Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2019

Chuyên gia Phạm Chi Lan: Ba câu hỏi cho dự án đường cao tốc Bắc-Nam


Chia sẻ

Đường về miền Tây Nam bộ kẹt cứng dịp Tết Nguyên đán 2019 - Ảnh: NĐT
Trong vài tháng gần đây, Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) đưa ra một số thông tin về triển khai dự án xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam (ĐCTBN), gây xôn xao trong dư luận. Nhiều chuyên gia đã lên tiếng, bày tỏ sự quan ngại từ các góc độ khác nhau quanh dự án này. Tôi cũng xin chia sẻ những suy nghĩ và mối lo của tôi trên các mặt sau đây.
Về chủ trương đầu tư xây dựng ĐCTBN, không ai phủ nhận tầm quan trọng của việc hình thành một hệ thống giao thông hiện đại, đồng bộ, kết nối các vùng khác nhau của đất nước, để phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội (KTXH), đảm bảo an ninh quốc phòng, nhất là trong giai đoạn tới, khi chúng ta rất cần phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững hơn.

TRUNG QUỐC, LÀO, CAMPUCHIA, CU BA GỬI LỜI CHI BUỒN ĐẠI TƯỚNG LÊ ĐỨC ANH TỪ TRẦN


Lãnh đạo các nước gửi lời chia buồn Đại tướng Lê Đức Anh từ trần

Nhận được tin nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh từ trần, lãnh đạo các nước đã gửi điện và thư chia buồn với lãnh đạo, chính phủ Việt Nam và gia quyến đồng chí Lê Đức Anh.

Trung Quốc

Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình đã gửi điện chia buồn tới Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Nội dung toàn văn bức điện như sau:
“Kính gửi: Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng kính mến,
Được tin đồng chí Lê Đức Anh từ trần, thay mặt Đảng, Chính phủ, nhân dân Trung Quốc và nhân danh cá nhân tôi xin gửi tới đồng chí và thông qua đồng chí gửi tới đảng, chính phủ, nhân dân Việt Nam cùng gia quyến đồng chí Lê Đức Anh lời chia buồn sâu sắc.
Đồng chí Lê Đức Anh đã có cống hiến quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam, luôn không ngừng nỗ lực trong việc thúc đẩy quan hệ hai nước Trung - Việt phát triển. Đồng chí Lê Đức Anh ra đi, nhân dân Việt Nam mất đi một nhà lãnh đạo kiệt xuất, nhân dân Trung Quốc mất đi một người bạn thân thiết.
Tôi tin rằng dưới sự lãnh đạo kiên cường của đồng chí tổng bí thư, chủ tịch nước, đảng, chính phủ và nhân dân Việt Nam chắc chắn sẽ biến đau thương thành sức mạnh, không ngừng đạt được thành tựu mới trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội".
Lanh dao cac nuoc gui loi chia buon Dai tuong Le Duc Anh tu tran hinh anh 1
Đại tướng Lê Đức Anh, nguyên chủ tịch nước, nguyên bộ trưởng quốc phòng, từ trần vào tối 22/4 tại Hà Nội. Ảnh: TTXVN.

Lào

Ban chấp hành Trung ương đảng Nhân dân cách mạng Lào, Quốc hội nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước đồng gửi điện chia buồn tới Ban chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Nội dung toàn văn bức điện như sau:
 Các đồng chí thân mến,

LỰC LƯỢNG HỖ TRỢ TBT-CTN CHỐNG THAM NHŨNG; THANH TRA CHÍNH PHỦ KHÔNG CÓ TÊN CHẮC LO NHẬN HỐI LỘ VÀ ĐI DU LỊCH NƯỚC NGOÀI?



Lực lượng hỗ trợ Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chống th.am nh.ũng thời gian qua là ai?

  Tin Tức


Ngoài phương cách phòng chống t.h.a.m.n.h.ũ.n.g của Đảng mà người đứng đầu là Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thì không thể thiếu những “cánh tay” đắc lực giúp ông diệt t.h.a.m.n.h.ũ.n.g. Họ là ai?


