Thứ Bảy, 13 tháng 6, 2020

Dấu tích chiến công của các tướng Lĩnh Nam tại Trung Quốc

Vào thời Hai Bà Trưng, nước ta có tên gọi là Lĩnh Nam, biên giới phía bắc lên tận tới Hồ Động Đình (phía bắc thành phố Hồ Nam thuộc Trung Quốc). Ngày nay vẫn còn đó rất nhiều miếu thờ Hai Bà Trưng cùng các tướng của mình ở vùng đất Trung Quốc thuộc Lĩnh Nam xưa kia.

Quét sạch quân Hán

Cuối năm 39 sau Công Nguyên, Hai Bà Trưng khởi nghĩa, hiệu triệu tất cả các thủ lĩnh cùng quy tụ về. Thánh Thiên, Lê Chân cùng hàng chục các nữ thủ lĩnh khác cùng về theo Hai Bà Trưng.
Năm 40 sau Công Nguyên, Hai Bà Trưng xuất quân. Đại hội quân sĩ được tổ chức tại Hát Môn, Trưng Trắc lập đàn tráng, cáo lễ với trời đất, tự xưng là Trưng Nữ Vương, rồi chia quân tiến đánh các nơi.
Quân Hai Bà Trưng tiến thẳng đến Luy Lâu. Thái thú Tô Định, phải cạo râu, cạo tóc, vứt bỏ cả ấn tín, trà trộn vào đám loạn quân của mình rồi chạy trối chết về nước.
Tất cả các châu quận đều được quân Hai Bà Trưng chiếm lại, gồm các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, Thương Ngô, Uất Lâm, Nam Hải, v.v. tức bao gồm cả tỉnh Quảng Tây và Quảng Đông Trung Quốc ngày nay.
Bản đồ nước Việt xưa kia.
Sách sử nhà Hán có ghi chép lại rằng:
“Năm Kiến Vũ thứ 16 (tức năm 40 sau Công Nguyên), người con gái ở Giao Chỉ là Trưng Trắc và em gái là Trưng Nhị làm phản, đánh phá quận. Trưng Trắc là con gái Lạc tướng huyện Mê Linh, là vợ Thi Sách người Chu Diên, rất hùng dũng. Thái thú Giao Chỉ là Tô Định dùng pháp luật trói buộc, Trưng Trắc phẫn nộ, vì thế mà làm phản. Do vậy, những người Man, người Lý ở Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng. Gồm chiếm được 65 thành tự lập làm vua. Thứ sử Giao Chỉ và các thái thú chỉ giữ được thân mình mà thôi.”
Năm 40 sau Công Nguyên, dân tộc Bách Việt làm chủ chính mình, quét sạch quân Hán ra khởi bờ cõi. Mặc dù sau đó cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thất bại, nhưng dấu tích của nó vẫn còn cho đến tận ngày nay.

Lịch sử mở rộng lãnh thổ Đại Việt về phía tây bắc

Vào đầu thế kỷ 11 khi vua Lý Thái Tổ lập ra nhà Lý, hầu hết vùng đất Tây Bắc của nước ta ngày nay thuộc về nước Đại Lý (tỉnh Vân Nam của Trung Quốc ngày nay). Biên giới phía tây bắc lúc đó là châu Quảng Nguyên (Cao Bằng ngày nay), châu Vị Long (Tuyên Quang ngày nay), và Châu Phong (Phú Thọ, Yên Bái ngày nay). Một vùng đất rộng lớn phía tây bắc gồm các tỉnh Hà Giang, phía tây bắc Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên lúc ấy thuộc phần đất của Đại Lý; tỉnh Hoà Bình khi ấy thuộc về Ai Lao (Lào ngày nay). Lãnh thổ nước ta qua các triều đại Lý, Trần, Lê đã dần dần mở rộng, sáp nhập vùng đất tây bắc này vào bờ cõi.
Mở rộng lãnh thổ
Đại Cồ Việt thời nhà Lý. (Ảnh từ lichsunuocvietnam.com)

Thời nhà Lý

Vùng đất nằm ở biên giới phía giữa Đại Cồ Việt, nhà Tống và Đại Lý lúc đó thuộc về người Tày, người Nùng và người Thái, đứng đầu là các tù trưởng. Đứng trước 3 thế lực lớn này, các tù trưởng phải chọn cho mình một bên để thần phục. Cũng vì thế mà vùng biên giới rất phức tạp, không ổn định, có những nơi hết thuộc về bên này đến thuộc về bên khác.

