Thứ Hai, 28 tháng 5, 2018

Điều gì sẽ xảy ra, nếu như các dự án của FLC được chuyển nhượng cho các nhà đầu tư Trung Quốc?


 


 -
Quốc Hội Mỹ đã từng chặn một thương vụ Trung Quốc thâu tóm một cảng biển của Mỹ. Trong hồi ký của mình, cựu Chủ tịch FED Greenspan không tán thành việc ngăn cản trên, ông cho rằng làm như vậy là không cần thiết và có thể hạn chế tự do thương mại. Giữa Trung Quốc với Mỹ không có tranh chấp lãnh thổ, dù cho điều gì xảy ra thì Trung Quốc cũng không thể sử dụng phương tiện của họ trên đất Mỹ để gây hại cho an ninh quốc gia của Mỹ, nên có lẽ các chính trị gia Mỹ đã lo quá xa. Nhưng sự lo xa của họ không phải là không có lý do khi nhìn thấy Trung Quốc thâu tóm đất đai khắp nơi trên thế giới.
Nước Mỹ còn lo xa như thế, còn nước ta thì sao? Việt Nam và Trung Quốc đang tranh chấp lãnh thổ, nói trắng ra là Trung Quốc đang chiếm Hoàng Sa, một phần Trường Sa của Việt Nam và đang tiếp tục đe dọa chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. Vì vậy, nước ta không những phải lo xa mà còn lo gần, vì nguy cơ mất đất mất biển đang hiện hữu.

Điều gì sẽ xảy ra, nếu như các dự án của FLC được chuyển nhượng cho các nhà đầu tư Trung Quốc?

Nỗi lo đó không phải thể hiện ở việc “vô cùng quan ngại” hay “cực lực lên án”, mà ở chiến lược phòng thủ và khả năng sẵn sàng chiến đấu. Đa phương hóa vấn đề Biển Đông, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế để kiềm chế tham vọng của Trung Quốc là một chuyện, nhưng chuyện quan trọng nhất là khả năng tự vệ, không những đối với thế hệ này mà phải bảo đảm khả năng tự vệ dài lâu cho con cháu, đến khi nào thế giới đại đồng thành một ngôi nhà hòa bình mới không còn nỗi lo đó nữa, nhưng chẳng bao giờ có một thế giới như vậy đâu.

Đặc khu sao chỉ thấy khách sạn, casino mà không thấy trung tâm công nghệ cao, tài chính?; Để “chim sẻ” chiếm đất đặc khu, “đại bàng” không còn chỗ làm tổ nữa!

Dân trí “Nếu để các thế lực ngầm thôn tính hết đất tại đặc khu thì sau này khi các “đại bàng” đến sẽ không còn chỗ “làm tổ” vì “chim sẻ, chim sâu” chiếm hết đất rồi” – Chủ nhiệm UB Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trao đổi bên hành lang Quốc hội.

Chủ nhiệm UB Kinh tế Vũ Hồng Thanh nguyên là Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh
Chủ nhiệm UB Kinh tế Vũ Hồng Thanh nguyên là Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh
- Theo tính toán, 3 đặc khu dự kiến sẽ cần những nguồn đầu tư rất lớn, tới trên 1 triệu tỷ đồng, trong đó, theo đề án các địa phương xây dựng, Phú Quốc dự kiến cần khoảng 40 tỷ USD, Vân Đồn thì khoảng 270.000 tỷ đồng… tới năm 2030. Bài toán thu hút vốn của các đặc khu có khả thi, thưa ông?
- Không phải hoang mang về vấn đề này. Hãy xem như cách làm của Quảng Ninh đấy, Nhà nước chỉ bỏ vốn mồi, còn lại tìm cách khác kéo vốn bên ngoài vào.
- Tại phiên thảo luận về dự án luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (đặc khu) tại Quốc hội ít ngày trước, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TPHCM) lại phân tích, việc lập các đặc khu không chỉ là hình thành các đơn vị hành chính thông thường mà là dự án đầu tư công lớn khi nhà nước phải dành ra nhiều nghìn km đất liền, vùng biển với tài nguyên thiên nhiên giàu đẹp để mời gọi đầu tư. Ngoài ra, Nhà nước đã đầu tư vào các khu vực này hàng trăm nghìn tỷ đồng làm đường sá, điện nước, sân bay, bến cảng... và sẽ đầu tư hơn 1,5 triệu tỉ đồng vào hạ tầng kỹ thuật. Ông không tán thành với ý kiến này?