Thẳng thắn mà nói là dù được QH thông qua, Chủ tịch nước ký quyê’t định ban hành từ năm 2006 song trải qua hơn một thập kỷ, Luật phòng, chố’ng t.h.a.m.n.h.ũ.n.g không pha’t huy hiệu quả như mong đợi. Song gần đây, đặc biệt là từ khi “lò” chố’ng t.h.a.m.n.h.ũ.n.g được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng “châm lửa”, nhiều lớn tưởng như bất khả x.â.m p.h.ạ.m đã bị đưa ra xe’t x,ử, mang lại niềm tin cho quần chúng nhân dân và sự phấn khởi đối với doanh nhân, doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư nước ngoài. Từ đó, góp phần to lớn trong tăng trưởng kinh tế cũng như tăng thứ hạng trong bảng xếp hạng thu hút đầu tư nước ngoài.
Trong một nhận định mới đây về kết quả bước đầu trong c.ô.ng cuộc phòng chố’ng t.h.a.m.n.h.ũ.n.g do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng “nhóm lò” TS Nguyễn Quang Cương (Hiện đang là Giảng viên trường Đại học Quy Nhơn) cho rằng: Ngoài việc vận hành pha’t triển Đất nước, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, phải làm một việc bất đắc dĩ, là chỉ đạo cuộc chiê’n, diệt trừ t.h.a.m.n.h.ũ.n.g – một thứ giặc nội xâm. Thấm sâu tư tưởng: “việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”, ông đã bền gan, vững chí trước sự vấy bùn, chống trả của kẻ ác. Để hoạch định kế sách và tổ chức các đạo quân t.ấn c.ôn.g t.h.a.m.n.h.ũ.n.g!
Dù ai đó, cố nhoè môi phủ nhận, hay lật tâm x.u.yên t.ạc, thì cuộc Quét Rác Lịch sử của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và những cộng sự, đang diễn ra rất bài bản, quyê’t l.i.ệ.t.
  1. Ủy ban kiểm tra Trung ương
Ông Trần Quốc Vượng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư như một tướng lĩnh xuất să’c của cuộc chiê’n, ông đã chỉ huy dàn trận cả diện và điểm. Chỉ 20 tha’ng sau Đại hội 12, ông và cộng sự đã đa’nh 18 trận (c.ô.ng bố 18 kê’t luận) đanh thép !. Chưa bao giờ quan chức và cựu quan chức Việt bị ngã ngựa nhiều như lúc này. Từ Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng đến các Ủy viên TW như Nguyễn Xuân Anh (Đà Nẵng).

GS.TSKH Nguyễn Quang Thái: Nguy cơ tụt hậu vòng 2 của Việt Nam là thua cả… Lào

19-04-2019 - 19:36 PM | Kinh tế vĩ mô - Đầu tư

GS.TSKH Nguyễn Quang Thái: Nguy cơ tụt hậu vòng 2 của Việt Nam là thua cả… Lào

"Nếu chúng ta không cẩn thận thì Lào, Campuchia khi nâng cao được khả năng cạnh tranh, phát triển sẽ có cơ hội vượt mặt. Chúng ta cần những bước ngoặt", GS.TSKH Nguyễn Quang Thái, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Việt Nam cho biết tại hội thảo của CIEM sáng 19/4.

Nhìn về bức tranh số liệu của quý I/2019, GS.TSKH Nguyễn Quang Thái nhận xét trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay, các con số mà Việt Nam đạt được có nhiều dấu hiệu tích cực, giữ được ổn định vĩ mô.

LÝ NHUỆ: NÓI MAO TRÁCH ĐÔNG TỪNG 7 THÁNG KHÔNG ĂN THỊT LÀ LỪA GẠT

Nguyễn Đạt
8 giờ· 
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, văn bản và cận cảnh

ĐCSTQ vẫn luôn tuyên truyền trong 3 năm xảy ra nạn đói (năm 1959 – 1961), Mao Trạch Đông từng có rất nhiều ngày không ăn cơm lính, 7 tháng chưa từng ăn một miếng thịt, do thiếu dinh dưỡng nên bị bệnh phù thũng, đây là lời nói dối, lừa gạt người dân Trung Quốc.
Không ăn là do bác sĩ lo lắng hàm lượng cholesterol trong thịt lợn cao, nhưng thực đơn của Mao vẫn rất phong phú, không chỉ có các loại rau, ớt, đậu hũ, khoai môn, v.v, mà còn có cá sông Phúc Giang, dăm bông Kim Hoa, cá quế, măng, nấm.