Cục Xuất bản sẽ xử lý, thu hồi "Từ điển chính tả tiếng Việt" sai chính tả

 Thứ sáu, ngày 12/06/2020 10:57 AM (GMT+7)

Cục Xuất bản, In và Phát hành sẽ phối hợp chặt chẽ với NXB để xử lý, thu hồi triệt để cuốn "Từ điển chính tả tiếng Việt" sai chính tả, rút kinh nghiệm trong toàn ngành với các đơn vị tham gia xuất bản từ điển.
 Bình luận 0
Ông Nguyễn Nguyên - Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông) chia sẻ với báo chí, Cục Xuất bản đã nắm được sự việc mấy ngày nay khi dư luận bàn tán về cuốn "Từ điển chính tả tiếng Việt" bị... sai lỗi chính tả, đặc biệt qua sự phản ánh của báo chí. 
Cục Xuất bản lên tiếng, sẽ thu hồi cuốn "Từ điển chính tả Việt"  - Ảnh 1.
Theo ông Nguyễn Nguyên, NXB ĐHQG Hà Nội là NXB lớn, chuyên ngành mà để xảy ra sai sót như vậy là điều đáng tiếc. NXB phải nghiêm túc kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm, đúng - sai của các cá nhân liên quan, phối hợp với cơ quan chức năng để thu hồi triệt để, không để lọt cuốn nào có nội dung "lỗi" như vậy ra thị trường.

TS Lê Xuân Nghĩa: 'Thị trường bất động sản đang hôn mê'

Lệ Chi - 11:43 12/06/2020

(VNF) - Theo TS Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia, thị trường bất động sản đang rơi vào trạng thái "hôn mê" mà khả năng phục hồi nhanh hay chậm tùy thuộc vào sự phục hồi của nền kinh tế và hành động chính sách của Chính phủ.

TS Lê Xuân Nghĩa: 'Thị trường bất động sản đang hôn mê'

TS Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia

Chia sẻ tại hội thảo “Giải pháp phục hồi thị trường bất động sản hậu Covid-19”, TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng thị trường bất động sản đã có dấu hiệu suy giảm cả phía cung và phía cầu vào cuối năm 2019.

Bán cả tạ bí xanh không mua nổi cân thịt, nông dân xót xa chất đống ngoài đường

Thứ Năm, ngày 11/06/2020 13:30 PM (GMT+7)

Những ngày gần đây, bí xanh rớt giá thê thảm chỉ còn 1.000 đồng/kg nhưng vẫn không có người đến thu mua. Hàng chục tấn bí xanh xếp thành đống lớn để bên vệ đường chờ thương lái.

Sự kiện: Kinh Doanh
  
Chỉ ra cánh đồng rộng mênh mông toàn bí là bí, chị Vân Anh - Nhà vườn Tuấn Lan, thôn Nông Lâm, thị trấn Vân Du (Thạch Thành, Thanh Hóa) xót xa: "Nhà tôi trồng 3ha bí xanh Nova 209 với sản lượng khoảng 40 tấn nhưng hiện tại mới chỉ bán được vài tấn với giá 1.000 đồng/kg. Hơn 30 tấn bí hiện tại vẫn nằm lăn lóc ngoài ruộng mà không có người mua dù giá rẻ như cho".
Bán cả tạ bí xanh không mua nổi cân thịt, nông dân xót xa chất đống ngoài đường - 1
Những giàn bí xanh trĩu quả đến ngày thu hoạch nhưng không có người mua.
“Trời nắng như đổ lửa, ngày nào 2 chiếc máy phát điện nhà tôi cũng chạy hết công suất để bơm nước tưới cho bí, riêng tiền dầu hết khoảng 600.000 đồng, chưa kể tiền thuê nhân công, tiền chăm sóc, trồng trọt suốt 3 tháng trời. Nắng quá khiến một số quả bị rám nắng, xấu mã nhưng nhiều nhà không có nước tưới đành bỏ thối ngoài ruộng. Nhà tôi xót của, cố vớt vát được đồng nào hay đồng ấy”, chị Vân Anh nói.

Làng cây cảnh tỷ phú ở Nam Định, cứ bước ra ngõ là gặp đại gia; Đại gia chi 5 tỷ mua giỏ lan nhìn chẳng khác gì... ngọn rau muống, nhưng chỉ sau thương vụ đã lãi cả chục triệu

HALEY (TỔNG HỢP), THEO NHỊP SỐNG VIỆT 

18 GIỜ TRƯỚC

Giới cây cảnh Hà Nội vừa qua đã được chứng kiến thương vụ mua bán hoa lan với giá trị cao, giỏ lan đột biến được người chơi mua với giá 5 tỷ đồng.


