Bậc cao nhân xưa xem “tinh”, “khí”, “thần” như là tam bảo của sinh mệnh, muốn dưỡng sinh trường thọ và bảo vệ cơ thể tránh khỏi sự xâm nhập của bệnh tật thì cần giữ gìn 3 yếu tố này.
Bậc cao nhân xưa xem “tinh”, “khí”, “thần” như là tam bảo của sinh mệnh. (Ảnh từ sohu)
Trong “Hoàng Đế nội kinh”, khi Hoàng Đế thỉnh giáo Kỳ Bá (thầy của Hoàng Đế), người thượng cổ sống hơn trăm tuổi mà vận động không yếu đi, còn con người hiện nay sống không đến năm mươi mà vận động đã trở nên yếu ớt là do thời đại đã khác sao? Hay do khuyết điểm của bản thân con người?
Sau khi Chính phủ Việt Nam nêu quan ngại về những quả địa cầu nhựa in các tỉnh phía bắc của Việt Nam vào lãnh thổ Trung Quốc ở Ukraine, một công ty bán các sản phẩm này đã phải lên tiếng xin lỗi.
Cách nay bốn năm, vào ngày 27 tháng 7 năm 2015, cô Trần Thị Thủy viết một lá thư cảm tạ những người tổ chức cầu siêu cho cha của cô – mất trước đó 27 năm. Xin lược trích một số câu, đoạn trong thư (1)…
Một lễ cầu siêu được tổ chức ở Đà Nẵng cho các tử sĩ Việt Nam trong trận Gạc Ma năm 1988.
… Ba con mất đi chỉ có gia đình, mẹ con con chịu thiệt thòi, mất mát. Một mình mẹ phải gánh vác mọi việc trong gia đình, ruộng vườn cày cấy, làm thuê cuốc mướn vất vả khó nhọc để có tiền nuôi con ăn học trưởng thành…
… Dịp này, lần đầu tiên không chỉ gia đình con mà còn 63 gia đình khác được công khai khóc cho những người chồng, người cha mà không sợ bị ảnh hưởng đến tập thể hay cá nhân nào...
Cha cô Thủy là ai? Phải chăng ông từng phạm những tội thuộc loại “đại nghịch bất đạo”, thành ra thân nhân không chỉ sống vất vưởng, khốn khổ, khốn nạn mà còn không dám than khóc công khai?
Lãnh đạo Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến sẽ đến thăm Bắc Triều Tiên, tâm điểm chú ý trong sự kiện này là liệu Trung Quốc có thay đổi thái độ trong vấn đề giải trừ hạt nhân của Bắc Triều Tiên như đã cam kết với Mỹ? Tờ New York Times của Mỹ đưa tin, giới phân tích Trung Quốc chỉ ra, dù mối quan hệ căng thẳng Trung – Triều đã được xoa dịu, nhưng Trung Quốc vẫn luôn cảnh giác đối với Bắc Triều Tiên và ông Kim Jong-un.
Ông Kim Jong-un bắt tay ông Tập Cận Binh trong chuyến thăm Trung Quốc lần 3 (Ảnh: KCNA)
Thông tin dẫn lời ông Thành Hiểu Hà (Cheng Xiaohe) chuyên gia Bắc Triều Tiên tại Đại học Nhân dân Trung Quốc chỉ ra, do cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ quá gay gắt và khả năng xảy ra bế tắc phát triển ngày càng lớn khiến Trung Quốc “trong trạng thái dò chừng”, vì thế mà thái độ để giúp giải quyết vấn đề Bắc Triều Tiên trở nên thụ động hơn, điều này “phụ thuộc vào sự phát triển của cuộc chiến thương mại”.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm qua 27/08/2018 trong hội nghị sơ kết 5 năm « Một vành đai, một con đường » tại Bắc Kinh đã khẳng định sáng kiến này không nhằm tạo ra một « Câu lạc bộ Trung Quốc », đồng thời kêu gọi cân bằng về thương mại với các quốc gia đối tác. Tuyên bố của ông Tập được đưa ra trong bối cảnh thủ tướng Malaysia vừa hủy bỏ dự án nhiều tỉ đô la với Trung Quốc vào tuần trước.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình duyệt binh tại căn cứ quân đội Trung Quốc ở Hồng Kông ngày 30/06/2017.