Ở VIỆT NAM CHẾ TẠO RA MÁY BAY, TÀU NGÂM, MÁY MÓC NÔNG NGHIỆP TOÀN LÀ NÔNG DÂN, KHÔNG PHẢI GS-TS VÀ CÁC NHÀ KHOA HỌC ?


Hung Ngo đã chia sẻ một bài viết.
50 phút
Hõi 25.000 giáo sư tiến sĩ

Hoàng Hải Vân - Đặc khu kinh tế, một mô hình đã lỗi thời; Nghĩ về các Đặc Khu đang được Quốc Hội xem xét; Vì sao người Trung Quốc dòm ngó bất động sản Việt Nam?


Giáo sư Trần Văn Thọ, người từng là thành viên chuyên môn Hội đồng tư vấn kinh tế của nhiều đời Thủ tướng Nhật, hiện là thành viên Tổ tư vấn kinh tế Thủ tướng nước ta, vừa viết thư cho tôi, hỏi bài “ĐIỀU 62 LUẬT ĐẤT ĐAI, TẬP ĐOÀN FLC VÀ NGUY CƠ MẤT NƯỚC !” có phải do tôi viết không. Ông bảo cần nhiều bài như thế này và nên đăng trên báo chính thống.

Ảnh: internet
Trong thư, giáo sư Thọ còn cho rằng Quốc Hội nên hoãn việc thông qua quyết định về đặc khu kinh tế để tiếp tục bàn thảo. Ông viết : “Tôi thấy không cần đặc khu kinh tế nữa, phải chi làm từ hồi đầu thập niên 1990, lúc đó mới cần và hiệu quả hơn. Các địa điểm chọn lựa cũng có vấn đề. Riêng Vân Đồn, rất gần Hải Phòng là nơi đã có sân bay, có đầy đủ hạ tầng và đang thu hút đầu tư nước ngoài khá manh. Tôi có đến Vân Đồn hai năm trước và có hỏi ý kiến nhiều công ty lớn của Nhật, hầu hết họ không quan tâm. Vậy khả năng Trung Quốc nhảy vào Vân Đồn rất cao. Trung Quốc không cần tính toán kinh tế”.

Dấu hiệu cố ý làm trái trong vụ bán 5.000 m2 'đất vàng' Sài Gòn- Nguyên PCT Nguyễn Thành Tài bị bêu tên?

Dấu hiệu cố ý làm trái trong vụ bán 5.000 m2 'đất vàng' Sài Gòn

MTĐT, 09:11 26/05/2018

Thanh tra Chính phủ đề nghị xử lý nghiêm sai phạm của UBND TP. HCM, các sở ngành và doanh nghiệp liên quan.

Ngoài việc kiến nghị thu hồi lô đất số 8-12 Lê Duẩn (quận 1) rộng gần 5.000 m2 bán cho tư nhân sai quy định, gây thất thoát hàng nghìn tỷ đồng ngân sách, Thanh tra Chính phủ còn chỉ ra hàng loạt dấu hiệu hành vi cố ý làm trái của các cá nhân, đơn vị.
UBND TP. HCM và nguyên Phó chủ tịch thường trực Nguyễn Thành Tài
Thời điểm năm 2007 lô đất do Công ty quản lý Kinh doanh nhà TP. HCM quản lý và cho 4 công ty thuộc Bộ Công Thương thuê làm trụ sở là: Thiết bị phụ tùng Sài Gòn, Kim khí Thành phố, Hóa chất vật liệu điện thành phố và Vận tải xăng dầu.

Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2018

BÁO DÂN VIỆT VUỐT RÂU HÙM: ĐIỀU TRA SÂN SAU CỦA BÍ THƯ THÀNH ỦY HẢI PHÒNG LÊ VĂN THÀNH ?

authorVũ Thị Hải 
Chủ Nhật, ngày 27/05/2018 07:45 AM (GMT+7)



(Dân Việt) Sau khi Công ty TNHH Nhật Hạ được UBND TP. Hải Phòng chọn làm dự án khách sạn 5 sao tại đất vàng 12 Trần Phú, nhiều tin đồn về mối quan hệ “thông gia tương lai” giữa gia đình ông bà chủ Công Ty Nhật Hạ và gia đình ông Lê Văn Thành, Bí thư Thành uỷ Hải Phòng lại rộ lên.
Sau khi Dân Việt khởi đăng bài đầu tiên “Có hay không nhóm lợi ích tại dự án 5 sao 12 Trần Phú”, nhiều độc giả gửi đến toà soạn với suy luận rằng có nhóm lợi ích ở dự án này và đặt câu hỏi bà chủ của Công ty Nhật Hạ là ai và có hay không một mối quan hệ thân thiết giữa hai gia đình ông bà chủ Công Ty Nhật Hạ và gia đình ông Lê Văn Thành, Bí thư Thành uỷ Hải Phòng? Để rộng đường dư luận, Dân Việt xin gửi tới bạn đọc một phần thông tin về Công ty Nhật Hạ và những tin đồn xung quanh mối quan hệ giữa hai gia đình ông bà chủ Nhật Hạ và ông Lê Văn Thành.
 Bà chủ Công ty Nhật Hạ là ai?
Ở TP. Hải Phòng, Công ty Nhật Hạ được biết đến là một doanh nghiệp tư nhân nổi tiếng trong lĩnh vực kinh doanh vàng bạc, tiền tệ và khách sạn. Chủ sở hữu công ty Nhật Hạ là vợ chồng ông Nguyễn Văn Tăng và bà Nguyễn Thị Hải. Theo đăng ký, bà Nguyễn Thị Hải là người đăng ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật của công ty. Bà Hải là một nữ doanh nhân xinh đẹp có tiếng ở đất Hải Phòng.
Theo đăng ký kinh doanh tại Sở kế hoạch và đầu tư Hải Phòng, đến thời điểm 31.12.2017, công ty Nhật Hạ có vốn điều lệ 700 tỷ đồng và có hai cổ đông như thời mới thành lập. Trong đó, ông Nguyễn Văn Tăng sở hữu 40% và bà Nguyễn Thị  Hải sở hữu 60% vốn điều lệ công ty.