Đại gia chi 5 tỷ mua giỏ lan nhìn chẳng khác gì... ngọn rau muống, nhưng chỉ sau thương vụ đã lãi cả chục triệu - Ảnh 1.
Sau khi vào vườn thấy cây lan quý xổ bông anh Nguyễn Huy Tuyến (Hà Đông, TP Hà Nội) đã quyết định mua với trị giá 5 tỷ đồng. (Ảnh: Dân Việt)

Mới đây giới chơi lan Hà Nội vừa chứng kiến vụ chuyển nhượng 5 tỷ đồng chỉ để đổi lấy một cây lan. Theo chị Kim Huệ chủ của cây lan đặc biệt này chia sẻ: " Đây là giỏ lan đột biến mới được tìm ra, mặt bông rất đẹp, hội tụ đầy đủ yếu tố của một bông hoa lan đột biến nên nó có giá rất đắt".

Cán cân thương mại Việt Nam bất ngờ đổi chiều trong tháng 5

HẠ AN 

BizLIVE - Theo Tổng cục Hải quan, trong kỳ 2 tháng 5/2020, cán cân thương mại cả nước thặng dư 1,98 tỷ USD, đưa Việt Nam từ mức thâm hụt trong kỳ 1 tháng 5 sang thặng dư 1,01 tỷ USD tính chung cả tháng.
Cán cân thương mại Việt Nam bất ngờ đổi chiều trong tháng 5
5 tháng đầu năm, kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 196,88 tỷ USD, giảm 2,86% so với cùng kỳ 2019 (Ảnh minh họa).
Thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, tháng 5/2020, cán cân thương mại cả nước thặng dư 1,01 tỷ USD, đưa mức thặng dư lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 5 lên mức 3,54 tỷ USD.

Nông dân Nghệ An đầu tiên trồng Sachi cây 'vua của các loài hạt'; Nông dân Nghệ An vật vã chống nóng cho dứa 'nữ hoàng'; Hà Tĩnh: Cả làng đi thụt lùi đãi "lộc trời" trên sông La; Nghệ An: Trồng rau má, càng nắng nóng bán càng đắt, vườn không rộng vẫn thu trăm triệu

11/06/2020 10:36

(Baonghean.vn) - Mặc dù cây dứa có khả năng chịu hạn rất tốt nhưng nhằm đảm bảo năng suất, giá trị nên những ngày qua bà con ở huyện Quỳnh Lưu, thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) tập trung tìm mọi cách chống nóng cho cây dứa “nữ hoàng”.

Vụ dứa năm nay, bà con huyện Quỳnh Lưu phấn khởi vì được mùa và được giá. Trên các đồi núi cao thuộc các xã Tân Thắng, Quỳnh Thắng, bà con đang vào mùa thu hoạch dứa. Tuy nhiên, trong những ngày qua, thời tiết nắng nóng gay gắt đã khiến một số diện tích dứa của bà con bị sâu, đỏ lá, chết bụi. Hiện bà con đang tập trung phòng bệnh và đặc biệt là chống nóng cho cây dứa.
Nắng nóng gay gắt, anh Trần Ngọc Long ở xã Quỳnh Thắng (Quỳnh Lưu) bơm nước về chống nóng cho dứa. Ảnh: Việt Hùng

Thủ tướng đề nghị doanh nghiệp Trung Quốc tăng cường đầu tư vào Việt Nam; 150 chuyên gia Trung Quốc vừa đến Quảng Ngãi bằng tàu hỏa lập riêng

12/06/2020 17:44



Đoàn tàu lập riêng chở 150 chuyên gia Trung Quốc vừa đến Quảng Ngãi và sẽ được cách ly 14 ngày theo quy định để phòng dịch Covid-19.



TIEUDE_BAIVIET_KHONGDAU
Đoàn tàu lập riêng chở 150 chuyên gia Trung Quốc vừa đến Quảng Ngãi, cách ly cả chuyên gia và nhân viên đường sắt.
Thông tin với Báo Giao thông, bà Phùng Thị Lý Hà, Phó TGĐ Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội cho biết, ngành Đường sắt vừa tổ chức chạy đoàn tàu riêng để vận chuyển 150 chuyên gia Trung Quốc sang công tác tại Khu công nghiệp Dung Quất.

Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2020

Rumani chấm dứt dự án “Vành đai và con đường” với Trung Quốc

Chính phủ Rumani yêu cầu công ty điện hạt nhân của nước này dừng hợp đồng với đối tác Trung Quốc.
Công ty điện hạt nhân Rumani Nuclearelectrica (Ảnh: Wikipedia)
Chính phủ Rumani gần đây tuyên bố rằng họ đã yêu cầu Công ty điện hạt nhân Rumani Nuclearelectrica chấm dứt đàm phán về việc xây dựng hai lò phản ứng hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân Cernavoda với Tập đoàn hạt nhân quốc gia Trung Quốc (CNNC).