Ông Tập Cận Bình cho rằng : « Một vành đai, một con đường là sáng kiến hợp tác kinh tế, chứ không phải là một liên minh địa chính trị hay quân sự. Đó là một tiến trình mở rộng, chứ không phải nhằm lập ra một quỹ đạo riêng hay một Câu lạc bộ Trung Quốc ».
Nếu
Luật Đặc khu được thông qua trên cơ sở Dự luật vừa công bố, sẽ gây nên những trận
“lũ quyét” nào tới hạ tầng chính trị-kinh tế-xã hội nước ta?
“Lũ quét” 1: Tạo điều kiện pháp lý gây thảm họa di dân Trung Quốc vào Việt
Nam
Điều kiện pháp lý này được thể hiện tại
các điều luật sau đây:
“3. Người nước ngoài hoạt động trong ngành công nghiệp văn hóa tại đặc
khu Vân Đồn đáp ứng điều kiện quy định tại Phụ lục I của Luật này được cấp thị thực
có giá trị nhiều lần với thời hạn 12 tháng; trường hợp có giấy phép lao động
thì thời hạn thị thực phù hợp thời hạn của giấy phép lao động.
4. Công dân của nước láng giềng có chung đường biên giới với
Việt Nam tại tỉnh Quảng Ninh sử dụng giấy thông hành hợp lệ nhập cảnh vào đặc
khu Vân Đồn với mục đích du lịch được miễn thị thực theo bảo lãnh của doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế của Việt Nam với thời hạn xác định;
trường hợp có nhu cầu đến các địa điểm khác của tỉnh Quảng Ninh để du lịch thì
doanh nghiệp bảo lãnh có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị cơ quan quản lý xuất
nhập cảnh đặc khu hoặc đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh cấp giấy phép một lần với
thời hạn xác định…”
(Điều 55. Cơ chế, chính
sách đặc biệt khác tại đặc khu Vân Đồn)
Người Trung Quốc khi đã được cho phép
nhập cảnh vào đặc khu thì được phép mua, sở hữu nhà, thuê, tặng, thừ kế nhà:
“1.Đối
tượng, điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại đặc
khu được thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở.
(PLO)- Nguồn tin báo Pháp Luật TP.HCM cho biết Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa xem xét nội dung dự kiến kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV (khai mạc vào ngày 22-10-2018) sẽ xem xét dự luật đặc khu.
Theo đó, điểm đáng chú ý dự kiến nội dung kỳ họp là xem xét thông qua 10 dự án luật, trong đó có Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt (luật đặc khu).
Tiếp đến Quốc hội sẽ xem xét thông qua Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Công an nhân dân; Luật Đặc xá; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; Luật Chăn nuôi; Luật Trồng trọt; Luật Cảnh sát biển Việt Nam; Luật Bảo vệ bí mật nhà nước; Luật sửa đổi, bổ sung các luật có quy định liên quan đến quy hoạch.
Dự kiến sẽ thông qua Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt vào kỳ họp cuối năm nay. Ảnh: Internet
Có ý kiến lo ngại ga ngầm C9 và tuyến đường sắt ngầm dự kiến được xây dựng sát Hồ Gươm, Hà Nội, sẽ phá hủy không gian văn hóa lịch sử này.
VI PHẠM LUẬT
"Tôi hết sức lo ngại khi tuyến đường sắt 2b và 2c, thuộc dự án ga ngầm C9, chạy dưới đường Đinh Tiên Hoàng và đường Lê Thái Tổ kẹp hai bên Hồ Gươm."
"Dự án ga ngầm C9 vừa vi phạm di tích quốc gia vừa vi phạm Luật Di sản và Văn hóa," tiến sỹ Hà Đình Đức, một người đã có nhiều năm nghiên cứu về Hà Nội, nói với BBC ngày 22/8.
Ga C9 thuộc dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị thành phố Hà Nội số 2, đoạn Nam Thăng Long-Trần Hưng Đạo. Theo phương án quy hoạch, ga này được bố trí ngầm dưới phố Đinh Tiên Hoàng và vườn hoa hồ Hoàn Kiếm - khu vực xung quanh Hồ Gươm, Hà Nội.