Thứ Bảy, 26/5/2018, 18:35 Lan Nhi (TBKTSG Online) - 18 tập đoàn, tổng công ty (TCT) 100% vốn nhà nước đã thực hiện đầu tư ra nước ngoài nhưng đến nay gần 50% tổng số dự án không có báo cáo về doanh thu, lợi nhuận và thua lỗ. Một mỏ dầu ở Venezuela mà PVN góp vốn hiện đã dừng khai thác Ảnh:TL Theo báo cáo của các cơ quan đại diện chủ sở hữu gửi Chính phủ trong Báo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp và CPH (2011-2016), đã có 110 dự án được các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đầu tư ra nước ngoài tính đến hết năm 2016. Tập trung chủ yếu ở lĩnh vực viễn thông, thăm dò, khai thác dầu khí, trồng cây cao su, khai thác khoáng sản... Tổng vốn đăng ký 12,6 tỉ đô la. Đầu tư nhiều nhất là Tập đoàn dầu khí (PVN) với tổng số vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài 6,67 tỉ đô la (chiếm 53% tổng đầu tư của 110 dự án). Kế đến là Viettel với 2,1 tỉ đô (17%), Tập đoàn cao su 1,4 tỉ đô (11%)... Lũy kế đến hết năm 2016, tổng vốn đầu tư ra nước ngoài thực hiện của các doanh nghiệp là 7,07 tỉ đô. Tuy nhiên, số vốn đầu tư ra nước ngoài hoàn toàn không tương xứng với những gì thu về. Số liệu tổng hợp tính đến hết 2016 cho thấy hiệu quả kinh tế của các dự án như sau: 25,5% số dự án báo lỗ năm 2016. 29% số dự án lỗ lũy kế tính đến hết năm 2016. 46,4% số dự án không có báo cáo về doanh thu, lợi nhuận. Phần lợi nhuận được chia cho bên Việt Nam không đáng kể. Năm 2016 được chia 145 triệu đô la, tương đương 2% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài thực hiện. Lũy kế tính đến hết năm đó đã đầu tư ra nước ngoài trên 7 tỉ đô nhưng còn hơn 5,5 tỉ đô chưa thu hồi. Nhiều dự án đang tiềm ẩn rủi ro về pháp lý tại nước sở tại (như rút ngắn thời gian triển khai dự án, tranh chấp đất đai) và rủi ro thị trường (như giá đầu ra giảm mạnh) ảnh hưởng đến hiệu quả dự án. Thậm chí có dự án bị ngừng cấp bảo lãnh Chính phủ dẫn tới việc phải dừng dự án, ảnh hưởng nghiêm trọng. Báo cáo của Chính phủ không nêu cụ thể từng dự án đã thực hiện đầu tư bao nhiêu, lỗ bao nhiêu hoặc nêu tên một số dự án thua lỗ lớn. Nhưng trong một báo cáo giám sát khác của Quốc hội cho biết, ví dụ như Tập đoàn công nghiệp than- khoáng sản (TKV) đầu tư ra nước ngoài không hiệu quả, các dự án của PVN tại Nga và Venezuela... cũng không thể tiếp tục duy trì. Huy động trái phiếu chính phủ đang rẻ Phát biểu tại Quốc hội hôm 26-5 về tính hình tái cơ cấu ngân sách nhà nước, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho hay, về kỳ hạn phát hành trái phiếu chính phủ (TPCP) đã thay đổi, thay vì những kỳ hạn ngắn chưa đến 4 năm hồi năm 2011, nay thời gian phát hành đã dài hơn gấp 3 lần. Qua đó đã tăng kỳ hạn nợ bình quân danh mục TPCP từ 1,84 năm (2011) đến 6,71 năm (2017). Lãi suất huy động cũng giảm mạnh qua các năm. Nếu như cách đây 7 năm bình quân huy động 12,1%/năm thì nay là 5,98%/năm. “Thời điểm này là thời điểm huy động TPCP rất rẻ”, ông Dũng khẳng định. Các ngân hành thương mại giữ 78% lượng TPCP (2016), sang 2017 chỉ còn 53,06%. Tỷ lệ nắm giữ TPCP của các doanh nghiệp chứng khoán, bảo hiểm năm 2017 tăng lên 45,95% trong khi năm 2016 là 19,75%. Về cơ cấu vay nợ, đã giảm tỷ trọng vay nước ngoài từ 61% năm 2011 xuống còn 40% vào cuối năm 2017. Tốc độ gia tăng nợ công giảm gần một nửa, còn khoảng 9,6%/năm so với bình quân 18,1%/năm của giai đoạn căng thẳng về nợ công 2011-2015. Đầu tư ra nước ngoài: 25,5% báo lỗ, 46,6% không có báo cáo doanh thu; Đầu tư ra nước ngoài của các DNNN hơn 7 tỉ đô la nhưng toàn thua lỗ ( Dùng chiêu đầu tư để tuồn USD ra nước ngoài rồi vòng về các loại túi qua ngả KIỀU HỐI?)

Thứ Bảy,  26/5/2018, 18:35 

Lan Nhi

(TBKTSG Online) - 18 tập đoàn, tổng công ty (TCT) 100% vốn nhà nước đã thực hiện đầu tư ra nước ngoài nhưng đến nay gần 50% tổng số dự án không có báo cáo về doanh thu, lợi nhuận và thua lỗ.
Một mỏ dầu ở Venezuela mà PVN góp vốn hiện đã dừng khai thác Ảnh:TL

NGUYỄN TẤN DŨNG ĐƯỢC XUẤT HIỆN LỜ MỜ TRONG LỄ KHÁNH THÀNH CẦU ÔNG LÃNH SÁNG NAY

Khánh thành cầu Cao Lãnh và tuyến nối cầu Cao Lãnh - cầu Vàm Cống ​

VOV.VN - Dự án xây dựng cầu Cao Lãnh và tuyến nối cầu Cao Lãnh - cầu Vàm Cống thuộc Dự án kết nối khu vực trung tâm đồng bằng Mêkông.
Sáng nay (27/5), tại xã Tịnh Thới, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, Bộ Giao thông Vận tải tổ chức Lễ khánh thành Dự án xây dựng cầu Cao Lãnh và tuyến nối cầu Cao Lãnh - cầu Vàm Cống thuộc Dự án kết nối khu vực trung tâm đồng bằng Mêkông.
khanh thanh cau cao lanh va tuyen noi cau cao lanh  cau vam cong  ​ hinh 1
Các đại biểu cắt băng thông xe cầu Cao Lãnh.
Tham dự buổi lễ có Nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Australia Julie Bishop cùng đại diện lãnh đạo các Bộ, ban ngành trung ương, lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp cùng các địa phương khu vực ĐBSCL và người dân sinh sống ở 2 huyện Lấp Vò và Cao Lãnh.