Ví sao Mao không ưa giới trí thức?

Năm 1957, ông La Long Cơ (1898 – 1965), một nhà trí thức nổi tiếng đương thời Trung Quốc từng nói, giới “trí thức bình dân” theo chủ nghĩa Marx lãnh đạo, còn “giới trí thức cao cấp” theo giai cấp tư sản. Câu nói này khiến Mao bị tổn thương,bởi nó chạm vào một vết thương mà Mao thầm giấu kín. Năm 1919, Mao đến Cố đô, được bố vợ tương lai Dương Xương Tế (1871 – 1920) giới thiệu với ông Lý Đại Chiêu (1889 – 1927) và được ông Lý cho làm giúp việc ở thư viện Đại học Bắc Kinh.

Mỹ sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam bảo đảm chất lượng không khí

Dân trí Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink khẳng định Mỹ sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ kỹ thuật nhằm giúp Việt Nam bảo đảm chất lượng không khí trong quá trình phát triển kinh tế. 
>>Đại sứ Mỹ: 30.000 du học sinh Việt Nam là những đại sứ gắn kết quan hệ song phương 
>>Đại sứ Mỹ nêu những ưu tiên trong quan hệ đối tác với Việt Nam

Mỹ sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam bảo đảm chất lượng không khí - 1
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink phát biểu tại tọa đàm về chất lượng không khí. (Ảnh: Thành Đạt)
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink chiều nay 13/3 đã tham dự buổi Tọa đàm về Chất lượng Không khí được tổ chức tại Hà Nội. Buổi tọa đàm có sự tham gia của các chuyên gia, bác sĩ có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan tới chất lượng không khí, bảo vệ môi trường và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Nhiều dãy phố lớn Nha Trang, Đà Nẵng rơi vào tay người Trung Quốc

12/04/2018 09:10

"Gần đây, tôi vào Nha Trang, Đà Nẵng. Nhiều người làm việc trong các cơ quan chính quyền thừa nhận hàng dãy phố lớn ở đây rơi vào tay người Trung Quốc, bị người Trung Quốc mua...

Nhiều dãy phố lớn Nha Trang, Đà Nẵng rơi vào tay người Trung Quốc - Ảnh 1.
... Nếu quyền sử dụng đất trở thành quyền tài sản của người sử dụng, được mua bán đàng hoàng sẽ không có chuyện người ta bán đất cho người nước ngoài. Bởi họ chỉ được thuê trong một thời hạn nhất định thì họ sẵn sàng bán đi khi được trả giá cao.
Nhưng nếu được thừa nhận quyền tài sản, họ sẽ có chiến lược đầu tư dài hạn hơn hoặc người Việt Nam khác có thể mua chứ không phải người Trung Quốc mua theo kiểu chui lủi, mua ngầm. Như vậy, rất nhiều tài sản của Việt Nam, đặc biệt là đất đai rơi vào tay người nước ngoài một cách phi pháp.

Tiền xây biệt thự, sân tennis, EVN tính hết vào giá điện

Trong hình ảnh có thể có: văn bản

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người và văn bản

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, văn bản


Hàng loạt các sai phạm và bất cập trong quản lý tài chính của EVN đã được Thanh tra Chính phủ chỉ ra...



Hiện EVN vẫn còn nợ các đối tác, đơn vị phát điện khác khoảng 35.000 tỷ đồng.
07/10/2013 10:45
Thanh tra Chính phủ vừa hoàn tất kết luận thanh tra việc quản lý vốn và đầu tư kinh doanh tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Đáng chú ý, trong quá trình thanh tra, hàng loạt các sai phạm và bất cập trong quản lý tài chính của EVN đã được chỉ ra, gây thất thoát cho ngân sách nhà nước hàng nghìn tỷ đồng.