"Khoảng cách ngắn nhất từ nhà ga C9 tới hồ Hoàn Kiếm chỉ khoảng 10m, tới tượng đài Cảm Tử 81m, đến đền Bà Kiệu 83m, đến Tháp Bút có 36m, tới vườn hoa tượng đài Lý Thái Tổ 120m," ông Đức nói với BBC.
Ông Đức cho hay, di sản văn hóa được chia làm ba vùng, trong đó khu vực Hồ Gươm và đường quanh hồ thuộc "vùng lõi, bất khả xâm phạm".
Hồ Gươm, hay còn gọi là Hoàn Kiếm, cùng với đền Ngọc Sơn, được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt năm 2013 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam.
Ủy ban Văn hóa Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng mới đây đã gửi văn bản tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Thủ tướng.
Văn bản này nêu rõ phương án tuyến đường sắt đô thị số 2, với ga ngầm C9 đặt ở khu vực Hồ Gươm) không chỉ vi phạm Luật Di sản Văn hóa mà còn xâm phạm không gian văn hóa đặc biệt của Thủ đô, theo truyền thông Việt Nam.
CÓ THỂ LÀM NGHIÊNG HỒ GƯƠM
"Theo kết quả khảo sát của chúng tôi, độ sâu Hồ Gươm chỗ sâu nhất là 1,20 m còn độ sâu trung bình chỉ khoảng 0,80 - 0,90 m. Nếu đào đường hầm bằng công nghệ ép với áp lực cao thì đáy Hồ Gươm sẽ bị đội lên là điều chắc chắn bởi vì vùng đất này rất mềm và không có điểm tựa khi bị dồn nén," ông Hà Đình Đức nói với BBC.
Giới khoa học trước đây đã từng đưa ra nhiều lời cảnh báo tương tự về ảnh hưởng của việc xây dựng ga C9 tới đất nền và các di tích quanh Hồ Gươm.
Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình nhưng không thể từ bỏ ‘một tấc đất’ nào mà tổ tiên để lại, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis hôm thứ Tư ngày 27/6.
Indonesia nhiều lần phá hủy tầu cá nước ngoài đánh bắt bất hợp pháp trong hải phận IndonesiaREUTERS/M N Kanwa
Hãng tin Mỹ AP ngày 22/08/2018, trích dẫn một viên chức Indonesia, cho biết là đã có 123 tàu đánh cá nước ngoài vừa bị chính quyền Jakarta cho đánh chìm. Mục tiêu là răn đe các tàu ngoại quốc vào đánh bắt trái phép trong hải phận Indonesia, bảo vệ chặt chẽ hơn vùng biển rộng lớn của quốc gia này.
Việc đánh chìm tàu được tiến hành vào hôm thứ Hai 20/08, diễn ra tại 11 địa điểm khác nhau. Trong số các tàu cá bị đánh chìm, có 86 tàu Việt Nam, 20 tàu Malaysia, 14 tàu Philippines.
(NLĐO) - Bộ Quốc phòng Nhật Bản hôm 21-8 tuyên bố sẽ triển khai 3 tàu khu trục đến biển Đông và Ấn Độ Dương từ ngày 26-9 đến cuối tháng 10.
Ba chiến hạm nói trên, bao gồm tàu khu trục chở máy bay trực thăng Kaga đang neo đậu tại căn cứ Kure của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (MSDF) ở tỉnh Hiroshima, sẽ viếng thăm Ấn Độ, Sri Lanka, Singapore, Indonesia và Philippines.
Tờ Japan Times (Nhật Bản) mới đây dẫn nguồn tin chính phủ tuyên bố việc triển khai 3 tàu khu trục nói trên nằm trong chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương "mở và tự do" của Thủ tướng Shinzo Abe, vốn nhằm đảm bảo an ninh và ổn định khu vực.
Cũng theo Japan Times, một mục đích khác của đợt triển khai chiến hạm lần này là đáp trả các động thái ngày càng ngang ngược của Trung Quốc ở biển Đông.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản ngày 21-8 tuyên bố sẽ triển khai 3 tàu khu trục, trong đó có tàu khu trục lớn nhất Kaga, đến biển Đông và Ấn Độ Dương. Ảnh: Kyodo