SẼ NỔ RA MỘT “XÍCH BÍCH ĐẠI CHIẾN” TRÊN BIỂN ĐÔNG TRONG THẾ KỶ XXI ? ( Bài đưa lên mạng 17/8/2010)

-Việt Nam cần phải tìm mọi cách, cơ hội, diễn đàn chứng minh cho cả thế giới thấy: dã tâm xấu xa bành trướng, bắt nạt nước nhỏ của nhà cầm quyền Bắc Kinh; phải quốc tế hóa và “du kích chiến” vấn đề tranh chấp Biển Đông cả trong lĩnh vực thông tin. Việt Nam cần tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của thế giới để kiềm chế hạ nhiệt cuồng vọng của thế lực bành trướng phương Bắc;
– Phát biểu như ông Thứ trưởng Bộ Quốc phòng rất dễ làm cho thế giới hiểu nhầm: Bắc Kinh không xấu và ác với Việt Nam; quan hệ Việt Nam và Trung Quốc vẫn vô cùng tốt đẹp do đó đừng có ai xía vào chuyện riêng của Việt Nam-Trung Quốc ? Nếu thế giới hiểu như vậy thì nguy cho Việt Nam !
Phúc Lộc Thọ.

Thái độ sừng sộ của các tướng lĩnh Bắc Kinh với Việt Nam trong những ngày gần đây, sát tới cái tháng của cái năm được 2 nước thỏa thuận là sẽ kỷ niệm 60 năm quan hệ hữu nghị Việt-Trung, do bởi Việt Nam mời chiến hạm Mỹ ghé chơi cảng Đà Nẵng. Sự sừng sộ này đã làm cho ý nghĩa của cái lễ này trở nên khôi hài. Qua thái độ hung hãn của Bắc Kinh gần đây cho thấy: hễ ai mà đụng đến chạm tới tham vọng bá quyền nước lớn, uy kẻ cả của Trung Quốc thì ngay lập tức: bộ mặt thật hung đồ của ông bạn vàng Bắc Kinh lộ diện ra ngay…
Cái mặt nạ hữu nghĩ bằng giấy bồi được sơn phết thêm bằng 16 chữ vàng đã rách toác, tơi tả bởi những tiếng gầm thét quen thuộc trên các phương tiện truyền thông của Trung Quốc, điều này khác chi tiếng gầm thét của giống loài vẫn quen tự coi mình là chúa sơn lâm.

Dự án nạo vét 72 tỷ đồng tăng sốc lên 2.595 tỷ: Người để xảy ra phải từ chức hoặc bị cách chức!

Hoàng Đan | 

Dự án nạo vét 72 tỷ đồng tăng sốc lên 2.595 tỷ: Người để xảy ra phải từ chức hoặc bị cách chức!
ĐB Trương Trọng Nghĩa.

Theo đại biểu Trương Trọng Nghĩa, việc để các dự án xảy ra đội vốn lớn như ở Ninh Bình là do năng lực quản lý của cán bộ và người để xảy ra như vậy phải từ chức hoặc bị cách chức.

Theo báo cáo kiểm toán Quyết toán ngân sách nhà nước năm 2016, hoạt động xây dựng và quản lý vốn đầu tư cho một số dự án còn rất nhiều vấn đề.

Nhà máy nguyên tử Trung Cộng thuộc 10 nguy cơ thảm họa đối với Hà Nội

Nhà máy nguyên tử Trung Cộng thuộc 10 nguy cơ thảm họa đối với Hà Nội

Ảnh: Tuổi Trẻ
Trong 10 thảm họa có thể xảy ra đối với thành phố Hà Nội, giới chức thành phố lo ngại nguy cơ thất thoát phóng xạ từ ba nhà máy điện nguyên tử của Trung Cộng nằm không xa biên giới với Việt Nam.
Truyền thông trong nước hôm Thứ Tư 23/05 đưa tin, chính quyền thành phố Hà Nội vừa phê duyệt một đề án nghiên cứu về quản trị và giảm thiểu các rủi ro có thể trở thành thảm họa đối với thành phố này. Đề án dự báo 10 rủi ro có thể trở thành thảm họa đối với thành phố Hà Nội như vỡ đê sông Hồng, ô nhiễm nguồn nước, cháy nổ hoặc đổ sụp công trình, tai nạn giao thông đường sắt trên cao hoặc đường hàng không, rủi ro tại các sự kiện đông người, dịch bệnh, tấn công mạng, mất điện diện rộng, khủng bố, v.v.