Tờ Tuổi Trẻ cho biết, theo kết luận thanh tra, tính đến hết năm 2011, công ty mẹ EVN đã đầu tư vốn ra ngoài lên đến trên 121.000 tỷ đồng, trong khi vốn điều lệ của công ty mẹ chỉ có gần 77.000 tỷ đồng. Việc EVN đầu tư ra ngoài doanh nghiệp vượt vốn điều lệ hơn 45.000 tỷ đã vi phạm quy định của Bộ Tài chính.

Đáng chú ý, mặc dù đầu tư ra ngoài cả trăm ngàn tỷ đồng nhưng EVN không thu được đồng lãi nào mà lỗ đến 2.195 tỷ đồng.

Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2019

Sự nghiệp ẩn nấp và kết cục bi thảm của một siêu gián điệp của ĐCSTQ

Ngày 30/10, Bộ Tư pháp Mỹ đã khởi tố nhóm 10 người là tình báo và hacker của Trung Quốc, đây là vụ truy tố thứ 3 trong vòng 2 tháng của Mỹ đối với tình báo của Trung Quốc, vụ việc cũng đã khiến dư luận quốc tế quan tâm. Bài viết này sẽ nói về một siêu gián điệp trung thành với đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mấy chục năm, một siêu gián điệp nằm vùng thành công trong thời gian dài tại Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) nhưng cuối cùng phải đối mặt với kết cục bi thảm bị ĐCSTQ bỏ rơi sau khi bị phát hiện. 

Siêu gián điệp của ĐCSTQ Kim Vô Đãi (hay Larry Wutai Chin) và vợ Chu Cẩn Dư (Ảnh từ internet)

Gián điệp nổi tiếng của chính quyền Trung Quốc là Kim Vô Đãi (Larry Wutai Chin) nằm vùng tại cơ quan tình báo của Mỹ suốt 37 năm chưa bị phát hiện, đến năm 1985, sau khi Kim Vô Đãi nghỉ hưu được 4 năm, do Cục trưởng Cục tình báo Bắc Mỹ của Bộ An ninh Trung Quốc là Dư Cường Sinh (Yu Qiangsheng) quy hàng Mỹ, nên mới lôi Kim Vô Đãi ra, vụ việc khi đó đã trở thành tin tức giật gân.

Ý kiến chuyên gia: Dự án Vành đai Con đường của Trung Quốc gây ra 7 vấn nạn lớn

11:48, 27 Apr 2019


Dự án đường cao tốc Bar-Boljare ở Montenegro, giai đoạn đầu tiên được tài trợ bởi Ngân hàng Xuất nhập khẩu của Trung Quốc, đã bị đổ lỗi gây mức nợ cao của quốc gia Balkan. (Ảnh: Alamy)


Con đường Tơ lụa mới của Trung Quốc, hay Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), là đầy rủi ro cho các quốc gia liên quan, theo chuyên gia tài chính Aarthi Swaminathan đăng trên tờ Yahoo Finance  hôm 26/4.

THÔNG TIN TỪ TRUNG QUỐC, NHẬT BẢN VIẾT VỀ TRẬN TRUNG QUỐC ĐÁNH CHIẾM 1509 (28/4/1984 )

Phạm Viết Đào.
Tổng thuật

Trên bản đồ ký hiệu F là cao điểm 1509; Các cao điểm ghi chữ đỏ là vị trí chiếm đóng của quân Trung Quốc; Chữ đen là nơi bộ đội ta chốt giữ

CHÍN LẦN XUẤT QUÂN LỚN...

