Thứ Năm, 21 tháng 2, 2019

Nạn kiều 1978: 'Không bị đuổi nhưng tôi buộc phải ra đi'

Bình Khuê

BBC
Image captionBà Ngô Khởi Lai hiện sống tại London, Anh Quốc
"Tâm trạng của tôi khi bị nhốt ở Kho Đen, Hong Kong hồi đầu năm 1979 là thấy ân hận," không dưới một lần bà Ngô Khởi Lai nói vậy trong cuộc chuyện trò vương nhiều nỗi xót xa.
"Tại sao mình thấy thiên hạ đi, mình cũng bỏ đi?" bà nói với tôi, mà cũng như tự vấn bản thân.
"Con người mình cũng như động vật, như côn trùng, có bản năng là theo quần thể, thấy đông người đi thì mình cũng mù quáng đi theo," người phụ nữ gốc Hoa ở Hà Nội, còn có tên khác là Ngô Hỷ Lai, nói trong một chiều tháng 1/2019 tại London.
Sinh năm 1947 tại Nam Định trong một gia đình có ông bà nội và cha mẹ chạy nạn từ Quảng Đông, Trung Quốc sang, bà khi trưởng thành lên Hà Nội học hành và lập nghiệp.
Hơn 40 năm trước, hai vợ chồng bà đang yên ấm và lưu luyến cuộc sống ở Việt Nam nhưng đành phải gạt nước mắt ra đi trong làn sóng 'Nạn kiều'.

Việt Nam thặng dư mậu dịch với Mỹ, thâm hụt với Trung Quốc

RFA

Đại diện thương mại Mỹ, Robert Lightlizer (giữa) bắt tay cựu Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh. Hà Nội 12/2017.
Đại diện thương mại Mỹ, Robert Lightlizer (giữa) bắt tay cựu Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh. Hà Nội 12/2017.
 AFP
Trong tháng 1/2019, Việt Nam lại nhập siêu từ Trung Quốc với số chênh lệch là 2,3 tỉ đô la Mỹ.
Đây là số liệu được Bộ Công thương Việt Nam vừa công bố.
Trong khi đó thì Việt Nam lại được mức xuất siêu lên đến 4 tỉ đô la Mỹ với Hoa Kỳ trong tháng 1/2019.
Con số này được cơ quan Hải quan đưa ra dựa trên những số liệu hàng hóa đi qua các cửa khẩu.
Báo Thanh niên trích lời một số doanh nghiệp nói rằng việc xuất khẩu sang Mỹ đang theo chiều hướng rất tốt với các mặt hàng chủ yếu là may mặc và điện thoại.

Vì sao Việt Nam ‘tôn trọng quyền tự do hàng không ở Biển Đông’?

Người phát ngôn BNG Việt Nam Lê Thị Thu Hằng (Twitter MoFAVietNam Spokesperson)
Đây là lần đầu tiên chính quyền Việt Nam không chỉ ‘tôn trọng tự do hàng hải’ mà còn ‘tôn trọng tự do hàng không’.
Đi với Mỹ có mất đảng?
Vừa hiện ra một khái niệm mới trong cách phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam: “Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông của các quốc gia”.
Khái niệm trên được ‘kiến tạo’ bởi Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng trong cuộc họp báo vào ngày 15/2/2019 về việc tàu hải quân Mỹ vừa đi qua khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Trước đó vào ngày 11/2, Hải quân Mỹ thông báo hai khu trục hạm mang tên lửa dẫn đường USS Spruance và USS Preble của nước này đã áp sát Đá Vành Khăn của quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam.

ÔNG PHẠM HỒNG TUNG " PHẢN PHÁO' LẠI CÁC FACEBOOKER NGUYỄN NHƯ PHONG, NGÔ NGUYỆT HỮU...


VOA Tiếng Việt

Kết quả hình ảnh cho Phạm hồng Tung
Ông Phạm Hồng Tung, một Giáo sư, Tiến sĩ về Sử học, Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển của Đại học Quốc gia Hà Nội, vừa lên tiếng phản bác những facebooker như Nguyễn Như Phong, Ngô Nguyệt Hữu,… là lưu manh, kích động công chúng chỉ trích ông (1).

Nguyễn Như Phong lưu manh như thế nào?
Facebooker này đã đề nghị tống cổ ông Tung ra khỏi hàng ngũ sử gia Việt Nam, bởi không thể nào chấp nhận suy nghĩ của ông Tung – nhân vật giữ vai trò Chủ biên môn sử trong Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể: Giới sử học Việt Nam nên bàn bạc với giới sử học Trung Quốc để thống nhất quan điểm, nội dung... rồi mới dạy cho học sinh về những vấn đề có liên quan đến lịch sử Việt – Trung. Phong nhấn mạnh, không thể để một người như ông Tung đứng trên bục giảng. Bộ trưởng Giáo dục – Đào tạo cần phải bày tỏ chính kiến về suy nghĩ của ông Tung (2)!