Mỹ-Trung : Trump khẳng định đạt thỏa thuận về tập đoàn ZTE ( Vụ này có liên quan gì tới CUỘC MẶC CẢ Trump-Kim?)


Thanh Phương


mediaLogo của tập đoàn viễn thông Nhà nước Trung Quốc ZTE tại triển lãm Điện thoại di động Thế giới, Barcelona, Tây Ban Nha, ngày 26/02/2018.REUTERS/Yves Herman
Tối 25/05/2018, trên mạng Twitter, tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định đã đạt được một thỏa thuận để giải quyết tranh chấp về tập đoàn viễn thông ZTE của Trung Quốc.
Chính quyền Donald Trump vào giữa tháng 4/2018 đã ra lệnh cấm xuất khẩu linh kiện điện tử của Mỹ như các bộ vi xử lý cần thiết cho việc sản xuất các điện thoại thông minh của hãng ZTE, vì theo Washington, tập đoàn viễn thông Trung Quốc đã vi phạm cam kết tôn trọng các lệnh cấm vận thương mại đối với Iran và Bắc Triều Tiên.

VNTB- Thủ Thiêm chìm xuồng?


Thiền Lâm
Cali Today
Vietnam – Cali Today news – Cứ nhìn qua nội dung báo cáo của chính quyền TP.HCM cho Chính phủ về vụ Thủ Thiêm thì không khó để hình dung ra vụ việc chấn động xã hội này đang tiến đến tương lai ‘đầu voi đuôi chuột’ và ‘đánh chuột sợ vỡ bình’.
Vào đầu kỳ họp quốc hội đang diễn ra trong tháng Năm năm 2018, bản báo cáo trên, được thông tin bởi báo Người Lao Động, đã hoàn toàn không giải thích thỏa đáng về những dấu hỏi rất lớn mà dư luận xã hội và báo chí công phẫn nêu ra trong tuẩn đầu tháng Năm. Bản báo cáo này cũng không thừa nhận bất kỳ cái sai nào thuộc về trách nhiệm của đảng bộ và chính quyền TP.HCM, mà chỉ thòng một câu ‘UBND TP đang xem xét, trao đổi với Thanh tra Chính phủ để thống nhất hướng xử lý báo cáo Thủ tướng Chính phủ’.

Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2018

Nguyên nhân thực sự giúp ĐCSTQ đánh bại Quốc dân đảng

Trong cuộc chiến này, không chỉ có hơn 100 ngàn lính Triều Tiên gia nhập quân đội của Lâm Bưu mà còn có nhiều lính Quan Đông của Nhật Bản giả làm quân dã chiến Đông Bắc. Hồi ký của sĩ quan Nhật Bản ghi lại: Bát Lộ quân đã đối chiếu tỉ lệ quân trong 600 ngàn quân Quan Đông và yêu cầu cái giá để đa số người Nhật Bản được thả về là phải có một nhóm người nhỏ ở lại. Người Nhật Bản cảm thấy phải có trách nhiệm đồng bào, vì thế nhiều phần tử tinh anh và thành phần nòng cốt trong quân đội xin ở lại để cho một phần lớn đồng đội được về nước an toàn.  
Chủ tịch Chính phủ Quốc dân đảng Tưởng Trung Chính và bộ trưởng Quốc phòng Bạch Sùng Hy dưới bảo vệ của Tư lệnh vùng Đông Bắc là Đỗ Duật Minh (phải) đi thị sát quân ở Thẩm Dương ngày 27/5/1946, sau khi quân Quốc dân đảng thảm bại trước quân Cộng sản Trung Quốc ở Tứ Bình dưới chỉ huy của Lâm Bưu.

Gia đình Lê Diệp Kiều Trang, Giám đốc Facebook Việt Nam đã “nuốt” hàng nghìn tỷ từ vụ hút máu dân Thủ Thiêm?