Blog Lê Mai

Sa Lực - Mân Lực trong cuốn Chín lần xuất quân lớn của Trung Quốc mô tả rất chi tiết trận đánh Lưỡng Sơn...(Cao điểm 1509 (Lão Sơn) và Cao điểm 1250 (Giả Âm Sơn - Núi Bạc) khu vực Thanh Thủy - Thanh Đức, Vị Xuyên, Hà Giang)
Trong cuốn sách này, Sa Lực - Mân Lực ca ngợi, tâng bốc các tướng lĩnh cũng như binh lính Trung Quốc tận mây xanh. Tất nhiên, độ trung thực của nó là điều nhất thiết phải xem lại. Muốn biết rõ sự thực, dĩ nhiên phải xem xét từ các tài liệu của Việt Nam. Đáng tiếc là cho đến nay, Việt Nam còn chưa nói nhiều đến trận đánh này.
Theo Sa Lực – Mân Lực, ngày 28.4.1984, quân Trung Quốc bắt đầu mở chiến dịch thu hồi Lão Sơn.Vào 5 h 30 sáng, hàng trăm khẩu pháo của Trung Quốc nổ đồng loạt, trận địa Lão Sơn rung chuyển. Pháo bắn tới 34 phút, đến 6 h 25 bộ binh xung phong vào trận địa trên đỉnh núi của quân Việt Nam. Trận đánh diễn ra hết sức ác liệt. Quân Việt Nam trên núi, dựa vào địa hình, bắn trả quyết liệt, chặn đứng bộ binh Trung Quốc tấn công, hoả lực pháo quân Việt Nam đã làm quân Trung Quốc thương vong khá lớn. Pháo binh Trung Quốc một lần nữa lại bắn hộ tống để bộ binh xung phong, tràn lên đỉnh núi.
Sau 9 phút, quân Trung Quốc chiếm được cao điểm 662,6 rồi dùng nó làm đột phá khẩu đánh sang trận địa ngọn chính. Sau 54 phút, quân Trung Quốc chiếm được Lão Sơn. Tới 3 h 30 chiều, chiếm được toàn bộ 20 điểm cao, thu hồi toàn bộ khu vực Lão Sơn.
Việc mất Lão Sơn làm cho các nhà đương cục Hà Nội rất kinh hoàng. Trung tướng Vũ Lập (tác giả nhầm lon Thượng tướng), tư lệnh Quân khu 2 của Việt Nam hết sức tức giận, thề với các nhà đương cục Hà Nội “không lấy lại được Lão Sơn, tôi sẽ không làm Tư lệnh nữa”. Ông trực tiếp ra lệnh đem 5 sư đoàn chủ lực của Quân khu 2 tới dàn ra trước chính diện Lão Sơn, quyết tâm đọ sức với Trung Quốc.Từ đây bắt đầu cuộc thử thách lâu dài, tranh đoạt, giành đi giật lại giữa Việt Nam và Trung Quốc. Lúc thì Việt Nam giành lại trận địa, lúc thì Trung Quốc, cứ thế trận đánh kéo dài suốt 5 năm trời.
Sa Lực -  Mân Lực lại tâng bốc tướng Liêu Tích Long, chỉ huy trận chiến thu hồi Giả Âm Sơn. Khi hết thời hạn nghĩa vụ, đáng lẽ phục viên, song một thủ trưởng cấp trên xem ông ta diễn tập, đã khen hết lời và giữ ông ta lại, thế là ông ta trở thành quân nhân chuyên nghiệp. Ông ta nói: “đối với quân giải phóng chúng ta, bất cứ một sư đoàn, trung đoàn nào cũng có thể lấy lại được Giả Âm Sơn, vấn đề là xem xem ai bị thương vong nhỏ, tiêu hao ít”. Thật là khoác lác quá mức!
Trước trận đánh, Liêu Tích Long phát biểu tại Hội nghị quân khu: “Trong khoảng 5 tiếng đồng hồ, tôi đảm bảo thu hồi được toàn bộ mấy chục điểm cao lớn nhỏ trong dãy Giả Âm Sơn”. “Tôi sẽ mở mắt trông chờ” - một cán bộ tham mưu giàu kinh nghiệm nói.
Lúc này, Liêu Tích Long đến sở chỉ huy sư đoàn, đứng ngoài trời mưa, không ngừng xem đồng hồ. Sắp đến giờ pháo bắn chuẩn bị nhưng vẫn chưa thấy sư đoàn trưởng động tĩnh gì cả. “Thưa sư đoàn trưởng, đã đến giờ, làm thế nào ạ” - Trưởng ban tác chiến hỏi. “Điện lên sở chỉ huy tiền phương, thời gian pháo bắn chuẩn bị xin chậm lại 20 phút”. Cấp trên điện trả lời ngay: “Đồng ý”…
Lại 20 phút trôi qua, mọi người phấn chấn nhìn sư đoàn trưởng chờ đợi. Liêu Tích Long rít một hơi thuốc dài, không quay lại, ra lệnh: “Đề nghị xin thời gian pháo bắn chuẩn bị chậm thêm 20 phút nữa”. Cấp trên lại điện trả lời ngay: “Đồng ý”…
Đến 6h40, toàn bộ pháo lớn nhỏ của Trung Quốc đồng loạt bắn, cả dãy Giả Âm Sơn ầm ầm rung chuyển. Trận địa phía Việt Nam là một biển lửa, đạn pháo dày đặc trùm lên mấy chục điểm cao của vùng núi Giả Âm Sơn. Hoả lực pháo dữ dội còn chưa ngừng, quân Trung Quốc đã áp sát trận địa Việt Nam làm quân Việt Nam không kịp trở tay. Trận đánh diễn ra chỉ mất 5h36 phút, hoàn toàn nằm trong dự tính của Liêu Tích Long.
Mấy chục ngày sau, Chủ tịch Quân uỷ Trung ương Đặng Tiểu Bình trực tiếp ký mệnh lệnh bổ nhiệm Liêu Tích Long làm quân đoàn trưởng. Và mấy năm sau đó, ông ta đã là Phó Tư lệnh Quân khu Thành Đô.
Chưa hết, Sa Lực - Mân Lực lại tiếp tục tán dương sư trưởng Lưu Đặng Vân tại mặt trận Lão Sơn. Trên bàn làm việc của ông ta có rất nhiều sách quân sự, từ Tôn Tử binh pháp đến Lưu Bá Thừa, Claudơvit. Để đánh thắng trận Lão Sơn, ông ta liên tục tổ chức chín lần họp phân tích tình hình, lại còn diễn tập trước trên sa bàn. Trước khi xuất trận, ông ta nhất định chọn “ngày đẹp” mới ra tay. Thế là, ông ta một mình chui vào nhà, bấm đầu ngón tay tính mãi, cuối cùng mới định ra được ngày giờ tấn công. Ông ta nói với chính uỷ: “Ngày hôm đó chúng ta đánh tốt nhất, đảm bảo đại cát, đại lợi”.
Có thể thấy, Sa Lực - Mân Lực gần như chỉ biết ca ngợi tướng lĩnh và binh sỹ của Trung Quốc, đánh giá thấp quân đội Việt Nam. Thử hỏi, nếu sự thật như vậy, liệu quân Trung Quốc có chịu chấm dứt cuộc xung đột biên giới hay không?
Chúng ta mong ước, cùng với thời gian, chúng ta sẽ được đọc các tài liệu, công trình của các nhà quân sự, nhà nghiên cứu và sử học Việt Nam về những trận đánh trong cuộc xung đột biên giới Việt – Trung, đặc biệt là trận Lưỡng Sơn. Khi đó, chúng ta sẽ biết rõ mô tả của Sa Lực – Mân Lực có sự thật đến đâu?