Phó chủ tịch TPHCM Nguyễn Thị Thu có 'phiếu tín nhiệm thấp' cao nhất

Thứ tư - 05/12/2018 20:16

Chiều nay (5.12), Kỳ họp thứ 12, HĐND TP.HCM khóa IX đã tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND TP.HCM
Theo Ban tổ chức, số phiếu phát ra là 101 phiếu, thu vào 101 phiếu.
Pho chu tich TP Nguyen Thi Thu co phieu tin nhiem thap cao nhat ntt 1544006276 width640height427
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thị Thu.
Theo thống kê của Ban kiểm phiếu, người có số phiếu "tín nhiệm cao" cao nhất là bà Trương Thị Anh khi đạt số phiếu: 86, tín nhiệm: 13 và tín nhiệm thấp: 2. Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm đạt số phiếu tín nhiệm cao: 81, tín nhiệm: 18 và tín nhiệm thấp: 2. Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cũng nằm trong top có số phiếu tín nhiệm cao là 74, tín nhiệm: 24 và tín nhiệm thấp: 3.
Pho chu tich TP Nguyen Thi Thu co phieu tin nhiem thap cao nhat phieu 1544006074 width640height427
 Các đại biểu bỏ phiếu tín nhiệm. Ảnh: H.V
Trong khi đó, hai người có số phiếu "tín nhiệm thấp" cao nhất là bà Nguyễn Thị Thu - Phó chủ tịch UBND TP.HCM, với số phiếu "tín nhiệm thấp" cao nhất là 18, tín nhiệm cao: 45 và tín nhiệm: 38 và ông Bùi Tá Hoàng Vũ - Giám đốc Sở Du lịch TP có số phiếu tín nhiệm thấp: 18, tín nhiệm cao: 38 và tín nhiệm: 45.

10 câu nói lưu danh sử sách của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là thiên tài quân sự. Ông có những câu nói được lưu danh sử sách, trở thành bài học cho hậu thế.
10 cau noi luu danh su sach cua Hung Dao Vuong Tran Quoc Tuan hinh anh 1
Sau thất bại năm 1258, đến năm 1285, vua Nguyên sai con trai là Thoát Hoan kéo quân sang xâm lược nước ta. Thế giặc rất mạnh, tiến vào Thăng Long. Trước thế rất mạnh của địch, thượng hoàng Trần Thánh Tông tỏ ra lo lắng, hỏi có nên hàng không. Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo trả lời: “Bệ hạ chém đầu thần rồi hãy hàng”. 
10 cau noi luu danh su sach cua Hung Dao Vuong Tran Quoc Tuan hinh anh 2

THẠCH QUỲ: CÂU KINH VĂN CỦA ĐỨC THÁNH TRẦN " VĨ BẠCH MAO HOÀNG" LÀ GÌ ?




Có người hỏi tôi : " vĩ bạch, mao hoàng" nghĩa là gì ?

Xin trả lời :
Vĩ bạch nghĩa là Đuôi trắng. Mao hoàng nghĩa là Lông vàng. Bốn chữ " Đuôi trắng, lông vàng" là để nói về một con vật.
Nhưng đó là con vật gì ?
Câu này nằm trong văn bản kinh văn được coi là của Đức Trần Hưng Đạo. Nguyên văn như sau :
Ngổn ngang vĩ bạch, mao hoàng
Chân vòng qua lợi, gót trường phen danh

BÀ NGUYỄN THỊ THU NGÀY 15/1/2019 KÝ QUYẾT ĐỊNH DI DỜI LƯ HƯƠNG, NGÀY 20/1/2019 "ĐỘT TỬ" TẠI NHÀ RIÊNG? ( QUAN CHỨC CAO CẤP, BỆNH NẶNG, SAO LẠI CHẾT Ở NHÀ RIÊNG MÀ KHÔNG Ở BỆNH VIỆN MẶC DÙ ĐƯỢC BAO CẤP?)