Gạo ST25 - 'Gạo ngon nhất thế giới' lần đầu tiên có mặt tại TP Vinh


11/06/2020 08:19   

(Baonghean.vn) - Sáng 11/6, nhà phân phối Ngọc Sơn đã khai trương cửa hàng "Gạo ngon nhất thế giới ST25" đầu tiên tại số 10, đường Thành Thái, phường Hưng Phúc (TP. Vinh).

ST25 là giống lúa thơm do nhóm tác giả là Kỹ sư Hồ Quang Cua, TS.Trần Tấn Phương và Thạc sỹ Nguyễn Thị Thu Hương nghiên cứu, chọn tạo. Gạo thơm ST25 đã đoạt giải Nhất "Gạo ngon nhất thế giới" năm 2019 trong Cuộc thi "World’s best rice”, do The Rice Trader (TRT) tổ chức tại Hội nghị “TRT world rice conference” lần thứ 11 ở Manila (Philippines).
Đặc trưng của gạo ST25 là hạt dài và đều, trắng trong. Hạt cơm khi nấu ra không vị vỡ bung, chỉ dãn dài ra, thơm, mềm dẻo. Theo các nhà nghiên cứu lượng protein trong loại gạo này cao hơn 10% so với gạo thường nên rất nhiều chất dinh dưỡng. Gạo ST-25 an toàn và tốt cho người mắc bệnh tiểu đường.
Gạo thơm ST25 và ST24 không sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ... trong quá trình sản xuất. Ảnh: Thành Cường

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường: Sẽ thu phí rác sinh hoạt theo kilogam

Hiểu Minh | ĐKN 8 giờ trước 4,385 lượt xem
Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà (ảnh chụp màn hình Thanh Niên).
Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, dự thảo luật sẽ không thu phí thu gom rác của người dân theo bình quân mấy ngàn đồng một hộ nữa, mà thu theo khối lượng, theo kilogam. “Tức là thải ra nhiều phải chịu nhiều tiền hơn”.

David Brown - Cú ngã ngựa của Lê Thanh Hải: Gã đàn ông có máu lạnh nhất Miền Nam

Đăng bởi: Kiên Phạm on Thứ Năm, 11 tháng 6, 2020 | 


Nếu trong vài tháng tới, Lê Thanh Hải bị truy tố về tội chiếm đoạt tài sản nhà nước, ở Tp.HCM sẽ chẳng có ai thương tiếc cho ông ta, dù Hải là là người thành phố. Người dân ở đó tin rằng ông Hải có bị vậy hay nặng hơn nữa là đáng đời.


Bí thư Lê Thanh Hải
Bước vào thiên niên kỷ mới, Việt Nam đã tiến hảnh cải cách kinh tế, đặc biệt là ở Sài Gòn trước đây. Lê Thanh Hải khi đó 50 tuổi được bầu làm người đứng đầu Ủy ban Nhân dân thành phố.

Con đường hoan lộ

Lê Thanh Hải đã đi một chặng đường dài kể từ năm 1966, khi ông đi từ đồng bằng sông Cửu Long lên Chợ Lớn. Từ một thanh niên vai rộng, thô kệch và hầu như không biết chữ, Hải xin học nghề thợ hàn. Sau đó Lê Thanh Hải tham gia “Biệt Động Thành”.

Hoa Kỳ nghi gỗ dán nhập từ Việt Nam dùng nguyên liệu Trung Quốc nhưng né thuế

RFA

Ảnh minh họa: gỗ dán của Việt Nam xuất khẩu.
Ảnh minh họa: gỗ dán của Việt Nam xuất khẩu.
 Courtesy dautu.vn













Hoa Kỳ đang nghi ngờ, liệu gỗ dán nhập khẩu từ Việt Nam lách thuế áp dụng đối với hàng hóa Trung Quốc.
Reuters hôm 11/6 dẫn tin từ Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho biết, Mỹ sẽ điều tra xem liệu, gỗ dán nhập khẩu từ Việt Nam mà nhà sản xuất Mỹ cho là sử dụng nguyên liệu của Trung Quốc để lách luật liên quan tới việc đánh thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Nếu đúng như vậy, hàng gỗ dán nhập khẩu của Việt Nam phải đối mặt với thuế tương tự đối với hàng Trung Quốc.