 

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang cười, văn bản


 -
Facebooker Võ Trần Phương Thảo, PV Washington Post, mới đây tiếp tục đưa thêm những thông tin về Lê Diệp Kiều Trang, Giám đốc Facebook Việt Nam, người đã nhận tiền của nhóm lợi ích và doanh nghiệp bẩn Việt Nam để xóa các tài khoản đăng những thông tin phơi bày những sai phạm của họ. Đặc biệt, PV Phương Thảo cũng tiết lộ nguyên nhân hàng loạt các tài khoản viết bài về Thủ Thiêm đều biến mất một cách bất ngờ. Hóa ra gia đình của Lê Diệp Kiều Trang cũng dính dáng với vụ án đầy oan trái này. 

Facebooker Võ Trần Phương Thảo

Cụ thể, PV Phương Thảo tiết lộ, đại gia đình của Lê Diệp Kiều Trang đều có dây dưa rễ má với vụ án Khu đô thị Thủ Thiêm. Cụ thể,  ba của Trang là bạn thân với ông Tất Thành Cang, Phó Bí thư Thường trực TP.HCM, người đã kí bán 32ha đất công sản trái Pháp luật.

ĐÁNH GIẶC TÀU…CHỈ SỢ CHÚNG ĐẦU HÀNG

Năm 79, Trung Quốc kéo quân vào 6 tỉnh biên giới phía bắc, ngồi trong phòng làm việc, tôi nói với nhà thơ Quang Huy :
- Nó đánh rồi !
Quang Huy tỉnh bơ, nhếch mép cười ruồi
- Không sợ nó đánh !
- Vậy sợ gì ?
- Sợ nó hàng !
Rồi vẫn mặt tỉnh bơ như vậy, Quang Huy nói :
- Mày tính, nếu nó cứ gom bọn côn đồ đường phố, trai nghiện hút, gái mại dâm, lũ đầu trộm đuôi cướp, bọn thất nghiệp, vét tất tất những lũ cặn bạ trong nước nó, cho lũ này mặc áo lính, khoác lên vai cho chúng khẩu súng, rồi cho lũ đười ươi này tràn qua biên giới, hễ cứ gặp người Việt Nam là dơ tay lên hàng, nó hàng cho 50 triệu, 70 triệu người, cho Việt Nam bắt làm tù binh, rồi sau đó nó tuyên bố bọn người đó là bọn phản bội tổ quốc, Trung Quốc không nhận lũ phản bội ấy trở về nữa, thì mày tính sao ?

Tư bản thân hữu tại Bộ Giao thông Vận tải!

26-5-2018
Đồ họa: Báo PLTP
Gần tám năm trước, tôi mua cái xe ô tô hiệu KIA Morning, đến giờ tôi vẫn chạy chiếc xe ấy. Mỗi lần đăng kiểm đều đặn tôi đóng phí bảo trì đường bộ: 2 triệu 280 nghìn đồng cho 18 tháng sử dụng theo hiệu lực đăng kiểm. Tính ra độ, 1 triệu 560 nghìn đồng/năm.
Đây là loại xe có mức thu phí bảo trì đường bộ thấp nhất, những loại ô tô khác trên 10 chỗ cho đến xe đầu kéo container có giá cao hơn rất nhiều.
Ví dụ,
1. Xe ô tô từ 10 đến 25 chỗ: 3 triệu 240 nghìn/năm.
2. Xe ô tô từ 25 đến 40 chỗ: 4 triệu 680 nghìn/năm.

Hãy nhìn kỹ thêm Donald Trump và tập Cận Bình

26-5-2018

Ảnh: internet

Tổng thống Mỹ Donald Trump, chỉ trong sáng tối, đã tuyên bố hủy rồi lại mở ra khả năng tiếp tục cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ – Bắc Triều Tiên vào ngày 12-6. Tuyên bố của TT Donald Trump lập tức đã gây ra những hiệu ứng về kinh tế, chính trị, và ngoại giao. Việc hủy là có nguyên nhân. Việc nối lại cũng có nguyên nhân. Bên trong sự thay đổi của ông Donald Trump là một một chuỗi dài các kết luận.
TẠI SAO ÔNG DOLALD TRUMP TUYÊN BỐ HỦY CUỘC GẶP 12-6?
Trong số nhiều nguyên nhân có các nguyên nhân chính sau đây.