Khanh Tiến
6 giờ· 
Trần Đình Thu - PHÓ CHỦ TỊCH NGUYỄN THỊ THU VỪA QUA ĐỜI LÀ NGƯỜI KÝ QUYẾT ĐỊNH DỜI LƯ HƯƠNG ĐỨC THÁNH TRẦN
Phó chủ tịch UBND TP.HCM phụ trách văn hóa xã hội Nguyễn Thị Thu vừa qua đời hôm nay chính là người ký quyết định dời lư hương từ đền thờ Đức Thánh Trần về 36 Võ Thị Sáu.
Bà Nguyễn Thị Thu ký quyết định vào ngày 15 tháng 1 năm 2019, sau đó giao cho UBND quận 1 thực hiện.
Thông tin bà Thu ký quyết định được nhiều báo đăng từ hôm qua nhưng hôm nay sau khi bà Thu chết thì các báo đã cắt bỏ phần này nhưng thông tin vẫn còn hiển thị rõ trên kết quả tìm kiếm của báo Sài Gòn Giải Phóng cùng một số bài báo khác.

Trong hình ảnh có thể có: văn bản


Thứ Tư, 20 tháng 2, 2019

Làm Cách Nào Để “Giải Độc” Lịch Sử Chiến Tranh?

Bởi
 AdminTD
 -

Nguyễn Quang Duy
20-2-2019
Trên VietNamNet, Giáo Sư Sử học Phạm Hồng Tung, Trường Đại Học Khoa học Xã hội và Nhân văn, cho biết Việt Nam lâu nay đã “gạt quá khứ” sang một bên nên sách giáo khoa Lịch sử gói gọn 4 câu, 11 dòng ở lớp 12, báo chí lại ít nhắc đến Chiến tranh biên giới Việt – Trung.
Trung cộng thì vẫn tiếp tục tuyên truyền “chiến tranh phản kích chống Việt Nam để tự vệ” và trừng phạt “tiểu bá” Việt Nam vong ân bội nghĩa, tay sai của Liên Xô.
Sự khác biệt về nhận thức và cách trình bày lịch sử tạo ra những định kiến mang nặng tính chất kỳ thị và thù địch, nếu gặp những điều kiện thuận lợi, sẽ bùng phát thành hận thù và xung đột.
Nếu không hòa giải được nhận thức và cách trình bày về lịch sử thì đó là một liều thuốc độc mà tiền nhân để lại cho thế hệ sau, và để “giải độc” lịch sử Giáo sư Tung đề nghị:
“Bây giờ chính là lúc giới sử học của hai nước Trung – Việt nên ngồi lại, thảo luận những nguyên tắc cơ bản để dạy về những vấn đề liên quan đến lịch sử hai nước.”
Giáo sư Tung tin rằng nhiều quốc gia cựu thù đã thành công trên con đường hòa giải lịch sử, cho nên người Việt Nam và người Trung Hoa cũng sẽ phải làm được điều này.

Đảng, truyền thông và 40 năm cuộc chiến tranh chống quân xâm lược Trung Quốc 1979

Bởi
 AdminTD
 -

Quách Hạo Nhiên
19-2-2019
“Muốn biết chiến tranh là cái gì người cần hỏi ý kiến, người cung cấp định nghĩa chính xác nhứt không phải là các vị nguyên thủ quốc gia, các chính khách lẻo mép, và các vị thống chế, tổng tư lệnh không bị bom đạn làm trầy miếng da nào” mà nên “hỏi những người phụ nữ đẻ con cho thiên hạ đem đi nướng… hỏi những bà mẹ sau chiến tranh đi hết những nghĩa trang này đến nghĩa trang khác tìm nấm mộ đề tên con mình mà không gặp…”! (“Vết thương thứ mười ba” – Trang Thế Hy).
Vì sao “Đảng ta” lại bất ngờ “bật đèn xanh” ?
Thật  bất ngờ là năm nay cuộc chiến tranh chống quân xâm lược Trung Quốc năm 1979 được các cơ quan truyền thông nước nhà thuật lại một cách rầm rộ và khá chi tiết đến mức nhiễu loạn ngay sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán. Tuy vẫn chưa có cơ sở vững chắc nào để khẳng định việc “bật đèn xanh” này có phải là bước tiến thật sự trong nhận thức đặc biệt là trong vấn đề “Thoát Trung” của những lãnh đạo cao nhất của đất nước hiện nay hay không nhưng trước hết, hãy cứ tạm vui mừng trước đã. Không vui sao được vì đã hơn 30 năm qua (tính từ ngày cuộc chiến này kết thúc (1989) và mật ước Thành Đô (1990) được bí mật kí kết) gần như tất cả mọi vấn đề có liên quan đến cuộc chiến khốc liệt và đẫm máu này hoàn toàn bị bưng bít, che giấu (thậm chí những ai cả gan nhắc đến cuộc chiến tranh này có khi còn bị kết tội là “phản động” hay “kích động lòng thù hận”, “gây chia rẻ tình hữu nghị” của hai Đảng hai dân tộc Việt – Trung). Minh chứng rõ nhất là, toàn bộ sự kiện lịch sử đau thương này chỉ được đề cập một cách sơ sài trong SGK lịch sử để dạy cho các em học sinh phổ thông vỏn vẹn mấy dòng.