Tôi xin kết thúc với Lau biên giới của Chế Lan Viên:
Ai lên biên giới cho lòng ta theo với
Thăm ngàn lau chỉ trắng có một mình
Bạt ngàn trắng tận cùng bờ cõi
Suốt một đời cùng với gió giao tranh

(Blog Lê Mai)

TBT Hồ Diệu Bang thăm chiến trường Lão Sơn

Quan chức Mỹ: “Made in China 2025” là “lộ trình hành vi trộm cắp” của TQ; Diễn đàn “Vành đai và Con đường”: Bắc Kinh có cách nói mới về “bẫy nợ”

Ngày 25/4, Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế “Một vành đai, Một con đường” đã được khai mạc tại Bắc Kinh. Bộ trưởng Bộ Tài chính Trung Quốc Lưu Côn đã trả lời về những nghi ngờ của dư luận về “bẫy nợ” liên quan đến các dự án thuộc “Một vành đai, Một con đường”.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân Bành Lệ Viện tại Diễn đàn cấp cao “Một vành đai, Một con đường” (Ảnh: Getty Images) 
Diễn đàn cấp cao “Một vành đai, Một con đường” lần thứ 2 khai mạc từ ngày 25/4, và kết thúc vào ngày 27/4, địa điểm tổ chức là Trung tâm Hội nghị quốc tế Bắc Kinh. Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết, tính đến cuối tháng 3/2019, số nước tham gia vào “Một vành đai, Một con đường” đã tăng từ 64 nước (năm 2013) lên 115 nước.