánh bạc qua mạng cực lớn với giá trị giao dịch lên tới hàng ngàn tỉ đồng đã bị Công an tỉnh Phú Thọ triệt phá.
Nhóm PV 09:56am, 12/03/2018
Đáng chú ý, đường dây này có sự tiếp tay của nhiều cán bộ cấp cao ngành Công an. Đặc biệt, Công ty TNHH Đầu tư Phát triển An ninh Công nghệ cao (CNC) điều hành mạng lưới đánh bạc do Nguyễn Văn Dương, Chủ tịch HĐTV Công ty cầm đầu lại đặt trụ sở tại cơ quan thuộc Bộ Công an.
Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Nguyễn Thanh Hóa, nguyên Cục trưởng Cục Cảnh sát Công nghệ cao (C50), Bộ Công an để điều tra về hành vi tổ chức đánh bạc. Trước đó, ngày 7/11/2017, Bộ trưởng Bộ Công an Thượng Tướng Tô Lâm đã ký quyết định đình chỉ chức vụ, công tác của ông Nguyễn Thanh Hóa tại Cục cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao.
Được biết, hành vi của ông Nguyễn Thanh Hóa có liên quan đến đường dây đánh bạc qua mạng cực lớn vào cuối năm 2017, do Công an tỉnh Phú Thọ điều tra.
Khi phát hiện hành vi sai phạm này, ông Nguyễn Thanh Hóa đã không ngăn chặn mà còn tiếp tay "bảo kê” cho đường dây này. Điều này cũng lý giải việc đường dây này hoạt động trong một thời gian dài với số lượng tiền giao dịch lên tới hàng ngàn tỉ đồng thì mới bị phát hiện, bắt giữ. Ông Nguyễn Thanh Hóa được xác định là có hành vi đồng phạm với các đối tượng đánh bạc trong đường dây.
Đây là vụ án đánh bạc xuyên quốc gia hết sức nghiêm trọng mà không phải đến ngày hôm nay mới khởi tố. Thực tế vụ án đã được bộ công an âm thầm triển khai từ cuối năm 2017.
Khi Nguyễn Văn Dương bị bắt vào thời điểm cuối năm 2017 đã hé lộ ra mắt xích khủng mà người đứng sau liên quan trực tiếp đường dây này.
Cơ quan điều tra xác định cùng cầm đầu với Nguyễn Văn Dương còn có Phan Sào Nam, nguyên Chủ tịch HĐQT VTC Online.
Ông Phan Sào Nam đánh hơi được việc sẽ bị cơ quan công an "sờ" tới nên bỏ trốn dù trước đó ông này đã nhận được thông báo về việc không đi khỏi nơi cư trú, nhưng không thoát. Hiện cả bị can Dương và Nam đã bị khởi tố, bắt tạm giam về tội tổ chức đánh bạc.
Nguyễn Văn Dương và Phan Sào Nam cấu kết với một số cá nhân xây dựng Tập đoàn công nghệ cao CNC với nhiều công ty thành viên, nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau như thanh toán điện tử, tư vấn truyền thông, máy tính và dịch vụ liên quan, đặc biệt là bảo mật thông tin trong lĩnh vực an ninh mạng...
Ông Nguyễn Thanh Hóa (trái) và ông Phan Sào Nam - nguyên chủ tịch VTC Online, một trong những người cầm đầu đường dây đánh bạc có liên quan đến ông Hóa - Ảnh: Tư liệu - CAND