Chuyện thật không đùa: Di chuyển đập phá đỉnh hương

Bởi
 AdminTD
 -

19-2-2019
Tôi hiểu, trong tư duy của lãnh đạo TP Hồ Chí Minh, việc dẹp đỉnh hương trước tượng Đức Thánh Trần Hưng Đạo là để dẹp loạn: lợi dụng việc tưởng niệm anh hùng liệt sĩ chống Tàu để tụ tập đông người gây rối an ninh, kích động hận thù, chia rẽ mối quan hệ hữu nghị Việt – Trung.
Thực lòng, tôi chúa ghét những phần tử lợi dụng cơ hội để làm loạn, nhưng tư duy và hành động của lãnh đạo TP Hồ Chí Minh thể hiện rõ sự bất lực, sợ hãi và hậu quả là, càng làm cho lòng người bấn loạn. Một chính quyền có công cụ pháp luật và chuyên chính trong tay mà không phân biệt việc nào ra việc nấy thì đúng là tư duy cùn và làm càn. Việc tưởng niệm anh hùng liệt sĩ không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ đền ơn đáp nghĩa của mỗi người cần phải tôn trọng. Còn ai lợi dụng làm loạn là hành vi phạm pháp thì cứ xử nghiêm theo luật định. Trẻ trâu cũng hiểu rõ cái lẽ tối thiểu này.
Việc lãnh đạo thành phố cẩu đỉnh hương đi chỗ khác, chưa nói còn đẩy xe rác bẩn thỉu ô uế giăng trước mặt tượng Đức Thánh Trần không chỉ là việc làm vô văn hóa, báng bổ thần tượng, xúc phạm tín ngưỡng và lòng yêu nước của dân tộc mà còn vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Trong khi muốn ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật của các đối tượng xấu thì lãnh đạo thành phố lại làm việc xấu hơn, vừa trái luật vừa vô đạo, để lại hậu quả tồi tệ hơn là điều không thể chấp nhận được.

Hoàng Sa 1974! Geneva 1954!

Bởi
 AdminTD
 -

Lê Thiên
20-2-2019
Hành tung tập đoàn đảng trị 65 năm bán nước!
Sau 45 năm Tàu Cộng mở cuộc bắn giết 74 chiến sĩ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa nhằm cướp đoạt Hoàng Sa của Việt Nam ngày 19/01/1974, năm nay 2019, lần đầu tiên một số báo lề đảng bắt đầu chỉ đích danh Tàu cộng từ lâu đã âm mưu cưỡng chiếm Hoàng Sa.
Hoàng Sa trước năm 1974
Bài báo trên Infonet ngày 18/01/2019 của PGS-TS Hoàng Chí Hiếu cho biết: “Năm 1951, Trung Quốc đã chính thức đưa ra yêu sách về chủ quyền của họ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng bị nhiều quốc gia khác phản đối. Tác giả bài báo nhìn nhận: “Ngày 1/6/1956, ngoại trưởng chính quyền Việt Nam Cộng hòa (VNCH) Vũ Văn Mẫu tuyên bố tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa và Trường Sa. Vài ngày sau, nhà nước Cộng hòa Pháp cũng lên tiếng xác nhận.
Lại cũng theo bài báo trên, “ngày 22/8/1956, hải lục quân VNCH đổ bộ lên đảo chính của Hoàng Sa, dựng bia, kéo cờ. Trong cùng ngày, lực lượng hải quân [VNCH] tỏa ra đổ bộ lên các hòn đảo chính thuộc Trường Sa, dựng các cột đá chủ quyền. Nhưng bất hạnh thay! “Tháng 10/1956, hải quân Đài Loan chiếm đảo Ba Bình (Itu Aba) [của quần đảo Hoàng Sa].Tranh thủ cơ hội, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa [Tàu Cộng]lập tức nhảy vào chiếm đảo Phú Lâm [cũng thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam].
Tác giả Hoàng Chí Hiếu nhìn nhận Việt Nam Cộng Hoà lúc bấy giờ đã không chịu khuất phục. Đầu thập niên 1970, “Việt Nam Cộng hòa bắt đầu việc khai thác nguồn dầu khí ngoài khơi, và tháng 7/1973 Sài Gòn đã ký kết 8 hợp đồng khoan thăm dò tại những nơi được cho là có nhiều dầu mỏ trên biển Đông.